1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam thực trạng tiêu cực và giải pháp

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thực Trạng Tiêu Cực Và Giải Pháp
Tác giả Ngô Hữu Vọng
Người hướng dẫn Lê Việt Hưng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Mác – Lênin
Thể loại Báo Cáo Môn Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 905,32 KB

Nội dung

- Theo học thuyết tâm lý: học thuyết này cho rằng nhà nước xuất hiện là do các nhu cầu về mặt tâm lý của loài người trong việc luôn muốn bị phụ thuộc vào những cá nhân có khả năng thống

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ -

-BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐỀ TÀI:

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

THỰC TRẠNG TIÊU CỰC VÀ GIẢI PHÁP

Môn học : Triết học Mác – Lênin

Lớp MH : ad001 quản trị học

Sinh viên thực hiện : Ngô Hữu Vọng (MSSV: 31231021091)

Giảng viên hướng dẫn: Lê Việt Hưng TPHCM, tháng 12 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1 Bảng thống kê chỉ số tham nhũng từ năm 2002-2011 9 Hình 2 Thống kê chỉ số cảm nhận tham nhũng tại Việt nam 2020 10

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

Phần 1: Định nghĩa và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5

1 Định nghĩa, nguồn gốc nhà nước 5

a) Quan điểm của Mác – xít 5

b) Quan điểm của Mác – Lênin 6

2 Sự ra đời của nhà nước 6

3 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

Phần 2: Thực trạng và nguyên nhân của quan liêu 8

1 Thực trạng 8

2 Nguyên nhân 10

Phần 3: Giải pháp phòng chống quan liêu, tham nhũng 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

Như mỗi chúng ta đều biết, Nhà nước hiện nay đã và đang là đầu não của sự phát triển về mọi mặt và các lĩnh vực, góp phần quan trọng bậc nhất trong đời sống của nhân dân Từ xa xưa đã xuất hiện Nhà nước nhằm hình thành nên một xã hội văn hoá, văn minh tiến bộ của con người Thế nhưng, mấy ai nắm rõ được nguyên

do xuất hiện của Nhà nước Do đó, thế hệ sau từ khi sinh ra trên đời luôn muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành bản chất của Nhà nước mà những thế hệ trước chưa nghiên cứu

kĩ càng nguồn gốc, chức năng,… của nó

Trong giai đoạn đổi mới và tiến bộ ngày nay, việc xây dựng, phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là điều vô cùng cần thiết và hệ trọng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy, tôi quyết định chọn cho mình chủ đề “Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam Thực trạng tiêu cực và giải pháp” để đem đến một góc nhìn rõ ràng hơn cho bản chất của Nhà nước

và thực trạng hiện tại của nó

Trang 5

NỘI DUNG

Phần 1: Định nghĩa và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trước khi bước vào vấn đề, chúng ta nên hiểu rõ được khái niệm bao quát của Nhà nước và các đặc điểm liên hệ bên cạnh Như thế sẽ cho thấy một cái nhìn chung và toàn diện hơn về bản chất của Nhà nước

1 Định nghĩa, nguồn gốc nhà nước

Đầu tiên thì nhà nước được hiểu là một tổ chức thiết chế, mà trong đó quyền lực chính trị là yếu tố đặc biệt Nhà nước thực hiện những chức năng hành chính nhằm duy trì trật tự trong xã hội và mang mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị

Nhà nước tuỳ theo những quan điểm khác nhau sẽ có những yếu tố và sự hình thành khác nhau, trong đó được chia thành hai quan điểm lớn

a) Quan điểm của Mác – xít

- Theo học thuyết thần quyền: thượng đế là người đã sắp xếp nên nhà nước, trong đó người bảo vệ trật tự xã hội và duy trì sự phát triển của nhân loại Mặt khác, nhà nước và nhân loại được cho là tác phẩm của thượng đế

- Theo học thuyết gia trưởng: nhà nước ra đời từ mô hình của gia tộc mở rộng

về mặt quyền lực và quyền gia trưởng, là kết quả của sự phát triển gia đình và học thuyết này cũng chính là hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người

- Theo học thuyết bạo lực: được hình thành bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh, tranh giành lãnh thổ, sử dụng bạo lực của bộ tộc, làng mạt này đối với bộ tộc hay làng mạt khác Bộ tộc nào chiến thắng sẽ thừa hưởng việc tạo nên một cơ quan, cơ chế nhà nước hoàn toàn mới để thống nhất và giành toàn bộ quyền thống lĩnh, nô dịch kẻ bại cuộc

Trang 6

- Theo học thuyết tâm lý: học thuyết này cho rằng nhà nước xuất hiện là do các nhu cầu về mặt tâm lý của loài người trong việc luôn muốn bị phụ thuộc vào những cá nhân có khả năng thống trị như thủ lĩnh, giáo sĩ,…

- Theo học thuyết kế ước xã hội: nhà nước ra đời do việc những người cùng nhau kí kết tạo nên một thoả thuận hay khế ước khi không có nhà nước chính thức Khi đó, tất cả mọi người đều tuân thủ theo thoả thuận, khế ước đó mà cùng hoạt động, chung sống trong cái khuôn khổ đã đặt ra

b) Quan điểm của Mác – Lênin

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật không phải là hiện tượng vĩnh viễn, không ra đời từ những yếu tố mang tính siên nhiên hay thần thoại mà nó chỉ xuất hiện khi xã hội nhân loại đã tiến triển đến cột mốc bền vững nhất định

- Chúng sẽ luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi không còn những điều kiện khách quan để tồn tại và phát triển

- Bên cạnh đó, nhà nước ra đời gắn liền với sự có mặt của các giai cấp trong

xã hội và chúng lại đối kháng với nhau

- Nhiệm vụ của nhà nước theo quan điểm này là điều tiết, thực hiện và bảo toàn các lợi ích chung:

 Thực hiện nghiên cứu, tìm tòi về các lĩnh vực liên quan đến khoa học

xã hội

 Là hệ thống chính trị với chính quyền tập trung bao gồm lực lượng quân sự, dịch vụ dân sự,… được sắp xếp và bố trí rõ ràng

 Khác biệt với các bộ tộc, làng mạt,… nhà nước có sự ràng buộc về mặt lãnh thổ và được phân chia dựa theo hình dáng, cấu hình của từng nước

2 Sự ra đời của nhà nước

Trang 7

- Vậy nói tóm lại, nhà nước ra đời từ khi xã hội được phân chia giai cấp, mỗi nhà nước sở hữu những giai cấp riêng biệt Nhà nước còn xuất hiện khi có chế

độ tư hữu về tư liệu sản xuất và cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hành và áp chế các mâu thuẫn cho vấn đề này

- Cho đến nay đã hình thành và tồn tại bốn kiểu nhà nước khác nhau:

 Nhà nước chủ nô

 Nhà nước phong kiến

 Nhà nước tư sản

 Nhà nước vô sản (hay còn gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa)

3 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Căn cứ theo các văn kiện của Đảng trong quá trình đổi mới và theo Hiến pháp năm 2013, các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiện diện của một chế độ quân chủ bao gồm sáu điều:

 Điều thứ nhất: dân chủ là tiền đề quan trọng đầu tiên và là một trong những đặc trưng mang tính điều kiện Bao gồm bên trong đó là hai thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau và phát triển theo tỉ lệ thuận Quyền lực và chính trị hoàn toàn vì dân và do dân nắm giữ

 Điều thứ hai: Hiến pháp và pháp luật luôn giữ cho mình vai trò tổ chức

và hoạt động chính trị trong khuôn khổ

 Điều thứ ba: quyền con người được là tiêu chí được đề cao và tôn trọng nhằm mục đích đánh giá tính pháp quyền của nhà nước trên mọi lĩnh vực trong xã hội Mối quan hệ cá nhân đối với nhà nước là bình đẳng như nhau

 Điều thứ tư: quyền lực của nhà nước được thực hiện theo tính dân chủ

là phân công và kiểm soát Chúng tuỳ thuộc vào mỗi cách điều hành nhà nước khác nhau của các chính quyền, nhưng mang điểm chung là

Trang 8

đều được kiểm soát chặt chẽ cả bên trong lẫn bên ngoài của bộ máy nhà nước

 Điều thứ năm: nhà nước pháp quyền mang trong mình cơ chế bảo vệ Hiến pháp và luật pháp Tuy hình thức bảo vệ khác nhau nhưng đều có mục đích hướng đến đảm bảo địa vị tối cao và không thể xâm phạm của Hiến pháp và pháp luật

 Điều thứ sáu: quyền lực của một nhà nước pháp quyền luôn được giới hạn giữa các mối quan hệ với nhau ví dụ như mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế hay giữa nhà nước và xã hội

- Sáu điều nêu phía trên được chỉ định làm kim chỉ nan đảm bảo cho việc tiến

bộ của nhà nước trong việc phát triển và xây dựng bộ máy chính quyền Ngoài ra, đó cũng phản ánh sự khát vọng của nhân dân đối với công lý, bình đẳng và tự do

Phần 2: Thực trạng và nguyên nhân của quan liêu

Tình hình quan liêu và tham nhũng trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng đã và đang nằm ở mức độ đáng báo động Tại Việt Nam, quan liêu và tham nhũng được nhận là quốc nạn, tồn tại trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa

1 Thực trạng

- Quan liêu theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là cán bộ xa rời thực

tế, không thực chất để tâm, đi sâu vào công việc, không nắm vững việc làm và làm một cách đại khái, chỉ đạo sơ sài, qua loa

- Tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật, do người có chức quyền, địa vị thực hiện bằng cách lợi dụng quyền hạn của bản thân để ăn chặn, vụ lợi gây ra những ảnh hưởng xấu đến các mặt kinh tế, hậu quả cho xã hội

Trang 9

- Quan liêu và tham nhũng đều bắt nguồn từ thời phong kiến, được sổ sách ghi chép lại và kéo dài cho đến tận ngày nay Mở đầu là thời nhà Lý, tiếp đến

là thời vua Lê Thánh Tông với bộ luật Hồng Đức và tiếp đó là cuối thời chúa Nguyễn khi ông chỉ là vua “bù nhìn” mặc cho quyền thần thao túng

- Hai vấn đề đó cũng nằm trong năm nguy cơ dẫn đến mất nước được chỉ ra của nhà bác học Lê Quý Đôn: trẻ không kính già – trò không trọng thầy – binh kiêu tướng thoái – tham nhũng tràn lan – sĩ phu ngoảnh mặt

- Trong quá trình điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương đã chỉ ra ba

cơ quan dẫn đầu bao gồm:

 Địa chính nhà đất

 Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu

 Cảnh sát giao thông

Hình 1 Bảng thống kê chỉ số tham nhũng từ năm 2002-2011

- Việt Nam ta từ 10 năm trở về trước, giai đoạn 2002-2011, thông qua bảng số liệu cho thấy mức độ tham nhũng tăng dần qua từng năm Nó đã và đang là

Trang 10

vấn đề nhức nhối đối với không chỉ riêng người dân mà còn cả các lãnh đạo, cán bộ, ban quản lý nhà nước

- Tình trạng này không những dừng lại ở mức độ “quà cáp”, “đút lót” như ban đầu mà nó còn dần biến tấu, đổi mới đa dạng, hình thành nên một bộ rễ dần

ăn sâu vào đời sống nhân dân và bộ máy nhà nước nếu như không được cản trở, ngăn chặn kịp thời

Hình 2 Thống kê chỉ số cảm nhận tham nhũng tại Việt Nam 2020

- Dựa theo thống kê của Tổ chức minh bạch Quốc tế (TI) năm 2021, Việt Nam tuy đã giảm chỉ số tham nhũng năm 2020 thấp hơn năm 2019 một bậc nhưng vẫn còn là quốc gia nằm trong diện đáng báo động so với châu Á nói riêng và thế giới nói chung

2 Nguyên nhân

- Nguyên nhân bắt nguồn cho hành động quan liêu, tham nhũng này đến từ cả hai phía chủ quan và khách quan

Trang 11

+ Nguyên nhân chủ quan:

 Nguyên nhân chính đó là lòng tham của con người Bản chất của con người từ thời cổ chí kim cho đến nay luôn tồn tại cái gọi là “ích kỷ” mà đặc tính chủ yếu của nó bao gồm việc được lợi tránh hại Vô hình dung cái bản chất ấy tác động mạnh mẽ và làm dấy lên lòng tham che mờ lý trí nếu như không được kiểm soát chặt chẽ

 Tiếp đến là lối sống biếng nhác, lười hoạt động, lao động, “há miệng chờ sung” và “ăn bám” của một số cá nhân trong tầng lớp xã hội hiện nay Nó dần len lỏi và dần trở thành chất xúc tác cho việc quan liêu, tham nhũng Đặc biệt là tầng lớp cơ quan, cán bộ có quyền chức, địa vị cao

 Cuộc sống với những áp lực do công việc, gia đình, bạn bè,… hoặc do môi trường và sự giáo dục cũng một phần tác động lên bản thân con người dẫn đến việc bị tha hoá, suy đồi

 Trình độ nhận thức, tâm lý của một số bộ phận người dân chưa được cao với những quan điểm cổ hủ như “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” góp phần thúc đẩy, gia tăng hành động tham nhũng, tiếp tay cho

nó phát triẻn và cắm rễ ăn sâu

 Nguyên nhân quan trọng dễ dẫn đến quan liêu, tham nhũng đó là sự sơ

hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch và không quang minh chính đại trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý không chặt chẽ những đối tượng vi phạm pháp luật

 Tư duy chính trị của một số thành phần, bộ phận cán bộ, đảng viên còn mang đậm tính “truyền thống”, phong kiến, không mạnh dạn trong việc tiếp thu cái mới, làm trì trệ công tác đổi mới trong tư duy chính trị của nhà nước

Trang 12

 Cuối cùng là do cả người dân và chính quyền chưa thực sự chấp hành tốt quy chế dân chủ được đưa ra bởi Hồ chủ tịch Dân chủ đi liền với dân trí nhưng nhìn chung hiện nay, trình độ dân trí của người dân còn lạc hậu, chưa thực sự tiến bộ

+ Nguyên nhân khách quan:

 Việc xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội chưa triệt để, quá trình phát triển và tiến bộ không bắt kịp theo các hoạt động thực tiễn Các chính sách chưa đủ nghiêm để cảnh cáo, răn đe những người vi phạm pháp luật

 Hệ thống, văn bản thi hành pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ, chưa thoả đáng và nghiêm minh Cơ quan làm thủ tục liên quan đến giấy tờ chưa đủ minh bạch, rõ ràng

 Vấn đề giảng dạy, giáo dục góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên ý thức của mỗi người về quan liêu, tham nhũng

 Sự quản lý, thanh tra, kiểm soát chưa căng, còn lỏng lẻo cũng là một trong những lý do khiến nạn quan liêu, tham nhũng được bành trướng, phát triển mạnh mẽ

 Nhà nước chưa đồng bộ hoá, chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng và chưa thực sự có chế độ phòng, chống lâu dài

 Mặt trái của nền kinh tế và sự phân tầng của xã hội làm biến hoá các giá trị đạo đức và tha hoá, biến chất giá trị đồng tiền

Phần 3: Giải pháp phòng chống quan liêu, tham nhũng

Để giải quyết hành động tham nhũng, quan liêu, nhà nước đã đề ra những giải pháp thiết thực nhất

Trang 13

- Đối với nhà trường: trang bị cho các em học sinh đầy đủ những kiến thức liên quan đến hành vi tham ô, nâng cao nhận thức cho các em từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường về mục đích của việc phòng, chống tham nhũng, bài trừ tệ nạn vi phạm pháp luật và xây dựng được thái độ, nhận thức của con em trong suốt quá trình học tập

- Đối với xã hội: tuyên truyền rộng rãi, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về tham nhũng, quan liêu, đồng thời giáo huấn các cán bộ, công chức nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, bộ máy lãnh đạo và nêu gương, đạo đức cho lớp trẻ noi theo

- Đối với đảng viên, cán bộ: chấp hành đúng quy tắc, tuân theo nề nếp, lối sống kiên quyết nói không với quan liêu, tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở và kịp thời kiểm tra, xử lý những cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không dung túng, bao che, đồng loã

- Đối với nhà nước: cần hoàn thiện hơn về các chính sách, bộ luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng, quan liêu và tạo lập môi trường kinh doanh, buôn bán bình đẳng, cạnh tranh công bằng, minh bạch thúc đẩy gia tăng, phát triển kinh tế trong và ngoài nước, dần dần xoá bỏ vấn nạn hối lộ, “đi cửa sau” trong các cơ quan, doanh nghiệp, bộ máy nhà nước

Trang 14

KẾT LUẬN

Nhà nước tuy là một “vấn đề” mang tính phức tạp, khó giải quyết nhưng lại đóng góp không nhỏ trong việc hình thành, xây dựng và phát triển, mở rộng nền kinh tế, chính trị và xã hội Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam lấy nhân dân làm gốc rễ, thực hiện theo tiêu chí “do dân và vì dân” Ngoài ra, nhà nước còn tôn trọng các quyền và bảo vệ những nghĩa vụ, quyền dân chủ và kỷ luật,

kỷ cương,…

Do đó, ta thấy rõ sự cần thiết của nhà nước trong quá trình đảm bảo dần hoàn thiện hơn về công tác cải cách, đổi mới những quy định, nguyên tắc,… mà cái cốt yếu là hoàn toàn lấy nhân dân làm trọng

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình bộ môn Triết học Mác – Lênin Th.S Nguyễn Thị Trà My Truy xuất

từ https://mlearning.hoasen.edu.vn/course/view.php?id=10477

2 Nhiều tác giả (2021, ngày 4 tháng 11) Khái niệm, nguồn gốc, bàn chất và chức năng của nhà nước Truy xuất từ

https://hocluat.vn/nguon-goc-ban-chat-chuc-nang-cua-nha-nuoc/

3 Hồng Đoan (2016, ngày 7 tháng 4) Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Truy xuất từ

https://hagiang.gov.vn/pages/propagandanews.aspx?ItemID=747

4 Nhiều tác giả (2021, ngày 17 tháng 11) Nhà nước Truy xuất từ

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_nước

5 Thanh tra Sở (2021, ngày 23 tháng 9) Thực trạng và một số giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Truy xuất từ

https://lmhtx.binhthuan.gov.vn/Default.aspx?

sid=1316&pageid=32261&catid=66823&id=605452&catname=phong-chong- tham-nhung&title=thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-phong-chong-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay

6 Nhiều tác giả (2022, ngày 12 tháng 1) Tham nhũng tại Việt Nam Truy xuất từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Tham_nhũng_tại_Việt_Nam

7 Phạm Kim Oanh (2021, ngày 18 tháng 9) Quan liêu là gì? Truy xuất từ https://luathoangphi.vn/quan-lieu-la-gi/

8 Báo Dân trí (2021, ngày 10 tháng 2) Bất ngờ về Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI 2020 Việt Nam Truy xuất từ

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bat-ngo-ve-chi-so-cam-nhan-tham-nhung-cpi-2020-viet-nam-20210210063731123.htm

Ngày đăng: 13/12/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w