Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cầnthiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.. Như vậy mặc dù có nhiều quan điể
Trang 1
ĐỂ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
TRƯNG ĐI HC KINH T THNH PH H CH MINH
KHOA ĐO TO SAU ĐI HC
- Nguyễn Thị Ánh Mỹ - Phạm Quang Anh
- Nguyễn Thị Hồng Nhung - Đào Vũ Phương Linh
- Nguyễn Quang Kiên - Đào Thị Yến Nhi
- Trần Diệu Hương - Nguyễn Thị Mai Hương
- Nguyễn Lê Vũ - An Thị Anh Tú
- Lê Thị Mỹ Nương (Nhóm Trưởng)
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 4
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài: 5
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu: 5
1.3 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu: 5
1.4 Phạm vi nghiên cứu: 5
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu: 5
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1 Tổng quan về lạm phát 6
1.1 Khái niệm về lạm phát 6
1.2 Phân loại lạm phát 7
1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 7
1.4 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế 8
PHẦN II : THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 10
2 1 Giai đoạn 1986- 1993 10
Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát 10
2.1.2 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này 11
2.2 Giai đoạn 1994-1998 11
Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát 11
Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này 12
2.3 Giai đoạn 1999-2001 12
Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát 12
Những biện pháp nhằm nâng cao sức mua của các tầng lớp dân cư (tăng cầu) 14
2.4 Giai đoạn 2007 – 2008 15
Tình hình kinh tế và nguyên nhân lạm phát 15
Biện pháp cả gói về chống lạm phát của Việt Nam từ quý II năm 2008 16
2.5 Giai đoạn 2009 – nay 16
Tình hình kinh tế 16
Phần III: Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội: 19
3 Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội: 19
3.1 Giải pháp ngắn hạn: 19
3.1.1 Nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ: 20
3.1.2 Nhóm giải pháp về chính sách tài khóa: 21
3.1.3 Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng: 22
3.1.4 Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo 23
3.1.5 Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội 23
3.1.6 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền 23
3.2 Giải ph"p dài hạn: 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4LI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền kinh tếViệt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôinổi và cạnh tranh gay gắt, để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường,các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt nhữngvấn đề mới của nền kinh tế mới Bên cạnh vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn
đề nổi cộm khác trong nền kinh tế Điển hình là diễn biến của chỉ số lạm phát Trongnhững năm gần đây chỉ số lạm phát tăng cao cụ thể năm 2010 chỉ số lạm phát lên 11,75%
so với năm 2009 có tác động xấu đến các hoạt động kinh tế Chính phủ sẽ hành động nhưthế nào trong cuộc chiến chống lạm phát Tất cả những vấn đề đó đã thôi thúc Nhóm 4 đivào nghiên cứu đề tài “Phân tích thực trạng và giải pháp kiểm soát và kiềm chế lạmphát ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay”
Do trình độ và thời gian có hạn, trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn cònnhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của cô và các bạn để đề tàinghiên cứu được hoàn thiện hơn
Trang 51.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:
Lạm phát là biến số kinh tế quan trọng của không chỉ của một quốc gia nào Lịch sử
đã chứng minh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến sự phát triển kinh tế Thế giới Lạmphát có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế Sự tác động này làm cho diễn biến của chúngngày càng biểu hiện khó lường, gây khó khăn cho công tác kiểm soát vĩ mô nền kinh tế củaChính Phủ
Trước tình hình thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay thì vấn đề ổn định nền kinh
tế luôn là mục tiêu cấp thiết hàng đầu của các quốc gia Bởi vậy, nắm bắt được quy luật vềlạm phát sẽ giúp cho chính phủ các nước có những chính sách kinh tế phù hợp, tạo nên một
sự phát triển kinh tế ổn định và tích cực hơn
Lạm phát gia tăng là vấn đề cố hữu đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.Kiềm soát lạm phát luôn là mục tiêu được chính phủ ưu tiên Nên việc nghiên cứu và tìm racác biện pháp kiềm soát lạm phát sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế Việt Nam
1.2 Các mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát, tác động của lạm phát
Đánh giá tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây Đưa ra các ýkiến, đề xuất về các biện pháp kiểm soát lạm phát sao cho phù hợp với tình hình thực tế
1.3 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu:
Lạm phát là gì? Nguyên nhân nào gây ra lạm phát, những tác động của lạm phát Tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây có gì biến động? Cácbiện pháp cụ thể để kiểm soát lạm phát là gì?
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: lạm phát
Thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn hiện nay
Không gian nghiên cứu: nền kinh tế Việt Nam
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu:
Bằng việc đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu lạm phát cùng với việc đề ra các biệnpháp kiểm soat lạm phát, Nhóm 4 mong muốn góp chút công sức để người đọc có cái nhìnsâu sắc hơn về nền kinh tế Việt Nam
Trang 6Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiềngiảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá
ít hơn so với năm trước
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát
Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: lạm phát biểu thị sự tăng lên trong mức giá
cả chung Theo ông thì lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng- giá bánh
mì, dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng
Milton Friedman cho rằng: lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài.CònMác viết trong bộ tư bản rằng: lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông các tờgiấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt Ông cho rằng lạm phát luôn đồng hành cùng với chủnghĩa tư bản, ngoài việc bóc lột chủ nghĩa tư bản bằng giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản còngây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tếcủa người lao động giảm xuống
Vậy lạm phát là gì ? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cầnthiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt Lạmphát có những đặc trưng là :
- Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bịmất giá
- Mức giá chung tăng lên
Như vậy mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát nhưng các nhà kinh tếđều thống nhất “lạm phát là một sự tăng lên của giá cả một cách liên tục và khi lạm phát xảy
ra thì có sự dư thừa tiền trong lưu thông” Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên liên tục của
mức giá trung bình theo thời gian.
1.1.2 Lạm phát được tính như thế nào?
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượnglớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thuthập bởi các tổ chức Nhà nước)
Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ sốgiá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm Tỷ
lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ sốnày phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụthuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ
Trang 7biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một sốlượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trảcho các dịch vụ y tế , được mua bởi "người tiêu dùng thông thường".
1.2 Phân loại lạm phát
Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau Chúng được phân thành bacấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát
- Lạm ph"t vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được
Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số ( < 10% một năm) Khi giá tương đối ổn định, mọingười tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trongvòng một tháng hay một năm Mọi người sẵn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trịtính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa
- Lạm ph"t phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 999% được gọi là lạm phát 2 hoặc
3 con số Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặtmọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày Mọingười thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ Thị trường tài chính không ổn định ( do vốnchạy ra nước ngoài)
- Siêu lạm ph"t : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm.ở bốn con số hàng năm trởlên Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc Không có điều gì là tốt khi nền kinh tếrơi vào tình trạng siêu lạm phát Người ta thường ví siêu lạm phát như căn bệnh gây ung thưchết người Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổihàng tiền không còn làm được chức năng trao đổi Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát
đã từng xảy ra ở Đức 1923 với tỷ lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với12.000%/năm)
1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát.
mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầukéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng(giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéotheo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng Trong khi đó, nguồn cung trong nước
do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạmphát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo 1.3.2 Lạm ph"t do chi phí đẩy: nếu có một cú sốc về tổng cung (chi phí sản xuấttăng lên) làm cho đường AS dịch chuyển lên trên dẫn đến giá tăng, sản lượng giảm.Phổ biếnnhất là sự tăng của giá xăng, thép… Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, cácsản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh.Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90%GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước
Đồ thị dưới sẽ minh hoạ cho 2 trường hợp trên
Trang 8Hình 2.1 Mô hình tổng cung và tổng cầu
trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước;hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cholượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát
1.3.4 Lạm ph"t do dự kiến: lạm phát do dự kiến là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi
người dự kiến nó sẽ tiếp tục trong tương lai Tỷ lệ này thường được đưa vào các hợp đồngkinh tế, các kế hoạch hay các thoả thuận khác Và chính vì mọi người đều đưa tỷ lệ lạm phátvào các hoạt động của mình nên cuối cùng nó trở thành hiện thực Một ví dụ cụ thể của hiệntượng lạm phát do quán tính là khi nền kinh tế có lạm phát cao, mọi người có xu hướng chỉgiữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu để chi tiêu hàng ngày, họ đem tiền đổi lấy các loại tiềnmạnh khác, vàng hay các loại hàng hóa để tích trữ giá trị, làm tăng lượng tiền lưu thông trênthị trường, càng làm đồng tiền mất giá và tăng lạm phát
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác liên quan đến xuất nhập khẩu, do thiêntai…
1.4 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát có lợi không và nó có thể gây ra những tác động gì tới nền kinh tế? Có thểnói lạm phát tác động đến từng cá nhân, từng doanh nghiệp và cả chính phủ Lạm phát có thểlàm sụp đổ cả một nền kinh thế vững mạnh cũng như có thể giúp cho một nền kinh tế đi lênnếu biết cách kiềm chế và giữ cho nó ở mức ổn định Nói chung lạm phát có cả điểm mạnh
và điểm yếu
Ảnh hưởng tích cực: lạm phát ở mức độ vừa phải có tác động tích cực đến sự
phát triển của nền kinh tế xã hội Khi lạm phát vừa phải xảy ra nó làm cho đồng nội tệ mất
Trang 9giá nhẹ so với đồng ngoại tệ Đây là một lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xuâtkhẩu hàng hóa, tăng thu ngoại hối, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển…
Ảnh hưởng tiêu cực: bên cạnh những tác động tích cực của lạm phát thì lạm
phát cũng có những tác động không tốt nếu lạm phát ở mức độ quá cao (lạm phát phi mã vàsiêu lạm phát)
Ảnh hưởng đến đời sống của c"c tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những người
làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát trongcơn bão tăng giá Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn.Đời sống dân cư ngày càng trở nên khó khăn Ảnh hưởng đến sự phân phối lại thu nhập vàcủa cải: do tác động của lạm phát làm mất cân đối giữa nợ và tài sản mà những người laođộng sống bằng tiền lương thì tiền lương thực tế giảm trong khi mức giá cả tăng lên làm chonền kinh tế suy giảm
Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu
tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất củamình Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn
Ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính Nhà nước: lạm phát làm cho nguồn thu ngân
sách Nhà nước ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách ngày càng tăng
Trang 10PHẦN II : THỰC TRNG KIỂM SOÁT LM PHÁT Ở VIỆT
NAM
2 1 Giai đoạn 1986- 1993
Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát
Kinh tế Việt Nam từ những năm 1986 đến nay đã trải qua sự biến đổi sâu sắc : từ nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trưòng theo định hướng Xã hội chủ nghĩa; từtăng trưởng thấp những năm 80 sang tăng trưởng cao những năm 90; khủng hoảng rối loạnsang ổn định và phát triển
Năm 1985, Gorbacher đã lên nắm chính quyền tại Liên Xô, cùng với sự sụp đổ củacác nước Đông Âu cũ, Việt Nam bị cắt giảm nguồn viện trợ từ nước ngoài và đến năm 1991thì bị cắt hẳn Do đó, nguyên vật liệu đầu vào như sắt thép, dầu hoả, máy móc thiết bị ViệtNam hoàn toàn phải mua với giá cao làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh Lạm phát chi phíđẩy xảy ra
Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra, càng đẩy các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn và
để hỗ trợ nền sản xuất trong nước, đặc biệt là các xí nghiệp quốc doanh, Chính phủ Việt Namlại in thêm tiền làm tăng mức cung ứng tiền trong nền kinh tế lại dẫn đến lạm phát tiền tệ ,điều đó càng đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao
Đồng thời năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải cách giá, tiền lương, tiền mà đỉnhcao là sự kiện đổi tiền vào tháng 9 và lạm phát cũng bùng nổ ngay sau đó Năm 1986 chúng
ta đã rơi vào tình trạng siêu lạm phát với ba chữ số 775% vào năm 1986 trong khi đó tăngtrưởng kinh tế chỉ ở mức 2,33%
Đến năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5% và đầu năm
1988 một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hoá, lương thực, vàng và đô la càng nhiều
vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn đến lạmphát cầu kéo, với tỉ lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chỉ là 3,78%
Từ năm 1989 đến năm 1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mứctăng 67% liên tiếp trong hai năm 1990 và 1991, phải từ năm 1992 trở đi tình hình mới lắngdịu và tạm ổn định cho đến năm 1995
Như vậy, trong giai đoạn này lạm phát xảy ra ban đầu là do chi phí đẩy, sau đó là dotăng mức cung ứng tiền, năm 1987 lại là lạm phát chi phí đẩy, tiếp tục sau đó lạm phát cầukéo xảy ra
Trang 112.1.2 Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này
Theo bảng trên chúng ta thấy tình hình kinh tế của nước ta từ năm 1988 đã có nhữngbước khả quan hơn, lạm phát đã giảm từ mức siêu lạm phát xuống còn hai chữ số, đặc biệt từnăm 1992 giảm xuống 17,6% và đến năm 1993 tỉ lệ lạm phát giảm xuống một chữ số là5,2% Điều này cho thấy nước ta đã có những biện pháp tương đối có hiệu quả để kiềm chế
và kiểm soát lạm phát cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
a Chính sách tiền tệ
Chính sách về lãi suất:thực hiện chính sách lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suấtdanh nghĩa-tỉ lệ lạm phát ), tức là nâng lãi suất tiết kiệm lớn hơn tỉ lệ lạm phát nhằm thu hồilượng tiền trong lưu thông về
Lúc này cách giải quyết thất nghiệp ở nước ta là NHNN từng bước giảm dần lãi chovay thông qua việc giảm dần lãi huy động từ 12% xuống 9% rồi 6%/năm; 1,4% xuống 0,9%rồi 0,85%/ tháng
Chính sách về tỉ giá hối đoái: NHNN có bước tiến quan trọng trong điều chỉnh tỉ giáhối đoái cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Tỉ giá hối đoái trước đây chỉ sử dụng chomực đích kế toán chứ không phản ánh đúng các khoản chi phí thực tế Việc áp dụng tỉ giá hốiđoái thực tế đã làm cho người dân không còn tích trữ hàng hoá , vàng, đô la mà bắt đầu tíchluỹ bằng đồng nội tệ
Từ năm 1990, NHNN đã cải cách mạnh mẽ việc xây dựng và điều hành chính sáchtiền tệ Đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với mức tiêu tăngtrưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát
b Chính sách tài chính
Giảm chi tiêu của Chính phủ
Các đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn không hiệu quả bị giải thể Kết quả là chi tiêucủa Chính phủ đã giảm nhiều, tổng cầu giảm, giá cả giảm, lạm phát giảm xuống
Giảm lượng tiền cung ứng cho thâm hụt ngân sách
Bắt đầu từ năm 1991, thâm hụt ngân sách được trang trải bằng cách phát hành tráiphiếu thay vì in thêm tiền như trước đây Vì thế, mức cung ứng tiền giảm xuống, lạm phátcũng giảm đi Năm 1992 tỉ lệ lạm phát chỉ là 17,6% so với năm 1991, đặc biệt là năm 1993chỉ còn lại là 5,2%
2.2 Giai đoạn 1994-1998
Vào năm 1993, mặc dù lạm phát đã giảm xuống một chữ số nhưng những tiến bộ vượtbậc đó đã không thể duy trì được và củng cố bằng những chính sách tài chính và chính sáchtiền tệ thận trọng nên đến năm 1994 tỉ lệ lạm phát lại tăng lên mức 14,4%
Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát
Tình hình kinh tế trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể, vì vậy lạm phátxảy ra đã phản ánh được hậu quả tất yếu của tình hình lúc bấy giờ
Trước hết, lạm phát xảy ra là do hiện tượng cầu kéo: Đến năm 1993, cùng với việcđầu tư nước ngoài tăng cao (tăng 85,6% so với năm 1992) là việc các hãng nước ngoàichuyển lợi nhuận về nước, do đó cầu ngoại tệ tăng cao làm cho giá USD tăng, đồng tiền ViệtNam bị giảm giá từ 10.600 đồng/1USD vào năm 1993 đến 11.050đồng/1USD năm 1995.Điều này tác động làm cán cân thương mại được cải thiện, do đó, tổng cầu trong nền kinh tếtăng
Trang 12Đồng thời năm 1998 Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thông qua tương đốithông thoáng khiến cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh.
Chi tiêu của Chính phủ trong thời gian này cũng tăng mạnh, trong đó có chi thườngxuyên và chi cơ bản Cụ thể là:
Cải cách chế độ tiền lương, trợ cấp đối với các đối tượng chính sách xã hội Đồng thờitrợ cấp cho các đối tượng bộ đội chuyển ngành và nghỉ, trợ cấp thôi việc cho một số cán bộcông nhân viên chức do một số cơ quan nhà nước đóng cửa vì không thể thích ứng được với
cơ chế thị trường đồng thời chi thường xuyên của ngân sách tăng nhanh
Cũng từ năm 1992-1994, ngân sách nhà nước chi cho đường dây cao áp 500KV chiếmphần lớn chi tăng thêm cho xây dựng cơ bản
Từ năm 1993-1995 đầu tư xã hội tăng mạnh, trong đó có đầu tư vào xây dựng cơ sở
hạ tầng để phục vụ cho nền kinh tế mới phát triển Tất cả những điều này đẩy đường tổng cầulên cao, làm giá cả tăng cao Lạm phát thời kỳ này xảy ra còn do chi phí đẩy: Vào thời kỳnày, giá cả một số mặt hàng được điều chỉnh như giá xi măng, giá điện, giá xăng, làm cho chiphí đầu vào tăng mạnh, cung giảm, đẩy giá cả lên cao, gây lên lạm phát chi phí dẩy
Các biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này
Trong giai đoạn này, các chính sách tiền tệ mà NHNN áp dụng để nhằm kiềm chế vàkiểm soát lạm phát đều nhằm mục đích giảm mức cung tiền tệ Cụ thể NHNN đã áp dụngmột số các biện pháp sau đây:
Một là: NHNN đã bán trái phiếu, tín phiếu gần 2000 tỷ VNĐ kỳ hạn 2-3 tháng màngười mua là các ngân hàng thương mại(NHTM) đồng thời cũng để khuyến khích cácNHTM tích cực huy động vốn
Hai là: NHNN hạ mức tín dụng và kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng tái cấp vốnđối với các NHTM và hạn mức của NHTM đối với nền kinh tế
Ba là: buộc các TCTD phải thực hiện dự trữ bắt buộc mở rộng, năm 1995 quy địnhtiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỉ lệ dự trữ bắtbuộc áp dụng cho tất cả các TCTD là 10% cho các loại tiền gửi dưới một năm, và trong cơcấu tièn gửi bắt buộc phải có 70% gửi tại NHNN vàcác TCTD phải thường xuyên duy trì đầy
đủ số tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN theo từng ngày, kiên quyết xử phạt đối với nhữngTCTD không chấp hành theo quy định này
Bốn là: Tăng cường quản lý ngoại hối NHNN điều hành tốt việc cung ứng tiền phục
vụ cho mục tiêu mua bán ngoại tệ nên nhìn chung tỉ giá ngoại tệ ổn định, cầu giả tạo về ngoại
tệ, vàng, một số mặt hàng khác giảm xuống làm cho nhiều mặt hàng giảm xuống, lạm phátđược kiểm soát
Năm là: nâng lãi suất chiết khấu làm giảm việc vay của các NHTM
Tất cả đều làm mức tăng cung tiền tệ bị hạn chế mạnh mẽ và lãi suất tăng lên, chi tiêugiảm, cầu giảm, giá cả giảm
Đồng thời NHNN còn áp dụng một số biện pháp khác, nhờ vậy tốc độ lạm phát đãgiảm xuống từ 12,7% năm 1996 xuống còn 4,6% năm 1997 và 3,65 năm 1998
2.3 Giai đoạn 1999-2001
Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm chonước ta chịu sức ép ngày càng tăng Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua