1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mạng internet và Đa phương tiện hệ thống kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu phân tích xu hướng sử dụng mạng và những thách thức trong tương la

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mạng Internet Và Đa Phương Tiện - Hệ Thống Kết Nối Và Chia Sẻ Thông Tin Toàn Cầu. Phân Tích Xu Hướng Sử Dụng Mạng Và Những Thách Thức Trong Tương Lai.
Tác giả Đoàn Nữ Anh Phương, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Đặng Như Quỳnh, Phan Thị Sáng, Trịnh Diễm Quỳnh
Người hướng dẫn Th.S Đặng Hoàng Huy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Mạng Máy Tính Và Truyền Thông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Năm 1986, mạng NSFnet chính thức được thiết lập, kết nối năm trung tâm máy tính.Năm 1990, với tư cách là 1 dự án ARPANET dừng hoạt động nhưng mạng do NSF và ARPANET tạo ra đã đến lúc này

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

- 

-TIỂU LUẬN MÔN: MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG

Đề tài: Mạng Internet và đa phương tiện - hệ thống kết nối và

chia sẻ thông tin toàn cầu Phân tích xu hướng sử dụng mạng và

những thách thức trong tương lai.

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đặng Hoàng Huy

Lớp học phần: ITS709_241_1_D01

Nhóm: 07

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ

1 Đoàn Nữ Anh Phương 030239230193 Lên ý tưởng và soạn dàn

ý, soạn nội dung chương

3, tìm tài liệu tham khảo,chỉnh sửa nội dung vàhình thức tiểu luận

100%

2 Nguyễn Thị Thanh Thảo 030239230217 Soạn nội dung chương 1,

tìm tài liệu tham khảo,chỉnh sửa nội dung

100%

3 Nguyễn Đặng Như Quỳnh 030239230203 Soạn nội dung chương 2,

tìm tài liệu tham khảo,chỉnh sửa nội dung

100%

4 Phan Thị Sáng 030239230209 Soạn nội dung chương 4,

tìm tài liệu tham khảo,kết luận, chỉnh sửa nộidung

100%

5 Trịnh Diễm Quỳnh 030239230206 Lời mở đầu, chỉnh sửa

hình thức tiểu luận, chỉnhsửa nội dung

100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG INTERNET 8

1.1 Lịch sử ra đời sự hình thành của mạng internet 8

1.1.1 Thời kì bắt đầu phát triển của Internet 8

1.1.2.Thời kì phát triển bùng nổ của Internet 9

1.2 Các giao thức kết nối mạng Internet 10

1.2.1.Giao thức Internet work Packet Exchange/Sequenced Packet Exchange( IP/SPX) 10

1.2.2.Giao thức Internet Protocol Suite (TCP /IP) 11

1.3 Các nhà cung cấp dịch vụ của Internet 15

1.3.1 Khái niệm 15

1.3.2 Phân loại những nhà cung cấp dịch vụ Internet 16

1.3.3 Chức năng của ISP 16

1.3.4 Các nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất hiện nay 17

1.4 Các phương thức kết nối Internet 20

Bảng 1 Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức kết nối Internet 22

1.5.Các dịch vụ của Internet 22

1.5.1 Dịch vụ WWW( World Wide Web) 22

1.5.2.Dịch vụ thư điện tử (Electronic Mail) 25

1.5.3 Dịch vụ thư điện tử Microsoft Outlook 29

1.5.4 Các loại email được sử dụng phổ biến hiện nay 31

Trang 4

1.5.5 Các dịch vụ email miễn phí phổ biến hiện nay 31

1.6.Ảnh hưởng của Internet 32

1.6.1.Lợi ích của Internet 32

1.6.2.Hạn chế của Internet 35

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) 36

2.1 Đa phương tiện 36

2.1.1 Định nghĩa đa phương tiện 36

2.1.2 Các thành phần cơ bản của đa phương tiện 36

2.2 Hệ thống đa phương tiện 37

2.2.1 Đặc trưng cơ bản của hệ thống đa phương tiện 38

2.2.2 Chức năng của hệ thống đa phương tiện 38

2.3 Phân loại đa phương tiện 38

2.3.1.Đa phương tiện tuyến tính 39

2.3.2 Đa phương tiện phi tuyến tính: 39

2.4 Các ứng dụng của đa phương tiện 40

2.4.1 Trong giáo dục 40

2.4.2 Trong y tế 40

2.4.3 Trong kinh doanh 41

2.4.4 Trong thực tế ảo 41

2.5 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của đa phương tiện 42

2.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của đa phương tiện 42

2.5.2 Thực trạng hiện nay của đa phương tiện 43

Trang 5

2.6 Vai trò của đa phương tiện 43

2.6.1 Cơ hội của đa phương tiện 43

2.6.2 Thách thức của đa phương tiện 44

CHƯƠNG III: MỐI QUAN HỆ GIỮA INTERNET VÀ MULTIMEDIA HỆ THỐNG KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN TOÀN CẦU 45

3.1.Phân tích: 45

3.2.Hệ thống kết nối chia sẻ thông tin toàn cầu 46

3.3.Ví dụ cụ thể về mối tương quan giữa Internet và Multimedia 46

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG SỬ DỤNG MẠNG INTERNET VỚI ĐA PHƯƠNG TIỆN TỪ ĐÓ RÚT RA ĐƯỢC NHỮNG RỦI RO Ở HIỆN TẠI VÀ TRONG TƯƠNG LAI GẦN 48

4.1.Phân tích thực trạng sử dụng mạng với các đa phương tiện trên Internet 48

4.2.Lợi ích và rủi ro của mạng Internet và đa phương tiện 49

4.2.1 Những lợi ích của mạng Internet với đa phương tiện mang lại 49

4.2.2 Thách thức trong thời đại mới của Internet và Multimedia 52

4.3 Một số giải pháp để khắc phục những khó khăn mà cả 2 mang lại 56

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên bộ môn Mạng máy tính

và Truyền thông Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, thầy Đặng Hoàng Huy

đã giảng dạy tận tình, cung cấp đầy đủ kiến thức để chúng em có tích lũy và vận dụng vào bài tiểu luận này

Tuy nhiên, do vốn kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn những hạn chế nhất định nên sẽ không tránh khỏi được các sai sót trong bài tiểu luận này Sự góp ý chân thành của thầy là độnglực để giúp chúng em có thể hoàn thiện hơn cho bài và kinh nghiệm cho những bài tiểu luận khác

Một lần nữa, nhóm xin trân trọng cảm ơn và kính chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc

và thành công rực rỡ trong sự nghiệp giáo dục

Nhóm 7 xin chân thành cảm ơn !

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Sự phát triển nhanhchóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã thay đổi đáng kể cách chúng ta tiếp nhận thông tin, tương tác với những thông tin và được tiêu thụ thông tin một cách nhanh chóng Truyền thông đa phương tiện mang lại những trải nghiệm phong phú, mới mẻ và đa chiều cho người dùng như truyền thông đa phương tiện giúp truyền tải những nội dung, thông tin một cách nhanh chóng và có thể tiếp cận và đưa thông tin đến bất kỳ nơi đâu trên thể giới Hay gần gũi hơn ta có thể nói đến giáo dục nhờ truyền thông đa phương tiện mà những thông tin, kiến thức đưa đến mọi người một cách nhanh chóng hay những bạn học sinh ở vùng cao giờ đây có thể dễ dàng tiếp cận hơn với giáo dục thông qua chương trình giáo dục trực tuyến Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì đông thời nó cũng đặt ra những thách thức mới cho xã hội do

đó nó đòi hỏi chúng ta phải thích nghi nhanh chóng và nó cũng gắn liền với một số rủi ro như

đe dọa về bảo mật của cá nhân như thu nhập, các tin nhắn, v.v, vi phạm đến quyền riêng tư và gây ra các vấn đề pháp lí Hay một rủi ro khác do sự cập nhật và truyền đạt các thông tin quá nhanh trên mạng xã hội và các nền tảng truyền thông mà đôi khi những thông tin đó chưa chínhxác gây sự hoang mang, gây mất niềm tin với những nguồn tin chính thống Truyền thông đa phương tiện là dụng cụ, phương tiện để chúng ta giải tỏa những căng thẳng tuy nhiến khi sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể gây nghiện, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, gây ra căng thẳng, trầm cảm đối với ngườu dùng đặc biệt là trẻ em Do đó, với đề “Mạng Internet và đa phương tiện hệ thông kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu Phân tích xu hướng

sử dụng mạng và những thách thức trong tương lai” Nhóm chúng em muốn tìm hiểu chi tiết vềmultimedia trên mạng Internet mạng lại nhiều cơ hội những cũng đặt ra không ít những thử thách trong xã hội hiện đại và trong tương lai

Trang 8

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG

INTERNET 1.1 Lịch sử ra đời sự hình thành của mạng internet.

Intenet hay liên mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu

1.1.1 Thời kì bắt đầu phát triển của Internet.

Năm 1969, Bộ Quốc phòng Mĩ đã xây dựng dự án ARPANET để nghiên cứu lĩnh vục mạng, theo đó các máy tính được liên kết với nhau và sẽ có khả năng tự định đường truyền tin ngay sau khi một phần mạng đã được phá hủy

Năm 1972, trong 1 cuộc hội nghị quốc tế về truyền thông máy tính, Bob Kahn đã trình diễn mạng ARPANET liên kết 40 máy thông qua các bộ xử lí giao tiếp giữa các trạm cuối Terminal Interface Processor-TIP Cũng năm này nhóm interNET Working Group (INWG)do Vinton Cerf làm chủ tịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầuthiết lập giao thức bắt tay(agreed-upon) Năm 1972 cũng là năm Ray Tomlinson đã phát minh ra E-mail để gửi thông điệp trên mạng.Từ

đó đến nay, E-mail là một trong những dich vụ được dùng nhiều nhất

Năm 1973, một số trường đại học của Anh và của Na Uy kết nối vào ARPANET Tháng 9/1973, Vinto Cerf và Bob Kahn đề xuất những cơ bản của Internet.Đó chính là những nét chính của giao thức TCP/IP

Trang 9

Năm 1974, BBN đã xây dựng giao thức ứng dụng Telnet cho phép sử dụng máy tính từ xa.

Năm 1976, phòng thí nghiệm của hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp cho mạngFTP

Năm 1978, Tom Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho những người sử dụng UNIX Mạng USENET là một trong những mạng phát triển sớm nhất và thu hút nhiều người

Năm1979, ARPA thành lập ban kiểm soát cấu hình Internet

Năm 1981 ra đời mạng CSNET(Computer Science NETwork) cung cấp các dịch vụ mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy cập vào mạng ARPANET.Năm 1982, các giao thức TCP và IP được DAC và ARPA dùng đối với mạng ARPANET.Sau đó TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn

Năm 1983, ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET.MILNET tích hợp với mạng dữ liệu quốc phòng, ARPANET trở thành 1 mạng dân sự.Hội đồng các hoạt động Internet ra đời, sau này được đổi tên thành Hội đồng kiến trúc Internet

1.1.2.Thời kì phát triển bùng nổ của Internet.

Năm 1985, Cơ quan quản lí viễn thông của Mĩ quyết định mở cửa một số băng tần của giải phóng không dây, cho phép người sử dụng chúng mà không cần giấy phép của chính phủ Đây là bước mở đầu cho các mạng không dây ra đời và phát triển rất nhanh

Năm 1986, mạng NSFnet chính thức được thiết lập, kết nối năm trung tâm máy tính.Năm 1990, với tư cách là 1 dự án ARPANET dừng hoạt động nhưng mạng do NSF và ARPANET tạo ra đã đến lúc này đối tượng sử dụng Internet chủ yếu là những nhà nghiên cứu

và dịch vụ phổ biến nhất là E-mail va FTP.Internet là 1 phương tiện đại chúng

Trang 10

Năm 1991, Tim Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu CERN phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra

từ năm 1985 Có thể nói đây là 1 cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng

Năm 1994 là năm kỉ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET, NIST đề nghị thống nhất dùng giao thức TCP/IP.WWW trở thành dịch vụ phổ biến thứ hai sau dịch vụ FTP

Tháng 10 năm 1994 Tập đoàn truyền thông Netscape cho ra đời phiên bản beta của trìnhduyệt Navigator 1.0 nhưng còn cồng kềnh và chạy rất chậm Hai công ty trở thành đối thủ của nhau, cạnh tranh thị trường trình duyệt

Năm 1996, triển lãm Internet World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên mạng Internet

Năm 1997, một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và đã ban hành chuẩn chính thức IEE 802.11.Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a lần lượt được phê duyệt vào các năm 1999 và năm 2000

Tháng 8 năm 1999 sáu công ty gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet, Symbol, Lucent liênkết tạo thành liên minh tương thích Ethernet không dây VECA Thuật ngữ Wi-Fi ra đời, là tên gọi thống nhất để chỉ công nghệ kết nối cục bộ không dây đã được chuẩn hóa

Ngày nay Internet kết nối vạn vật, điều này giúp con người rất nhiều trong tất cả đờisống nhưng cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ, câu hỏi đặt ra là chúng ta phát triển internet theohướng nào tiếp theo để làm cho cuộc sống con người thuận tiện hơn, an toàn hơn

1.2 Các giao thức kết nối mạng Internet.

1.2.1.Giao thức Internet work Packet Exchange/Sequenced Packet

Exchange( IP/SPX)

Trang 11

IPX và SPX là các giao thức mạng ban đầu được sử dụng trên các mạng sử dụng hệ điềuhành Novell NetWare (đã ngừng hoạt động) Chúng cũng được sử dụng rộng rãi trên các mạngtriển khai mạng LAN Microsoft Windows, vì chúng thay thế mạng LAN NetWare, nhưng hiệnkhông còn được sử dụng rộng rãi nữa.IPX/SPX cũng được sử dụng rộng rãi trước và chođến Windows XP , hệ điều hành hỗ trợ các giao thức này, trong khi các phiên bản Windowssau này thì không, và TCP/IP đã tiếp quản mạng.IPX và SPX đều cung cấp các dịch vụ kết nốitương tự như TCP/IP , trong đó giao thức IPX có điểm tương đồng với Giao thức Internet , cònSPX có điểm tương đồng với TCP IPX/SPX chủ yếu được thiết kế cho các mạng cục

bộ (LAN) và là một giao thức rất hiệu quả cho mục đích này

1.2.2.Giao thức Internet Protocol Suite (TCP /IP)

a) Khái niệm

Giao thức Internet Protocol Suite (hay còn gọi là TCP/IP – Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) là một bộ giao thức mạng chính thức và cơ bản được sử dụng rộng rãi trên Internet và trong hầu hết các mạng máy tính ngày nay Nó định nghĩa một cách tiếp cậntiêu chuẩn để thiết lập và quản lí kết nối giữa các thiết bị trong mạng, đồng thời đảm bảo việc truyền tải dữ liệu

Ban đầu, TCP/IP được thiết kế dành riêng cho Unix Đến nay, chúng đã tích hợp được trong tất cả các hệ điều hành sau đó Mô hình TCP/IP và các giao thức liên quan đến nó hiện tạiđang được duy trì bởi lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet.Giao thức TCP/IP được áp dụng cho các mạng Internet hoặc trong các mạng nội bộ Có thể nói, đây như là một lớp trừu tượng nằm giữa các hệ thống hạ tầng router và các ứng dụng Internet, giúp xác định cách thức mà tập tin được truyền qua Internet

b) Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình TCP/IP

Mô hình TCP/IP bắt nguồn từ Internet Protocol Suite mà DARPA đã làm việc vào đầu những năm 1970 Năm 1975, kết nối giữa hai mô hình TCP và IP đã được thử nghiệm và đạt

Trang 12

được thành công ngoài mong đợi Thành công nối tiếp, cũng như nhiều cuộc thử nghiệm khác với kết quả ngoài mong đợi.

Sau nhiều năm thực hiện nghiên cứu và phát triển bởi hai kỹ sư Robert E

Kahn và Vinton Cerf, với sự hỗ trợ của nhiều nhóm nghiên cứu Đầu năm 1978, nhóm nghiên cứu đã phát hành một giao thức TCP/IP ổn định, giao thức chuẩn hiện đang được Internet sử dụng, mô hình TCP/IP Phiên bản 4

Năm 1982, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phê duyệt giao thức TCP/IP được coi là tiêu chuẩn cho toàn bộ mạng thông tin của đất nước

c) Nguyên lý hoạt động.

Bộ giao thức này bao gồm hai phần chính:

 Transmission Control Protocol (TCP): Được sử dụng để quản lý việc truyền tải dữ liệu từ một thiết bị tới thiết bị khác trên mạng một cách đáng tin cậy TCP chịu trách nhiệm phân đoạn dữ liệu, đảm bảo nó được chuyển giao một cách đúng đắn

và đầy đủ Nó cũng quản lý các kết nối giữa các thiết bị

 Internet Protocol (IP): Là phần của TCP/IP quản lý việc định tuyến dữ liệuqua mạng IP chịu trách nhiệm xác định địa chỉ của các thiết bị trong mạng (địa chỉ IP)

và định tuyến dữ liệu từ nguồn đến đích thông qua một loạt các thiết bị mạng.TCP/IP đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoạt động của Internet và cho phép các thiết bịkhác nhau, chạy các hệ điều hành khác nhau có thể truyền thông với nhau

d).Chức năng của các tầng trong mô hình TCP/IP

Một mô hình TCP/IP tiêu chuẩn thường sẽ bao gồm 4 tầng với 4 chức năng khác nhau xếp thành hình tháp chồng lên nhau Tầng thấp nhất sẽ bắt đầu từ Tầng vật lý (Physical), sau đóđến Tầng mạng (Network), Tầng giao vận (Transport) và cuối cùng là Tầng ứng dụng (Application)

Tầng 1 - Tầng Vật lý (Physical)

Trang 13

Tầng Physical là sự kết hợp giữa các phương thức vật lý và các dữ liệu trong mô hình OSI Tầng vật lý này đảm nhiệm việc truyền tải các dữ liệu giữa những thiết bị khác nhau trongcùng 1 hệ thống mạng Internet Khác so với những tầng tiếp theo, ở tầng Physical, các dữ liệu

sẽ được đóng gói vào một khung (còn gọi là Frame) trước khi được định tuyến và gửi tới địa chỉ đích đã được chỉ định sẵn

Tầng 2 - Tầng mạng (Internet)

Đây là tầng có chức năng truyền tải những dữ liệu theo cách hợp lý và logic Những phân đoạn dữ liệu sẽ được tầng này đóng gói với kích thước phù hợp, sau khi đóng gói, các phân đoạn dữ liệu được chèn thêm một header có chứa thông tin ở tầng mạng rồi mới chuyển đến tầng tiếp theo Các giao thức chính được thiết kế trong tầng mạng sẽ bao gồm: Internet Protocol(IP), Internet Control Message Protocol(ICMP), Internet Group Message

Protocol(IGMP)

Tầng 3 - Tầng Giao vận (Transport)

Chức năng của tầng giao vận trong mô hình TCP/IP là xử lý những vấn đề diễn ra trong giao tiếp giữa các máy chủ trong cùng một mạng hoặc khác hệ thống mạng nhưng được kết nối cùng một bộ định tuyến

Tầng 4 - Tầng Ứng dụng (Application)

Là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP Đúng với tên gọi tầng ứng dụng, chức năng của tầng 4 là giao tiếp, truyền các dữ liệu giữa hai máy khác nhau thông qua những dịch vụ mạng khác nhau (ví dụ như: duyệt web, gửi email, chat, giao thức trao đổi dữ liệu SMTP, SSH, FTP, ) Khi dữ liệu được chuyển đến tầng này, nó sẽ được định dạng theo kiểu Byte nối Byte, cùng với đó là những thông tin định tuyến giúp xác định đường đi đúng của một gói tin.Tầng 4 thường bao gồm các giao thức trao đổi dữ liệu hỗ trợ truyền tập tin như: HTTP,

POP3 (Post Office Protocol 3), FTP, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol), SNMP (Simple

Network Management Prot

Trang 14

e) Các loại giao thức TCP/IP phổ biến

Hiện nay, TCP/IP được chia thành 3 loại giao thức phổ biến là: HTTP, HTTPs, FTP

HTTP (Hyber Text Transfer Protocol)

Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP) đây là giao thức được sử dụng giữa 1 web client và 1 web Internet để truyền thông tin dữ liệu không an toàn Một trình duyệt Internet trênmáy tính để gửi yêu cầu cho 1 web server để xem 1 trang web Máy chủ web khi nhận được yêu cầu đó và gửi thông tin trang web

HTTPs (Hypertext Transfer Protocol Security)

Là một loại giao thức được dùng với 1 web client và 1 web server để truyền tải thông tin

dữ liệu một cách an toàn Giao thức này được dùng để truyền dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng hoặc các dữ liệu cá nhân khác từ 1 web client (ví dụ như trình duyệt internet trên máy tính) đến

1 web server khác

FTP (File Transfer Protocol)

Giao thức truyền tập tin FTP là một loại giao thức dùng giữa 2 hoặc nhiều máy tính với nhau Khi một máy tính gửi dữ liệu đến hoặc nhận thông tin dữ liệu từ máy tính khác một cách trực tiếp

f) Ưu điểm

TCP/IP thường không thuộc quyền sở hữu trí tuệ hay nằm dưới sự kiểm soát của bất cứ bên nào, do vậy bộ giao thức mạng này có thể dễ dàng sửa đổi Và có thể tương thích với hầu hết tất cả các hệ điều hành, vì vậy có thể giao tiếp với nhiều máy chủ trong hệ thống khác hoặc tương thích với nhiều loại phần cứng máy tính và hệ thống mạng

Ngoài ra, TCP/IP cũng sở hữu một số ưu điểm khác như:

-TCP/IP hoạt động độc lập với các hệ điều hành, vì vậy nếu Win của máy bị lỗi sẽ khôngảnh hưởng đến giao thức mạng này

Trang 15

-Có khả năng giúp hệ thống mở rộng việc kết nối giữa máy client và máy server -Không gây ảnh hưởng tới hệ thống internet hay gây áp lực trên máy tính nhờ giao thức này có dung lượng nhẹ.

- TCP/IP có thể bị tấn công SYN Đây là một kiểu tấn công từ chối dịch vụ

1.3 Các nhà cung cấp dịch vụ của Internet

1.3.1 Khái niệm.

Internet Service Provider (ISP ) dịch nghĩa sang tiếng Việt chính là nhà cung cấp dịch

vụ mạng Internet Đây là nơi chuyên cung cấp đường truyền mạng cho các cá nhân hay tổ chức.Nói cách khác, ISP chính là nơi kết nối những thông tin, dịch vụ,… trên toàn thế giới qua môitrường mạng Để sử dụng được dịch vụ này, bạn phải đăng ký với một nhà cung cấp dịch vụmạng, sau đó kết nối với hệ thống cá nhân Nhờ mạng Internet, bạn có thể tìm kiếm thông tin,đọc Email, trò chuyện,… thông qua các ứng dụng có thể kết nối mạng

1.3.2 Phân loại những nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Trang 16

Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là hai loại ISP mang tên DSL và Fiber Internet.

a/ DSL và Cable.

DSL hay còn được gọi là công ty viễn thông cung cấp dịch vụ mạng như Viettel, VNPT,FPT,… Các nhà cung cấp này kết hợp phát triển Internet bằng cable hoặc dưới hình thức báncác gói dịch vụ, cước gọi,…

Ưu điểm của loại này chính là uy tín, nhanh chóng và an toàn cho người sử dụng Đặcbiệt, hiện nay các nhà mạng đều cho ra đời những gói cước có chi phí rẻ hơn trước rất nhiều.Bạn có thể đăng ký theo nhu cầu cá nhân, theo ngày, theo tháng hoặc theo năm Tuy nhiên,càng đăng ký lâu bạn càng được hưởng nhiều ưu đãi và khuyến mại từ nhà mạng

b/ Fiber Internet.

Fiber Internet có nghĩa là Internet tốc độ cao, hay còn được gọi là công ty truyền hìnhcung cấp mạng Thuật ngữ này được xuất hiện dựa trên khái niệm căn bản của DSL, nhưng lại

có bước tiến xa hơn

Nguyên nhân là từ những năm 2013, con người dần sử dụng nhiều Internet và ngàycàng đặt ra nhiều yêu cầu hơn DSL đã lỗi thời và tụt hậu so với thời đại, vậy nên Fiber Internet

ra đời

Ưu điểm của Fiber Internet so với DSL sử dụng cáp mạng chính là tăng khả năng và tốc

độ khi người dùng truy cập vào Internet Thậm chí, nó còn cao gấp hàng trăm lần so với DSLthế hệ cũ Người sử dụng có thể thoải mái trải nghiệm những giây phút tuyệt vời trên mạng màkhông lo về đường truyền

1.3.3 Chức năng của ISP.

Hiện nay, ISP đã có thể thực hiện nhiều chức năng và giúp ích cho quá trình lên mạng của con người Nó cũng cung cấp cho người dùng nhiều chức năng tiện lợi phục vụ cho công việc và cuộc sống

Trang 17

 Đọc dữ liệu từ trang không có mã hoá: ISP có thể biết được những thông tin của người truy cập trên các trang không mã hoá như thiết bị, thời gian và địa điểm truy cập Vậy nên để bảo mật những thông tin này, bạn có thể chọn những trang web có mã hoá an toàn.

 Theo dõi lưu lượng người dùng Dựa vào kết quả tìm kiếm trên Internet của bạn, :

ISP sẽ phát quảng cáo phù hợp Đây là một cách Online Marketing mà nhiều doanh nghiệp hiệnnay đang dùng

 Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho trang web như: WWW, Email, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm,… Đây là những tính năng được sử dụng nhiều nhất trên mạng Internet

1.3.4 Các nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất hiện nay.

Ưu điểm:

 Sở hữu đường truyền Internet trong nước và quốc tế khá ổn định

 Hệ thống các cửa hàng trên toàn quốc

 Giá cước phải chăng nhất trong các nhà mạng lớn hiện nay

 Công nghệ cáp quang 100%, tăng cường ứng dụng các công cụ tiên tiến trongquản lý và vận hành

Trang 18

Nhược điểm:

 Có ít chương trình khuyến mãi

 Quy trình làm việc theo kiểu truyền thống nên thủ thục khá rườm rà

 Chăm sóc khách hàng kém chuyên nghiệp và không linh hoạt doanh nghiệp

Nhà mạng FPT Telecom.

Nhà mạng FPT hay là FPT Telecom được thành lập năm 1997, sở hữu 220 văn phòngtrên toàn quốc và có mặt tại 59 tỉnh thành của đất nước Đây là nhà cung cấp dịch vụ Internethàng đầu khu vực

Với phương châm: “Khách hàng là thượng đế”, nhà mạng này đang từng ngày nỗ lựcnâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng để khẳng định vị trí với khách hàng sử dụng dịch

vụ

Ưu điểm:

 Có nhiều chi nhánh rộng khắp toàn quốc nên sẽ hỗ trợ khách hàng và giao dịchnhanh chóng

 Đường truyền ổn định với cáp Gpon/AON hiện đại

 Tính bảo mật cao kết hợp với công nghệ tân tiến

 Cho phép thanh toán online, trực tiếp linh hoạt và quy trình lắp đặt nhanh chóng

Nhược điểm:

 Giá cước cao hơn 20% so với Viettel Telecom và các nhà mạng khác

 Thủ tục lắp đặt phức tạp, yêu cầu phải có hộ khẩu khi đăng ký hòa mạng

 Chưa đáp ứng được triệt để nhu cầu của khách hàng khu vực nông thôn

Nhà mạng Viettel.

Trang 19

Nhà mạng Viettel có tên chính thức là Tổng công ty Viễn Thông Viettel thuộc Tập đoànViễn Thông quân đội Viettel, được thành lập năm 2007 Với những nỗ lực không ngừng,Viettel Telecom được đánh giá là 1 trong top 100 các thương hiệu Viễn Thông lớn nhất thếgiới.

Bên cạnh đó, Viettel nắm giữ 11,43% thị trường Internet tại Việt Nam và đứng thứ 3trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn trong nước Doanh nghiệp này cũng đã đạt đượccác chứng nhận uy tín và hàng loạt các giải thưởng khác trong nước và trong khu vực

Ưu điểm:

 Có 4 đường truyền cáp quang quốc tế (2 trên bộ, 2 trên biển) nên đảm bảo được

sự ổn định

 Băng thông truy cập cao

 Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện tự nhiên

 Giá cước hấp dẫn kèm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn với các ưu đãi cựclớn

 Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo

 Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở vùng núi và nông thôn tốt hơn

Trang 20

2008 và hiện đang nắm giữ 1,54% thị trường Internet tại Việt Nam và được đánh giá là nhàmạng đầy tiềm năng trong tương lai

Ưu điểm:

 Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo

 Cung cấp dịch vụ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và một số nước trên thế giới

 Sử dụng công nghệ GPON cho tốc độ đường truyền ổn định, nhanh

Nhược điểm:

 Khách hàng phải sử dụng kèm truyền hình cáp

 Mức độ phổ biến của thương hiệu chưa cao

1.4 Các phương thức kết nối Internet.

- Kết nối qua vệ tinh

- Kết nối qua đường truyền cáp quang (fiber optic) : Sử dụng cáp quang để truyền ( dùngánh sáng để truyền tín hiệu

nên tốc độ truy câp cực nhanh)

- Kết nối qua Sim : Sử dụng sim được nhà mạng viễn thông cung cấp kết nối

internet không dây

Trang 21

Phương thức kết nối

Internet

Kết nối quay số qua

mạng điện thoại

 Dễ lắp đặt

 Giá thành rẻ

 Lưu lượng truyền tải thấp

 Không thể sử dụng được điện thoại ở cả 2 chiều khi đang kết nối internet

Kết nối qua ADSL  Tốc độ truy cập

Kết nối qua đường

 Nâng cấp băng thông

dễ dàng mà không cần kéo cáp mới

Không có

Kết nối qua SIM  Kích thước nhỏ gọn

 Tốc độ truy cập nhanh

 Lưu lượng truy cập

Không có

Trang 22

 Thuận tiện sử dụng

Bảng 1 Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức kết nối Internet.

1.5.Các dịch vụ của Internet.

1.5.1 Dịch vụ WWW( World Wide Web)

a) Khái niệm.

WWW là viết tắt của cụm từ World Wide Web, dịch sang tiếng Việt là mạng lưới toàncầu (gọi đơn giản là Web) Đây là một không gian thông tin chứa các tài liệu và nguồn tàinguyên khác của website, được xác định bởi URL và liên kết với nhau bởi các siêu liên kếtcũng như truy cập thông qua Internet

Sau thời gian nghiên cứu, Sir Tim Berners – Lee đã đề xuất 3 công nghệ chính để cho tấtcác các máy tính có thể liên kết với nhau, bao gồm: HTML, HTTP và URL, đến nay cả 3 côngnghệ này vẫn được sử dụng rất rộng rãi

b).Lịch sử hình thành WWW.

Năm 1989: Đây là thời điểm Sir Tim Berners-Lee đã viết đề xuất đầu tiên về

World Wide Web, ông đã viết về các công nghệ cần thiết World Wide Web có thể hoạt động, bao gồm (HTML, URL và HTTP)

Năm 1991: Sir Tim Berners-Lee đã tạo ra trang web đầu tiên tại CERN (châu

Âu), trang web này được tổ chức bởi CERN ở Thụy Sĩ – Trung tâm nghiên cứu nơi ông làm việc ở thời điểm đó Đầu tháng 8 năm 1991, lần đầu tiên trang web này được giới thiệu với công chúng và chỉ cuối tháng đó đã có sẵn cho tất cả mọi người

Trang 23

Năm 1992: Web Server đầu tiên trực tuyến vào cuối năm 1991 tại Hòa Kỳ, tại

thời điểm này chỉ có biên bản phát triển ban đầu và trình duyệt “chế độ dòng” nhưng vẫn ít người dùng

Năm 1993: CERN cho phép tất cả mọi người có thể sử dụng giao thức và mã

web hoàn toàn miễn phí Các công nghệ được phát triển để làm cho World Wide Web trở thành

“nguồn mở” giúp bất kỳ ai cũng có thể sử dụng chúng Vào năm 1993, số lượng các máy chủ web tăng đến 50 do tất cả mọi người bắt đầu tạo trang web cho cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến

Năm 1994: Các công ty viễn thông cũng bắt đầu cung cấp các dịch vụ truy cập

Internet và việc truy cập vào World Wide Web cũng bắt đầu trở nên phổ biến hơn Số lượng máy chủ web vào năm 1994 này tăng lên đến 623 Cũng trong năm này, Tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) cũng được thành lập bởi Sir Tim Berners-Lee, đây là tổ chức nhằm đảm bảo rằng WWW sẽ tiếp tục phát triển

d).Các công nghệ cần thiết cho WWW hoạt động

HTML – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

HTML biết đến là ngôn ngữ xuất bản cho website, nó bao gồm khả năng định dạng tài liệu, liên kết với các tài liệu và tài nguyên khác Được biết, ban đầu HTML chỉ hỗ trợ các tài

Trang 24

liệu văn bản nhưng do được cải tiến vào năm 1990, chúng đã có khả năng xử lý được các frames, bảng và plugin

HTTP – Một giao thức truyền siêu văn bản

HTTP là công cụ cho phép các tài liệu HTML có thể truyền giữa các trình duyệt và máy chủ web thông qua Internet Sau 20 năm nghiên cứu và phát triển, HTTP đã được nâng cấp lên đến phiên bản 2.0, cho thấy giao thức này đáp ứng tốt như thế nào đối với sự phát triển của Website

URL (Uniform Resource Locators)

Có thể hiểu URL là một loại địa chỉ duy nhất cho mỗi tài nguyên trên web Đây cũng có thể là một địa chỉ của trang web hoặc tệp hình ảnh

Máy chủ Web Server

Ngoài rác công nghệ đặc biệt đã được nghiên cứu từ những ngày đầu, để WWW hoạt động thì cũng không thể thiếu máy chủ Web Server Đây là dạng một máy tính lưu trữ các tập tin có thể được truy cập thông qua Internet bằng việc sử dụng HTTP

e).Các ứng dụng của WWW ngày nay.

Hiện nay sự tồn tại của web đã phủ rộng khắp với các dịch vụ:

Web mail :Tiêu biểu về web mail có thể kể đến yahoo, gmail, hotmail,…

Web video :Tiêu biểu về web video trên thế giới có youtube, Dailymotion,…

Web social :Tiêu biểu về Mạng xã hội (web social) thì facebook, Pinterest, google plus, twitter…

Web search :Tiêu biểu về web tìm kiếm thì có Google, Bing, Yandex, Baidu, Cốc cốc,

Trang 25

Web storage :Tiêu biểu về web lưu trữ thì có: Dropbox, Google Drive, One Drive, Fshare, 4share, Flickr, Imgur, Photobucket,….

Web Blog :Tiêu biểu về web blog thì có: WordPress, Blogspot, Tumblr…

1.5.2.Dịch vụ thư điện tử (Electronic Mail)

a) Khái niệm.

Email (viết tắt của cụm Electronic Mail) có nghĩa là thư điện tử hoặc mọi người thường gọi là hộp thư điện tử Đây là phương tiện giúp chúng ta trao đổi thông tin thuận tiện trên không gian mạng giữa các thiết bị thông minh như Laptop, PC, Smartphone

Người dùng có thể gửi hoặc nhận mail vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày Hệ thống thư điện tử sẽ tự động lưu trữ và hỗ trợ chuyển tiếp nếu có yêu cầu

Quá trình thực hiện gửi thư điện tử.

b) Chức năng của dịch vụ thư điện tử.

Mở và xem danh sách các thư đã nhận và được lưu trong hộp thư

– Mở và đọc nội dung của một bức thư cụ thể

– Soạn thư và gửi thư cho một hoặc nhiều người

– Trả lời thư

– Chuyển tiếp thư cho một người khác.Ngoài ra ứng dụng thư điện tử còn được sử dụng làm marketing online hiệu quả Với một chiến dịch email marketing (dùng email để làm

Trang 26

marketing) kèm theo chiến dịch tối ưu hiệu quả Người dùng sẽ biến thư điện tử thành một kênh marketing chuyên nghiệp với chi phí bất ngờ nhất.

c).Ưu điểm của dịch vụ thư điện tử.

 Gửi, nhận email ngay tức thì

Trong khi hình thức gửi thư thông thường có thể mất đến 3-5 ngày thì dịch vụ thư điện

tử email sẽ được gửi ngay lập tức Chỉ cần một cú click chuột vào nút Gửi, email của bạn sẽ được chuyển đi mà không đợi chờ Tính năng gửi và nhận email nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian giao tiếp giữa hai bên Điều này không chỉ tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn tạo ra

sự thuận tiện, linh hoạt và tăng cường tính hiệu quả trong môi trường kinh doanh ngày nay

 Tiết kiệm chi phí

Các dịch vụ thư điện tử hiện nay thường có chi phí đăng ký khá phù hợp với đa dạng đốitượng người dùng Đối với doanh nghiệp, họ chỉ cần đầu tư một khoản chi phí nhỏ là đã có thể

sử dụng dịch vụ này dài hạn, có thể là theo tháng hoặc theo năm

 Dịch vụ được cung cấp bởi đơn vị uy tín

Ngày nay, có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thư điện tử nổi tiếng trên thị trường, đáng chú ý như Microsoft với Outlook, Google với Gmail… Những cái tên này là những đối tác quen thuộc mà người dùng thường xuyên gặp khi nói đến dịch vụ email cho doanh nghiệp Tuy nhiên, việc lựa chọn dịch vụ phù hợp còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể củatừng người dùng Mỗi dịch vụ mang đến những đặc điểm và tính năng riêng biệt, do đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng để chọn lựa giải pháp tốt nhất cho mình

 Tích hợp nhiều tính năng

Điều này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí đầu tư lớn liên quan đến cơ

sở hạ tầng, nguồn nhân lực, phát triển phần mềm… giúp tối ưu hóa nguồn lực và tài chính của mình

Trang 27

 Đồng nhất các nền tảng làm việc

Việc sử dụng chung một dịch vụ thư điện tử cho toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích đáng kể Quy trình làm việc sẽ trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn dođược thiết lập trước đó

Theo đó, nhân sự chỉ cần áp dụng và tuân thủ quy tắc đã được đặt ra, giúp họ hoàn thànhcông việc được giao một cách hiệu quả

Dịch vụ thư điện tử đã trở thành một sợi dây liên kết, kết nối tất cả các thành viên trong

tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động làm việc nhóm và tương tác linh hoạt Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả

 Tăng cường sự bảo mật

Những dịch vụ thư điện tử ngày nay đã trở thành nền tảng quan trọng cho việc giao tiếp trực tiếp với khách hàng và đối tác Tất cả các tài liệu quan trọng của doanh nghiệp đều có thể được lưu trữ an toàn, loại bỏ hoàn toàn việc in ấn và quản lý tài liệu giấy một cách tốn kém, phức tạp Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tận dụng sự kết hợp hoàn hảo với OneDrive của Microsoft 365 để lưu trữ an toàn trên nền tảng đám mây, giúp quản lý dữ liệu trở nên linh hoạt

và tiện lợi hơn

 Xây dựng thương hiệu

Khi mọi nhân sự đều sử dụng chung một dịch vụ thư điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tạo ấntượng mạnh mẽ đối với khách hàng và đối tác

Sự đồng nhất trong việc sử dụng công cụ này không chỉ giúp xây dựng thương hiệu mà còn tạo ra sự nhận biết rõ ràng về dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp

Việc này sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đạt được hiệu suất làm việc tối ưu từ dịch vụ thư điện tử đã chọn

Trang 28

d) Nhược điểm của dịch vụ thư điện tử.

Ngoài các ưu điểm nổi trội vừa nêu, dùng thư điện tử cũng có nhiều mặt hạn chế Khi sửdụng mail, các bạn cũng nên lưu ý đến những nhược điểm nhất định của nó

thống hơn là mail Nếu là người thuộc tuýp truyền thống, thì họ sẽ đánh giá bạn thiếu tôn trọng

và thành ý Bên cạnh đó, email không thể biểu lộ cảm xúc nên người nhận có thể hiểu sai toàn

bộ thông điệp mà bạn muốn hướng tới

virus Do đó, các bạn nên cẩn trọng khi mở thư điện tử từ những người xa lạ (yêu cầu bạn tải xuống tập tin đính kèm hoặc click vào đường dẫn nào đó)

các tin nhắn spam hoặc thư rác làm phiền Thậm chí, các bạn cũng có nguy cơ bỏ lỡ các mail quan trọng do thư rác tràn ngập hòm thư Các tin nhắn spam, mail rác hoặc mail quảng cáo sẽ gây khó chịu Bạn sẽ có ác cảm với email và không hứng thú dùng nữa

cấp dung lượng cho chúng ta dùng (miễn phí và có trả phí) Nếu bạn muốn lưu trữ thông tin dữ liệu vô hạn, thì bạn phải trả phí cho họ Nếu dùng miễn phí, thì bạn không thể nhận được mail

có dung lượng quá lớn, hoặc bạn phải xóa bớt mail do hộp thư quá tải

nhận mail Điều này càng dễ xảy ra khi địa chỉ mail gần giống nhau Vì chỉ cần nhập sai một ký

tự hoặc một con số thì thư điện tử sẽ đến sai người nhận

1.5.3 Dịch vụ thư điện tử Microsoft Outlook.

Microsoft Outlook là một trong những dịch vụ thư điện tử hàng đầu được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Với giao diện đơn giản và dễ sử dụng, Outlook mang lại trải nghiệm linh hoạt và hiệu quả cho người dùng

Trang 29

Phần mềm này đang được nhiều tổ chức lựa chọn sử dụng nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

 Sử dụng dịch vụ email với địa chỉ tên miền tùy chỉnh, mỗi thành viên sẽ được cung cấp một tài khoản cá nhân, giúp họ linh hoạt làm việc ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào

 Dung lượng lưu trữ lên đến 50GB bao gồm thư đến, thư đi, thư nháp và thậm chí

cả email spam

 Dịch vụ hỗ trợ lên lịch gửi thư nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng Khả năng thu hồi email bị lỗi đơn giản, chỉ cần vài bước thao tác cơ bản, mang lại trải nghiệm sử dụng thuận lợi và hiệu quả

 Thêm vào đó, tính năng danh bạ liên hệ hỗ trợ quá trình trao đổi nhanh chóng, và khả năng quản lý công việc cá nhân, đội nhóm, phòng ban một cách rõ ràng để hạn chế tình trạng trùng lặp thời gian

 Cuối cùng, dịch vụ cho phép tổ chức cuộc họp trực tuyến, kết nối với hơn 300 thành viên ở nhiều vị trí khác nhau

 Tích hợp nhiều ứng dụng tiện ích khác như Office, Teams, OneDrive,

SharePoint, Planner, Yammer… mang lại sự linh hoạt, hiệu suất làm việc và giao tiếp cao trong

tổ chức

Chi phí Hoàn toàn miễn phí Mức phí tùy theo gói đăng ký

và nhà cung cấp dịch vụĐối tượng sử dụng Chủ yếu là cá nhân Chủ yếu là các cơ quan, doanh

nghiệp và tổ chức

Trang 30

Tên miền Tên miền mặc định (theo yêu

cầu của nhà cung cấp dịch vụ)

Tên miền riêng (theo yêu cầu của công ty, đơn vị, tổ chức,

Dung lượng tập tin được

đính kèm trong mỗi email

gửi đi

Tình trạng mail

quảng cáo và spam

Có chèn quảng cáo Không chèn quảng cáo

Bảng 2 Sự khác nhau giữa email miễn phí và email trả phí 1.5.4 Các loại email được sử dụng phổ biến hiện nay.

-Email cá nhân :Email cá nhân là tài khoản mail dành cho từng cá nhân Đuôi mail

thường là dạng tên miền của nhà cung cấp dịch vụ như Gmail, Yahoo mail,…Trong công việc

và kinh doanh, nếu các bạn sử dụng mail cá nhân để làm việc thì tất cả dữ liệu thông tin của công ty sẽ nằm trên hộp thư này và rủi ro rò rỉ thông tin có thể xảy ra bất cứ lúc nào

-Email doanh nghiệp : Email doanh nghiệp là các tài khoản thường có đuôi mail gắn

liền với tên miền doanh nghiệp Công ty phải mua tên miền riêng để cấp cho các nhân viên

Ngày đăng: 13/01/2025, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tiểu luận, chỉnh sửa nội dung - Mạng internet và Đa phương tiện   hệ thống kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu  phân tích xu hướng sử dụng mạng và những thách thức trong tương la
Hình th ức tiểu luận, chỉnh sửa nội dung (Trang 2)
Bảng 1. Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức kết nối Internet. - Mạng internet và Đa phương tiện   hệ thống kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu  phân tích xu hướng sử dụng mạng và những thách thức trong tương la
Bảng 1. Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức kết nối Internet (Trang 22)
Bảng 2. Sự khác nhau giữa email miễn phí và email trả phí.     1.5.4. Các loại email được sử dụng phổ biến hiện nay. - Mạng internet và Đa phương tiện   hệ thống kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu  phân tích xu hướng sử dụng mạng và những thách thức trong tương la
Bảng 2. Sự khác nhau giữa email miễn phí và email trả phí. 1.5.4. Các loại email được sử dụng phổ biến hiện nay (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN