CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, RA QUYẾT ĐỊNH TRONG
3.3 Các phương pháp phân tích rủi ro
3.3.1 Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu
Đối với phương pháp này người ta cộng vào tỷ lệ chiết khấu một mức bù rủi ro, mức rủi ro này là lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án hay người ta căn cứ vào tính chất của dự án.
Thông thường:
Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả mức bù rủi ro là 4%.
Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty mức bù rủi ro là 7%.
Dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới mức bù rủi ro là 10%.
Căn cứ vào tỷ lệ chiết khấu mới (tỷ lệ chiết khấu đã bù rủi ro) chúng ta tính lại các chỉ tiêu hiệu quả. Nếu dự án có hiệu quả chúng ta thực hiện, nếu không còn hiệu quả nữa thì đề ra các biện pháp phòng trừ rủi ro hoặc là không chấp nhận dự án.
Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Dễ tính, dễ hiểu và dễ thực hiện
+ Nhược điểm: *) Chỉ tăng lãi suất để thay đổi mà không xét đến các rủi ro thực tế.
*) Coi rủi ro tăng theo thời gian với một tỷ lệ không đổi.
*) Không tính đến xác suất các trường hợp rủi ro.
Ví dụ 1:
Dự án có các số liệu như sau: Tổng vốn đầu tư ban đầu 4 triệu USD, dòng tiền hàng năm 1,5 triệu USD. Dự án hoạt động trong 4 năm có giá trị còn lại 1 triệu USD. Dự án huy động vốn với lãi suất 6%. Cho biết có nên đầu tư vào dự án này hay không biết rằng:
a) Đây là dự án mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả.
b) Đây là dự án thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty.
c) Đây là dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới.
(phân tích được tiến hành theo chỉ tiêu NPV và IRR) Giải
*) Chỉ tiêu NPV
a) Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả (mức bù rủi ro là 4%) Khi đó: R1 = r + 4% = 6% + 4% = 10%
NPV1= −𝐼𝑣𝑜 + 𝑃𝑉 (1+𝑅1)𝑡−1
(1+𝑅1)𝑡×𝑅1 + 𝑆𝑉
(1+𝑅1)𝑡
=−4 + 1,5 × (1+10%)4−1
(1+10%)4×10%+ 1
(1+10%)4 = 1,437 (triệu USD) Vậy NPV1 > 0 Thực hiện dự án.
b) Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty (mức bù rủi ro là 7%).
Khi đó: R2 = r + 7% = 6% + 7% = 13%
NPV2= −𝐼𝑣𝑜 + 𝑃𝑉 (1+𝑅2)𝑡−1
(1+𝑅2)𝑡×𝑅2 + 𝑆𝑉
(1+𝑅2)𝑡
=−4 + 1,5 × (1+13%)4−1
(1+13%)4×13%+ 1
(1+13%)4 = 1,075 (triệu USD) Vậy NPV2 > 0 Thực hiện dự án.
c) Sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới (mức bù rủi ro là 10%) Khi đó: R3 = r + 10% = 6% + 10% = 16%
NPV3= −𝐼𝑣𝑜 + 𝑃𝑉 (1+𝑅3)𝑡−1
(1+𝑅3)𝑡×𝑅3 + 𝑆𝑉
(1+𝑅3)𝑡
=−4 + 1,5 × (1+16%)4−1
(1+16%)4×16%+ 1
(1+16%)4 = 0,75 (triệu USD) Vậy NPV3 > 0 Thực hiện dự án.
*) Chỉ tiêu IRR
Chọn r1 = 24% => NPV1 = 0,029 Chọn r2 = 25% => NPV2 = - 0,048
IRR = 24%+ 0,029
0,029−(−0,048) × (25% − 24%) = 24,38%
Vậy IRR = 24,38% > 10% => thực hiện dự án IRR = 24,38% > 13% => thực hiện dự án IRR = 24,38% > 16% => thực hiện dự án
3.3.2 Phương pháp điều chỉnh dòng tiền
Phương pháp này ta giữ nguyên hệ số chiết khấu chỉ điều chỉnh dòng tiền hàng năm bằng cách lấy dòng tiền hàng năm nhân với hệ số ai, nếu dòng tiền năm i càng rủi ro thì hệ số ai càng nhỏ.
Sau khi có dòng tiền mới (dòng tiền đã điều chỉnh) ta tiến hành tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả. Nếu dự án hiệu quả thì ta chấp nhận dự án, nếu dự án không hiệu quả thì hoặc là tìm phương án loại trừ rủi ro hoặc là không chấp nhận dự án.
Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tiếp cận, có tính đến sự thay đổi mức độ rủi ro trong các năm.
+ Nhược điểm: *) Khó khăn trong việc xác định ai.
*) Không tính đến xác xuất các biến cố chủ chốt
Ví dụ 2: Dự án có các số liệu như sau: Tổng vốn đầu tư ban đầu 4 triệu USD, dòng tiền hàng năm 1,5 triệu USD. Dự án hoạt động trong 4 năm có giá trị còn lại 1 triệu USD. Dự án huy động vốn với lãi suất 6%.
Phân tích theo phương pháp điều chỉnh dòng tiền biết rằng a0 =1; a1 =0,95; a2
=0,85; a3 = 0,8; a4 = 0,75.
(phân tích được tiến hành theo chỉ tiêu NPV và IRR) Giải
Ta có bảng sau:
Năm Dòng tiền ban đầu (CF)
Hệ số ai
Dòng tiền chuyển đổi (CF’)
0 -4 1 -4
1 1,5 0,95 1,245
2 1,5 0,85 1,275
3 1,5 0,8 1,2
4 1,5 0,75 1,05
1 0,75 0,7
*) Chỉ tiêu NPV NPV = - 4 + 1,245
(1+6%)+ 1,275
(1+6%)2+ 1,2
(1+6%)3 +(1,05+0,7)
(1+6%)4 = 0,703 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑈𝑆𝐷) Vậy NPV > 0 Thực hiện dự án.
*) Chỉ tiêu IRR
Chọn r1 = 15% => NPV1 = 0,0642
Chọn r2 = 16% => NPV2 = - 0,0197
IRR = 15%+ 0,0642
0,0642−(−0,0197)× (16% − 15%) = 15,78%
Vậy IRR = 13,06% > 6 % => thực hiện dự án 3.3.3 Phương pháp phân tích độ nhạy cảm
Bản chất của việc phân tích độ nhạy cảm là xác định mối quan hệ động giữa các nhân tố đến kết quả và hiệu quả đầu tư.
Kết quả của phân tích độ nhạy là cơ sở để chủ đầu tư xác định được:
+) Có nên đầu tư vào dự án hay không?
+) Nhân tố nào tác động mạnh, yếu đến kết quả và hiệu quả đầu tư từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.
Khi phân tích độ nhạy cảm chúng ta sử dụng điểm an toàn và biên an toàn để quyết định có đầu tư vào dự án hay không ?
Điểm an toàn là điểm nút mà khi qua điểm này sẽ cho kết quả ngược lại.
Biên an toàn được hiểu là phần trăm an toàn tính từ điểm an toàn, điểm an toàn là điểm giới hạn độ an toàn, vượt quá điểm này sẽ không còn an toàn nữa.
Biên an toàn này càng lớn thì dự án càng chắc chắn.
Khi xác định biên an toàn người ta chia các chỉ tiêu hiệu quả làm hai loại
Một là, các chỉ tiêu càng lớn càng tốt như NPV, IRR, BR/CR...thì biên an toàn được tính theo công thức: Biên an toàn = 100% *
IRRdự.án IRRan.toàn - 1
Hai là, các chỉ tiêu càng nhỏ càng tốt như T, Q HV ,TR HV ...thì biên an toàn được tính theo công thức: Biên an toàn = 100% *
1 - Qdự.án
Qan.toàn
Ví dụ 3: Một doanh nghiệp cân nhắc phương án đầu tư mua thiết bị, thiết bị này có công suất 2 triệu sản phẩm/ năm. Các số liệu khác như sau: FC = 3.280.000$ , AVC = 3,25$, quyết định có mua sản phẩm này hay không phụ thuộc vào yếu tố đơn giá của sản phẩm.
Giải
Điểm hòa vốn của sản phẩm là điểm mà tại đó TR = TC QHV = FC
P..-..AVC : Đây là điểm hòa vốn tính bằng đơn vị hiện vật. Nó trả lời cho câu hỏi sản suất và bán bao nhiêu sản phẩm là hòa vốn
Đơn giá một sản phẩm phải thỏa mãn phương trình sau:
QHV = FC