1.3 Phân loại rủi ro: Có thể phân loại rủi ro theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách nhìn nhận, quan điểm khi phân loại; cụ thể: a Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư Rủi ro trướ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN
BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ
Giảng viên: ThS Trần Thị Thanh Nhàn
TS Đào Quyết Thắng TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, NGÀNH: KINH TẾ
SỐ TÍN CHỈ: 02
Bình Định, tháng 9 năm 2022
Trang 2CHƯƠNG 1: RỦI RO VÀ NHẬN DIỆN RỦI RO ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm và đặc trưng của đầu tư
1.2 Khái niệm rủi ro
1.2.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến có mà
ta hoàn toàn không biết chắc
Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán Rủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo lường bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại
Rủi ro trong quản lý dự án là một đại lượng có thể đo lường Trên cơ sở tần suất hiện lặp một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định nó lại xuất hiện tương tự trong tương lai Trong quản lý dự án, một hiện tượng được xem là rủi
ro nếu có thể xác định được xác suất xuất hiện của nó Trong trường hợp đó, rủi ro có xu hướng được bảo hiểm và có thể được lượng hóa như sau:
Rủi ro = Xác suất xuất hiện x Mức thu thiệt/ kết quả
Cần phân biệt hai phạm trù: rủi ro và bất trắc Bất trắc phản ánh tình huống, trong đó không thể biết được xác suất xuất hiện của sự kiện Như vậy, khái niệm bất trắc chứa đựng yếu tố chưa biết nhiều hơn khái niệm rủi ro Rủi
ro và bất trắc có thể xem như hai đầu của đoạn thẳng Rủi ro nằm ở phía đầu
có khả năng đo lường được nhiều hơn và nhiều số liệu thống kê hơn để đánh giá Bất trắc nằm ở đầu còn lại: “sẽ không có số liệu” để đo lường Có thể mô
tả sự phân biệt này qua hình sau:
Nguyên nhân của rủi ro có rất nhiều Nhận rõ các nguyên nhân rủi ro, tìm
ra các biện pháp ứng phó kịp thời sẽ có tác dụng làm giảm mức độ rủi ro Trong quản lý dự án công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và giám sát dự án phải đảm bảo nhận biết chính xác những nguyên nhân rủi ro tiềm tàng, giữ một mức độ an toàn nhất định sẽ làm giảm rủi ro đầu tư
Vấn đề cần rút ra:
Rủi ro xảy ra thường xuyên trong thực tế: cần phải làm gì để sống chung với rủi ro
Trang 3Rủi ro chưa chắc đã xấu: vấn đề này được vận dụng như thế nào trong thực tế Cuộc sống không có rủi ro thì rất buồn tẻ: Chúng ta phải quen với rủi ro, cho
dù là một người thụ động nhưng cũng sẽ rất bất ngờ với cuộc sống Ta đưa ra quyết định nhưng có thể rất bất ngờ với quyết định của mình
Trong đầu tư có hai đặc trưng cơ bản là tính hiệu quả (đo bằng giá trị kỳ vọng của lãi) và tính rủi ro (đo bằng tiêu thức phương sai ) , vì vậy trong đầu tư người
ta không chỉ xem xét tính hiệu quả mà còn cân nhắc tính rủi ro
1.2.2 Một số quan niệm về rủi ro
Trường phái truyền thống (tiêu cực)
Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995)
Theo Giáo sư Nguyễn Lân “rủi ro (đồng nghiã với rủi) là sự không may” Theo từ điểm Oxford “rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại…”
Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” “rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp”
Như vậy: “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”
Trường phái trung hòa
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight)
Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi (Allan Willett)
Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến
Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn
ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết qủa Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”
Như vậy: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội” Trong thực tế khi nói đến rủi ro thường có hai quan niệm:
Trang 4Rủi ro không đối xứng: Rủi ro nảy sinh chỉ gắn đến những thiệt hại
Rủi ro mang tính đối xứng: là rủi ro xảy ra gắn với cả thiệt hại và may mắn
1.2.3 Đặc trưng của rủi ro
Khả năng xảy ra rủi ro (tần số, tần suất): rủi ro có xảy hay ra hay không? Nó được thể hiện bằng xác suất của các biến cố
Mức độ tác động của rủi ro (biên độ của rủi ro): mỗi lần xảy ra có lớn hay không? Lớn là bao nhiêu? Được thể hiện bằng giá trị của các biến cố hoặc tác động của các biến cố
1.3 Phân loại rủi ro: Có thể phân loại rủi ro theo nhiều cách khác nhau tùy theo
cách nhìn nhận, quan điểm khi phân loại; cụ thể:
a) Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư
Rủi ro trước khi ra quyết định
Rủi ro khi ra quyết định
Rủi ro sau quyết định
b) Theo phạm vi
Rủi ro theo ngành dọc, rủi ro cá biệt
Rủi ro chung
c) Theo tính chất tác động
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về
kinh tế Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy) Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm
Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó dự
đoán, phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy
ra trong thực tế Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thế đối phó bằng biện pháp rào chắn (hedging)
Trang 5Các rủi ro về thông tin khi ra quyết định dự án đầu tư
e) Theo nơi phát sinh
Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án Quy mô, độ
phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết kế và xây dựng , hệ thống tổ chức quản lý dự án là những nguyên nhân nội sinh
Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên Những
nhân tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết
f) Theo mức độ khống chế rủi ro
Rủi ro không thể khống chế được (bất khả kháng)
Rủi ro có thể khống chế được
g) Theo giai đoạn đầu tư
Rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chủ yếu do ra quyết định)
Rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư
Rủi ro giai đoạn khai thác dự án
1.4 Rủi ro trong mối quan hệ với các tình huống khác
1.4.1 Rủi ro trong tình huống xác định:
Là loại rủi ro xảy ra khi các số liệu đầu vào đều được xác định và là duy nhất Xác suất xảy ra bằng 1 Trong trường hợp này chúng ta dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư bằng cách tính toán các chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR…(phân tích mang tính chất tĩnh)
1.4.2 Rủi ro trong tình huống rủi ro:
Là rủi ro xảy ra khi dữ liệu đầu vào có nhiều tình huống khác nhau và các tình huống đều xác định được xác suất Để ra quyết định đầu tư thì chúng ta cần xác định giá trị kỳ vọng
1.4.3 Rủi ro trong tình huống bất định:
Là rủi ro xảy ra trong tình huống dữ liệu đầu vào có nhiều tình huống khác nhau và các tình huống không xác định được xác suất Đây là tình huống khó khăn nhất trong ra quyết định đầu tư Có thể ra quyết định đầu tư thông qua các chỉ tiêu max, min…
1.5 Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và
bất định của tổ chức Các họat động nhận diện rủi ro nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro
Thành phần của rủi ro
Trang 6Mối hiểm họa: gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính
Mối nguy hiểm: là các nguyên nhân của tổn thất
Nguy cơ rủi ro: là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất
Nguồn của rủi ro
♠ Môi trường vật chất
♠ Môi trường xã hội
♠ Môi trường chính trị
♠ Môi trường luật pháp
♠ Môi trường họat động
♠ Môi trường kinh tế
♠ Vấn đề nhận thức
Đối với một dự án đầu tư rủi ro có thể bao gồm:
- Rủi ro ở pha lập dự án
- Rủi ro liên quan đến việc thực hiện và vận hành kết quả đầu tư
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 1
Câu 1: Khái niệm rủi ro?
Câu 2: Phân loại rủi ro?
Câu 3: Rủi ro trong mối quan hệ với các tình huống khác?
Câu 4: Xác định các rủi ro của một dự án đầu tư?
Trang 7CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý rủi ro
2.1.1 Khái niệm
“Quản lý rủi ro là dự kiến ngăn ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi
ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúng sang một tác nhân kinh tế khác,
tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp”
So sánh quản lý rủi ro với công việc thầy thuốc
Phòng bệnh (con người, doanh nghiệp): chẩn đoán bệnh (rủi ro), áp dụng biện pháp phòng ngừa và bảo vệ
Chữa bệnh, tiến hành chăm sóc bệnh nhân và chẩn trị bệnh
2.1.2 Mục tiêu quản lý rủi ro
Tăng tối đa khả năng xảy ra các sự kiện có tác động tích cực đến dự án Giảm thiểu khả năng xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng bất lợi đối với mục tiêu của dự án
2.2 Nội dung quản trị rủi ro
2.2.1 Nhận dạng rủi ro: danh mục rủi ro (khách quan, chủ quan) theo
ph-ơng pháp “Tập kích não”
2.2.2 Phân tích rủi ro đã nhận dạng và xử lý sơ bộ (mức độ thiệt hại,
xác suất xảy ra; khả năng phòng ngừa hoặc giảm nhẹ)
2.2.3 Xử lý hành chính các rủi ro:
Chuyển rủi ro sang chủ thể kinh tế khác
Tìm nguồn tài trợ để trang trải
Giao cho cán bộ (hoặc bộ phận) chuyên trách quản lý rủi ro
2.2.4 Kiểm tra:
Lập kế hoạch phục hồi rủi ro (hoả hoạn, bãi công, ,)
Quy định các thủ tục phát hiện, phòng ngừa và thông báo rui ro
Kiểm tra định kỳ các thủ tục, hợp đồng
Kiểm tra hoạt động của cán bộ (hoặc bộ phận) chuyên trách quản lý rủi ro
Trang 82.3 Quy trình quản trị rủi ro
2.3.1 Lập kế hoạch quản lý rủi ro:
Là một bản kế hoạch bao gồm đầy đủ các nội dung được dự đoán trước cho toàn bộ quá trình đầu tư Và sản phẩm là tạo ra được một bản báo cáo chung
về toàn bộ quá trình quản trị rủi ro
2.3.2 Nhận diện rủi ro:
Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của tổ chức Các họat động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro,
các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro
2.3.3 Phân tích định tính:
Là bước kết hợp hai thuộc tính chính của rủi ro là xác suất và tác động của rủi ro
Cách 1: Đặc trưng của rủi ro: Tần số và biên độ
Có 4 trường hợp: TSL-BĐL: chú ý quản lý vì thiệt hại rất lớn
TSN-BĐN, TSN-BĐL, TSL-BĐN: quản lý nếu nguồn lực cho phép
Trang 9Trong ma trận PI:
+) Khả năng xảy ra (tần số) chia làm 3 mức:
Thấp: không thể xảy ra
Trung bình: có thể xảy ra hoặc không
Cao: gần như sẽ xảy ra
+) Tác động rủi ro (biên độ) chia làm 4 mức:
Bỏ qua: không tăng chi phí, tiến độ thi công chậm nhưng không đáng kể, chất lượng không bị ảnh hưởng
Thấp: chi phí tăng ít, tiến độ thi công chậm, chất lượng bị ảnh hưởng một ít nhưng không đáng kể
Trung bình: chi phí tăng nhiều, tiến độ thi công chậm nhiều, chất lượng bị ảnh hưởng
Nghiêm trọng: chi phí cao, dự án chậm, vi phạm một số tiêu chuẩn kỷ thuật
Kết hợp ta được ma trận PI như sau:
Tác động
Nghiêm trọng Trung bình Thấp
2.3.6 Kiểm tra, kiểm soát rủi ro:
Là quá trình tiến hành các hành động nhằm làm mất tác hại của rủi ro
2.4 Các phương pháp quản lý rủi ro
2.4.1 Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự
Trang 10án có độ rủi ro quá lớn Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng
bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu
2.4.2 Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt hại không lớn Ngoài ra, cũng có những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận
2.4.3 Tự bảo hiểm
Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và
tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác,
đủ để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ
để bù đắp nếu nó xảy ra Giải pháp tự bảo hiểm có đặc điểm:
Là hình thức chấp nhận rủi ro
Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bố mẹ hoặc một ngành
Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại
Có hoạt động dự đóan mức thiệt hại (giống hoạt động bảo hiểm)
Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chi tiêu của hệ thống bảo hiểm
Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trả bảo hiểm nhanh gọn, đồng thời, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều kiện quay vòng vốn Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhược điểm là đơn vị phải chi phí để vận hành chương trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp nội bộ những dịch vụ có giá trị như những thiết bị ngăn ngừa thiệt hại ; khi khả năng bị thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê người điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm Phương pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố rủi ro cờ bạc vì ở đây thực tế đơn vị chấp nhận rủi ro với hy vọng thiệt hại có thể không xảy ra trong một số năm
2.4.4 Ngăn ngừa thiệt hại
Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện Để ngăn ngừa thiệt hại thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại Có hai nhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu
tư và nhân tố về nội tại dự án Một số biện pháp ngăn ngừa như phát triển hệ
Trang 11thống an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ
2.4.5 Giảm bớt thiệt hại
Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục
và xây dựng các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra và khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù hợp
2.4.6 Chuyển dịch rủi ro
Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên khác để cùng chịu rủi ro Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo hiểm ở chỗ: độ bất định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trước khi nó xuất hiện
Chương trình quản lý rủi ro cần được xem xét đánh giá lại thường xuyên Vì môi trường kinh doanh và đầu tư luôn thay đổi Mỗi sự thay đổi trong kinh doanh có thể nảy sinh khả năng thiệt hại mới Cần xác định lại thiệt hại, số lượng, nguyên nhân và chuẩn bị các chương trình quản lý rủi ro thích hợp Có nhiều chương trình quản lý rủi ro nhưng một nguyên tắc chung
là khi lợi ích do chương trình nào đó tạo ra nhỏ hơn chi phí của nó thì nên thay thế bằng một chương trình khác hợp lý hơn
Trang 12Sơ đồ quản lý rủi ro
Nhận dạng
rủi ro
“Phiếu điều tra”
“Tập kích não”
Rủi ro đã biết Rủi ro mới
Mức độ thiệt hại tần số xảy ra
Rủi ro có lớn không?
Phân cấp rủi ro
Loại trừ đ-ợc không?
Buộc phải giữ lại
Tự nguyện giữ lại
Di chuyển
Lập riêng hoặc tham gia bảo hiểm ngành
Trang 13Sơ đồ tỏc động qua lại giữa cỏc giai đoạn và đối tỏc
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG 2
Cõu 1: Nờu khỏi niệm và mục tiờu của quản lý rủi ro đầu tư?
Cõu 2: Quy trỡnh của quản trị rủi ro trong đầu tư?
Cõu 3: Cỏc phương phỏp quản lý rủi ro trong đầu tư?
Cứu hoả
Công an Các lực l-ợng cấp cứu khác
Các ph-ơng tiện thông tin
đại chúng Chính quyền đại ph-ơng Các hãng bảo hiểm
Nhân viên Khách hàng Cạnh tranh
Các hãng cung ứng
Những nơi có thể vay
Cổ đông
Các đối tác kinh tế chủ yếu có liên quan Các giai đoạn của kế hoạch phục hồi
Trang 14CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, RA QUYẾT ĐỊNH TRONG
ĐIỀU KIỆN RỦI RO 3.1 Số đo rủi ro
Để phân tích rủi ro chúng ta cần có đơn vị để phân tích, đơn vị đó gọi là số đo rủi ro
Rủi ro có rất nhiều loại số đo như: giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn, phương sai,
hệ số biến thiên… Trong đó giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn là 2 số đo thường được áp dụng trong quá trình phân tích rủi ro
3.1.1 Giá trị kỳ vọng:
Giá trị kỳ vọng là công cụ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro
Để phân tích giá trị kỳ vọng ta xét 2 tình huống sau:
ngửa thì bị mất 20.000đ
+) Tình huống 2: Lớp kinh tế đầu tư dự định đầu tư 4 triệu đồng bán hoa nhân
lễ 20/10, khi đầu tư có khả năng xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu giá bán là 10.000 đ/ hoa thì doanh thu sẽ là 5 triệu đồng (xác suất xảy ra là 65%)
Trường hợp 2: Nếu giá bán là 7.000 đ/ hoa thì doanh thu sẽ là 3,5 triệu đồng (xác suất xảy ra là 35%)
Đứng trước mỗi tình huống thì các nhà đầu tư (quản lý ) thường có 2 thái cực: +) Thứ nhất: Các nhà quản lý rất lạc quan thì luôn cho rằng khả năng xảy ra biến cố tốt hơn luôn xảy ra
+) Thứ hai: Các nhà quản lý không lạc quan thì luôn cho rằng khả năng xảy
ra biến cố tiêu cực luôn xảy ra
Nhưng cả 2 thái cực này đều không khách quan Để đánh giá được khách quan chúng ta sử dụng giá trị kỳ vọng
Giá trị kỳ vọng: Phản ánh giá trị trung bình của phân phối xác xuất
Công thức: (đối với biến ngẫu nhiên rời rạc)
𝒏
𝒊=𝟏
𝑋𝑖: Giá trị của biến cố i
n: tổng số biến cố xảy ra
Trang 15Như vậy giá trị kỳ vọng của các tình huống được tính như sau:
Gọi X1 là giá trị tung được mặt xấp (X1=20.000đ)
Gọi X2 là giá trị tung được mặt ngửa (X2=-20.000đ)
Gọi P1 là xác suất hoa có giá bán là 10.000 đ/ hoa (P1=65%)
Gọi P2 là xác suất hoa có giá bán là 7.000 đ/ hoa (P2=35%)
*)Chú ý: 1) Thông thường khi tính được giá trị kỳ vọng nếu:
+) EV(X)<C (chi phí) thì dự án không được chấp nhận
+) EV(X)>C (chi phí) thì dự án được chấp nhận
2) Giá trị kỳ vọng chỉ được sử dụng nhằm giúp đỡ nhà đầu tư quyết định trong điều kiện rủi ro mà nó hoàn toàn không phản ánh chính xác giá trị của biến
Trang 16*) Áp dụng công thức tính toán 2 tình huống:
Xác định số đo rủi ro cho từng phương án? Và cho biết doanh nghiệp nên chọn phương án nào?
Trang 17Tại sao có sự khác nhau trong việc lựa chọn dự án khi dùng 2 số đo rủi ro khác nhau?
Ví dụ 2: Một doanh nghiệp cần lựa chọn phương án khai thác mỏ
+ Khai thác mỏ A: Khả năng được quặng tốt là 60%, nếu được quặng tốt khả năng có nhu cầu cao là 80%, điều này đem lại cho doanh nghiệp một khoản NPV là 36,36 triệu USD Nếu nhu cầu thấp NPV sẽ là 26,31 triệu USD Còn nếu quặng xấu thì NPV chỉ đạt 15,64 triệu USD
+ Nếu khai thác mỏ B: Khả năng có quặng tốt là 70%, lúc đó NPV đạt 62,08 triệu USD Nếu có quặng xấu có thể doanh nghiệp trang bị thiết bị nấu mới, xác suất biến cố này là 25%, lúc đó NPV chỉ đạt 5,88 triệu USD Trong
trường hợp không cần trang bị thiết bị nấu mới thì NPV sẽ là 36,55 triệu USD
Xác định số đo rủi ro cho từng phương án? Và cho biết doanh nghiệp nên chọn phương án nào?
Trang 18𝛿𝐴 = √𝛿𝐴2 = √∑ [𝑃𝑖 ∗ ∑ 𝑃𝑗 ∗ (𝑋𝑗 − 𝜇)2
𝑚
𝑗=1
]𝑛
𝒊=𝟏
j là biến cố có điều kiện của biến cố i
𝑃𝑗 là xác suất xảy ra biến cố j
𝑋𝑗 là giá trị xảy ra biến cố j
m là biến cố con, n là biến cố mẹ
𝒊=𝟏
Ví dụ 3: Bài toán được mùa (bài tập 15)
Một công ty đường đang dự kiến bỏ ra 10 triệu USD để mở một vùng nguyên liệu với 5 địa điểm trồng mía có cùng năng suất, chất lượng Xác suất
Trang 19được mùa của từng địa điểm đều là 0,8 Số tiền lợi nhuận từng năm (triệu USD) phụ thuộc vào số địa điểm được mùa và được thể hiện trong bảng sau:
Hãy cho biết lợi nhuận trung bình hằng năm của dự án?
Áp dụng công thức ta tính được kết quả sau:
Ví dụ 3: Bài toán lựa chọn quy mô tối ưu trong điều kiện rủi ro
Một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp là đầu tư sao cho lợi nhuận đạt tối đa => max
Trang 20 Điều kiện cần: MR =MC
dQ2 < 0 Trong điều kiện rủi ro nếu chỉ xét ở điều kiện bậc nhất thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đạt được tối đa khi doanh thu cận biên kỳ vọng bằng chi phí cận biên
kỳ vọng Với bài toán trên doanh thu cận biên kỳ vọng có thể được coi là lãi cận biên, chi phí cận biên kỳ vọng có thể được coi là lỗ cận biên Từ đó chúng ta xây dựng mô hình giải bài toán trên như sau:
Gọi P là xác suất bán thêm một sản phẩm sẽ có lãi, lúc đó 1-P là không bán thêm được sản phẩm và sẽ bị lỗ
B1: Xác định MP , ML , P
B2: Xây dựng bảng phân bố xác suất tương ứng
B3: Lựa chọn quy mô tối ưu
3.2 Các tiêu thức lựa chọn phương án đầu tư trong điều kiện rủi ro
Giá trị kì vọng không phải là tiêu thức duy nhất để ra quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro Có thể xem xét ví dụ sau đây: Bạn có một tấm vé sổ số có xác suất 50% trúng thưởng khi trúng được 1 triệu $ Có người muốn mua lại tấm
vé này với giá 400.000 $ Bạn có bán không? Đại đa số người được phỏng vấn đều đồng ý bán Mặc dù xét theo giá trị kì vọng thì phương án không bán có lợi hơn Điều này chứng tỏ bên cạnh giá trị kỳ vọng người ta còn căn cứ vào nhiều tiêu thức khác
Trang 21Để xem xét các tiêu thức chúng ta nghiên cứu ví dụ sau: Một doanh nghiệp đang cân nhắc phương án trang bị lại dây chuyền công nghệ, có ba phương án đề xuất: Phương án A1 không tự động hóa, phương án A2 tự động hóa một phần,
trạng thái nhu cầu thị trường thấp , trung bình và cao được thể hiện trong bảng sau
1) Giá trị kỳ vọng EV: Nếu căn cứ vào phương án này thì phương án A2 sẽ được
liệu nếu căn cứ vào các tiêu thức khác nhau chúng ta có thể có cách lựa chọn khác nhau
2) Tiêu thức Maximax( tối đa hóa tối đa): trong tiêu thức này người ta chỉ căn
cứ vào các kết quả tốt nhất của từng phương án Chọn phương án nào có kết quả tốt nhất tốt nhất , tiêu thức này được áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư chấp nhận rủi ro với bất kỳ giá nào nhằm thực hiện được mục tiêu của mình - được ăn cả ngã về không
Max Max(A2 ) = 100 = 240 => chọn A3
Trang 223) Tiêu thức Maximin( tối đa hóa tối thiểu): : theo tiêu thức này người ta chỉ
nhìn vào các kết quả tồi của từng phương án Chọn phương án nào có kết quả tồi nhất ít tồi nhất Tiêu thức này phù hợp trong trường hợp nhà đầu tư cần
có sự thận trọng
Max Min(A2 ) = -20 = 0 => chọn A1
4) Tiêu thức Maximum Likelihood( tối đa hóa khả năng lớn): Theo tiêu thức
này người ta xác định trạng thái nhu cầu thị trường nào xảy ra nhiều nhất Khi trạng thái đó xảy ra thì phương án nào là tốt nhất Đây cũng là tiêu thước hay được lựa chọn trong đánh giá phương án
2 = 60 = 80 => chọn A3
3 = 80
5) Tiêu thức Minimax regret ( tối thiểu hóa thua thiệt) : tiêu thức này tương tự
như maximin tuy nhiên người ta lại nhìn vào bảng mất mát cơ hội để đánh giá Sau đó người ta xác định giá trị mất mát cơ hội lớn nhất của từng phương
án Chọn phương án nào có giá trị mất mát cơ hội lớn nhất nhỏ nhất
Trang 236) Trung bình ngẫu nhiên: theo tiêu thức này người ta coi xác suất xảy ra từng
trạng thái nhu cầu thị trường là như nhau Phương án nào có giá trị trung bình tốt nhất sẽ chọn
7) Trung bình có trọng số: theo tiêu thức này người ta sẽ căn cứ vào đánh giá
chủ quan của chủ đầu tư về tình hình nhu cầu thị trường trong tương lai( chứ không theo các số liệu khách quan) để ra quyết định đầu tư Ví dụ chủ đầu tư cho rằng nhu cầu cao có khả năng xảy ra là 50% trung bình là 30% thấp là 20% từ đó có cách chọn như sau
Xác định giá mua thông tin trong điều kiện rủi ro
Giả sử Doanh nghiệp sử dụng tiêu thức giá trị kỳ vọng để lựa chọn phương
án đầu tư khi tính đến yếu tố rủi ro Một công ty tư vấn sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác về tình hình thị trường Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp sẵn sàng mua thông tin này với giá bao nhiêu
Trang 24 Kỳ vọng trong trường hợp thông tin đầy đủ EPC =
i = n
i = 1
EV = 64
Vậy giá mua thông tin cao nhất là 32
3.3 Các phương pháp phân tích rủi ro
3.3.1 Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu
rủi ro, mức rủi ro này là lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án hay người ta căn cứ vào tính chất của dự án
Thông thường:
Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả mức bù rủi ro là 4%
Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty mức bù rủi ro là 7%
Dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới mức bù rủi ro là 10%
tính lại các chỉ tiêu hiệu quả Nếu dự án có hiệu quả chúng ta thực hiện, nếu không còn hiệu quả nữa thì đề ra các biện pháp phòng trừ rủi ro hoặc là không chấp nhận dự án
+ Ưu điểm: Dễ tính, dễ hiểu và dễ thực hiện
+ Nhược điểm: *) Chỉ tăng lãi suất để thay đổi mà không xét đến các rủi
án này hay không biết rằng:
a) Đây là dự án mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả
b) Đây là dự án thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty
Trang 25c) Đây là dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới
(phân tích được tiến hành theo chỉ tiêu NPV và IRR)
Trang 26 Phương pháp này ta giữ nguyên hệ số chiết khấu chỉ điều chỉnh dòng tiền
i càng rủi ro thì hệ số ai càng nhỏ
lại các chỉ tiêu hiệu quả Nếu dự án hiệu quả thì ta chấp nhận dự án, nếu dự án không hiệu quả thì hoặc là tìm phương án loại trừ rủi ro hoặc là không chấp nhận
dự án
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tiếp cận, có tính đến sự thay đổi mức độ rủi ro trong các năm
*) Không tính đến xác xuất các biến cố chủ chốt
Ví dụ 2: Dự án có các số liệu như sau: Tổng vốn đầu tư ban đầu 4 triệu USD,
dòng tiền hàng năm 1,5 triệu USD Dự án hoạt động trong 4 năm có giá trị còn lại 1 triệu USD Dự án huy động vốn với lãi suất 6%
*) Chỉ tiêu IRR
Chọn r1 = 15% => NPV1 = 0,0642
Trang 27Chọn r2 = 16% => NPV2 = - 0,0197
0,0642−(−0,0197)× (16% − 15%) = 15,78%
3.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy cảm
Bản chất của việc phân tích độ nhạy cảm là xác định mối quan hệ động giữa
các nhân tố đến kết quả và hiệu quả đầu tư
Kết quả của phân tích độ nhạy là cơ sở để chủ đầu tư xác định được:
+) Có nên đầu tư vào dự án hay không?
+) Nhân tố nào tác động mạnh, yếu đến kết quả và hiệu quả đầu tư từ đó
đưa ra các quyết định phù hợp
Khi phân tích độ nhạy cảm chúng ta sử dụng điểm an toàn và biên an toàn
để quyết định có đầu tư vào dự án hay không ?
Điểm an toàn là điểm nút mà khi qua điểm này sẽ cho kết quả ngược lại
Biên an toàn được hiểu là phần trăm an toàn tính từ điểm an toàn, điểm an
toàn là điểm giới hạn độ an toàn, vượt quá điểm này sẽ không còn an toàn nữa
Biên an toàn này càng lớn thì dự án càng chắc chắn
Khi xác định biên an toàn người ta chia các chỉ tiêu hiệu quả làm hai loại
Một là, các chỉ tiêu càng lớn càng tốt như NPV, IRR, BR/CR thì biên an
toàn được tính theo công thức: Biên an toàn = 100% *
Hai là, các chỉ tiêu càng nhỏ càng tốt như T, Q HV ,TR HV thì biên an toàn
được tính theo công thức: Biên an toàn = 100% *
Ví dụ 3: Một doanh nghiệp cân nhắc phương án đầu tư mua thiết bị, thiết bị
này có công suất 2 triệu sản phẩm/ năm Các số liệu khác như sau: FC =
3.280.000$ , AVC = 3,25$, quyết định có mua sản phẩm này hay không phụ
thuộc vào yếu tố đơn giá của sản phẩm
Giải
Điểm hòa vốn của sản phẩm là điểm mà tại đó TR = TC
cho câu hỏi sản suất và bán bao nhiêu sản phẩm là hòa vốn
Đơn giá một sản phẩm phải thỏa mãn phương trình sau:
Trang 28QHV = FC
P - AVC =
3.280.000
P.-.3,25 < 2.000.000 ( từ QHV đến Qmax cách nhau một khoảng gọi là khoảng lãi)
P > 4,89$
Nếu P < 4,89$ : Lỗ => không mua thiết bị
Nếu P = 4,89$ : Hòa vốn => mua hay không phụ thuộc vào doanh nghiệp Nếu P > 4,89$ : Có lãi => mua thiết bị
Như vậy, chỉ với một nhân tố thay đổi Doanh nghiệp đã có nhiều quyết định
Việc phân tích độ nhạy cảm sẽ xác định tác động của từng nhân tố này đến kết quả và hiệu quả của dự án
Một cách phân tích độ nhạy khác là xây dựng bảng xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi của một yếu tố đến kết quả và hiệu quả đầu tư
Căn cứ vào bảng phân tích độ nhạy chúng ta tiến hành đánh giá tác động của từng nhân tố đối với kết quả và hiệu quả của dự án Nếu nhân tố đó thay đổi 1% làm cho kết quả và hiệu quả thay đổi lớn hơn 1% thì nhân tố đó tác động mạnh và quá trình quản lý đầu tư phải tập trung vào nhân tố này
Ví dụ 4: Công ty Vĩnh Cửu định đầu tư 240 triệu USD để thực hiện dự án
cho lợi nhuận hằng năm là 67 triệu USD trong 5 năm, tỷ lệ chiết khấu là 10%, giá trị còn lại là 70 triệu USD Hãy xây dựng bảng phân tích độ nhạy trong trường hợp đầu tư ban đầu dao động trong khoảng tăng giảm 20%, tăng giảm 40% Các dữ liệu khác giữ nguyên Đánh giá dựa vào chỉ tiêu hiệu quả NPV
Mức thay đổi đầu tư
Giá trị NPV (triệu USD)
Mức độ thay đổi NPV
Trang 29336 40% -38,5528 -167,1%
Vậy khi đầu tư tăng (giảm) 1% làm cho NPV giảm (tăng) 4,1775% nên yếu tố vốn đầu tư có tác động mạnh vào hiệu quả dự án Và quá trình quản lý đầu tư phải tập trung vào yếu tố vốn đầu tư
*) Tóm lại: Trong 3 phương pháp phân tích rủi ro đã nêu thì mỗi phương pháp
đều có ưu, nhược điểm và nhược điểm của phương pháp này thì phương pháp kia khắc phục Vì vậy khi phân tích chúng ta có thể kết hợp các phương pháp phân tích với nhau Sau đó tính toán lại chỉ tiêu hiệu quả, nếu dự án vẫn hiệu quả thì tiếp tục đầu tư còn nếu không hiệu quả thì ta phải khước từ tự án hoặc phải có biện pháp quản lý chặt chẽ
*) Bài tập kết hợp:
Dự án có các số liệu như sau: Tổng vốn đầu tư ban đầu 200 triệu, các khoản thu vào hàng năm 520 triệu, các khoản chi phí hàng năm 300 triệu Dự án hoạt động trong 15 năm có giá trị còn lại 5 triệu Dự án huy động vốn với lãi suất 8%
a) Có nên đầu tư vào dự án hay không nếu kết hợp 2 phương pháp phân tích rủi ro là điều chỉnh dòng tiền và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu? Biết đây là dự
a0 =1; a1 =0,95; a2 =0,85; a3 = 0,8; a4-15 = 0,7
b) Với kết quả câu a, hãy xây dựng bảng phân tích độ nhạy trong trường hợp các khoảng thu vào hàng năm dao động trong khoảng tăng giảm 12%
3.3.5 Phương pháp phân tích theo kịch bản
Hạn chế của phương pháp phân tích theo độ nhạy là chỉ coi một yếu tố thay đổi , các yếu tố khác giữ nguyên, tuy nhiên trong thực tế lại không diễn ra như vậy, ví dụ giữa giá cả và sản lượng có mối quan hệ khi giá tăng thì lượng giảm nhưng nếu áp dụng phương pháp phân tích theo độ nhạy thì khi giá tăng giảm sản lượng vẫn không đổi Phương pháp phân tích theo kịch bản sẽ khắc phục tình trạng này Theo phương pháp này người ta tiến hành phân tích độ nhạy để xác định yếu tố tác động mạnh yếu đến kết quả và hiệu quả đầu tư Xây dựng bài toán cơ bản trong đó có tính đến mối quan hệ giữa các yếu tố đến kết quả và hiệu quả đầu tư và giữa các yếu tố với nhau
Ví dụ : NPV = f ( K, Bi ,Ci ,SV, n , r)
Q = f(P) Xây dựng các kịch bản là những tình huống có thể xảy ra với dự án trong tương lai căn cứ vào bài toán cơ bản và mối quan hệ đã được xác lập tiến hành
Trang 30phân tích kịch bản; số lượng kịch bản càng nhiều thì bước tranh về dự án càng được thể hiện rõ Nhìn vào các kịch bản nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình dự án trong tương lai và đưa ra các quyết định phù hợp Số lượng kịch bản càng nhiều thì mức độ chuẩn xác về đánh giá dự án càng cao
3.3.5 Phân tích xác suất - Mô phỏng Monte Carlo
Mục đích của phương pháp này là xây dựng phân bố xác suất chỉ tiêu hiệu quả (NPV) dựa theo phân bố xác suất các thông số đầu vào và xem xét mối tơng quan giữa các thông số ngẫu nhiên ,đánh giá kết quả qua các biến số một cách chính xác
Hạn chế của phương pháp phân tích theo kịch bản là số lượng kịch bản bị hanh chế, Phương pháp mô phỏng sẽ giúp ta khắc phục được tình trạng này Phương pháp này được tiến hành như sau:
Tiến hành phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản để xác định các yếu tố tác động mạnh yếu đến kết quả và hiệu quả đầu tư
Trên cơ sở bài toàn cơ bản thì xác định phân bố xác suất của từng yếu tố, các phân bố này có thể là phân bố rời rạc, phân bố liên tục, phân bố đều, phân bố
Chọn ngẫu nhiên mỗi yếu tố một giá trị và đi kèm với nó là xác suất, đưa các giá trị đó vào bài toán cơ bản để phân tích Số lần chọn ngẫu nhiên sẽ phụ thuộc vào mong muốn của chủ đầu tư, số lần này càng lớn thì mức độ chính xác trong phân tích càng cao
Sau khi phân tích từng lần chọn chúng ta sẽ xây dựng bảng tổng kết của phân tích mô phỏng trong đó xác định giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn , xác suất thành công của dự án và giá trị kỳ vọng khi thành công, xác suất thất bại của dự án và giá trị kỳ vọng khi thất bại
Tóm lại phân tích mô phỏng và tính toán gồm các bước sau:
Chọn các thông số đầu vào mang tính ngẫu nhiên với phân bố xác suất của nó
Xác định chỉ tiêu hiệu quả để mô phỏng
Xác định miền biến đổi và thực hiện phương pháp mô phỏng nhờ chương trình máy tính (chương trình mô phỏng hiện có: Crystall ball)
Tổng hợp phân bố xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả
Tính toán đo lường mức độ rủi ro dự án nhờ các giá trị kỳ vọng, độ lệch và hệ
số biến đổi
Nhìn vào bảng phân tích mô phỏng chúng ta có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về dự án trong tương lai Nó là cơ sở đáng tin cậy để chủ đầu tư
Trang 31đưa ra quyết định đầu tư Tuy nhiên phân tích mô phỏng khó áp dụng ở những nước đang phát triển vì hạn chế thông tin, thiếu thốn về cán bộ nguồn nhân lực
có thể triển khai phương pháp mô phỏng, thiếu những phần mềm chuyên dụng với phương pháp này
3.3.6 Phân tích cây quyết định
Các số liệu và kết quả được biểu diễn dưới dạng hình cây
Cây quyết định bao gồm:
án phải chọn một trong các phương án với chuỗi các khả năng khác nhau
Điểm lựa chọn Điểm lựa chọn được mô tả bằng hình tròn Các cành xuất phát từ điểm nút này phản ánh các khả năng có thể xảy ra và nó không chịu sự chi phối của người ra quyết định
Nguyên tắc phân tích cây quyết định: quá trình phân tích cây quyết định được bắt đầu đi từ ngọn cây về gốc cây (hay từ phải qua trái) theo nguyên tắc sau:
Phân tích điểm nút lựa chọn (vòng tròn) Tại điểm nút tròn tính các giá trị dự đoán bằng cách nhân xác suất trên từng nhánh xuất phát từ nút đó với mức lợi nhuận ghi ở tận cùng của nhánh Sau đó cộng tất cả các kết quả tính được của các nhánh xuất phát từ nút này và ghi vào nút tròn
Phân tích điểm nút quyết định Lựa chọn giá trị kết quả lớn nhất trong số tất
cả các giá trị của các cành xuất phát từ điểm nút này đặt vào ô vuông và loại bỏ các cành còn lại bằng việc đánh dấu hai gạch nhỏ trên từng cành
Vẽ cây quyết định
Điểm nút quyết định đầu tiên (gốc cây) có hai cành tương ứng với việc có nên mua hay không nên mua thông tin thị trường của công ty tư vấn Trong trường hợp không mua thì tại điểm nút này cũng có hai nhánh: một nhánh thể hiện việc doanh nghiệp có đầu tư phát triển sản phẩm mới, nhánh kia phản ánh trường hợp doanh nghiệp không đầu tư Điểm nút lựa chọn nằm trên nhánh đầu tư phát triển