Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên trong hoạt Động công chứng thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Trang 1CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN Công chứng viên và nghề công chứng
Chuyên đề: Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên trong hoạt
động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Họ và tên:
Số báo danh:
Lớp:
Thành phố Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 Công chứng viên theo quy định của pháp luật Việt Nam Trang 5
1.1 Khái niệm, chức năng xã hội của công chứng viên Trang 5 1.2 Phân loại công chứng viên hoạt động tại tổ chức
hành nghề công chứng Trang 5
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trang 7
2.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trang 7 2.2 Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trang 7 2.3 Phân loại trách nhiệm bồi thường Trang 8
3 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viêntheo quy định của pháp luật hiện hành Trang 10
3.1 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng
3.2 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng
3.3 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng
3.4 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên làm việc tại văn phòng công chứng Trang 13
1 Một số vụ việc bồi thường cụ thể Trang 14
2 Nguyên nhân phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trang 16III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG, BỒI HOÀN CỦA CÔNGCHỨNG VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Trang 17
2 Tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật Trang 18
Trang 3CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Để đảm bảo tính an toàn pháp lý của hợp đồng, giao dịch, văn bản dịch thuật,giảm thiểu tranh chấp phát sinh, giúp người dân an tâm và đẩy nhanh tốc độ giaodịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cần có bên thứ ba có chuyênmôn, trình độ, am hiểu về pháp lý xác thực các văn bản trên Xuất phát từ nhu cầuchung của xã hội, từ xa xưa hoạt động công chứng đã phát triển, và đến ngày nayvới sự hoàn thiện dần trong luật pháp, Luật Công chứng năm 2006 và nay là LuậtCông chứng năm 2014 đã có định nghĩa cho hoạt động công chứng tại khoản 1Điều 2 Luật Công chứng năm 2014:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Công chứng là một hoạt động bổ trợ tư pháp, do công chứng viên, là chủ thểđược Nhà nước trao quyền thay mặt nhà nước thực hiện Công chứng là một côngviệc đòi hỏi người hành nghề phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ cũng như kinh nghiệmthực tế đa dạng Với tình hình kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhậpquốc tế là nhu cầu chung của xã hội, đi kèm với đó là nhu cầu thực hiện các giaodịch dân sự hay sử dụng các văn bản dịch thuật ngày càng tăng cao Hòa chung với
xu thế của xã hội, hoạt động công chứng đang dần cải tiến và phát triển cùng thờiđại Cơ hội càng lớn đồng nghĩa với rủi ro càng cao Giá trị hợp đồng cao, sự pháttriển của thời đại công nghệ số 4.0, đi kèm với sự tinh vi trong hành vi gian dối củacác đối tượng, khả năng công chứng viên mắc phải các sai lầm dẫn đến những thiệthại về giá trị vật chất, truy cứu các trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, cũngnhư đối mặt với khả năng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng công chứng
càng tăng lên Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn
của công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật” sẽ đi sâu làm rõ trách nhiệm dân sự đối với hành vi vi phạm pháp
luật của công chứng viên trong hoạt động công chứng theo quy định pháp luật hiệnhành
II Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Ngoài mục tiêu làm rõ trách nhiệm dân sự mà công chứng viên sẽ phải đốimặt nếu thực hiện công chứng sai với quy định của pháp luật hiện nay, bài viết còn
Trang 4phân tích một số vấn đề cần làm rõ trong pháp luật và đưa ra một số giải pháp củabản thân, góp phần hoàn thiện thêm pháp luật.
III Cơ cấu bài báo cáo
Dựa vào mục đích và đối tượng đã nêu, người viết thiết kế bài báo cáo với cơcấu nội dung như sau:
I LÝ LUẬN CHUNG
1 Công chứng viên theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.1 Khái niệm, chức năng xã hội của công chứng viên
1.2 Phân loại công chứng viên hoạt động tại tổ chức hành nghề công chứng
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.2 Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.3 Phân loại trách nhiệm bồi thường
3 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên theo quy định của phápluật hiện hành
3.1 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
3.2 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên là công chức 3.3 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên là viên chức
3.4 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên làm việc tại văn phòng công chứng
II THỰC TIỄN
1 Một số vụ việc bồi thường cụ thể
2 Nguyên nhân phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒITHƯỜNG, BỒI HOÀN CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNGCÔNG CHỨNG
3 Hoàn thiện quy định pháp luật
4 Tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật
Trang 5CHƯƠNG 2 NỘI DUNG
1 Công chứng viên theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.1 Khái niệm, chức năng xã hội của công chứng viên
Dựa vào khái niệm quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014,
ta có thể hiểu công chứng viên là người do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm đểhành nghề công chứng khi có đủ các tiêu chuẩn sau theo quy định tại Điều 8 LuậtCông chứng năm 2014:
“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét,
bổ nhiệm công chứng viên:
10 của Luật này;
4 Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5 Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”
Công chứng viên hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng (bao gồmPhòng công chứng và Văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 5 Điều 2Luật Công chứng năm 2014) là chủ thể của hoạt động công chứng, được trao choquyền thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giaodịch dân sự khác bằng văn bản, bên cạnh đó là chứng nhận tính chính xác, hợppháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sangtiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định củapháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.Công chứng viên có nhiệm vụ đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợpđồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đây là chức năng xã hộicủa công chứng viên do pháp luật quy định cụ thể tại Điều 3 Luật Công chứng năm2014
1.2 Phân loại công chứng viên hoạt động tại tổ chức hành nghề công chứng
Trang 6Tổ chức hành nghề công chứng theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng năm
2014 bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng năm 2014, phòng côngchứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, trưởng phòng công chứng làcông chứng viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Căn cứ Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy địnhnhững người là công chức của chính phủ có quy định:
“Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp
kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
Như vậy, tại phòng công chứng, ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Côngchứng năm 2014 thì trưởng phòng công chứng là công chức, cùng chịu sự điềuchỉnh của Luật Cán bộ, công chức năm 2008
Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Tương tự với trưởng phòng công chứng, ngoài chịu sự điều chỉnh của LuậtCông chứng năm 2014 thì các công chứng viên làm việc tại phòng công chứng làviên chức, cùng chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức năm 2010
Trang 7Đối với Văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Côngchứng năm 2014 được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh Nhưvậy, tất cả công chứng viên, bao gồm trưởng văn phòng công chứng đều chỉ chịu sựđiều chỉnh của Luật Công chứng năm 2014.
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm dân sự Căn cứ khoản 1Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015, trách nhiệm dân sự hình thành khi bên có nghĩa
vụ vi phạm nghĩa vụ của mình, khi đó bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân
sự đối với bên có quyền Dẫn chiếu đến Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015, khi bên
có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ dẫn đến có thiệt hại thì bên có nghĩa vụ phải bồithường toàn bộ thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thầntheo quy định tại khoản 1 Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi xuất hiện tổn thất vậtchất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngănchặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút hay/vàxuất hiện tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể do chủ thể viphạm nghĩa vụ của mình gây ra hay chủ thể chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ cho chủ thể vi phạm
2.2 Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sựhình thành do bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra tổn thất cho bên
có quyền và bên có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị tổnthất, như vậy bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do pháp luật dân sựđiều chỉnh
Thứ hai, để phát sinh trách nhiệm bồi thường cần có thiệt hại thực tế xảy ra,
có hành vi vi phạm nghĩa vụ (bao gồm nghĩa vụ theo hợp đồng và nghĩa vụ ngoàihợp đồng), mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ với thiệt hại thực
tế xảy ra Ngoài ra, về yếu tố “lỗi” không phải điều kiện bắt buộc để phát sinh tráchnhiệm dân sự, mà chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường về thiệt hạithực tế phát sinh
Thứ ba, chủ thể bị áp dụng trách nhiệm ngoài chủ thể trực tiếp tạo nên hành
vi gây thiệt hại thì còn áp dụng với các chủ thể chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện
Trang 8nghĩa vụ cho chủ thể gây nên thiệt hại Ví dụ như người giám hộ theo pháp luật củangười được giám hộ (người chưa thành niên, người mất, hạn chế năng lực hành vidân sự), Nhà nước đối với hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra,pháp nhân đối với người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được phápnhân giao,… theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi
về tài sản cho người gây thiệt hại Bởi vì để xác định mức tổn thất, ta cần quy đổi
về một đại lượng vật chất nhất định để có thể bồi thường cho người bị thiệt hại Vềnguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại được quy định theo Điều 13 và Điều 360
Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó thiệt hại đến đâu sẽ được bồi thường tới đó, mứcbồi thường thiệt hại theo luật định hoặc theo thỏa thuận theo mức đã ấn định trước
2.3 Phân loại trách nhiệm bồi thường
Dựa vào , ta có thể phân loại trách nhiệm bồi thường thành các loại sau:Dựa vào nguồn gốc phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợpđồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại theohợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theohợp đồng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của bêncòn lại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loạitrách nhiệm dân sự mà do có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi íchhợp pháp của người khác do pháp luật quy định ngoài hợp đồng thì phải bồi thườngthiệt hại do mình gây ra Đối chiếu với hình thức, thủ tục của công chứng, giữangười yêu cầu công chứng và công chứng viên không tồn tại sự thỏa thuận về việcxác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nào theo Điều 385 Bộ luậtdân sự năm 2015, mà công chứng viên chỉ thực hiện việc chứng nhận tính xác thực,hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợppháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sangtiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định củapháp luật phải công chứng hoặc có yêu cầu từ người yêu cầu công chứng Giữa họkhông tồn tại hợp đồng nào, nên hành vi trái pháp luật của công chứng viên gâythiệt hại sẽ là trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng
Dựa vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra: Trách nhiệm bồithường thiệt hại tổn thất về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại tổn thất vềtinh thần Căn cứ theo khoản 2 Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2015, thiệt hại về vậtchất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phíhợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bịgiảm sút, đây là thiệt hại dễ xác định và dễ dàng nhận thấy Đối với thiệt hại về tinhthần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
Trang 9nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể theo khoản 3 Điềunày, thiệt hại này khó xác định và khó chứng minh hơn Đối với hoạt động côngchứng, thiệt hại về tinh thần có thể xảy ra đối với các loại hợp đồng công chứngliên quan đến nhân thân như phân chia di sản, phân chia tài sản của vợ chồng,…
Dựa vào chủ thể gây thiệt hại: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sảngây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con người gây ra Thiệt hại do tài sảngây ra được quy định tại Điều 603, 604, 605 Bộ luật dân sự năm 2015 như súc vật,cây cối, nhà cửa, công trình gây ra, đối với các trường hợp này thì chủ sở hữu,người chiếm hữu, người được giao quản lý sẽ chịu trách nhiệm bồi thường Tuynhiên, trong hoạt động công chứng, loại trách nhiệm bồi thường này dường nhưkhông có, mà chỉ có trách nhiệm bồi thường do con người gây ra là công chứngviên, tổ chức hành nghề công chứng khi xảy ra thiệt hại cho người yêu cầu côngchứng do hành vi trái pháp luật của công chứng viên
Dựa vào mối liên hệ giữa các chủ thể: Riêng rẽ chịu trách nhiệm và liên đớichịu trách nhiệm Trách nhiệm dân sự riêng rẽ là trách nhiệm nhiều người và mỗingười trong đó chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của riêng mình; hoặc mỗingười trong số những người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có trách nhiệm thựchiện trách nhiệm cho riêng phần quyền của mình Trách nhiệm liên đới cũng làtrách nhiệm của nhiều người, nhưng theo đó chủ thể có quyền được quyền yêu cầutất cả một hoặc tất cả những chủ thể cùng chịu trách nhiệm thực hiện một phần haytoàn bộ trách nhiệm bồi thường Đối với lĩnh vực công chứng, theo quy định tạiĐiều 38 Luật Công chứng năm 2014, tổ chức hành nghề công chứng sẽ đứng ra bồithường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi củacông chứng viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng, sau đó côngchứng viên phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứngtheo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề côngchứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Như vậy, theo quan điểm cá nhân,người viết cho rằng trong trường hợp có lỗi do công chứng viên gây ra thiệt hại chongười yêu cầu công chứng, trách nhiệm bồi thường sẽ là trách nhiệm bồi thườngriêng rẽ giữa tổ chức hành nghề công chứng đối với người yêu cầu công chứng yêucầu bồi thường, giữa công chứng viên có lỗi gây thiệt hại đối với tổ chức hành nghềcông chứng
Dựa vào chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: Trách nhiệm bồi thường của
cá nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân, các tổ chức khác và tráchnhiệm bồi thường Nhà nước Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cá nhân khi
cá nhân người gây thiệt hại hoặc đại diện theo pháp luật của người gây thiệt hạinhư cha mẹ, người giám hộ, ở đây là do công chứng viên thực hiện hoạt động công
Trang 10chứng sai với quy định pháp luật gây thiệt hại dẫn đến bị yêu cầu bồi thường Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về pháp nhân và các tổ chức khác khi người củapháp nhân và các tổ chức gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhânhoặc tổ chức giao cho, ở đây là trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề côngchứng đối với người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công chứng viênthuộc tổ chức gây ra thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thuộc về Nhà nước đượchiểu là khi cán bộ, công chức gây thiệt hại thuộc phạm vi bồi thường Nhà nước thìNhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, ở đây đối với công chứngviên chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nếu gây ra thiệt hại
do hành vi vi phạm pháp luật của mình trong lĩnh vực công chứng sẽ do Nhà nướcchịu trách nhiệm bồi thường
3 Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của công chứng viên theo quy định của pháp luật hiện hành
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt độngcông chứng là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do côngchứng viên gây ra khi thực hiện hoạt động công chứng Hành vi gây thiệt hại củacông chứng viên bao gồm việc công chứng viên không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng quy trình, thủ tục công chứng, gây thiệt hại cho người yêu cầu côngchúng
3.1 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Theo quy định chung của Luật công chứng năm 2014 có quy định về bảohiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc
do tổ chức hành nghề công chứng mua cho công chứng viên hành nghề tại tổ chứcmình, được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề côngchứng tại Điều 37 Luật Công chứng năm 2014 Phạm vi bảo hiểm được quy địnhtại Điều 20 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng, bao gồm thiệt hại về vật chấtcủa người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác cóliên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hạigây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm, phạm vi này có thểđược thỏa thuận rộng hơn giữa tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội -nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề côngchứng ủy quyền với doanh nghiệp bảo hiểm Phí bảo hiểm được quyền thỏa thuậngiữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội– nghề nghiệp của công chứng viên khi được ủy quyền, nhưng không được thấphơn 03 triệu đồng/năm/công chứng viên theo quy định tại Điều 22 Nghị định này