Thách thức trong thời đại mới của Internet và Multimedia

Một phần của tài liệu Mạng internet và Đa phương tiện hệ thống kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu phân tích xu hướng sử dụng mạng và những thách thức trong tương la (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG SỬ DỤNG MẠNG

4.2. Lợi ích và rủi ro của mạng Internet và đa phương tiện

4.2.2 Thách thức trong thời đại mới của Internet và Multimedia

a). Thông tin giả mạo và sai lệch:

Lan truyền nhanh chóng: Tin giả, thông tin sai lệch có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến quyết định của mọi người.Việc đưa ra những thông tin không chính xác, bịa đặt không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân hay tập thể mà có thể là toàn xã hội.

Khó phân biệt: Việc phân biệt thông tin đúng và sai ngày càng khó khăn, đặc biệt đối với người dùng không có kỹ năng đánh giá thông tin.Việc một thành phần nào đó không phân biệt được đúng sai đưa ra những lời nhận xét khó nghe thậm chí là bôi nhọ, sỉ nhục điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý mà còn là thể xác của con người.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền Thông Chỉ trong năm 2020, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, 14.000 chuyên trang Facebook; hơn 80 kênh YouTube chống phá với tần suất cao, khoảng trên 54.000 video vi phạm thường xuyên tán phát tin giả có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, xử phạt hành chính hơn 1.000 đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin chưa chính xác về dịch COVID-19. Nhìn chung vào số liệu ở trên con số đó không chỉ dừng lại ở[3]

đó nó còn có thể lớn hơn gấp nhiều lần do đó cần có những phương án hay biện pháp đưa đến cho mọi người.Dưới đây là những ví dụ điển hình cho thấy tin giả không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia mà đã trở thành hiện tượng toàn cầu.

Các thông tin sai lệch về sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra tại Hà Tĩnh đã kích động hàng ngàn người tham gia biểu tình; Tin giả liên quan đến Luật An ninh mạng và

Dự luật Đặc khu đã dẫn đến các cuộc biểu tình tại Bình Thuận và Bình Dương. Những thông tin không chính xác này đã làm tăng nguy cơ mất an ninh trật tự. Hay như mới đây, lợi dụng sự phức tạp của tình hình dịch COVID-19, nhiều đối tượng đã tung tin giả về chính sách của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống COVID-19; Tin giả liên quan đến "sư Thích Minh Tuệ"

để khuếch trương và tạo ra sự hỗn loạn xã hội. Sự kiện này đã thu hút hàng ngàn người tụ tập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự và sức khỏe cộng đồng. Thông tin sai lệch liên quan đến Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy sự lạm dụng mạng xã hội để phát tán thông tin không chính xác.

b). An ninh mạng:

Với tình trạng thời đại công nghệ số ngày càng phát triển thì không thể tránh khỏi việc bị rò rỉ thông tin cá nhân: Nguy cơ bị hacker tấn công, đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng ngày càng tăng.Virus, malware: Các loại virus, phần mềm độc hại tấn công vào hệ thống máy tính, gây thiệt hại về dữ liệu và tài chính. nhiều doanh nghiệp với các lĩnh vực khác nhau như chính trị, năng lượng, vận tải,ngân hàng,.. kết nối cao với dịch vụ khách hàng và điều hành các hoạt động kinh doanh nếu xảy ra các cuộc tấn công mạng , các dữ liệu đều bị đánh cấp , xóa bỏ , và những thiệt hại về chi phí điều đó đem lại những tổn thất vô cùng nghiêm trọng không chỉ đến tập thể mà có thể là cả quốc gia.

Với con số đáng báo động trên thế giới thì Việt Nam cũng không tránh khỏi việc bị tấn công vào an ninh mạng ,Trong 6 tháng đầu năm 2019 Bộ Công an đã phát hiện trên 2.500 trang tin, cổng thông tin điện tử tên miền quốc gia Việt Nam bị tấn công; hàng trăm ngàn máy tính bị nhiễm mã độc. Đáng lưu ý, Việt Nam xếp thứ 4 trong Top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma botet. [4]

c).Tội phạm mạng

Lừa đảo trực tuyến: Các ai hình thức lừa đảo trực tuyến ngày a tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản nhắm đến nhiều đối tượng khác nhau từ người cao tuổi , sinh viên, trẻ em đến

công nhân , nhân viên văn phòng.Với các hình thức lừa đảo tinh vi như lừa đảo thông qua lĩnh vực dịch vụ viễn thông, tài chính ngân hàng,nền tảng OTT, kêu gọi đầu tư và cuối cùng là tuyển cộng tác viên qua các sàn thương mại điện tử thì Việt nam cũng không thể tránh khỏi việc bị nhắm đến. Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang thông tin, năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP.Tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Theo thống kê, 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính. 73%

người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo.[5]

Bạo lực mạng: Bắt nạt trực tuyến, quấy rối, đe dọa trên mạng xã hội đang trở thành vấn đề nghiêm trọng.Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được năng giải, đó không đơn giản chỉ là những lời nói vu vơ trên mạng mà đó chính là con “dao hai lưỡi” gián tiếp mang đến tổn thương không chỉ về mặt tâm lý của con người mà có thể dẫn đến chết người.Thống kê từ trang web BroadbandSearch cho thấy có đến 36,5% người được khảo sát cho biết bản thân đã từng bị bắt nạt trực tuyến trong đời, 60% trẻ vị thành niên từng trải qua việc bị bắt nạt trực tuyến và 87% người trẻ từng chứng kiến hành vi bắt nạt trực tuyến.Đó là một con số vô cùng lớn cho thấy xã hội sẽ phải đối mặt với những làn sóng kéo dài dai dẳng.[6]

Tại Việt Nam, bạo lực mạng cũng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và có chiều hướng ngày càng gia tăng, hậu quả ngày càng nghiêm trọng.Các hành vi bạo lực mạng đã và đang vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người và nhìn rộng ra, đây cũng là một tác nhân hủy hoại những giá trị văn hóa cơ bản của các xã hội. Dễ thấy bạo lực mạng đang trực tiếp xâm phạm quyền riêng tư và quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân của mỗi người.Cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. 21% những người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối[7].

d). Nghiện mạng:

-Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nghiện mạng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe việc bạn ngồi nhiều giờ đồng hồ để xem những thông tin trên Internet như mắt, cột sống, rối loạn giấc ngủ.Nhưng không chỉ đơn giản là những căn bệnh có thể chữa được nó có thể dẫn đến những căn bệnh như trầm cảm,rối loạn lo âu hơn thế nữa là bệnh tâm thần.

-Giảm tương tác xã hội: Người nghiện mạng thường ít giao tiếp với người thân, bạn bè trong đời thực.Việc có thể dành nhiều tiếng để chơi game ,xem phim trên mạng lâu dài dẫn đến việc nghiện, cùng với hỗ trợ của các ứng dụng nói chuyện qua mạng càng làm cho con người ít tương tác với nhau hơn.Lâu ngày có thể dẫn đến chứng sợ xã hội.

e). Bảo vệ bản quyền:

-Vi phạm bản quyền: Việc chia sẻ, sao chép trái phép tác phẩm nghệ thuật, phần mềm gây thiệt hại cho người sáng tạo.Sự phát triển của khoa học công nghệ và tiện ích của môi trường mở là điều kiện thuận lợi để các đối tượng có ý đồ xấu thực hiện mục đích trục lợi bằng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối với hoạt động xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, hiện nay trên không gian mạng có khoảng hơn 200 website cung cấp nội dung có dấu hiệu vi phạm bản quyền về phim số, nhạc số, truyện tranh, chương trình truyền hình… có giao diện tiếng Việt.

-Khó quản lý: Việc quản lý và bảo vệ bản quyền trên môi trường số gặp nhiều khó khăn.Việc vi phạm bản quyền là phong phú, dễ dàng và xuyên quốc gia, đó đó các đối tượng dễ dàng tải về các nội dung đã đăng kí bản quyền có giá trị cao.

f).Khoảng cách kỹ thuật số:

-Bất bình đẳng: Không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận Internet và các công nghệ số, tạo ra khoảng cách kỹ thuật số giữa các nhóm người.

-Hạn chế cơ hội: Khoảng cách kỹ thuật số có thể hạn chế cơ hội học tập, làm việc và phát triển của một bộ phận dân số.

Một phần của tài liệu Mạng internet và Đa phương tiện hệ thống kết nối và chia sẻ thông tin toàn cầu phân tích xu hướng sử dụng mạng và những thách thức trong tương la (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)