Năng lượng hóa học ở dạng thế năng được tìm thấy nhiều nhất trong các nguồn than đá hoặc khí tự nhiên, khi chúng ta đốt các dạng nguồn nhiên liệu này trong các nhà máy điện thì sẽ tạo th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
-*** -BÀI TIỂU LUẬN MÔN : NĂNG LƯỢNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Đề tài:
Phân tích xu hướng dịch chuyển năng lượng của thế giới và của Việt Nam Thể hiện ý tưởng và quan điểm cá nhân về sự chuyển dịch năng lượng.
GVHD: Nguyễn Tuấn Anh Sinh viên: Bùi Trần Hoàng Anh
Lớp học phần: D18DT&KTMT3
Trang 2HÀ NỘI,Ngày 19 tháng 6 năm 2024
A LỜI MỞ ĐẦU
Trong gần 35 năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ phát triển nhanh
ở châu Á với tỷ lệ tăng trưởng GDP hơn 6%/năm, trong đó, ngành năng lượng đóng vai trò quan trọng Việc tiếp cận với nguồn năng lượng ổn định
và có chi phí thấp là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế Với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, an ninh năng lượng được coi
là trụ cột trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Đứng trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng gia tăng, trong khi nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt Do vậy, chúng ta cần có lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình năng lượng trong tương lai
Và đó cũng chính là vấn đề của thế giới vì vậy quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng, nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải khí nhà kính và tìm kiếm các giải pháp năng lượng bền vững Thế giới đang dần chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối Các công nghệ mới như pin lưu trữ năng lượng và lưới điện thông minh cũng đang được phát triển và áp dụng rộng rãi, giúp sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và bền vững hơn Trong quá trình hội nhập và phát triển Việt Nam đã và đang tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ và bền vững Vì vậy em đã chọn đề tài ”Phân tích xu hướng dịch chuyển năng lượng của thế giới và của Việt Nam Thể hiện ý tưởng và quan điểm cá nhân về sự chuyển dịch năng lượng” làm đề tài cho cuốn tiểu luận của mình
Trang 3B NỘI DUNG
I, Khái niệm, vai trò và một số vấn đề về năng lượng
1 Khái niệm năng lượng
Năng lượng được định nghĩa là khả năng để thực hiện một hành động hoặc công việc nói chung Trên thực tế, loài người luôn tìm cách để chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, sau đó sử dụng chúng để thực hiện các công việc hoặc hành động khác nhau Chẳng hạn như con người thường xuyên sử dụng năng lượng để đi bộ, đạp
xe, hoặc dùng năng lượng để tháp sáng bóng đèn, hoặc dùng năng lượng để chạy các máy móc, thiết bị sản xuất, vv… Năng lượng thường được chia ra thành 6 dạng: nhiệt, ánh sáng, chuyển động, điện, hóa học, hấp dẫn Các dạng này thường được phân thành hai nhóm đó là thế năng và động năng và chúng thường xuyên được chuyển đổi cho nhau Chẳng hạn như con người ăn thực phẩm, trong thực phẩm có chứa năng lượng hóa học, năng lượng hóa học này sẽ được lưu trữ ở trong cơ thể con người dưới dạng thế năng cho đến khi người đó sử dụng năng lượng này để tiến hành một hành động cụ thể, lúc này năng lượng hóa học đã được chuyển thành động năng Năng lượng hóa học ở dạng thế năng được tìm thấy nhiều nhất trong các nguồn than đá hoặc khí tự nhiên, khi chúng ta đốt các dạng nguồn nhiên liệu này trong các nhà máy điện thì sẽ tạo thành động năng dưới dạng năng lượng nhiệt và năng lượng điện
2 Vai trò của năng lượng
Năng lượng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều mặt của cuộc sống và phát triển của con người Dưới đây là một số vai trò chính của năng lượng:
- Phát triển kinh tế: Năng lượng là yếu tố cơ bản không thể thiếu cho phát triển kinh tế của một quốc gia Các ngành công nghiệp, đô thị hóa, nông nghiệp hiện đại đều phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng để hoạt động
- Sự sống hàng ngày: Năng lượng cung cấp điện, sưởi ấm, làm mát và các dịch vụ cần thiết khác cho các hộ gia đình và các công trình công cộng Điện năng và nhiên liệu là
cơ sở cho hoạt động hàng ngày của con người
- An ninh năng lượng: Các quốc gia cần đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định
và đa dạng để đối phó với biến động giá cả và sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ các nước khác
Trang 4- Bảo vệ môi trường: Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng giúp giảm thiểu tác động xấu lên môi trường, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
- Sự phát triển bền vững: Sử dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng là chìa khóa cho sự phát triển bền vững, giúp tăng cường sự bền vững của kinh tế và xã hội
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Năng lượng sạch và đáng tin cậy giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bằng cách cung cấp các dịch vụ cơ bản và cơ hội phát triển
- Đổi mới công nghệ: Năng lượng là động lực để nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực công nghệ năng lượng, từ đó giúp tăng cường sức cạnh tranh quốc gia và quốc tế Tóm lại, năng lượng không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là cơ sở của sự phát triển toàn diện của xã hội, văn minh và kinh tế của mỗi quốc gia và toàn cầu Việc quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21
3 Tại sao thế giới cần chuyển dịch năng lượng?
- Giảm thiểu tác động môi trường
Năng lượng hóa thạch, như than, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, đã là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu năng lượng toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua Tuy nhiên, việc đốt cháy các nhiên liệu này đã dẫn đến việc phát thải lượng lớn khí carbon dioxide (CO2)
và các chất gây ô nhiễm khác vào không khí Các khí thải này là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Ví dụ, theo dữ liệu của Ủy ban Điều chỉnh Biến đổi Khí hậu Liên hiệp quốc (IPCC), nồng độ CO2 trong không khí đã tăng lên mức chưa từng có trong 800,000 năm qua
Chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió có thể giảm thiểu tác động môi trường một cách đáng kể Ví dụ, các hệ thống điện mặt trời
và điện gió không chỉ không phát thải CO2 trong quá trình sản xuất điện mà còn giảm thiểu sự rò rỉ và ô nhiễm mà các loại nhiên liệu hóa thạch thường gây ra trong quá trình vận chuyển và xử lý
- Bảo vệ an ninh năng lượng
Trang 5Phụ thuộc quá mức vào các nguồn năng lượng hóa thạch từ các quốc gia xuất khẩu có thể tạo ra rủi ro lớn cho an ninh năng lượng của một quốc gia Ví dụ, nhiều nước hiện nay phải nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ các vùng địa lý chính như Trung Đông hoặc Nga Một thay đổi đột ngột trong chính sách hoặc tình hình quốc tế có thể dẫn đến sự
cố tài nguyên hoặc đơn giản là tăng giá năng lượng đột biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và sự ổn định xã hội
Chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không ổn định Ví dụ, Đức đã đầu tư mạnh vào năng lượng gió và mặt trời và đạt được tỷ lệ năng lượng tái tạo cao trong tổng sản lượng điện, giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và than đá từ các nước hàng xóm
- Cải thiện sức khỏe con người
Việc sử dụng năng lượng hóa thạch không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường mà còn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người Các khí thải từ lò hơi, nhà máy điện và phương tiện giao thông không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn là nguyên nhân chính của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh về hô hấp và tim mạch Ví dụ, nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng khoảng 7 triệu người chết mỗi năm do các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí
Chuyển dịch sang sử dụng năng lượng sạch như điện mặt trời và điện gió sẽ giảm thiểu lượng khí thải độc hại này, cải thiện chất lượng không khí và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường cho người dân
- Khả năng tái tạo và bền vững
Năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối là các nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt và có thể tái tạo lại mà không gây hại đến môi trường Việc sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho thế hệ hiện tại và tương lai
Ví dụ, các dự án điện mặt trời lớn ở Sahara có thể sản xuất năng lượng đủ để cung cấp điện cho toàn bộ châu Phi, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm và phát triển kinh tế cho các khu vực nghèo khó
- Kinh tế và sự phát triển bền vững
Đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ sạch không chỉ giúp giảm thiểu chi phí về điều trị sự ô nhiễm mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới Ví dụ, ngành
Trang 6công nghiệp điện mặt trời và điện gió đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động trên toàn cầu
Đức là một trong những ví dụ điển hình, nơi mà ngành công nghiệp năng lượng tái tạo
đã tạo ra hơn 300,000 việc làm mới và trở thành một trong những lực lượng chủ đạo của nền kinh tế quốc gia
- Kết luận
Chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ là một nhu cầu mà còn là một
cơ hội để cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững toàn cầu Việc đầu tư và hành động ngay bây giờ sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả thế hệ hiện tại và tương lai
II, Xu hướng dịch chuyển năng lượng của thế giới và Việt Nam
1 Xu hướng dịch chuyển năng lượng của thế giới
Hiện nay, xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp Trước các động lực môi trường và kinh tế - xã hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng ngày càng nhanh chóng trên thế giới, với nhiều cường quốc tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi, các ngành công nghiệp đã và vẫn rất nhiều trước những cơ hội và thách thức của quá trình chuyển đổi năng lượng Một ví dụ điển hình là lĩnh vực giao thông vận tải với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất xe điện Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, khí đốt vẫn đóng vai trò quan trọng là nguồn năng lượng trung gian, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch Năng lượng khí dự kiến sẽ
có xu hướng tăng trưởng trong tương lai vì nó được coi là ổn định hơn và góp phần giúp hệ thống điện hoạt động trơn tru hơn so với năng lượng tái tạo biến đổi Thêm vào đó là sự phát triển của thị trường lao động Khi nhu cầu năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch dần dần chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, sự thay đổi này sẽ tác động đến việc làm và sự dịch chuyển lực lượng lao động của ngành này sang ngành khác Người ta dự đoán rằng nếu các quốc gia đáp ứng cam kết của mình thì đến năm 2030, sẽ có 10,3 triệu việc làm ròng được tạo ra trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và các ngành liên quan Con số này có thể đạt tới 22,7 triệu việc làm ròng nếu các quốc gia được đặt trong bối cảnh đạt được mức phát thải ròng bằng 0 Người lao
Trang 7động làm việc trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng
nề nhất bởi quá trình chuyển đổi năng lượng Người ta ước tính khoảng 9,5 triệu việc làm trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch sẽ bị ảnh hưởng Tuy nhiên, số lượng việc làm
bị mất trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn có thể được bù đắp bằng các việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Vấn đề ở đây là một bộ phận người lao động sẽ không đáp ứng được độ tuổi hoặc kỹ năng cần thiết cho quá trình chuyển dịch
2 Xu hướng dịch chuyển năng lượng của Việt Nam
a Chuyển dịch năng lượng là vấn đề cấp thiết và tất yếu
Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới Trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng giảm thì Thái Lan lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá phức tạp Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên Một thách thức lớn đối với Việt Nam là phát triển đủ nguồn cung cấp năng lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển, đồng thời đảm bảo vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng xảy ra trên khắp châu Á Biến đổi khí hậu và hiện trạng tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới đã tạo ra sự chuyển dịch toàn cầu về triết
lý phát triển, môi trường thể chế, quan điểm chính trị dẫn đến những thay đổi đáng
kể trên mọi lĩnh vực của đời sống và quá trình sản xuất của các quốc gia, các ngành Hơn nữa, nguồn nhiên liệu hóa thạch không được phân bố đồng đều trên Trái đất, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các nước nghèo tài nguyên trong việc tiếp cận nguồn nhiên liệu cho sự phát triển của mình Sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài sẽ tác động đến các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước Sự dịch chuyển này được giải thích là do hiện tượng trái đất nóng lên do ảnh hưởng của khí nhà kính, trong đó thành phần chính là CO2 (65%); 74,1% lượng khí thải CO2 đến từ ngành năng lượng, trong
đó có ngành điện, giao thông, sản xuất và xây dựng Sau Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 27) Thông điệp của Việt Nam gửi tới COP 27 là: “Cam kết đi đôi với hành động” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu Tại COP 27, đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực và được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia tích cực, có trách nhiệm trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị, Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cam kết COP
26, phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và cập nhật đóng góp quốc tế
Trang 8(), đồng thời phê duyệt kế hoạch giảm phát thải khí metan và đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các cam kết về khí hậu Trong NDC 2022, Việt Nam đã đưa cam kết lên mức cao hơn, phù hợp với lộ trình đưa lượng phát thải ròng về con số “0” vào năm 2050
b Tiếp cận điện năng ở Việt Nam
Theo báo cáo Doing Business 2020, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam năm 2019 đứng thứ 27/190 nền kinh tế, vượt 2 năm so với mục tiêu của Chính phủ là ngang bằng với các nước trong ASEAN4 Đây là một thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam Trong số các chỉ số môi trường kinh doanh khác, chỉ
số tiếp cận điện năng của Việt Nam nằm trong top 3 chỉ số hàng đầu trong 10 chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh Đặc biệt, đây là năm thứ 5 liên tiếp chỉ số này được cải thiện, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có vị trí được cải thiện nhất trong khu vực về chỉ số tiếp cận điện năng
So sánh Việt Nam với các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho thấy chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam nằm trong top 4 nước tham gia hiệp định này Tuy nhiên, khả năng tiếp cận điện ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa do khả năng tiếp cận lưới điện quốc gia bị hạn chế hoặc không có Phát triển năng lượng tái tạo hiện nay đang là xu hướng ở nhiều khu vực như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, và năng lượng gió
Trong những năm gần đây, ngành Điện Việt Nam tập trung phát triển nguồn điện chủ yếu từ than, chiếm hơn 40% tổng sản lượng, thủy điện chiếm gần 30%, còn lại là các dạng năng lượng khác Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên cứu của Green ID về các kịch bản phát triển nguồn năng lượng ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng Kế hoạch năng lượng VIII Cơ cấu nguồn năng lượng có thể thay đổi tùy theo mục tiêu của Công ước khung của Liên hợp quốc về thỏa thuận biến đổi khí hậu (COP 27) Dự kiến cơ cấu công suất điện đến năm 2030 sẽ bao gồm: than 24,4%, thủy điện 26,7%, năng lượng mặt trời 15,5%, khí đốt tự nhiên 22,8%, gió 7,7%, sinh khối 1,9%,
và phần còn lại từ các nhiên liệu khác và nhập khẩu
Năng lượng tái tạo hiện đang được coi là giải pháp tối ưu để giải quyết những hạn chế
về tiếp cận điện năng ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và năng lượng sinh khối, Việt Nam có cơ hội lớn để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng.Kế hoạch năng lượng VIII của Việt Nam cần chú trọng đến việc phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào than đá và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng tiếp cận điện năng ở các khu vực khó khăn mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Trang 9Tóm lại, việc cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam là một bước tiến lớn, góp phần nâng cao môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo và tối ưu hóa cơ cấu nguồn năng lượng Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai
III, Thách thức và ưu tiên chính của Việt Nam
1.Thách thức và ưu tiên chính của Việt Nam
Khung pháp lý của ngành điện được điều chỉnh theo Luật Điện lực, được thông qua năm 2004 [1], và sửa đổi, bổ sung năm 2012 [2] Luật Điện lực đưa ra các nguyên tắc điều chỉnh về quy hoạch phát triển và đầu tư trong lĩnh vực điện lực; hợp tác quốc tế; các biện pháp tiết kiệm điện; phát điện, truyền tải và phân phối điện, và các ngành
sử dụng cuối cùng; vận hành thị trường điện; mua bán điện và các dịch vụ theo hợp đồng; biểu giá điện; giấy phép hoạt động điện lực; cũng như là các quyền và nghĩa vụ của các công ty kinh doanh điện và khách hàng sử dụng cuối cùng Ngoài ra, Luật Điện lực cũng đề ra khung pháp lý về cải cách ngành điện, và nhấn mạnh các khía cạnh về phát triển bền vững ngành điện, nhằm cung cấp và đáp ứng nhu cầu điện một cách tin cậy, an toàn, hiệu lực và hiệu quả về chi phí Hiện nay, Luật Điện lực không cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào hệ thống truyền tải điện, điều này đã được nhiều
cơ quan khác nhau nghiên cứu kỹ lưỡng Việt Nam đang xem xét đến đề xuất về việc đánh giá lại quy định này, cụ thể là xem xét cho phép khu vực tư nhân tham gia và giúp cho hệ thống truyền tải điện của Việt Nam đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của các nguồn điện mới Một mảnh ghép quan trọng còn thiếu của khung quy định cho ngành năng lượng là Luật Năng lượng Tái tạo Luật này được các viện chiến lược, giới nghiên cứu hàn lâm và các nhà hoạch định chính sách thường xuyên thảo luận từ đầu năm 2010 Với sự phát triển dài hạn của ngành năng lượng và tầm quan trọng chiến lược của sự chuyển dịch năng lượng bền vững ở Việt Nam, cần có các cơ chế ưu đãi
rõ ràng và một nền tảng chính sách, quy định vững chắc về đầu tư và phát triển NLTT Điều này khiến cho hoạt động xây dựng và thông qua Luật Năng lượng Tái tạo có tính ràng buộc trở thành ưu tiên hàng đầu đối với Việt Nam trong những năm tới
Về tổng thể, xây dựng chính sách năng lượng ở Việt Nam được thực thi và củng cố thông qua các Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia (NEDS), được ban hành theo Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, theo đó tạo ra khung tổng quát cho ngành này Đồng thời, các văn bản chiến lược này bảo đảm sự nhất quán, phù hợp với các mục tiêu của đất nước về phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn Tháng 2/2020, Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết mới bao gồm định hướng chiến lược ngành năng lượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị Quyết số 55-NQ/TW) Mặc dù ngành năng lượng của Việt Nam đã có những phát triển đáng kể trong 15 năm qua và đạt được các tầm nhìn mới, nhưng Nghị quyết số 55-NQ/TW đã thừa nhận rằng
sự phát triển của ngành năng lượng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức lớn Các thách thức này bao gồm:
Trang 10+ An ninh cung ứng điện: Thiếu nguồn cung nội địa; hàng loạt các nhà máy điện vào chậm tiến độ, nên gặp nhiều khó khăn khi đáp ứng nhu cầu điện tăng cao; Phụ thuộc vào than nhập khẩu trong tương lai, với “một số chỉ tiêu đảm bảo an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi” trong những năm tới
+ Tính hợp lý về giá cả và khả năng cạnh tranh: Thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, chính sách giá năng lượng còn bất cập và chưa hoàn toàn phù hợp với các cơ chế thị trường
+ Các thách thức về môi trường: Suy thoái môi trường và các điều kiện sống, bao gồm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam; thiếu sự quan tâm, chú ý đến các vấn đề môi trường; phát triển kinh tế nhanh được ưu tiên hơn so với phát triển bền vững
+ Tính bền vững: Phát triển kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện rõ rệt Trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hóa và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho sản xuất nội địa còn hạn chế Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động trong một số lĩnh vực vẫn còn thấp
Nhằm giải quyết các thiếu sót nêu trên của ngành năng lượng quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực mới nhất đề ra một số yếu tố định hướng chiến lược, hài hòa các đánh đổi giữa an ninh cung cấp điện, giá cả hợp lý, và phát triển bền vững, đó là bộ ba bất khả thi kinh điển của ngành năng lượng
Trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, các định hướng bao gồm việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giá cả năng lượng hợp lý thông qua các thị trường năng lượng cạnh tranh và minh bạch, với đa dạng chủ
sở hữu (giảm vai trò của độc quyền), cũng như là loại bỏ trợ giá Nghị quyết cũng chú
ý đến môi trường thông qua việc xây dựng các ưu đãi, khuyến khích về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng Bên cạnh việc ưu tiên năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, Nghị quyết số 55-NQ-TW cũng kêu gọi tiếp tục đa dạng hóa cơ cấu năng lượng bằng cách tăng tỉ lệ nhiệt điện khí và giảm tỉ lệ nhiệt điện than, đồng thời khai thác các nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch nội địa
2, Một số chính sách quan trọng cho chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
Thông qua phân tích về xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới, kinh nghiệm của các quốc gia trên toàn cầu cũng như bối cảnh phát triển năng lượng tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất 87 chính sách cụ thể phân ra theo 17 nhóm chính sách quan trọng nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững cho Việt Nam trong tương lai 17 nhóm chính sách này được gộp vào 3 đòn bẩy chính sách nền tảng cho việc thúc đẩy chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
IV, Ý Tưởng và Quan Điểm Cá Nhân về Sự Chuyển Dịch Năng Lượng
1 Tuyên truyền Giáo Dục, Nâng Cao Nhận Thức của công dân
Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu