1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn: Đề xuất mô hình khóa học trực tuyến dạy học văn bản thông tin ngữ văn 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

198 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề xuất mô hình khóa học trực tuyến dạy học văn bản thông tin ngữ văn 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
Tác giả Nguyễn Ngọc Phương Linh
Người hướng dẫn Thạc sĩ Phan Duy Khải
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 56,72 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN Nguyễn Ngọc Phương Linh DE XUÁT MÔ HÌNH KHOA HỌC TRỰC TUYẾN DẠY HỌC VĂN BẢN THÔNG TIN NGỮ VĂN 10 ĐÁP ỨNG C

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

Nguyễn Ngọc Phương Linh

MSSYV: 42.01.606.029

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Ngữ văn

Tp Hồ Chí Minh, năm 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN Nguyễn Ngọc Phương Linh

DE XUÁT MÔ HÌNH KHOA HỌC TRỰC TUYẾN DẠY HỌC VĂN BẢN THÔNG TIN NGỮ VĂN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÓ THÔNG

MÔN NGỮ VĂN 2018

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Ngữ văn

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

Thạc sĩ PHAN DUY KHÔI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Phan Duy Khôi đã tận

tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu dé tai cũngnhư trong việc hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô thuộc các trường THPT thuộc Sở Giáo dục

~ Dao tạo tinh Bình Dương, quý thây/cô trường THPT Nguyễn Khuyến, quý thây/côtrường THPT chuyên Lê Hong Phong cùng các em học sinh lớp 10.2 và I0CT TrườngTrung học Thực hành Dai học Sư phạm TP.Hồ Chi Minh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡtôi tiễn hành khảo sát và thực nghiệm đề tai một cách suôn sẻ và thuận lợi

Tôi cũng xin được cảm ơn quý thay cô tô Lí luận và phương pháp day học Ngữ văntrường Dai học Sư phạm Thanh phố Hỗ Chí Minh đã tạo điều kiện đề tôi có thé thực

hiện dé tải một cách thuận lợi nhất

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, tất cả những người bạn đã luôn ủng hộ, động viên

vả giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.

Xin tran trọng cảm ơn!

Thành phó Hỗ Chi Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2021

SV thực hiện

Nguyễn Ngọc Phương Linh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Đối với việc thực hiện đề tải nghiên cứu này, tôi xin cam đoan day là công trình

nghiên cứu của riêng chúng tôi (sinh viên thực hiện đề tài và giảng viên hướng dẫn) Các

số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong khoá luận tốt nghiệp này là trung thực

và chưa từng công bồ trong bất kì công trình khoa học nào khác

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Phương Linh

Trang 5

0.1.1 Yêu cần cần dat của chương trình Ngữ văn 2018 - - 1

0.1.2 Đặc điểm của văn bản thông ti sisssscsscsscsscsccscssscssssssssssssssssssossesscssesses 1

0.1.3 Sự phát triển của công nghệ thông tin -‹5- se cs<cscse<se 3

ae nh) seecearennarỷnarrntrriidiiorirtirnrrttroannae 3

0.2.1 Vấn đề day học trực tuyẾn <-scsccsocseosessereerseeseessoee 30.2.2 Wan đề xây dựng mô hình day học trực tuyến - ‹ss-‹- 60.2.3 Van đề day học văn bản thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển năng

lực cho học SỈnH c cu non nọ 0 0 10090 01 1 99989911650 §

0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên Cứu -« «5< S5 ssereree 10

(:3/1 ME GIEHIRGHIỆNH:EN6ti6xs64601156016008G5101016000601110111010086160166scsooa 10

0.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu cc Ăn ng ng 10

0.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu s- 5c ss©s5se+xeevsesvsersessee H

ect ol Ts | 11

Trang 6

0.4.2 Phạm vỉ nghiên CỨU <5 se HH AY91866886688668868806 11

eS 11

0.6 Phương pháp nghiên CỨU co Ăn HH ng ng ng g7 11

0.6.1 Phương pháp hồi cứu tư liệu -.s-cs-s<©cscssesseesesserserrsrrs 110.6.2 Phuong phap diéu tra bang DSS 1) Se 110:65 PRONG BNRBLRWE HGNIONÏSoiaiisisiiiiiiiii60136101600i01/i0ỹ0ỹnõnỡãnguao 12MCC te) | ca aỷaỷnaaỷỷnaraaraiỷtiirrrrrrtrrnirannrrsian 12

OF VỆ lí NIỆN sccecnescceeooeooeoootoooci2220125522210510530550556056656365855538556559656655868835536586555 12

0:8 Bồ cgnc khoá lHƒN::ccccccsioooioioooooiooiioiiiitidiioiooi0221202022722226255226055522655585 12

CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VA CƠ SỞ THỰC TIEN CUA VIỆC DE

XUÁT MÔ HÌNH KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN DAY HOC VAN BAN THONG

TIN NGỮ VĂN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÓ THÔNG

MONINGU VAN DI -==-=-=—==-=-=—== ==-=-==-=—=—=- 13

1:1 €CøØ$Ø|H[NIỆE:iscsssiasiasisaissiasisssssssscsi127122122115127522226225122525212252295212752255255612552252 13

1.1.1 Khai quát về day học trực tuyẾn -‹.«-sc©sscceceerrerseesee 13

1.1.2 Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018 28

1.1.3 Yêu cầu về day học văn bản thông tỉn .sc«cc«cssccsecres 29

12 Cử sử thực GỄN::coeeooooioooeoooiioiiiicoiooiii2i2225221722252230235502625305355055656255529550556 31

1.2.1 Yéu cầu của giáo dục hiện đại về day học trực tuyến 31

1.2.2 Một số mô hình day học trực tuyẾn -‹.sccssccsecsecssesse 35

1.2.3 Thực trạng day học trực tuyến môn Ngữ van của giáo viên hiện

nay 44

Trang 7

CHUONG 2: ĐÈ XUẤT MÔ HÌNH KHOA HỌC TRỰC TUYẾN DẠYHỌC VĂN BẢN THÔNG TIN NGỮ VĂN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ

VĂN 2018 c:cccccsccsscaans625025255615556552563553553653658558658658858558555358355359538538553558586885885855585555555558 47

2.1 Nguyên tắc đề xuất mô hình khóa học trực tuyến -. -scs-cs 47

2.1.1 Mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục của chương trình Ngữ

VI 2000S Giái06661511611611116001111311111116361131161633)14436135113385338333813533838433838305353083843313339133ã05983 47

2.1.2 Yêu cầu cần đạt của dạy đọc văn ban thông tỉn .‹ 502.1.3 Quy định của cơ quan quản lí về dạy học trực tuyến Š3S153532333355933351355 502.2 Đề xuất mô hình khóa học trực tuyến day học văn ban thông tin 542.3 Quy trình xây dựng khóa học trực tuyến dạy hoc van ban thông tin 57

2.3.1 Thiết kế kế hoạch bài day trực tuyến - c«csccceccsccsscrscseee 573:3:2 SBIR6aihoe BAB Wh tccccceeieceeitieiceceeccieeitiecee6t2i40120G01611120160410236033086608325560385312 64

2.3.3 Lựa chọn nền tảng day học trực tuyen « «<csec«eccessecsee 65

2.3.4 Xuất bản khoá học trực tuyến ccccccsecsessessessessesseesesseesessecseesveseesecsseeees 67

33:5 Phản Hội KẾt QUÁ ;ccscccosccoccoooeooocooood2201200321042223651658554652465536553655865555553385 67

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIEM SƯ PHẠMM s-ssssosssssenssssre 70

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm «Han nh HH ng 70

3.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm -«©ssccscccccccse 70

3.2.1 Đối tượng, địa bàn thực nghiỆm «ĂĂĂĂSsseneieeeererrerrrre 70

3.2.2, Thời gian (thực nghiỆT.c.«coseococeesocoeooSoosocoseoooeoonoeobeboeooneoosotooesoee 70

3.3 Nội dung và quy trình tổ chức thực nghiệm .«-.sc-ss<ssee 70

3.3.1 Nội dung thực nghiệm co HH ng ng ngu ng, 70

Trang 8

3.3.2 Quy trình tô chức thực nghiệm - s5 s++xx+xxexxeerserxeesee 71

3.3.3 Một số van đề liên quan đến tiến trình thực nghiệm 72

Trang 9

DANH MỤC TU VIET TAT

TT Tir viet day du

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 1: Bảng mô tả những yếu tố của mô hình khoá học trực tuyến 37

Bảng 2: Bảng so sánh kế hoạch day học trực tiếp và trực tuyến 63

Bảng 3: Bảng so sánh tính năng giữa các nén tảng học tập trực tuyến 66

Bang 4: Bảng khảo sat mức độ hiểu biết va mức độ sử dụng khoá học trực tuyến

CUAROC SH :¿::cccsiztissitstii2g112212211221115515111123138515351355158513887856358515857385452583568788655853588555458855586 73

Bảng 5: Bảng khảo sát về nhu cau học tập trực tuyến của học sinh 74

Bảng 6: Bảng khảo sát về sự khó khăn của học sinh trong việc sử dụng phương tiện

GG Taba dã hoc gõ 6n nnei2a00 nen 75

Bang 7: Bang khảo sát học sinh về việc đánh giá lợi ich của học tập trực tuyến 76

Bang 8: Bảng khảo sát học sinh về việc đánh giá chất lượng của khoá học 76

Bảng 9: Bảng khảo sát học sinh vẻ việc đánh giá quá trình kiểm tra, đánh giá của ROS RS tinniiitisiiiii001114551061115515511651556135555551665555553665555186555685583465535555865555188535565555555658555556 77

Bảng 10: Bảng khảo sát học sinh về việc đánh giá sự tương tác trong quá trình học

Của KOS HQ caciieeiiiesiisitiigiiaiiisiit21112015651121108315651556558835651863558835881884558558858545885055598655 8850685 78

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNHHình |: Mô hình học trực tuyến thành công (Hoa Kỳ)

Hình 2: Quy trình thiết kế khoá học trực tuyến dudi góc nhìn sư phạm

Hình 3: Mô hình khoá học dạy học trực tuyến văn ban thông tin

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng tóm tat quá trình hình thành hệ thống giảo dục trực tuyến i

Phụ lục 2: Thông tư quy định về quản lí và tổ chức day học trực tuyến trong cơ sở

giáo dục phô thông va cơ sở giáo dục thường Xuyên - csccccccvvccrserrscrrscee V

Phụ lục 3: Bảng khảo sát GV về van dé dạy học trực tuyến - xiv Phụ luc 4: Ngữ liệu Chợ Lớn — điểm đến lưu giữ ký ức người Sài Gòn XX

Phụ lục 5: Kế hoạch bai dạy văn bản thông tin tông hợp: thuyết minh có lồng ghép

yếu tổ miêu tả (Ngữ liệu: Chợ Lớn — điểm đến lưu giữ ký ức người Sài Gòn) xxvi

Phụ lục 6: Kịch bản sư phạm trực tuyến đạy học văn bản thông tin tông hợp: thuyết

minh có lồng ghép miéu tả (Ngữ liệu: Chợ Lớn — điểm đến lưu giữ ký ức người Sài GOD) ¡::t:6tg222216110212162722602331136115511611225136456555355158538537666555355855085136556866354555853851385535914648555586Ẻ xIviil

Phụ lục 7: Ngữ liệu Hãy bảo vệ rùa Trung bộ trước khi qua muộn! Ixi

Phụ lục 8: Ké hoạch bai day văn ban thông tin tông hợp: thuyết minh có lồng ghép

yêu to biêu cảm (Ngữ liệu: Hãy bảo vệ rùa Trung bộ trước khi quá muộn!) lxi

Phụ lục 9: Kịch bản sư phạm trực tuyến day học văn bản thông tin tong hợp: thuyết

minh có lồng ghép yêu tô biểu cảm (Ngữ liệu: Hãy bao vệ rùa Trung bộ trước khi quaBIÔBÏ cioceosoiioaosiioeiiistiiosiosiiossiinti251512101631061558355355036585855555685885558555635583558585635685588588 IXxxiil

Phu lục 10: Bang khảo sát HS trước khi tham gia khoá học trực tuyến 38152452854 XCVI

Phụ lục 11: Bảng khảo sát HS sau khi tham gia khoá học trực tuyến ee XCVIH

Trang 13

MO DAU

0.1 Lý do chọn đề tài

0.1.1 Yêu cần cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018Như chúng ta đã biết, đọc là một trong những kĩ năng quan trọng cần hình thành và

phát triển cho học sinh (HS) Thông qua hoạt động đọc, HS có thé chiếm lĩnh trí thức, khám

phá bản thân, hình thành các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù Những năng lựcchung được hình thành, phát triển thông qua tat cả các môn học và hoạt động giáo dục:năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết van đề vàsáng tao Những năng lực đặc thù được hinh thành phát triển chủ yêu thông qua một số

môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa hoc, nang lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thầm mi, năng lực thé chat.

Trong đó, đọc văn bản thông tin (VBTT) là một trong những yêu cầu bắt buộc củaChương trình Ngữ văn (CTNV) 2018, CTNV mới 2018 ở mục Yêw cau can đạt về kĩ năng

đọc, chương trình Ngữ văn 2018 ? cô nêu rõ:

(1) Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, ).

(2) Nhận biết được tác dung biêu đạt của một kiêu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tr.

(3) Văn ban thông tin: cách trình bay các ý tưởng và thông tin trong văn bản; hiệu

quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn ban thông tin

Giao tiếp đa phương thức: hình thức giao tiếp sử dụng nhiều phương tiện khác nhau,

không chỉ phương tiện ngôn ngữ mà cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

0.1.2 Đặc điểm của văn bản thông tinKhác với văn ban văn học (VBVH), VBTT chủ yếu được viết dé truyền đạt thôngtin hoặc kiến thức “Vé cơ bản, chúng ta đọc loại VB này để chuyển hóa các thông tin hoặc

kiên thức trong VB thành tri thức cua mình với mục dich sử dung luôn trong học tập và đời

! Bộ Giáo đục va Đảo tạo (2018) Chương trình giáo dục phô thông Ha Nội.

Trang 14

song hoặc làm tư liệu cho mai sau"= Với mục dich đó, việc đọc VBTT trở nên khác vớiđọc VBVH Người đọc sẽ có hai tư tưởng khi đọc VBTT, một là để trai nghiệm; hai là đẻđịnh vị và ghỉ nhớ thông tin Do đó, với hầu hết các VBTT, sự chú ý của người đọc sẽ tập

trung chủ yếu vào những điều họ sẽ thu được từ việc đọc — tức là thông tin chứa đựng trong

văn bản (VB).

VBTT bao giờ cũng trình bày thông tin một cách khách quan, không hư cấu; cung

cap thông tin về đối tượng một cách chỉ tiết, giúp người doc/nghe hiéu những gì được mô

tả bằng cách tô chức hoặc phân loại thông tin Trong VB, tác gia sử dụng những cách thức

hoặc phương tiện (tinh năng) dé hỗ trợ người đọc trong việc tìm kiếm thông tin một cáchnhanh chóng và có hiệu quả Đó có thẻ là một bảng nội dung, một chỉ số, chữ in đậm hoặc

in nghiêng, chú giải cho vốn từ vựng chuyên ngành, định nghĩa từ vựng chuyên ngành,

minh họa cho hình ảnh, ghi chú, chú thích đô thị và biêu đô Những đặc điểm nay của

VBTT giúp người đọc dé dàng hơn trong việc điều hướng thông tin dé hiểu nội dung của nó.

VBTT thường xuất hiện trong sách giáo khoa (SGK) các môn học, các tài liệu quảng

cáo, các báo hoặc trang web, Nó có thẻ là VB được in theo kiểu truyền thông hoặc lànhững VB kĩ thuật số Đây là loại VB rất phô biến và hữu dụng trong học tập và trong đờisống sinh hoạt của mỗi người Vì vậy, cần phải hướng đẫn HS đọc hiểu văn bản này trong

nhà trường dé biết cách ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã học từ VB ấy vao thực tiễn

Trong văn bản thông tin, việc sử dụng hình ảnh, bảng biểu, sơ đỏ, (tạm gọi là những

cách trình bày thông tin bằng hình ảnh trực quan) hỗ trợ rất tích cực cho người đọc trong

quá trình giải mã thông tin Vì thé, theo Diana M.Barone (2011), sự minh họa thông tin

bằng những công cụ trực quan như thé rat đa dạng trong một văn bản, mỗi một hình anh

trực quan được sử dụng làm nỗi bật những thông tin cần thiết hỗ trợ cho quá trình đọc hiệu

Người đọc vì thể cần được trang bị kỹ năng đọc hiểu những loại công cụ trực quan này để

họ có thé sẵn sảng giải mã chúng chứ không phải là bỏ qua chúng trong quá trình doc’

2 Pearson Michael R, Graves (2011) Teaching Reading in the 21s! century: Motivating All Learners (fifth

edition).

* Diana M Barone (2011) Children's Literature in the Classroom, The guilford press U.S.A

-* Nguyễn Thị Ngọc Thuy (2016) Văn ban thông tin trong chương trình Nett vấn của một số nước trên thẻ giới.

Trang 15

0.1.3 Sự phát triển của công nghệ thông tin

Sự phát trién không ngừng của Internet và công nghệ truyền thông đã làm thay đôi

cơ bản nhiều đặc điểm của môi trường học tập Hiện nay, việc tích hợp công nghệ thông tin (CNTT) trong việc đạy vả học không chỉ còn là một sự lựa chọn tốt ma nó đã trở thành

một phần quan trọng của quá trình giáo dục trong thế kỷ XXI Hau như tat cả tô chức giáo

dục đều đã áp dụng những nên tảng cộng tác trực tuyến pho biến Trước khi công nghệ

mạng được ứng dụng rộng rãi vào thập niên 1990, khái niệm học tập trực tuyến (HTTT)bao gôm những ứng dụng hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập như các phần mém kiểm tra,các công cụ tạo học liệu đa phương tiện (video, ebook ) và các phương thức phân phối

học liệu mới (CD-ROM, phát thanh, cầu truyền hình ) Sau khi Internet phát trién mạnh

mẽ vào những năm cudi thé kỷ XX cùng với công nghệ web 2.0, học tập trực tuyến gắnvới việc HTTT (online learning), trong đó các hoạt động học tập được chuyên chủ yếu qua

mạng Internet với sự trợ giúp của các phần mềm hệ thống quản lí học tập (learning management system - LMS), quản lí nội dung học tập (learning content management

system - LCMS) Cùng với sự phát triển của công nghệ di động, học tập di động (mobilelearning) đang là một xu thé hiện nay Bên cạnh đó sự bùng nd của mạng xã hội cũng dẫnđến sự hình thành và phát triên việc học trực tuyến từ mạng xã hội

Qua đó, chúng tôi nhận thấy công cụ và phân mềm của công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợcho việc trình bày phương tiện phi ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất Điều này thích hợp

với 2 mục đích chính: Cách thức day học VBTT theo đặc trưng của VB và phát triển được

NL của HS theo định hướng CTNV 2018.

Từ các lí do trên, chúng tôi xác lập đẻ tài nghiên cứu là đề xuất mô hình khoá học

trực tuyến day học văn ban thông tin Ngữ văn 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổthông môn Ngữ văn 2018.

0.2 Lich sử nghiên cứu vấn dé

0.2.1 Vấn đề dạy học trực tuyến

Ở nước ngoài

Trang 16

Nguồn gốc của học tập trực tuyến trong giáo đục bắt nguồn từ nghiên cứu của

Suppes (1964) và Bitzer (1962) Trong những năm 1960, Suppes đã từng khang định rằng:

“Trong tương lai, tat cả học sinh đều có thé kết noi với dịch vụ gia sư cá nhân giống như

thời đại bây già; nhưng lúc đó, gia sư cá nhân sẽ ở dưới dạng một may tink’ Suppes cho

rằng day học cá nhân là một khía cạnh cốt lõi trong đại học, và máy tính sẽ họat động theo

khía cạnh này và mở rộng khía cạnh này thông qua việc sử dụng những môi trường học tập

ảo Đặc biệt, Suppes chỉ ra được máy tính không chỉ đơn thuần là một công cụ ma con có

nhiều tiềm năng hơn nữa trong việc ứng dụng máy tính trong giáo dục.

Nghiên cứu của Harasim® đã chứng minh được sự phát triển vượt bậc của day họctrực tuyên (DHTT) Các trường đại học đưa vào giảng day ngày càng nhiều các khóa học

trực tuyến (online course) bên cạnh các lớp học truyền thống Phương thức học tập trực

tuyến cũng được dùng ngày cảng rộng rãi trong khu vực giáo dục phô thông (K-12 learning) bên cạnh giáo dục đại học (higher education/post secondary E-learning).

E-Trong nghiên cứu The Electronic Journal of E-learning của Kahiigi (2008)” đã đưa

ra được những phát hiện mới vẻ hình thức DHTT Nghiên cứu đã chỉ ra được trong điều

kiện không đủ khả năng thực hiện hoàn toàn các hoạt động học tập qua mạng Internet hoặc

mong muốn kết hợp các hình thức học tập khác dé giúp mở rộng tôi đa năng lực của người

học, phương thức học tập kết hợp (Blended learning) được sử dụng.

Trong những năm gan đây củng với công nghệ web 2.0, trong công trình

International Journal of Social Sciences của Bari và các cộng sự (2018)Ÿ đã chi ra

E-learning gắn với việc học tập trực tuyến (online E-learning), trong đó các hoạt động học tập

được chuyên chủ yếu qua mạng Internet với sự trợ giúp của các phần mém hệ thong quan

lí học tập (learning management system - LMS), quản lí nội dung học tập (learning content

management system - LCMS) Bên cạnh đó, sự bùng nô của mạng xã hội dẫn đến sự hình

thành và phát triển học trực tuyến từ mạng xã hội (social online E-learning) Nghiên cứu

5 Terry T Kidd (2001) A Brief History of eLearning, Texas A&M University USA.

® Harasim, L (2006) A History of E-learning: Shift Happened: The International Handbook Of Virtual

Learning Environments,

7 Kahiigi, E K et al (2008) Exploring the E-learning State of Art The Electronic Journal of e-Learning.

* Bani, M,, Diouab, R., & Hoa, C P (2018), Elearning Current Situation and Emerging Challenges, PEOPLE; International Journal of Social Sciences.

Trang 17

cũng cho thấy mục đích chia sẻ nguồn tài nguyên học tập đã đưa các khóa học cũng như

tải nguyên học tập lên mạng Internet cho mọi người sử dụng miễn phí, dẫn đến khái niệm

kho học liệu mở (open material resourse) ra đời Mot số tô chức vì lợi nhuận hoặc không

vì lợi nhuận xây đựng nên tang dé tập hợp và phân phối các khóa học trực tuyến miễn phi

trên mạng Internet, tạo thành khái niệm MOOC (các khóa học trực tuyến miễn phí đại trà

- Massive Open Online Course).

Ở trong nước

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về học tập trực

tuyến ở Việt Nam không nhiều Trong 2 năm 2003-2004, việc nghiên cứu học tập trực

tuyến ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn Hội nghị, hội thảo về công nghệ

thông tin vả giáo dục đều có đề cập nhiều đến van dé học tập trực tuyến và khả năng áp

dụng vào môi trường đảo tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nang cao chất lượng đào tạo của

Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là

Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông ICT/RDA vào thang 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lan II

về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/RDA vào

tháng 9/2004 và Hoi thao khoa học “Nghiên cứu và triển khai học tập trực tuyển ” do Việncông nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và khoa Công nghệ thông tin (Đại họcBách Khoa Hà Nội) phối hợp tô chức dau tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về HTTT đầu

tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Gần đây nhất, công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia Nghién cứu về phương

thức học tập đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning) trong giáo due đại học

và đào tạo trực tuyến mở đành cho đại chúng MOOCs (Massive Online Open Courses):

Kinh nghiệm thể giới va ứng dung tại Việt Nam do Nguyễn Hữu Đức làm chủ nhiệm đã chỉ

ra được thực trạng của việc DHTT tại Việt Nam cũng như khó khăn và đưa ra cách ứng

dụng tốt nhất vào chương trình giáo dục Việt Nam nhằm đáp ứng yêu câu đôi mới căn bản,

toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Điêu này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình dao tạo này dang

được quan tâm ở Việt Nam Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực học tập trực tuyến

Trang 18

ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều bước phải làm đề hình thành được mô hìnhđạy học trực tuyến phù hợp với đặc diém chung của đất nước.

0.2.2 Vấn đề xây dựng mô hình dạy học trực tuyến

Ở nước ngoàiCác trường đại học của những quốc gia phát triển đã nghiên cứu và thiết lập nhiều

mô hình vẻ khoá học trực tuyến Trong đó, nôi bật nhất là vào năm 1892, Đại học Chicago

là cơ sở giáo dục đầu tiên cung cấp các khóa học thông qua thư Đến năm 1922, Đại học

Pennsylvania cung cấp các khóa học qua radio Tiếp theo, vào năm 1953, Đại học Houston

cung cấp khóa học qua TV Cuối cùng năm 1962, hệ thông Plato ra đời bởi hai giáo sư

của đại hoc Illinois Day là cộng đồng học tập trên Internet đầu tiên

Vào những năm gan đây, các quốc gia phát triển chủ yếu là Mỹ, Úc hoặc châu Âu

đã nghiên cứu và ứng dụng triệt dé ưu điểm của việc học trực tuyến dé mở rộng trong lĩnhvực giáo đục cũng như mang lại nguồn thu nhập cho quốc gia Các hệ thông giáo dục hiệnđại lần lượt ra đời như: hệ thông trang web coursenotes.com (Đại học Texas — Mỹ); Hệ

thống Futurelearn (Đại học Open — Anh quốc) va các nền tảng như: Open2Study ở Ue và

Iversity ở Đức.

Ở trong nước Tiếp nói quá trình tham gia và nghiên cứu chuyên sâu về học tập trực tuyến trên thé

giới, Việt Nam đang trong bước khởi động xây dựng mô hình về dạy học trực tuyến Tuy

nhiên, dy án mô hình vẫn còn năm trong bước nghiên cứu xây dựng và chủ yếu được thiết lập dành cho bậc đại học.

Các trường đại học ở Việt Nam đã quan tâm đến E-learning từ khá sớm, mặc dù vậy

đến gan đây bức tranh chung còn chưa khởi sắc qua thông tin công bố tại hai cuộc hội thảo

gần day ve E-learning trong giáo dục đại học tô chức tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội (2017) và Trường Dai học Sư phạm TP.HCM (Viện Nghiên cứu Giáo dục, 2017).

Các tham luận cho thấy có hai nhóm chính trong áp dụng E-learning tại các trường đại học

ở Việt Nam:

- Trong đảo tao từ xa, E-learning phát triên khá nhanh chóng với các chương trình

của TOPICA, Viện Đại học Mở Hà Nội, FUNIX, Trường Đại học Mở TP.HCM Đây là

Trang 19

các chương trình đào tạo cấp bằng đại học và thu hút một số lượng hàng chục ngàn sinh

#14, Tuy nhiên, so với dan số Việt Nam cũng như quy mô các trường đại học

viên theo học

trực tuyến trên thé giới, số lượng này còn khiêm tốn và tập trung vào một số ngành nhất

định.

- Trong đào tạo chính quy, E-learning được sử dụng dưới hình thức hỗ trợ hoặc kết

hợp cho việc học truyền thống trên lớp Các trường đã triển khai chương trình này như

Trường Đại học C an Thơ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đả Năng, Đại học

Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên chủ yếu mang tính chất thí điểm '! !?

Ngoài ra, còn có những bai báo năm trong chuỗi nghiên cứu về quy trình thiết kế learning trong ngữ cảnh giáo dục trực tuyến tại Việt Nam Nghiên cứu Thiết kế kịch bản

E-sư phạm: Thách thức cân giải quyết trong đào tạo trực tuyển (2019) của Lê Đức Long, VõDiệp Nhi đã tập trung trình bày về bài toán thiết kế khoa học trực tuyến, trong đó phân nộidung chính đề cập đến là kịch bản sư phạm trực tuyến Bài báo phân tích một cách rõ ràng,

chỉ tiết về các vẫn đề liên quan đến kịch bản sư phạm trực tuyến, các kết quả nghiên cứucủa bài báo là nên tảng lí luận cho việc thiết kế kịch bản sư phạm nói riêng và quy trình

thiết kế khoá học trực tuyến nói chung."

Đáng chú ý nhất là nghiên cứu Thiet kế khoá học trực tuyển dưới góc nhìn sư phạm(2018) của Lê Đức Long, Huỳnh Văn Sơn, Giang Thiên Vũ Nghiên cứu cho thấy trongthế giới hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên

trong giảng dạy và huấn luyện va sự kết hợp với giáo dục đã mang lại nhiều thành công

đáng kẻ Xu hướng sử dụng khóa hoc E-learning được tao ra từ việc sử dụng công nghệ kết

* Tam, N.T (2017) Thách thức và giải phap đối với đào tạo trực tuyển tại Viet Nam trong thời kỳ day mạnh

gido duc thông qua kỳ thuật số ddo tạo trực tuyên trong thởi &È cách mạng công nghiép 4.0 Nhà xuất ban Đại học

Kinh té Quốc đân Hà Nội ¬ ;

!® Hanh, T.T.B (2017) Niững lol ích và sự cản thiết phải nhận thức lại vẻ dao tạo trực tuyên tại ia Nam

Góc nhìn sau hơn bê vai trỏ của đào tạo trực tuyến với việc giảng day tin học ở các trường đại học tai ViệtNam, Nhà xuất bản Dai học Kinh tế Quốc dân Ha Nội.

!! Thai, V,T., (2017) Mo hình dao tạo trực tuye n - thuận lợi và khó khăn Dao tao trực tuyến trong thời ky cách mạng cảng nghiép 4.0 Nhà xuất ban Dai học Kinh tế Quốc din Ha Nội.

? Linh và nhóm đồng tác giả (2017) Ung dụng E-Learning tại khoa Công nghệ Thông Tin & Truyen thông —

Trưởng Dai Hoe Can Thơ Ky yêu Hội thao Khoa học: Đảo tạo trực tuyển trong nhà trường Viet Nam - thực trang vả

giải pháp Viện Quản ly Giáo dye, Trường Đại hoe Sư phạm TP HCM.

? Lê Đức Long, Võ Diệp Nhi (2019) Tiết Kể kịch bản sự phạm: Thách thức cần giải quyết trong đảo tạo trực

tuyển, Viện Quản lý Giáo dục, ’Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

Trang 20

hợp với chương trình giảng day và đào tạo được thiết kế tỉ mi là một trong những thành

công đáng chú ý nhất Bài viết đi sâu vào từng bước thiết kế một khóa học E-learning đơn

giản nhưng hiệu quả cho việc giảng dạy và đảo tao."

0.2.3 Vấn đề dạy học văn bản thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực

cho học sinh

Ở nước ngoàiThế giới đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề dạy học đọc

hiểu VBTT như: Common Core Teaching and Learning Strategies English & Language

Arts Reading Informational Text Grades 6-12 (Chién thuat day đọc hiệu VBTT trong môntiếng Anh nghệ thuật từ lớp 6-12), bản quyền của Ban Giáo dục tiêu Bang Illinois, Bestever literacy tips for teaching informational text structurees (Mẹo đọc, viết hay nhất dé

day các cau trúc VBTT) của Lorioczkus Hai bài báo /nformational text and young

children: When, Why, What, Where, and How? (VBTT và trẻ em: Khi nào, tại sao, cai gì,

ở đâu và như thé nào?) va Essential Elements of Fostering and Teaching ReadingComprehension (Các yếu tô thiết yéu của bồi dưỡng và dạy đọc hiểu) của Nell K Duke và

cộng sự, Using informational text to support literacy in special populations (Sử dụng

VBTT dé hỗ trợ kiến thức cho các nhóm đặc biệt) của Joan Barnatt, Informational texts:

Organizational Feature & Structures (VBTT: Tinh năng tô chức va cau trúc) của Surber,

Reading to learn for ELS Motivation practices and comprehension strategies for informational texts (Doc dé hoc cho thực hành ELS và các chiến thuật đọc hiểu VBTT của

Ana M Taboada, Những công trình nghiên cứu nảy đã khang định tam quan trong, chỉ

rõ đặc điểm, cấu trúc và cách trình bảy của VBTT Nhắn mạnh vai trò của việc dạy đọchiểu VBTT từ cấp tiêu học trở lên và nêu rõ yêu cầu đọc hiểu đối với từng lớp, từ lớp 6

đến lớp 12

Ở Việt Nam

! Lê Đức Long, Huỳnh Văn Son, Giang Thiên Vũ (2018) Thiet kế khoá hoc trực tuyển đưởi góc nhìn sư phạm.

Viện Quan lý Giáo đục, Trường Đại bọc Sư phạm TP HCM.

Trang 21

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về VBTT và van dé dạy học đọc VBTT chưa nhiều.Trong chương trình giáo duc phô thông hiện hành, các nhà khoa học chưa làm rõ khái niệm

VBTT (mặc da, số lượng loại văn bản nay được đưa vào CTNV va các môn học khác chiêm

tí lệ lớn).

Khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy có một số công trình đã bàn tới van đề day họcđọc hiểu VBTT như: Giáo trình phương pháp day đọc văn bản (Nguyễn Thị Hồng Nam

và Dương Thị Hồng Hiéu)'* Quan tâm đến VBTT, tác giả Trịnh Thị Lan đã có một số bai

viết dé cập nhiệm vụ dạy học VBTT và định hướng vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào

day học đọc hiểu VBTT cho học sinh phố thông chăng hạn như: Ngén ngữ học văn bản vớiviệc day đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông

Bài viết Chuẩn chương trinh cốt lỗi của Mĩ và một so liên hệ với việc đổi mới chuong

trình Ngữ văn của Việt Nam” của tác gia Bùi Mạnh Hùng chỉ ra những thay đôi cơ bản trong chuan đọc hiểu chương trình môn Ngữ văn của Mi và dé xuất định hướng day học

VBTT cho học sinh phô thông Việt Nam Bai viết Đề xuất về việc dạy đọc hiểu văn bản

thông tin ở trường trung học của Việt Nam trong thời gian tới* của tác gia Phạm Thị Thu

Hiền cũng thé hiện quan điểm can đưa nội dung này vào chương trình mới dé đáp ứng yêu

cau của thực tiễn và xu thé quốc tế về day học đọc hiéu văn bản

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thúy với bài viết Văn ban thông tin trong chương trinh

Ngữ văn của một số nước trên thé giới đã chia sẻ về một số kinh nghiệm thu được từ việc khảo sát chương trình giảng dạy VBTT trong khung CTNV của một số nước trên thé giới

như: Mi, Singapore, Uc Tác gia cho biết, ở những nước nay, “chuẩn đầu ra của việc giảng

day VBTT được thiết kế rất chỉ tiết, cụ thể; chủ yếu hicong đến việc hình thành và rèn luyện

năng lực đọc hiểu VBTT".

'S Nguyễn Thị Hong Nam - Dương Thị Hong Hiểu (2016) Giáo trình phương pháp day đọc van ban, NXB

Dai học Can Thơ

-!® Trịnh Thị Lan (2017) Ngan ngữ học văn bản và việc dạy học đạc hiệu van bản thông tin ở trường phó thông.

Tap chi giáo đục, BG Giáo duc va Dao tạo.

'" Bùi Mạnh Hùng (2014) Phác thao chương trình Ngữ win theo định hướng phat triển nang lực Tạp chí Khoa

học, Treong Đại học Su phạm Thanh phố Hộ Chi Minh, số 56, tr 23-41.

* Pham Thu Hiền (2020) Để xưất về việc day doc hiểu văn ban thông tin ở tường trung học của Việt Nam trong thời gian tới Đại học Su phạm Ha Nội.

Trang 22

Năm 2018 và 2019, tác giả Đỗ Ngọc Thống và các cộng sự cho ra mắt độc giả hai

cuốn sách: Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học cơ sở và Dạy học phát

triển năng lực món Ngữ văn trung học pho thông)” Theo đó, đặc điểm của VBTT trong

nhà trường trung học, yêu cầu và quy trình day đọc hiểu VBTT đã được các tác giả dé cập

và có giới thiệu bài dạy mình họa.

Việc đổi mới cách ra dé khâu kiểm tra, đánh giá cho thấy tam quan trọng của việc

phát triển năng lực dạy đọc hiểu VBTT cho GV Ngữ van, nhằm giúp họ hướng dẫn học

sinh đọc hiểu tốt loại VBTT.

Có thé nói, những nghiên cứu trên của các tác giả là những gợi mở ban đầu về van deday học đọc hiệu VBTT Phía sau đó vẫn còn nhiều vẫn dé đòi hỏi giới nghiên cứu phảikhai thác bao quát trên nhiều góc độ, nhiều bình điện mới có thé ứng dụng hiệu quá vào

thực tiễn day và học khi thực hiện CTNV trung học pho thông mới.

0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

0.3.1 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nảy nhằm Đề xuất mô hình khoá học trực tuyếndạy học VBTT Ngữ văn 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn

2018.

0.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung thực hiện những nhiệm

vu sau:

Thứ nhất, xây dựng cơ sở lí luận vẻ VBTT, DHTT và mô hình dé xuất DHTT

Thứ hai, khảo sát thực tiễn hiểu biết của GV và HS về DHTT nói chung và DHTT

môn Ngữ văn nói riêng dé xây đựng cơ sở thực tiễn Kết qua khảo sát thực tiễn cùng với

cơ sở lí luận là căn cứ dé chúng tôi đề xuất mô hình khoá học trực tuyến dạy học VBTT

Thứ ba, đề xuất mô hình khoá học trực tuyến day học VBTT Ngữ văn 10 đáp ứngchương trình giáo dục phỏ thông môn Ngữ văn 2018

- Đỗ Ngọc Thing (chủ bién) (2018), Day Age phát triển nang lực món Ngữ văn trung học cơ so và day hoc

phát triển nắng lực món Ned văn trung hoc phố thông Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

10

Trang 23

Thứ tư, thiết kế mô hình và tiền hành thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của mô

hình khoá học trực tuyến day học VBTT Ngữ văn 10 đáp ứng chương trình giáo dục phô

thông môn Ngữ văn 2018 như đã đẻ xuất.

0.4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

0.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tai là mô hình khoá học trực tuyến dạy học VBTT đáp ứng chương tình giáo dục phô thông môn Ngữ văn 2018.

0.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình khoá học trực tuyến đạy học đọc hiều VBTT

Ngữ văn 10 đáp ứng chương trình giáo dục phô thông môn Ngữ văn 2018.

0.5 Giả thuyết nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đặt ra giả thuyết như sau:

Nếu mô hình khoá học trực tuyến day học VBTT Ngừ văn 10 đáp ứng chương trình

giáo dục phô thông môn Ngữ văn 2018 đã đề xuất được vận dụng sẽ góp phần giúp HS

phát triển năng lực đọc VBTT theo YCCĐ của CTNV 2018.

0.6 Phương pháp nghiên cứu

0.6.1 Phương pháp hồi cứu tư liệu

- Mục đích: tim kiếm, thu thập và xử li các tư liệu liên quan đến van đề nghiên cứu

dé khái quát lịch sử van dé va xây dựng co sở khoa học cho dé tài

- Cách tiền hành: tập hợp các tư liệu khoa học từ các nguồn trong và ngoài nướcliên quan đến dé tai: tông hợp phân tích và đánh giá các tư liệu khoa học trên

0.6.2 Phương pháp điều tra bằng bang hoi

- Mục dich: thu thập dữ liệu định tinh và định lượng vẻ thực trạng DHTT của GV ở

giai đoạn trước khi thực nghiệm dé xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài; thu thập dir liệu

định tính và định lượng về năng lực đọc VBTT của HS trước và sau khi thực nghiệm đẻđánh giá được tính khả thi của đề tài

Trang 24

- Cách tiền hành: thiết kế bảng hỏi; điều tra đối tượng nghiên cứu vào các thời điểmnhất định; thống kê và xử lí dữ liệu đã thu thập đề đưa ra các kết luận khoa học.

0.6.3 Phương pháp thực nghiệm

- Mục đích: kiểm nghiệm tính hiệu quả va khả thi của mô hình khoá học trực tuyến

day học VBTT Ngữ văn 10 đáp ứng chương trình giáo dục phô thông môn Ngữ văn 2018.

- Cách tiến hành: thiết kế kế hoạch và giáo án thực nghiệm; thực nghiệm theo kếhoạch: tông kết và đánh giá kết quả thực nghiệm

0.7 Đóng góp của dé tài

0.7.1 Về lí luận

- Tổng hợp và đánh giá giá trị khoa học của một số nghiên cứu có liên quan đến để tải.

- Xác định cau trúc mô hình xây dựng khoá học trực tuyến day học VBTT đáp ứng

chương trình giáo dục phô thông môn Ngữ văn 2018.

- Xây dựng cơ sở lí luận của dạy đọc VBTT theo định hướng phat triên năng lực.

0.7.2 Về thực tiễn

- Đề xuất mô hình khoá học trực tuyến day học VBTT đáp ứng chương trình giáo

dục phô thông môn Ngữ văn 2018.

- Góp phân đối mới hình thức dạy đọc VBTT đáp ứng CTNV 2018

0.8 Bo cục khoá luận

Ngoài phan Mở dau, Kết luận va Phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:

Chương |: Xác định cơ sở khoa học của đề tài, tập trung làm rõ một số vấn dé lí

luận vẻ đạy học trực tuyến và yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018.

Chương 2: Xác định các nguyên tắc nhằm dé xuất mô hình khoá học trực tuyến dayhọc văn bản thông tin, đề xuất và tập trung mô tả cụ thé các bước trong mô hình

Chương 3: Thực nghiệm dạy học khoá học trực tuyến văn bản thông tin Ngữ văn 10

nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tải

12

Trang 25

CHUONG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VA CƠ SO THỰC TIEN CUA VIỆC DE XUÁT MÔ HÌNH KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN DAY

HỌC VĂN BẢN THÔNG TIN NGỮ VĂN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC PHÓ THÔNG MÔN NGỮ VĂN 2018

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái quát về dạy học trực tuyếnL111 Lich sử hình thành

Sự phát triển không ngừng của Internet và công nghệ truyền thông đã làm thay đổi

cơ bản nhiều đặc điểm của môi trường học tập Hiện nay, việc tích hợp CNTT trong việc

đạy và học không chỉ còn là một sự lựa chọn tốt mà nó đã trở thành một phần quan trọng

của quá trình giáo dục trong thé kỷ XXL Vì vậy, HTTT trở thành một khái niệm không xa

lạ với giáo dục E-learning (Electronic Learning), dùng dé mô tả việc học tập, đảo tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông Trong những năm cuối the kỷ XX và đầu thé kỷ

XXI, E-learning đã phát triển nhanh chóng gắn với sự phát triển của công nghệ và giáo dụcdựa trên những nên tảng kinh tế vả tô chức phủ hợp tạo ra một khái niệm rộng va đa chiều

Việc xác định phạm vi của khái niệm E-learning cần xuất phát từ việc tìm hiều lich sử tiến

hóa cho phương thức giảng dạy và học tập nảy.

Nguồn gốc của học tập trực tuyến trong giáo dục bắt nguồn từ nghiên cứu của Suppes

(1964) và Bitzer (1962) Trong lúc đó, Porter (1959) và Uttal (1962) cũng nghiên cứu vẻ lĩnh vực này Tuy nhiên, chỉ có Suppes và Bitzer xác định rõ được việc sử dụng công nghệ trong chương trình giáo dục, Ké từ năm 1960, học tập trực tuyến đã ảnh hưởng đến nhiều

lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, giáo dục, quân đội Vì vậy, học tập trực tuyến cũng

có những phát triên khác nhau trong mỗi lĩnh vực khác nhau Trong những năm 1960,

Suppes đã từng khang định rằng: “Trong tương lai, tat cả HS đều có thể kết nói với dịch

vụ gia sư cá nhân giống như thời đại bây giờ; nhưng lúc đó, gia sư cá nhân sẽ ở dưới dạngmột may tink.” [1]

13

Trang 26

Ngoài ra, ông còn cho biết lí do quan trọng nhất cho việc sử dung máy tính trong giáo

dục năm ở sự hướng dan và những cuộc hội thoại được cá nhân hóa mà máy tính cung cấp.

Đây không phải là một phòng đoán vô căn cứ, ma dựa trên nghiên cứu của Bloom (1984)

đã chứng minh rằng: So với hình thức day học nhóm thì hình thức day một kèm một đã cai

thiện thành tích của HS lên 2 độ lệch chuẩn Suppes cho rằng đạy học cá nhân là một khía

cạnh cốt lõi trong đại học, và máy tính sẽ hoat động theo khía cạnh này và mở rộng khía

cạnh này thông qua việc sử dụng những môi trường học tập ảo Không chỉ vậy, Suppes còn nghiên cứu đến việc tạo ra kết quả học tập tốt cho HS hơn và giúp GV hoàn thiện hơn.

Nghiên cứu của Suppes cho thấy máy tính chính là môi trường hướng dẫn trung gian ảnh

hưởng sâu sắc đến việc học: xác định được những thay đôi từ đơn giản đến phức tạp trong

cách hiểu của HS Đặc biệt, Suppes chỉ ra được may tính không chi đơn thuần là một công

cụ mà còn có nhiều tiềm nang trong việc ứng dung máy tính trong giáo duc Sau đó, nghiêncứu của ông đã dan đến những công trình nên móng trong việc học tập với sự hỗ trợ của

máy tính Dựa trên nghiên cứu của Suppes, Blitzer (1962) đã tao một hệ thông máy tính

dùng chung trong giáo duc: Plato Hệ thống có thé giải quyết lo lắng về kha năng đọc viết

của HS Dựa theo Blitzer (1962), Plato có thé được sử dụng dé phat trién va cung capchương trình giáo dục dựa trên máy tinh, bao gồm cả các chương trình xóa mù chữ Plato

la một chương trình giáo đục cung cap các chương trình về ngôn ngữ và học gia sư Phan

mềm nay giao tiếp với những người dùng khác bằng các ghi chú điện tử - một trong những

hệ thống tiên thân cho những hệ thống điện tử hiện nay.

Dựa vào tài liệu nghiên cứu, chúng tôi đã tóm tắt quá trình hình thành hệ thống giáo

duc trực tuyến thành bảng tóm tắt ở phụ lục 1.

1.1.1.2 Khái niệm day học trực tuyến

Sự phát triển của E-learning là một quá trình đan xen và thúc day lẫn nhau trên tông

thẻ các phương diện công nghệ, giáo dục và kinh tế; trong đó công nghệ giữ vai trò thúc

day, giáo dục mang lại các giá trị phù hợp và kinh tế tạo nền tảng tài chính cho sự phát triển ben vững Vì vậy, điều này dẫn đến E-learning trở thành một khái niệm rộng, nhiều

tầng lớp, có thé kẻ đến một số khái niệm sau:

Đào tạo dựa trên máy tính (Computer — based training multimedia)

14

Trang 27

Zahm (2004) đã mô tả chương trình đào tạo dựa trên máy tính sẽ hỗ trợ qua CD-Rom

hoặc dưới dang tải xuống từ web và nó thường dựa trên nên tảng đa phương tiện Karon

cũng thảo luận về sự tiện ích của tất cả các khoá học được thiết kế cho việc học trong máy

tính hoặc ngay cả các khoá học qua mạng đều sẽ thuận tiện hơn so với việc học truyền

thống [1]

Hall (2006) đã kết hợp cả định nghĩa của Zahm và Karon bằng cách nhắn mạnh học

tập dựa trên máy tính như một thuật ngữ bao hàm được sử dụng dé mô ta bat kỳ hoạt động

học tập nào đo máy tính cung cấp bao gồm CD-Rom và Word Wide Web Hall giải thích

thêm rằng một số người sử dụng thuật ngữ CBT (Computer — Based Training multimedia)

để chỉ việc đào tạo theo phương thức cũ nghĩa là chỉ có văn bản.

Đào tạo qua hệ thống mạng (Web Based Training)

Cũng như chương trình CBT, chương trình đảo tạo trực tuyến được phân loại là mộtthuật ngữ bao trùm dùng dé chỉ tat cả các khóa đào tạo trong máy tính qua mang, bao gồm

mạng nội bộ của tô chức, mạng cục bộ của tô chức va Internet Gotschall (2000) nói rằng

học tập trực tuyến còn được gọi là học tập dựa trên mạng Urdan và Weggen (2000) cho

rằng học trực tuyến chỉ là một phan của E-learning va mô tả việc học qua Internet, mang

nội bộ và mạng ngoại vi Urdan nói thêm rằng mức độ tinh vi của học trực tuyến khác nhau.

Nó có thể mở rộng từ một chương trình học trực tuyến cơ ban bao gồm văn ban và hìnhảnh, bài tap, bài kiêm tra và lưu trữ hồ so, chăng hạn như điểm kiểm tra đến một chương

trình học trực tuyến phức tạp Nó sẽ bao gồm hình ảnh động, sự mô phỏng, âm thanh và

video thảo luận của các nhóm chuyên gia hoặc cổ vấn trực tuyến, liên kết đến tài liệu trên

mạng nội bộ hoặc web, và thông tin liên lạc với hồ sơ giáo dục của Scheriber và Berge (1998) đồng ý với Gotschall (2000) và cho rằng học trực tuyến là bat kỳ phương pháp học tập nào dựa trên công nghệ, nghĩa là thông tin luôn sẵn sàng dé truy cập trực tiếp [1]

Học tập trực tuyến (E-learning)

Một xu hướng mới khác trong giáo dục được sự trợ giúp mạnh mẽ của dữ liệu cao

cấp và trí tuệ nhân tạo trong môi trường E-learning là học tập cá nhân (personalised

learning) Theo đó mục tiêu học tap, cách thức và nội dung giảng day thay đổi theo nhu

> * +: a lộ , ˆ ˆ ` ~ , xà a

câu của moi người học Tương tự, các ứng dụng công nghệ nay cũng giúp phát triền mô

15

Trang 28

hình học tập thích nghí (adaptive learning) Theo đó nội dung, tốc độ, và cách thức học tập

sẽ được thay đôi tùy thuộc vào năng lực học của mỗi người (US Department of Education,

2017).

Hall cho rằng E-learning là dạng một khóa học hoàn chính khi có truy cập mọi lúc

với nội dung của khoá học Học tập đang và sẽ tiếp tục là một quá trình suốt đời, có thê

được truy cập mọi lúc mọi nơi dé đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn cụ thé Hall nói thêm

rằng E-learning có thêm nhiều liên kết với dit liệu thực và thời gian thực Dựa trên sự phát

triển về định nghĩa, ta có thẻ thay, E-learning, học trên Internet hay học qua mạng đều

tương tự lần nhau [1] Tương tự như E-learning và các van đề liên quan của nó là học tậpdựa trên công nghệ Urdan & Weggen chia sẻ rằng E-learning bao gồm một loạt các ứngđụng vả quy trình, bao gồm học tập dựa trên máy tính, học tập dựa trên web, lớp học ảo và

thí nghiệm kỹ thuật số [1] Tuy theo mục đích sử dung, họ đã tùy chỉnh thêm định nghĩa

của mình đối với việc truyền tải nội dung qua tất cả các phương tiện điện tử, bao gồm

Internet, mạng nội bộ mạng ngoại vi, phát sóng vệ tinh, băng âm thanh, phim anh, tivi

tương tác va CD-ROM ra Tuy nhiên, họ chú ý rằng E-learning được định nghĩa hẹp hơn

so với việc học từ xa, bao gồm học tập dựa trên văn ban và các khóa học được thực hiệnthông qua thư từ bằng văn bản Giống như Hall và Snider (2000), Urdan và Weggen (2000)cũng chú ý đến thuật ngữ E-learning và học tập từ xa trong bang bang chú giải thuật ngữ

của họ E-learning bao gồm tat cả các ứng dụng, công cụ và quy trình phù hợp với nội dung giảng dạy nhằm tăng hiệu quả trong quá trình giáo dục Điều thú vị là Urdan và Weggen (2000) đã xem việc học trên máy tính (Computer- Based Learning) là tập hợp con của việc học trực tuyến; học trực tuyến là tập hợp con của E-learning và E-learning là một tập hợp

con của việc học từ xa.

Hơn nữa, một lí do khác cho sự lựa chọn của E-learning là học trực tiếp "đúng lúc”

Đó là một điểm mạnh của E-learning mà việc học từ xa không có Học từ xa là khóa học

được lên kế hoạch trước còn E-learning không chỉ coi trọng việc học có kế hoạch mà nócòn ghi nhận giá trị của sự linh hoạt và sự tự định hướng của người học đề tối đa hóa việchọc tập nhằm tạo hiệu quả cao nhất

16

Trang 29

Trong môi trường giáo duc ngày càng được mở rộng thì việc sử dụng thuật ngữ

E-learning đã có những ý nghĩa rộng hơn Nó có sự đa dạng vẻ thực hành, hệ thông công

nghệ và nhiều định nghĩa khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh Nó không chỉ tập trung vào hệ

thong trực tuyến mà còn bao gồm day đủ các nén tảng học tập đựa trên máy tính và các

phương pháp, thê loại, định đạng và phương tiện như đa phương tiện, chương trình giáo

dục, mô phỏng, trò chơi và việc sử dụng phương tiện trên các nền tảng có định và di động

trên tất cả các lĩnh vực

Sự phát triển của E-learning trong kinh doanh, giáo dục hay quảng cáo được coi như

một “ứng dụng giết người” (Fricdman, 1999), từ đó dan đến lo ngại vẻ việc ảnh hướng đến

các mô hình đảm bảo chất lượng của E-learning Những lo ngại đó đã thúc đây sự phát

triển về khả năng cung cấp trải nghiệm mang tính sư phạm, những trải nghiệm học tập cócấu trúc bài bản hoặc có một mô hình học tập được xác định rõ rang Gần đây được thúc

đây bởi những yêu cau trên, trọng tâm của E-learning đã mở rộng phù hợp trong việc kếthợp sự cộng tác giữa người học với các mô hình học tập Kê từ khi ra đời, những tiền bộ

công nghệ trong máy tính và mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho những tiên bộ trong

E-learning khi các nhà giáo đục nắm bắt được các tính năng mới của nó và nỗ lực điều chỉnhchúng theo nhu cầu của họ, phù hợp với các lý thuyết giáo dục mới hoặc tìm kiếm nhữnghứa hẹn mở rộng chức năng của E-learning.

Ké từ khi ra đời, E-learning đã đồng hóa các phương pháp sư phạm khác nhau Xu

hướng phát triển của E-learning là hướng tới môi trường học trực tuyến hợp tác Day không

chỉ la kết quả của việc áp dụng các mô hình của thuyết kiến tao, ma còn là kết quả của việc

phát triển hệ thông mạng toàn cầu hoá Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện việc học tập cá nhân và tương tác giữa các cá nhân với phạm vi lớn Có lẽ, điều nay

đã vượt xa mong đợi của Suppes (1964; 1966; 1986) và Bitzer (1962) về quy mô và phạm

vi của E-learning.

E-learing cung cap một điển dan về giảng day trên toàn thé giới Người ta đã giả định

rằng mỗi HS tại bat kỳ thời điểm nào đều có một bộ giáo trình hoàn chỉnh Ve tài liệu khóa

học, nó có thê được cập nhật tự động và được liên kết qua một số nguồn liên quan Vẻ nộidung khóa học, như ví dụ và bai tập, nó có thê tương tác ngay lập tức qua minh họa như

17

Trang 30

phương trình bằng đồ thi, thay đôi tham số, xem kết quả và được liên kết đến các trang web

khác theo sở thích của HS E-learning không bị giới hạn về không gian và thời gian, đồng

thời tiếp cận người học trong bối cảnh toàn câu Ngoài ra, E-learning cung cấp cho sinh

viên nhiều thông tin và nhiều cơ hội thông qua mạng xã hội, điều mà trước đây không thểthực hiện qua hệ thống truyền thông Khả năng liên kết thông tin toàn cầu với vô số địnhđạng đã tạo ra một phương tiện học tập phong phú E-learning không chỉ đơn thuần là một

bản sao điện tử của các tài liệu trong khóa học truyền thông mả nó còn có lợi thế về việc

khai thác các ứng dụng của hệ thông công nghệ đa phương tiện và web, từ đó hình thành

được một quá trình học tập hiệu qua va thú vị E-learning có khả năng liên kết với nguồn

tài nguyên rộng lớn có sẵn trên toàn thé giới, giới thiệu các giá trị mới cho khóa học trực

tuyến trong quá trình dao tạo từ xa Vì vay, E-learning được hình dung như một nguồn tai

nguyên phát triên mạnh mẽ và sẽ mang đến lợi ích cho người học cũng như người hướng

dẫn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và web đã kéo theo sự sang tạo không

ngừng trong việc phát triển các ứng dụng xã hội Điều đó mang đến cho các nhà giáo dục

những cơ hội mới dé thiết kế khóa học một cách thú vị, đồng thời nó cũng đặt ra một tháchthức trong việc yêu cầu người đạy phải cung cấp khóa học của họ đưới nên tảng công nghệmới Dé có được sản phẩm tốt nhất, các nhà thiết kế, người hướng dẫn và quản lí khóa học

sẽ phải làm việc hiệu quả với nhau qua việc đặt chất lượng của khoá học lên hàng đầu Vì

vậy, các tô chức giáo đục chỉ cung cấp các nguồn lực tài chính, phần cứng và phan mềm là

chưa du mà cần trang bị những kiến thức va kĩ nang cơ bản cho người hướng dẫn đẻ có thé

giảng dạy một cách mới mẻ, thu hút Từ đó, mở rộng và nâng cao trải nghiệm học tập của người học hiệu quả.

Dựa trên lịch sử phát triển, E-learning hiện nay là kết quả một quá trình định hình và

thay đổi vẻ nhiều khía cạnh qua sự đóng góp, nghiên cứu của nhiều chuyên gia Người thiết

kế va người hướng dẫn cũng sẽ phải tuân thủ các nguyên tac trong thiết kế, khả năng sửdụng, tương tác dé hệ thong E-learning trở thành sản phẩm tốt nhất cho thẻ hệ tiếp theo

1.1.1.3 Các hình thức day học trực tuyến

Trang 31

Dựa vào đặc điểm phát triển của hệ thống mạng Internet và đặc thù riêng của lĩnh vực

giáo dục, E-learning hình thành va phát triển linh hoạt theo sự ứng dụng thông minh của

các chuyên gia, GV Việc ứng dụng đạy học trực tuyến cần được cân nhắc cùng với những

yếu tô như: cơ sở vật chất, hệ thống mạng Internet, nội dung bài học và năng lực của HS

cũng như GV Vì vậy, E-learning được ứng dụng một cách linh hoạt theo nhu cầu của từng

GV Có thé chia E-learning thành 3 hình thức chủ yếu: Học tập trực tuyến hoàn toàn; Học

tập từ xa; Học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp

- Học tập từ xa

Học tập từ xa là một hình thức giảng day thay thé trực tiếp cho việc giáng day trực

điện GV sử dụng công nghệ video, hoặc công nghệ tương tự dé tương tác với HS trong

thời gian thực và nó phụ thuộc vảo việc lên kế hoạch học tập của GV và HS

- Học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến

Học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến là một mô hình sư phạm kết hợp giảng dạy trong lớp hoc trực diện với việc sử dụng công nghệ thông tin một cách sang tạo GV sẽ liên kết hình thức học tập này với việc tái cấu trúc lại môi trường học tập và trải nghiệm của

HS Ở hình thức này, VIỆC kết hợp CNTT nhằm mục đích tạo môi trường học tập mới mẻ

và giúp HS có thêm kinh nghiệm sử dụng CNTT Điều đó giúp cho khoá học thêm sinh

động vả chất lượng hơn

- Học tập trực tuyến hoàn toàn

Học tập trực tuyên hoàn toàn là một trong những hình thức học tập, trong đó việc học

tập diễn ra qua Internet Hình thức học tập nảy có thé phục vụ những HS ở xa về địa lí va

không có điều kiện tiếp cận với lớp học trực tiếp truyền thong Tuy nhiên, hình thức nay

không chỉ giúp ích cho những HS có khoảng cách về địa lí mà còn có ích cho những HS ởgần Họ vẫn có thé học những khoá học tại trường nhưng vẫn có thé học những khoá học

đó một lan nữa Trong trường hợp như vậy, học tập trực tuyến hoàn toàn có thẻ được xem

là hình thức học tập trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT (Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyển trong cơ sở giáo duc phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên được trình bay

19

Trang 32

ở phụ lục 2) đã chia các hình thức dạy học trực tuyến thành 3 hình thức chủ yếu và địnhnghĩa như sau:

(1) Dạy học trực tuyến: là hoạt động dạy học được tô chức thực hiện trên hệ thống đạy học trực tuyến.

(2) Dạy học trực tuyến hỗ trợ đạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông: là hình

thức day học trực tuyến thực hiện một phan nội dung bài học hoặc chủ dé trong chương

trình giáo dục phô thông dé hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đẻ đó tại cơ sở giáo

dục phô thông.

(3) Day học trực tuyến thay thé dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo duc phô thông: là

hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ dé trong chuong

trình giáo dục phô thông đẻ thay thé day học trực tiếp bài học hoặc chủ dé đó tại cơ sở giáodục phô thông

1.1.1.4 Chính sách phát triển của các quốc giaVới sự phát trién mạnh mẽ của công nghệ và sự phát trién của giáo duc, công nghệ

thông tin đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng vào quá trình giảng dạy.

Trong đó, có nhiều quốc gia đánh giá cao vai trò của đạy học trực tuyến và đã vạch địnhđược kế hoạch lâu dai dé phát triển giáo duc song song với sự phát triển của CNTT

- Hoa Kỳ:

Quốc gia nay bat đầu các nỗ lực của minh trong lĩnh vực E-learning từ cuối thé kỷ

XX Năm 2000, Ủy ban Giáo đục trên nén tang Web (Web - Based Education Commission)

của Quốc Hội đã đưa ra được lợi ích của việc học tập trực tuyến Phần lớn các chính sách

từ phía liên bang tập trung cho giáo dục phô thông, còn giáo dục đại học phụ thuộc vào

chính sách của từng tiêu bang Các chính sách tiểu bang có sự khác biệt tuy nhiên nhìnchung tập trung vào những nội dung sau: Hỗ trợ hệ thông E-learning mới; nâng cấp cơ sở

ha tang và kỳ năng giảng dạy; thúc day sự tiếp cận và định hình các chính sách Các trường

đại học lớn chỉ phát triển các khóa học trực tuyển và kết hợp như một phương thức hỗ trợ

cho hoạt động giảng dạy truyền thông Một số trường công lập hoặc trường tư phí lợi nhuậnquy mô vừa và nhỏ nhưng huy động được nguôn lực đầu tư mạnh mẽ vào E-learning đã có

sự tăng trưởng vượt bậc về tuyên sinh trực tuyến năm 2015 như Southern New Hampshire

20

Trang 33

University, Western Governors University, Brigham Young University-Idaho, University

of Central Florida, University of Maryland University College, University of Florida có mức tăng tir 20% đến 400% so với năm 2012 [2]

Vào tháng 10 năm 2016, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cùng Ban Thực hành

Giáo đục mầm non và Kế hoạch Công nghệ Giáo dục Quốc gia (NETP) đã ban hành chínhsách Công nghệ giáo duc và học tập từ sớm Diều này đã thúc day một quá trình mới, một

tam nhìn mới cho việc học trực tuyến như sau:

Đầu tiên, tat cả trẻ nhỏ ở nhiều lứa tuôi sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn vẻ cách sử dụng công nghệ đề hỗ trợ học tập.

Thứ hai, tat cả trẻ nhỏ sẽ có cơ hội học hỏi, khám phá, vui chơi và giao tiếp qua nhiều

cách, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ Từ đó, hình thành được bốn nguyên tắc hướngdan của Bộ Giáo dục trong việc sử dụng công nghệ đối với hệ Giáo dục Mầm non như sau:

(1) Khi được sử dụng một cách thích hợp, công nghệ có thé là một công cụ để học

Chúng ta có thê thấy rằng Hoa Kỳ đã và đang có xu hướng đầu tư nghiêm túc vào

van dé giáo dục trực tuyến Giáo dục trực tuyến từ đó không chỉ là một phương thức học

tập mà còn là một con đường mới trong tương lai của giáo dục và của đất nước Đó là tiềm

năng thu hút HS, đặc biệt là sinh viên trên khắp the giới Từ đó, phát triển mạnh mẽ lĩnh

vực giáo đục cũng như thúc day các lĩnh vực khác phát triển

- Anh:

Trong những năm gan đây, Anh giảm sự quan tâm dau tư vào cơ sở hạ tang mà chú

ý nhiều hơn vào đổi mới phương pháp day và học trong bối cảnh ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông Các chính sách nhắn mạnh đến mục tiêu lấy người học làm trung

21

Trang 34

tâm và cho phép các trường được chủ động xây dựng chiến lược và phát triển E-learning

của mình Trong những năm gan day, Hội dong Tài trợ Giáo dục dai học Anh quốc

(HEFCE) đã định kỳ điều chỉnh các chính sách khuyến khích E-learning năm 2009-2012,

2012-2013 [2]

- Phần Lan:

Chính sách phát triển E-learning của Phan Lan được đặt trong tông thể Chién lược

Thông tin Xã hội của quốc gia từ giữa thập niên 1990 Phan Lan tập trung vào giáo duc cho

người lớn và việc học tập suốt đời thông qua việc cung cấp một môi trường xã hội bô ích

dé áp dụng E-learning trong đào tạo ở cấp độ đại học Quốc gia nay tiếp tục đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng cũng như năng lực học và làm việc trong môi trường hệ thống ảo Trong

những năm gan đây, Phan Lan có nhiều chính sách về E-learning trong đó có Kể hoạch 5năm 2011 - 2016 về phát triển gido dục và nghiên cứu, Chiến lược quốc tế hóa giáo ducPhan Lan 2009 - 2015

Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Hiép hoi đại học Châu Au cho thấy các trường Phần

Lan được khảo sát cũng bat đồng về vai trò chính sách Nhà nước đổi với E-learning Chỉ

có 50% số trường được kháo sát đã hoặc đang có chiến lược phát triển E-learning của mình.Mặc dù vậy, có đến 80% số trường khảo sát cho biết có hơn 50% sinh viên có đăng ký vào

các khóa học trực tuyến [2]

- Úc:

Uc khởi động các chính sách về E-learning từ những năm 1990 qua việc ban hành Kéhoạch hành động về giáo duc và dao tạo trong xã hội với tên gọi Học tập trong xã hội tri

thức Ké hoạch này bao gồm những lĩnh vực: con người; hạ tầng công nghệ: nội dung; ứng

đụng và địch vụ; khung chính sách và tô chức, khung pháp lý Trong đó, hai lĩnh vực được

đầu tư nhiều nhất là nâng cao năng lực con người và phát triển nội dung, ứng dụng và dịch

vụ Các trường đại học Úc coi việc gắn kết giữa E-learning với mục tiêu gia tăng cơ hội

học tập va nâng chất lượng dau ra của giáo duc là một chiến lược phát triên quốc gia Các

trường đại học mở và các trường cung cấp chương trình giáo dục từ xa sử dung E-learning

và các chính sách phù hợp dé thực hiện chiến lược trên Thị trường E-learning của Uc năm

2018 có doanh thu ước tinh là 5 ty đô la (IBS World 2018).

22

Trang 35

Một trong những điểm nỗi bật của E-learning tại Úc là sự hình thành tô chức liên kết

giữa các trường đại học đẻ phát triển E-learning Open Universities Australia (QUA) làmột 16 hợp do 7 trường đại học Úc sở hữu, được thành lập năm 1993, cung cap các khóa

học trực tuyến và các chương trình học trực tuyến hoặc kết hop, được cấp bằng bởi các

trường đại học thành viên (website open.edu.au) Năm 2013, QUA đưa vào hoạt động một

nên tảng riêng là Open2study, cung cap các khóa học MOOCs miễn phí và các khóa học

được công nhận bởi các trường đại học [2]

- Hàn Quốc:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục tại Hàn quốc bắt

đầu từ năm 1996 với Kế hoạch tong thể quốc gia lan I (1996 - 2000) tập trung vào việc xâyđựng hạ tang công nghệ hang đầu thế giới cho giáo đục phố thông Sau đó, Ké hoạch tổngthé lan II (2000-2005) nhằm vào việc nâng cao chất lượng giáo dục thông qua cho phéptiếp cận miễn phí tài nguyên học tập và công tác huấn luyện giảng viên Năm 2004, Chínhphủ Hàn quốc công bố sách trắng Giáo duc thích ứng trong kỳ nguyên thông tin 2004 ghi

nhận những chính sách quốc gia, các kết quả ban dau và các định hướng tương lai của learning.

E-Các chính sách cụ thé liên quan đến giáo dục đại học được tiền hành trên cơ sở cácđịnh hướng trên bao gồm:

- Xây dựng Mạng Giáo dục Han quốc, kết nối hơn 300 cơ sở giáo dục bao gém dịch

vụ web phục vụ cho chia sẻ tai nguyên số, cơ sở dữ liệu khoa học

- Thúc đây quá trình liên kết giữa các trường đại học bao gồm thành lập các trung

tâm hỗ trợ E-learning cho các trường đại học trong hoạt động, chia sẻ tài nguyên và xây

đựng một hệ thông quan lí mới được tiêu chuẩn hóa

- Thanh lập các trường đại học ảo (Cyber University) là các trường đại học ma người học không bị giới hạn bởi không gian và thời gian thông qua việc sử dụng công nghệ thông

tin va truyền thông dé tiếp cận với dich vụ giáo dục

Chính phủ Hàn Quốc xem E-learning là một thị trường tiềm năng Các chính sáchbao gồm Lưật Phát triển Ngành E-learning (2005) và các kế hoạch phát triển E-learninglần 1 (2006-2010) và lần 2 (2011-2015) Với bốn chính sách lớn: Củng có hệ sinh thái

23

Trang 36

ngành E-learning; Phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường tính hữu dụng và Xây dựng mạng

lưới toàn cầu Ngân sách sử dụng ước tính đến năm 2015 là 3,5 tỷ đô la và tạo ra 37.000

việc làm thị trường E-learning của Hàn quốc ước tính đạt 2,86 tỷ USD vào năm 2013 (Innovation Center Denmark Seoul, 2014) [4]

Nhìn chung, chính sách phát triển E-learning của các quốc gia được khảo sát có sự

khác biệt trên các phương diện mục tiêu, vai trò nhà nước, lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp

cụ thé Các mục tiêu chủ yêu của chính sách E-learning là nâng cao năng lực cạnh tranh

quốc gia qua phát triển nguồn nhân lực trong thời đại số, xây dựng xã hội hài hòa về quyên

học tập và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin hoặc xem đây là một thị trường tiềm

năng Tất cả các quốc gia đều quan tâm đến giáo dục pho thông, riêng trong giáo dục đại

học thì vai trò nha nước thay đôi từ mức độ hỗ trợ cao (đầu tư nguồn lực) hoặc thấp (tạodựng khuôn khô pháp lý và đề cho thị trường điều tiết) Các lĩnh vực quan tâm trong chính

sách bao gồm phát triển hạ tang, nội dung, nguồn nhân lực va tạo dựng chính sách, tiêuchuẩn Tùy theo từng giai đoạn va quan điểm của mỗi quốc gia mà lĩnh vực tập trung sẽ

khác nhau Thông thường, phát triển cơ sở hạ tầng là bước đâu tiên trong chính sách liên

quan đến E-learning, đặc biệt là mạng Internet

Đảm bảo chất lượng là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đỗi với E-learning, xuất

phát từ những đặc điểm của chính phương thức đảo tạo này bao gồm: quy mô lớn, tính linh hoạt cao, sự cá nhân hóa quá trình học tap, sự da dang và sự tham gia của các nhà cung cấp phí truyền thong Chính vì vậy, nhiều mô hình đảm bao chất lượng cho E- learning đã ra

đời đáp ứng yêu cau này với các hình thức chính như: [5]

- Chứng nhận (Certification) phản ảnh mức độ thừa nhận sau khi thực hiện một cuộcsoát xét va có thé bao gôm những cam kết của đơn vị về việc thực hiện kế hoạch cải tiền

cho đến lan tái cấp chứng nhận Tô chức cap chứng nhận là tổ chức dé ra mô hình chatlượng, có thé là đại điện cho một nhóm lợi ích liên quan hoặc cho một tổ chức quốc tế,

- Đối sánh (Benchmaking) là quá trình so sánh kết quả thực hiện của đơn vị với nhữngđơn vị khác là thành viên của tô chức thực hiện đôi sánh

- Kiểm định (Accreditation) la một đạng chứng nhận hoặc cấp phép mang tính bắtbuộc cho một đơn vị hay một chương trình dé nhận được sự hé trợ tài chính của chính phủ

24

Trang 37

hoặc cho mục đích tuyển sinh Kiểm định thường do các tô chức chính thức thực hiện, ví

dụ Bộ Giáo dục, Cơ quan Đảm bao chất lượng hay tê chức nghề nghiệp

- Khung tư vẫn (Advisory Framework) là bộ tài liệu hướng dẫn cho các van dé của

đảo tạo trực tuyến không kèm theo bat kỳ quá trình đánh giá hay đo lường nào

1.1.1.5 Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự thành công của day học trực tuyếnChính vì những thách thức nêu trên, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hướng đến sự thành

công của E-learning có vai trỏ quan trọng trong việc xây dựng các chính sách và kế hoạch

phát triển E-learning ở tam quốc gia cũng như trong từng trường học Trên nên tang phân

tích những nghiên cứu thực nghiệm trên từng yếu tổ cụ thé, các mô hình tông hợp các yếu

tổ thành công được đưa ra Theo Ghoreishi và nhóm đồng tác giả (2017) [6], tính đến 2016,

có 6 khung phân tích E-learning được đề xuất Đối sánh các mô hình trên, các tác giả chothay khung phân tích tong quát do Khan (2005) dé xuất là khá rộng và bao gồm nhiều khía

cạnh liên quan nhất, từ khía cạnh cá nhân, sư phạm, nội dung đến các khía cạnh kỹ thuật,

thiết chế và xã hội [7]

Theo Khan (2005), khung phân tích này là kết qua của quá trình nghiên cứu trong

suốt giai đoạn 1997-2005 nhăm trả lời cho câu hỏi “Cẩn gì để cung cấp một môi trườnghọc linh hoạt cho người học trên toàn câu? " Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã xác địnhđược nhiều yếu tố cần thiết dé có thé xác lập một môi trường học có ý nghĩa, trong đó giữacác yếu tô lại có mỗi liên hệ qua lại mật thiết với nhau Tác giả đã nhóm các yếu tô này

thành § khía cạnh chính như sau: Tổ chức (institutional); quản lí (management); kỹ thuật (technological); sư phạm (pedagogical); dao đức (ethical), giao diện (interface design); hỗ trợ (resource support); và đánh giá (evaluation) Cụ thé như sau:

- Tổ chức (institutional): Tác giả sử dụng thuật ngữ này tập trung vào các khía cạnh

quản lí (administrative affairs) va học thuật (academic affairs) và dịch vụ sinh viên (student

services) Các van đề cụ thé hon trong khía cạnh quản lí có thé kế ra là khảo sát nhu cầu,

quản trị thay đôi, lập và quản lí ngân sách, tiếp thi, quan hệ với các đôi tác và trường bạn, chiêu sinh và tuyển sinh, học bông, hỗ trợ tài chính, đăng ký học và đóng học phí, hoạt

động cựu sinh viên, ; khía cạnh học thuật bao gồm các van đề như kiểm định chất lượnggiảng dạy, hỗ trợ giảng viên, tô chức lớp hoc, ; các hoạt động liên quan đến dịch vụ sinh

25

Trang 38

viên bao gồm thư viện, thư quán, định hướng học tập, phát triển kỹ năng học tập, tham van,

tư vấn, Như vậy có thẻ thấy thuật ngữ tô chức ở đây trên thực tế bao hàm gan nhu cac

hoạt động cân thiết và phô bién của công tác tô chức và hỗ trợ giảng day và học tập của một trường.

- Sư phạm (Pedagogical): Khia cạnh này của E-learning bao gồm các van dé liên quan

đến giảng đạy như phân tích nội dung, phân tích người học, phân tích mục tiêu, các phương

pháp va chiến lược giảng day Một số phương pháp và tiếp cận có thé được sử dụng bao

gôm: trình bày, thực hành, hướng dẫn, kẻ chuyện, thực dia,

- Công nghệ (Technology): Như tên gọi, khía cạnh này xem xét tat cả các vấn dé liên

quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ của môi trường E-learning, bao gồm các kế hoạch về cơ

sở hạ tang (các kế hoạch vẻ công nghệ, các tiêu chuẩn, siêu đữ liệu, ), các van đề liên

quan đến cả thiết bị phần cứng lẫn phần mềm (ví dụ các hệ thông quản lí học tập)

- Giao diện (Interface Design): Bao gồm các khía cạnh liên quan đến giao diện củacác chương trình E-learning, khía cạnh này bao gồm cả thiết kế trang, thiết kế về nội dung,

cách đi chuyên giữa các trang, các thành phan, tính dé sử dung và dé truy cập.

- Đánh giá (Evaluation): Bao gồm đánh giá người học, đánh giá việc giáng dạy và

đánh giá môi trường học tập.

- Quản trị (Management): Bao gồm tat ca các van đẻ liên quan đến duy trì môi trường

học tập và phô biến thông tin.

- Hỗ trợ (Resource Support); Bao gồm hỗ trợ trực tuyến (ví dụ hỗ trợ tư van học tập,

hỗ trợ kỹ thuật, tham vấn nghề nghiệp và các hỗ trợ trực tuyến khác) các nguồn lực (cả

trực tuyến lẫn ngoại tuyến) cần thiết dé tạo lập một môi trường học tập thuận lợi.

- Đạo đức (Ethical): Khía cạnh nảy liên quan đến việc xem xét các tác động xã

hội-chính tri, các thiên kiến, tinh đa dang hóa vẻ văn hóa, đa dang hóa về dia lý, đa dang hóa

của người học, và ca các van đề liên quan đến pháp lí

Sau Khan (2005), Andersson và Grénlund (2009) đã thực hiện một công trình lược khảo tông quan vẻ các thách thức trong triển khai E-learning tại các nước phát triển và

đang phát triển Kết quả nhóm các thách thức thành bốn khía cạnh là: người học công

a h ` i a ‘ F , , L4 À + ù

nghệ, khóa học và bôi cảnh Bên cạnh đó, tác gia phân tích các van dé thách thức trong

26

Trang 39

phạm vi các nước phát triển và các nước đang phát triển Kết quả cho thay ở các nước phát

triển, các thách thức được đề cập nhiều nhất liên quan đến khía cạnh người học (26 trong

số 30 công trình nghiên cứu) trong khi đó ít liên quan nhất là vẻ bối cảnh (2 trong số 30

công trình) Còn lại, van đề liên quan đến khóa học được đẻ cập ở L7 công trình và van đềcông nghệ có 7 công trình dé cập Ngược lại, ở các nước đang phát triển, van dé liên quan

đến người học lại ít được chú trọng (6 trong 30 công trình dé cập) trong khi đó khóa học

và bồi cảnh lại được chú ý nhiều và tương đương nhau (được đề cập trong 23 va 21 công

trình) kẻ đó là công nghệ (18 công trình) Như vậy, tam quan trọng của các vẫn đề sẽ có sự

thay đồi tùy theo ngữ cảnh vĩ mô của môi trường triển khai E-learning Điểm chung có thé

xác định là các van đề liên quan đến khóa học nhìn chung có tam quan trọng ở bat ké môi

trường nào Trong khi đó, việc các yếu t6 công nghệ ít là một thách thức ở các nước pháttriển có thê hiểu được do nên tảng công nghệ tại các quốc gia này đã phát triển cao và do

đó đã đáp ứng yêu cầu công nghệ của việc triển khai E-learning Gợi ý khác từ khảo lượcnay là vai trò của các yếu tố bối cảnh cần phải được xem xét đúng mức trong việc hoạch

định các chính sách liên quan đến E-learning tại Việt Nam, bên cạnh yếu tô công nghệ.

Một công trình khao lược tông quan khá chỉ tiết gần đây về các yếu tô ngăn trở sựthành công của E-learning là công trình của Ali và nhóm đồng tác giả (2018) [8] Các tácgiả xem xét 259 công trình có liên quan đến các yếu tô ngăn trở sự thành công của E-

learning được công bỗ trên các tạp chí uy tin trong giai đoạn 1990-2016 Sử dụng kỹ thuật phân tích hỗn hợp, các tác giả xác định được 68 yếu tổ có thé gây ngăn trở cho sự thành

công của E-learning Các khía cạnh này được tác gia đề nghị gộp thành ba chiêu là sư

phạm, công nghệ, và người học Tuy nhiên, xem xét chỉ tiết các van đẻ, có thé thay có thê

phân bỏ lại các van dé này theo khung phân tích do Khan (2005) đẻ xuất, ví dụ vấn dé pháttriển năng lực giảng viên được xếp vào nhóm sư phạm trong khi theo Khan (2005) thuộc

vẻ khía cạnh tô chức; vấn dé thái độ chấp nhận của xã hội được xếp ở nhóm người họctrong khi đây là van dé thuộc về khía cạnh đạo đức trongkhung phân tích 8 nhân té của

Khan (2005) Nhiều yếu tố khác được Khan dé cập có thé tìm thay trong danh mục các yếu

t do công trình nay tông hợp [7]

27

Trang 40

Một số các nghiên cứu khảo lược cũng cho kết quả tương tự như Basak và nhóm đồng

tác giả (2016), Cheawjindakarn va nhóm đồng tác giả (2012) [9] [10]

Trong nghiên cứu thực nghiệm, Puri (2012) tiến hành một khảo sát trên 214 người

học ở cả hai bậc cử nhân và cao học và xác định 6 trong số các yếu tố do Khan đề xuất có

tác động đến sự thành công của E-learning (xếp theo thứ tự quan trọng) là sư phạm, thê

chế, công nghệ, đánh giá, hỗ trợ, và giao điện [11] Musa và Othman (2012) khảo sát 850sinh viên bậc cử nhân cũng tìm thấy công nghệ là yếu tỗ quan trọng nhất, bên cạnh ba yêu

tố khác là sự tham gia của người học, vai trò của người day trong thúc đây tương tác, thao luận, và việc cung cấp tài liệu học tập kịp thời trên hệ thống Như vậy, các công trình thực

nghiệm nhìn chung xác nhận các yếu t6 do Khan đề xuất, với mức độ quan trọng khác nhau

tùy từng bồi cảnh nhưng nỗi bật là các yếu tô công nghệ và người học [12]

Các nghiên cứu đã cho thay các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của DHTT bao

gồm rất nhiều khía cạnh Vì vậy, chúng tôi đã tham khảo và lựa chọn những yếu tô phù

hợp nhất với ngữ cảnh giáo dục của Việt Nam Việc lựa chọn va dé xuất được triển khai ở

chương 2.

1.1.2 Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018

CTNV 2018 đã đề ra nhiều mục tiêu và định hướng cho việc phát trién nang lực của

HS Vi vậy, GV can chú ý thay đôi phương pháp giảng day va tập trung vào việc xây dựngmục tiêu bai học phủ hợp với yêu cau cần đạt CTNV yêu cầu HS cần được hình thành

phẩm chat, trong đó rung thực và trách nhiệm là phầm chất mà DHTT có thê đáp ứng

được Với phần phân tích lợi ích của DHTT: HS có thê tự linh hoạt thời gian học tự sắpxếp được tiến trình học, từ đó, việc HTTT hình thành cho HS ki năng quan lí thời gian, có

trách nhiệm với bản thân, với công việc.

HTTT còn giúp HS nâng cao khả năng CNTT, bước dau trang bị cho HS kiến thức

dé có thé hoà nhập trong thời đại CNTT phát trién mạnh mẽ, đây cũng là mục tiêu chung

của CTNV 2018 có tinh than tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập

quốc tế Dicu này còn góp phan hỗ trợ hình thành va phát triển các năng lực chung: nang

lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết van dé và sáng

tao [13]

Ngày đăng: 12/01/2025, 11:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN