Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá linh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động mở rộng giản đơn và một ph
Trang 1Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
SINH VIÊN: NGUYỄN NGỌC HÂN LỚP: KINH TẾ VI MÔ - D08 MSSV: 030138220111
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG VÒNG 20 NĂM TRỞ LẠI
ĐÂY
Trang 2Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lời mở đầu
1.2 Lý do chọn đề tài
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỂN LƯƠNG VÀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU
2.1 Khái quát chung về tiền lương
2.1.1 Khái niệm về tiền lương và các chế độ lương
2.1.2 Vai trò của tiền lương
2.2 Khái quát chung về tiền lương tối thiểu
2.2.1 Khái niệm tiền lương tối thiểu
2.2.2 Căn cứ để phân loại các loại tiền lương tối thiểu
2.2.3 Các tiêu chí để xác định mức lương tối thiểu
2.2.4 Mối liên hệ của tiền lương tối thiểu đối với nền kinh tế thị trường
2.3 Tác động của chính sách lương tối thiểu đối với người lao động và doanh nghiệp
2.3.1 Đối với người lao động
2.3.2 Đối với các doanh nghiệp
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG
VÒNG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY
3.1 Tiền lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
3.2 Tốc độ tăng lương
3.3 Một số hạn chế về chính sách và hệ thống tiền lương tối thiểu
CHƯƠNG IV: ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỂ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG THÀNH CÔNG
4.1 Hệ quả của nhiều lần cải cách tiền lương không thành công
4.2 Đổi mới tư duy trong cải cách tiền lương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1.Lời mở đầu
Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, tiền lương luôn là một vấn đề nóng hổi và hết sức quan trọng Từ xưa đến nay trong bất cứ một chế độ xã hội nào tiền lương cũng thực hiện chức năng kinh tế cơ bản của nó là đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho xã hội Trong doanh nghiệp, lao động là yếu tố cơ bản để quyết định quá trình sản xuất kinh doanh Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tạo ra sức lao động nói cách khác là ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh Tuy nhiên mức độ tái sản xuất mở rộng cho người lao động và cách tính, cách trả tiền lương trong mỗi chế độ là khác nhau Người lao động tái sản xuất sức lao động của mình thông qua các tư liệu sinh hoạt nhận được từ khoản tiền lương của họ Nguồn thu nhập chính của người lao động là tiền lương và vì thế pháp luật về tiền lương được ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn
định Để đảm bảo tiêu dùng cá nhân và gia đình người lao động nhà nước đã định ra mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá linh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm
việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động mở rộng giản đơn
và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và làm căn cứ để tính mức lương cho các loại lao động khác Trong bài tiểu luận này, ta sẽ cùng tìm hiểu và phân tích về thực trạng và chế
độ lương tối thiểu của Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây
1.2 Lý do chọn đề tài
Tiền lương luôn là một vấn đề hết sức quan trọng trong cuộc sống hiện tại và cả trong
tương lai Tiền lương cũng là yếu tố tác động đến mọi mặt của đời sống của toàn bộ người lao động trên thị trường Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong nền kinh tế nên việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết Tuy nhiên, hiện nay một số không ít người lao động đều chưa chuẩn bị trước cho mình những kiến thức cơ bản về chế độ, cũng như chính sách lương bổng của nước ta trước khi bắt đầu công việc Một người lao động thông minh
là một người lao động tự chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết trên con đường công danh sự nghiệp Vì thế việc tìm hiểu và chuẩn bị trước cho mình sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng
ta nếu chúng ta muốn tiến đến sự thành công Đồng thời khi tìm hiểu về đề tài này ta cũng có thể rút ra được nhiều tri thức bổ ích cho bản thân, hiểu rõ được những vấn đề hiện tại để từ đó ta có được những dự định, kế hoạch rõ ràng cho công việc mà bản thân mong muốn thực hiện trong tương lai
Trang 4Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN
LƯƠNG TỐI THIỂU
2.1 Khái quát chung về tiền lương
2.1.1 Khái niệm tiền lương
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019, lương (tiền lương) được quy định là
số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận giữa hai bên thông qua hợp đồng lao động phù hợp để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp và lương bổ sung khác
*Chế độ tiền lương:
Tiền lương gồm 12 chế độ sau:
- Mức lương tối thiểu (chung, vùng, ngành, doanh nghiệp, tùy từng quốc gia quy định)
- Chế độ lương ngạch, bậc, cấp, chức vụ (hoặc lương cơ bản, lương chính) gồm: thang lương, bảng lương, mức lương
- Chế độ phụ cấp lương
- Chế độ nâng bậc, ngạch lương và tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật hoặc tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc tiêu chuẩn công chức, viên chức nhà nước
- Chế độ tiền lương làm thêm giờ
- Chế độ tiền lương làm việc ban đêm
- Chế độ tiền lương ngừng việc
- Chế độ tiền lương nghỉ hằng năm (nghỉ phép), nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ được hưởng lương (nghỉ việc riêng: cưới, tang lễ cha, mẹ, vợ, con)
- Chế độ tiền lương được cử đi học tập, bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ
- Chế độ tiền lương bị tạm giam, tạm giữ
- Chế độ tiền thưởng từ quỹ tiền lương
- Chế độ tạm ứng tiền lương
Ngoài những chế độ tiền lương trên thì còn tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp mà người lao động còn hưởng nhiều chế độ khác
2.1.2 Vai trò và chức năng của tiền lương
*Vai trò của tiền lương:
Trang 5Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
Về mặt sản xuất và đời sống, tiền lương có 4 vai trò cơ bản:
- Tái sản xuất sức lao động: Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động Thực hiện trả thương theo việc, không trả lương theo người, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động
- Kích thích sản xuất: Tiền lương phải đảm bảo: Khuyến khích người lao động có tài năng, nâng cấp trình độ văn hóa và nghiệp vụ cho người lao động, khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, biến phân phối trở thành một động lực thực sự của sản xuất
- Thước đo giá trị: Là cơ sở điều chỉnh giá cho phù hợp, tiền lương phải thay đổi phù hợp với sự dao động của giá cả sức lao động
- Tích lũy: Bảo đảm tiền lương của người lao động duy trì được cuộc sống hàng ngày và còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài cho tới khi họ hết khả năng lao động hoặc xảy
ra những bất trắc
2.2 Khái quát chung về lương tối thiểu
2.2.1 Khái niệm tiền lương tối thiểu
Theo quy định của Bộ Luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành, lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
2.2.2 Căn cứ để phân loại các loại tiền lương tối thiểu
Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu, ta có: Tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu ngành và tiền lương trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tiền lương tối thiểu chung
Tiền lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng chung cho người lao động làm việc trong mọi ngành nghề, mọi khu vực trong cả nước
Tiền lương tối thiểu chung là loại tiền lương phổ cập được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia, không phân biệt vùng, ngành kinh tế cũng như quan hệ lao động Mọi mức lương
kể cả mức lương tối thiểu khác cũng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung Nói cách khác, lương tối thiểu chung phải đảm bảo là “lưới an toàn chung”, là nền thấp nhất để trả công cho lao động xã hội, là cơ sở để xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, và các loại tiền tối thiểu khác
Tiền lương tối thiểu theo ngành
Trang 6Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
Tiền lương tối thiểu theo ngành là loại tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định để áp dụng cho người lao động trong một ngành hoặc một nhóm ngành có tính chất kỹ thuật tương đồng trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung và có tính đến các yếu tố lao động đặc thù của từng ngành nghề đó sao cho tiền lương tối thiểu theo ngành ít nhất cũng phải bằng hoặc cao hơn tiền lương tối thiểu chung
Mục tiêu của tiền lương tối thiểu ngành là nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất lao động giản đơn cho người lao động và gia đình họ với yêu cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà các yếu tố này chưa thể hiện ở mức lương tối thiểu chung
Tiền lương tối thiểu vùng
Tiền lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh thổ nhất định, căn cứ trên mức lương tối thiểu chung và có tính đến những yếu tố đặc thù vùng lãnh thổ
đó như điều kiện kinh tế của vùng, trình độ phát triển kinh tế của vùng, mức thu nhập bình quân trên đầu người của từng vùng, mức chi tiêu tối thiểu chung của vùng và các yếu tố có liên quan khác như điều kiện làm việc, ăn ở, đi lại, yếu tố địa lý, …
Phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu vùng hẹp hơn so với tiền lương tối thiểu chung vì nó chỉ áp dụng cho một vùng lãnh thổ nhất định Mục tiêu của tiền lương tối thiểu theo vùng là đáp ứng sự khác biệt về không gian của các yếu tố chi phối tiền lương tối thiểu chung, nhấn mạnh yếu tố đặc thù của từng vùng cũng như chiến lược phát triển trong từng vùng đó
Tiền lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Đây là loại tiền lương tối thiểu đặc biệt bởi nó chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam có thuê mướn lao động là người Việt Nam
Việc quy định một mức lương tối thiểu riêng cho các đối tượng này xuất phát từ thực tế hiện nay, các quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi chế độ lao động và chi phí lao động cao hơn so với các quan hệ lao động khác Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng chỉ
có tính chất nhất thời
Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu, ta có các loại lương tối thiểu sau
Tiền lương tối thiểu do Chính phủ quyết định và công bố
Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính sách tiền lương mà ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội trong các
Trang 7Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
thời kỳ Cho nên việc công bố tiền lương tối thiểu là rất quan trọng, phải thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới đảm bảo được hiệu lực pháp lý và tầm quan trọng của nó
Tiền lương tối thiểu do doanh nghiệp tự xác định và áp dụng trong phạm vi doanh nghiệp Việc nhà nước ban hành tiền lương tối thiểu là để tạo ra “Lưới an toàn” xã hội cho người lao động, đảm bảo cho họ có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động Người sử dụng lao động trong mọi trường hợp trong mọi trường hợp phải tiến hành trả lương cho người lao động ở “ngưỡng đó”, nghĩa là không được thấp hơn tiền lương tối thiểu
2.2.3 Các tiêu chí để xác định mức lương tối thiểu
Việc xác định mức lương tối thiểu phải dựa trên những tiêu chí sau:
- Nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động
- Chi phí và sự biến động của giá cả tư liệu sinh hoạt
- Mức tiền lương chung cho cả nước
- Mối tương quan về điều kiện sống của các tầng lớp cư dân trong xã hội
- Mức độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng năng suất lao động
- Một số yếu tố khác như: Cơ sở chi trả của doanh nghiệp, khả năng chi trả của nền kinh tế
và quỹ tiêu dùng dân cư, tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền lương trước đây 2.2.4 Mối liên hệ của tiền lương tối thiểu đối với nền kinh tế thị trường
Có thể thấy tiền lương tối thiểu và sự phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng và ngược lại thu nhập tăng kích thích nền kinh tế tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế có nguồn tài chính để tăng lương, ngược lại có tăng lương mới tạo ra nguồn tài chính
Chính sách tiền lương có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng Với vai trò khuyến khích sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng công việc chính sách tiền lương tạo ra động lực cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến, tăng lương hợp lý là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế
2.3 Tác động của chính sách lương tối thiểu đối với người lao động và doanh nghiệp
2.3.1 Đối với người lao động
Với những chính sách thay đổi lương tối thiểu mà nhà nước đề ra, người lao động sẽ được hưởng nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng sẽ có những hạn chế nhất định
*Lợi ích:
Trang 8Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
- Được tăng lương nếu lương dưới mức tối thiểu vùng: Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu Do đó, nếu đang nhận lương theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 01/7/2022 - khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động sẽ được tăng lương
- Được thêm tiền nếu phải ngừng việc vì lý do khách quan: Theo Điều 99 Bộ luật Lao động
2019, nếu người lao động phải ngừng việc vì lỗi của người lao động khác hoặc phải ngừng việc đến 14 ngày vì sự cố điện, nước, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ… thì được trả lương với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
- Tăng tiền lương điều chuyển công việc: Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động, người lao động bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ được trả lương theo công việc mới Trường hợp lương mới thấp hơn lương cũ thì được giữ lương cũ trong 30 ngày làm việc, sau đó sẽ nhận theo mức lương mới
- Gây thiệt hại lớn hơn mới cần bồi thường: Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động, người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do lỗi sơ suất thì phải bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn trước thì người lao động mới phải chịu trách nhiệm bồi thường lên đến 03 tháng lương
- Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa: Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng Do đó, cùng với sự kiện tăng lương tối thiểu vùng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng sẽ tăng
*Hạn chế:
- Tăng tiền đóng bảo hiểm bắt buộc: Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH Trong đó, mức lương tháng đóng BHXH không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
- Tăng tiền đoàn phí công đoàn: Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, hàng tháng, người lao động là đoàn viên công đoàn phải đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH Do vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng làm ảnh hưởng đến tiền lương làm căn cứ đống BHXH thì số tiền đóng đoàn phí công đoàn của người lao động cũng sẽ tăng
- Dễ có nguy cơ mất việc làm: Khả năng này khó có thể xảy tuy nhiên không phải là không thể Sở dĩ nói như vậy bởi lẽ, tăng lương tối thiểu vùng đồng nghĩa với việc tạo áp lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, khi lợi nhuận không như mong muốn và sức cạnh tranh không cao Điều này bắt buộc các doanh
Trang 9Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
nghiệp phải tính đến phương án thay đổi cơ cấu, công nghệ, thậm chí là cắt giảm lao động, đặc biệt là lao động phổ thông
2.3.2 Đối với các doanh nghiệp
Ngược lại, những cái “được” của người lao động sẽ là những cái “mất” của người sử dụng lao động và người sử dụng sẽ “mất” nhiều hơn “được” khi tăng lương tối thiểu vùng
- Thêm chi phí cho việc trả lương: Như đã phân tích, lương tháng, lương ngừng việc, lương điều chuyển công việc tối thiểu của người lao động đều tăng khi lương tối thiểu vùng tăng Với những doanh nghiệp có số lượng lớn lao động thì chi phí trả lương tăng thêm từ ngày 01/7/2022 sắp tới không phải là một con số nhỏ
- Tăng tiền đóng bảo hiểm bắt buộc:Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người
sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo các tỷ lệ nhất định trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động Do mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên khi lương tối thiểu vùng tăng, mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH cũng sẽ tăng theo Vì vậy trong thời gian tới, doanh nghiệp có thể sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để đóng bảo hiểm cho người lao động
- Tăng tiền đóng kinh phí công đoàn: Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động Tương tự như đóng việc đóng bảo hiểm, doanh nghiệp có thể cũng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để đóng kinh phí công đoàn khi lương tối thiểu vùng tăng
- Tăng chi phí cải tiến công nghệ: Khi tăng lương tối thiểu vùng, các khoản chi phí cho lương, bảo hiểm, phí công đoàn… của doanh nghiệp đều tăng Khi các khoản này tăng, doanh nghiệp sẽ phải tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm sức cạnh tranh Do đó, để tồn tại trên thị trường, không cách nào khác, doanh nghiệp buộc phải cải tiến công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật Đây
là giải pháp khá hiệu quả để doanh nghiệp tăng năng suất lao động và chất lượng của quá trình sản xuất, kinh doanh
Trang 10Lớp kinh tế vi mô – Thầy Lê Kiên Cường
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG VÒNG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 3.1 Tiền lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu chung (sau đây gọi là lương cơ sở) được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước
hỗ trợ kinh phí hoạt động ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang
Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác
xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động