MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 Chương I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN 5 I Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5 II Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6 1 K[.]
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương I 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN 5
I Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
II Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6
1 Khái niệm 6
2 Liệt kê và phân loại 6
3 Giáo dục kỹ năng sống 7
4 Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 7
5 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 8
6 Phương thức và phương pháp tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 10
III Các yếu tố ảnh hưởng 11
1 Đặc điểm tâm lý 11
2 Các yếu tố thuộc về chương trình giáo dục Đại học 12
3 Các yếu tố về môi trường gia đình và xã hội 13
Chương II 17
I CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG 17
1 Nguyên tắc mục tiêu 17
2 Nguyên tắc kế thừa và phát triển 18
3 Về tính khả thi 18
4 Tính hệ thống 18
Kết luận: 18
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên trường Kinh
tế Quốc dân Vấn đề trung tâm liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ được quan tâm và chia sẻ là: thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập Do đó, nếu chỉ có thông tin không đủ bảo vệ họ tránh được những rủi ro này Giáo dục kĩ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận kĩ năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức Mặt khác, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện
Do nhu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng sự phát triển đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đáp ứng nhu cầu của người học, Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông; đổi mới mục tiêu giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết cho họ: “năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống”
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục
kỹ năng sống để đưa vào chương trình giáo dục bậc đại học theo hình thức tích hợp
ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào,
Trang 3bằng phương pháp nào, thời lượng cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện
ra sao thì vẫn chưa có phương án cụ thể Giáo dục kỹ năng sống phải thông qua hoạt động vì chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành kỹ năngm nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo ở học sinh
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên bằng con đường tích hợp giáo dục kỹ năng sống với hoạt động giáo dục ngoài giờ học ở trường
3 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được các biện pháp có tính khả thi theo định hướng tích hợp các thành
tố của giáo dục kỹ năng sống với chương trình giáo dục trên lớp có thể nâng cao được chất lượng sinh viên, giúp sinh viên có khởi đầu tốt hơn trong môi trường công việc mới, có thể áp dụng giải quyết rất nhiều vấn đề cuộc sống sau này
5 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cúu các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho sinh viên là: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của sinh viên
Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng sống
7 Địa bàn nghiên cứu
Các nghiên cúu được triển khai tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân
8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Trang 4Vận dụng cá phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử để nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu các đề tài, văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên: Phân tích, tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, những kết quả nghiên cứu lý thuyết và những kết quả khảo sát, đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên để xây dựng một khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên thông qua các hoạt động tại trường đại học Các đối tượng điều tra gồm có giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý ở trường
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu các nguyên nhân về thực trạng giáo dụng kỹ năng sống cho sinh viên, tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Phương pháp được thực hiện chủ yếu với các sinh viên
Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng một số bài trắc nghiệm để đo mức độ hình thành kỹ năng sống cho sinh viên bằng các biện pháp đã đề xuất Phương pháp được thực hiện chủ yếu đối với các sinh viên
9 Kết luận
Giáo dục kỹ năng sống được xác định là nhiệm vụ giáo dục nhằm phát trển nhân cách toàn diện cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tích hợp là phương thức hiệu quả để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên một cách tốt nhất
Trang 5Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là kết hợp giáo dục kỹ năng sống với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và vận hành nó theo mục tiêu giáo dục xác định
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
SINH VIÊN
I Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực
tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội Theo đó, vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho sinh viên đại học nói riêng được đông đảo các nước quan tâm Trong giáo dục hiện đại, kĩ năng sống của người học là một tiêu chí về chất lượng giáo dục Do đó, khi đánh giá chất lượng giáo dục phải tính đến những tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của người học
Nghiên cứu xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống: nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống
Trang 6Giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên đại học mặc dù đã được định hướng bởi mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục những triển khai thực tiễn hoạt động này trong nhà trường còn rất nhiều hạn chế Giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên đại học mới chỉ được thực hiện như một nội dung, một mục tiêu phụ của các chương trình/ dự án cho cấp học này Do vậy, cần thiết phải khai thác nội lực của chính các hoạt động trong nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên
II Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
1 Khái niệm
Theo wikipedia, Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng
thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày;nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội.Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống con người Các chủ
đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng
2 Liệt kê và phân loại
Văn phòng Đánh giá của UNICEF gợi ý rằng "chưa có danh sách cuối cùng" về các kỹ năng tâm lý xã hội; tuy nhiên UNICEF liệt kê các kỹ năng tâm lý xã hội thiết yếu tương tác giữa các cá nhân nói chung bên cạnh các kỹ năng tri thức như đọc viết, tính toán Kể từ khi nó thay đổi ý nghĩa từ các vị thế giữa các nền văn hóa
và đời sống và được coi là một khái niệm có tính đàn hồi trong tự nhiên Nhưng UNICEF cũng thừa nhận quan điểm của Collaborative for Academic, Social and Emotional Learning (CASEL) đồng nhất các kỹ năng tình cảm xã hội Kỹ năng sống là tập hợp sản phẩm của nhiều kỹ năng được phát triển đồng thời, trên thực tế, khiếu hài hước khiến một người có thể quản lý và kiểm soát tốt tình huống trong tương lai Điều này cũng giúp con người học được cách giải phóng sự tức giận, sợ hãi, căng thăng và nâng cao chất lượng cuộc sống
Ví dụ, việc đưa ra quyết định thường liên quan quan đến tư duy phản biện ("Lựa chọn của tôi là gì ?") và làm rõ giá trị ("Điều gì là quan trọng với tôi?"), (Bằng cách nào tôi cảm thấy điều này?") Cuối cùng, sự tương tác giữa các kỹ năng
Trang 7tạo ra kết quả hành vi mạnh mẽ, đặc biệt khi cách tiếp cận này được hỗ trợ bởi các chiến lược khác
Các kỹ năng sống có thể biến đổi từ kiến thức tài chính, cho đến phòng chống nghiện chất tới các kỹ thuật trị liệu để ứng phó với các dạng khuyết tật như chứng tự kỷ
Các kỹ năng sống
Một số kỹ năng sống quan trọng được nhận định qua phương pháp Delphi method bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO:
- Đưa ra quyết định
- Giải quyết vấn đề
- Tư duy sáng tạo
- Tư duy phản biện/ sáng suốt
- Giao tiếp hiệu quả
- Mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân
- Tự ý thức về bản thân/ Trách nhiệm
- Quyết đoán
- Đồng cảm
- Tâm xả
- Đối phó với căng thẳng, tổn thương và mất mát
- Khả năng phục hổi tâm lý
3 Giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng sống được hình thành thông qua quá trình xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực dựa trên cơ sở giúp người học có cả giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp Do vậy, kỹ năng sống phải được hình thành cho sinh viên qua thông qua con đường đặc trưng – hoạt động giáo dục Giáo dục kỹ năng sống giúp cho sinh viên biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế với thái độ tích cực và mang tính xây dựng
4 Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Xét theo yêu cầu xã hội
Do đặc điểm của xã hội hiện nay nên sự hình thành và phát triển kỹ năng sống trở thành một yêu cần quan trọng đối với cá nhân và là tiêu chỉ về nhân cách con người hiện đại Những vấn đề cần được quan tâm đặc biệt về giáo dục kỹ năng sống:
Trang 8- Liên quan đến việc làm: Sinh viên ra trường có đầy đủ kỹ năng sống là một
lợi thế rất lớn, kỹ năng sống giúp sinh viên có thể thích nghi dễ dàng với môi trường làm việc mới Ngoài ra nó còn tang cường tính hiệu quả và phù hợp về các kỹ năng nghề được đào tạo với mong muốn về thu nhập, công việc của sinh viên sau này
- Liên quan đến sức khoẻ: Kỹ năng sống giúp sinh viên nhận thức rõ ràng về
các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, rượu chè… Kỹ năng sống giúp sinh viên cân bằng được việc học tập, làm việc và vui chơi để có thể trở thành công dân toàn diện về cả trí lực và thể lực
- Liên quan đến xung đột và bạo lực: Giáo dục là trọng tâm của mọi chiến
lược xây dựng hoà bình Điều đó có nghĩa là thông qua giáo dục, học viên có kiến thức, thái độ và các kỹ năng sống cần thiết để xây dựng lòng tôn trọng quyền con người, nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác
Xét từ góc độ giáo dục
Giáo dục kỹ năng sống là thực hiện quan điểm hường người học có đủ năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng sống của mình Ngoài ra, thông qua những phương pháp hướng đến người học và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham giáẽ có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa người dạy và người học, người học với nhau Đồng thời khi được được tham gia các vấn đề có liên quan đến cuộc sống bản thân, người học sẽ cảm thấy thích thú
và tích cực hơn
5 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Những kỹ năng sống cốt lõi cần hình thành và phát triển cho sinh viên:
- Kỹ năng xác định giá trị:
Giá trị là cái mà bản thân mỗi người coi là quan trọng Nó có thể rất cụ thể như tiền bạc, quần áo, các phương tiện trong sinh hoạt hoặc trừu tượng như lòng chung thuỷ, sự cảm thông, giữ gìn trinh tiết, thông minh, sáng tạo, nhân ái, giá trị nghề nghiệp, v.v Giá trị chịu tác động của thời gian, kinh nghiệm sống, sự giáo dục của gia đình, môi trường xã hội mà người đó đang sống và làm việc
Trang 9Kỹ năng xác định giá trị là khả năng xác định những đức tính, niềm tin, thái độ, chính kiến nào của mình cho là quan trọng và giúp ta hành động theo phương hướng đó Xác định giá trị ảnh hưởng đến ra quyết định và hành động của con người
- Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả:
Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả khả năng tạo dựng mối quan hệ và khả năng ứng
xử của con người trong mối quan hệ với người khác đạt được kết quả cao nhất theo mục tiêu đã xác định
Kĩ năng giáo tiếp có hiệu quả bao hàm trong nó cả kĩ năng lắng nghe và hiểu được người khác Đồng thời, kĩ năng này là sự phối hợp của nhiều KNS khác như:
kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thương lượng, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng chia sẻ/cảm thông, kĩ năng kiềm chế
- Kĩ năng đương đầu với cảm xúc căng thẳng:
Kĩ năng đương đầu với cảm xúc căng thẳng là khả năng kiềm chế xúc cảm và tự giải thoát khỏi trạng thái căng thẳng
Kĩ năng đương đầu với cảm xúc căng thẳng giúp học sinh nhận biết được một
số tình huống tạo nên căng thẳng, nhận biết được những biểu hiện của sự căng thẳng và tác động của nó với cuộc sống
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực:
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực là khả năng nhận thức được các mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống và các nguyên nhân của những mẫu thuẫn đó
để bình tĩnh suy nghĩ về cách thức giải quyết mâu thuẫn đó một cách thiện chí
Kĩ năng này đòi hỏi ở học sinh từ duy phê phán, tư duy sáng tạo để nhìn nhận vấn đề và đánh giá người khác; biết lắng nghe, thừa nhận ý kiến hợp lý của người khác; biết cách thương lượng và ra các quyết định hợp lý
6 Phương thức và phương pháp tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Trang 10Trước yêu cần cấp bách về việc đưa kỹ năng sống và chương trình giáo dục học đường thì một trong những vấn đề được quan tâm là phương thức thực hiện giáo dục như thế nào cho hiệu quả
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số nước đi trước cho thấy có 3 phương án thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên là:
- Xây dựng môn học về giáo dục kỹ năng sống đưa vào chương trình học tập của sinh viên
- Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học có ưu thé
và các hoạt động giáo dục khác
- Tích hơp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và các hoạt động giáo dục
Cũng giống như giáo dục môn đạo đức ở cấp tiểu học, dù sinh viên có học đến
100 tiết đạo đức cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định là sinh viên đó đã đạt được những yêu cầu chuẩn mực chung về đạo đức Sinh viên có thể thuộc lòng các khái niệm đạo đức, giải thích được ý nghĩa… nhưng chưa chắc đã có những hành vi đúng đắn theo những điều được dạy Do đó, nếu phương án hình thành 1 môn riêng
là không khả thi
Phương án thứ 2 gặp khó khăn trong việc xác định môn học để lồng ghép, những môn này phải đảm bảo có những yếu tố tương đồng với đặc trưng của giáo dục kỹ năng sống Khó khăn trong việc đảm bảo nội dung giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép, bởi 2 môn có tính độc lập nhất định và việc truyền dạy từng môn đến đâu phụ thuộc vào từng giáo viên và từng môn được lồng ghép Do đó phương
án này không khả thi
Như vậy, cần phải thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên theo phương thức tích hợp Các phương pháp tiếp cận:
- Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: Tạo sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên và tăng cường sự tham gia của sinh viên trong học tập, thực hành kĩ năng
- Phương pháp tiếp cận hướng vào người học: Dựa vào kinh nghiệm sống và đáp ứng nhu cầu của sinh viên
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động để xây dựng hành vi, thay đổi hành vi