1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ thực tiễn văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu hãy Đề xuất giải pháp Để Đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Thực Tiễn Văn Bản Công Chứng Bị Tuyên Vô Hiệu, Anh/Chị Hãy Đề Xuất Giải Pháp Để Đảm Bảo An Toàn Pháp Lý Cho Các Giao Dịch
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành Nghề Công Chứng
Thể loại báo cáo
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 186,46 KB

Nội dung

Từ thực tiễn văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu hãy Đề xuất giải pháp Để Đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn học: Nghề công chứng và công chứng viên

Chuyên đề: Từ thực tiễn Văn bản công chứng bị

tuyên vô hiệu, anh/chị hãy đề xuất giải pháp để đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Mục lục

I MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

II NỘI DUNG 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Văn bản công chứng là gì – Giá trị pháp lý của văn bản công chứng.3 2.1.2 Những hợp đồng, giao dịch phải công chứng, chứng thực 4

2.1.3 Văn bản công chứng vô hiệu 4

2.2 Thực tiễn một số Văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu 9

2.2.1 Bản án số 22/2021/DS-PT ngày 04/03/2021 về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu 9

2.2.2 Bản án số 322/2020/DS-PT ngày 18/05/2020 của TAND Tp Hồ Chí Minh về việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu 13

2.3 Nguyên nhân dẫn đến việc Văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu, giải pháp cụ thể, một số kiến nghị và đề xuất 17

2.3.1 Các nguyên nhân dẫn đến Văn bản công chứng vô hiệu 17

2.3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hạn chế văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu và kiến nghị 19

III KẾT LUẬN 20

IV DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Văn bản công chứng là kết quả của hoạt động công chứng, từ việc thực hiệntheo quy định pháp luật của công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợppháp của quan hệ giao dịch giữa các bên, từ đó văn bản công chứng được xác lập Cácvăn bản công chứng đều có giá trị pháp lý rất cao và có giá trị để thi hành Thôngthường, các loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực thường lànhững hợp đồng, giao dịch có giá trị cao hoặc có tính chất rất quan trọng Vì tính chấtquan trọng của các hợp đồng, giao dịch này nên việc chứng nhận tính xác thực củachúng cần được chứng nhận bởi người có chuyên môn, nghiệp vụ cao, được đào tạobài bản, phải được tập sự nghiêm túc, phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe củapháp luật và phải luôn tuân thủ đúng quy định pháp luật

Theo quy định của pháp luật thì một số hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải đượccông chứng, chứng thực trong các lĩnh vực như hợp đồng liên quan đến quyền sử dụngđất, hợp đồng liên quan đến nhà ở, một số hợp đồng, giao dịch khác liên quan đếnđộng sản phải đăng ký quyền sở hữu, một số trường hợp trong di chúc, văn bản thừa

kế nhà ở, quyền sử dụng đất, … vv Những hợp đồng, giao dịch vừa nêu thường có giátrị cao hoặc tính chất rất quan trọng, liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng vàcác vấn đề pháp lý khác Vì vậy, nếu văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu sẽ dẫn đến

hệ lụy rất lớn cho các chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch

Từ những yếu tố vừa nêu về sự quan trọng của văn bản công chứng và thực tiễnđang diễn ra Người viết nhận thấy, việc chứng nhận văn bản công chứng theo đúngtrình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về côngchứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là tối quan trọng để văn bản côngchứng có hiệu lực thi hành, tránh bị tuyên vô hiệu Vì vậy người viết muốn đi sâu vàoviệc làm rõ những văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu trong thực tiễn, nhằm đánhgiá việc tuân thủ các quy định phát luật về công chứng của các tổ chức hành nghềcông chứng Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, tìm hiểu và đánh giá sâuhơn quan điểm áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát,nhằm lường trước những rủi ro và hạn chế những sai sót khi có cơ hội hành nghề côngchứng

1.2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu chủ đề về văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu nhằm đi sâuhơn vào việc tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan và điều chỉnh lĩnh vực

Trang 4

công chứng, nghiên cứu kỹ hơn về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, tìmhiểu và đánh giá quan điểm của các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát Đánhgiá việc áp dụng và tuân thủ pháp luật của các công chứng viên Xem xét, nhìn nhậnnhững điểm chưa hợp lý hoặc còn thiếu của các văn bản pháp luật Từ đó đưa ranhững giải pháp, ý kiến và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về công chứng.Nhưng mục đích chính vẫn là tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân từ nhữngvấn đề thực tiễn, nhằm tìm ra những điểm mà công chứng viên dễ mắc phải sai sót đểphòng và tránh, tự hoàn thiện kiến thức pháp luật cho bản thân.

1.3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Từ thực tiễn Văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu, anh/chị hãy

đề xuất giải pháp để đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch”, người viết sẽ sử

dụng phương pháp nghiên cứu chính là phân tích Dựa trên những quy định của phápluật về công chứng hợp đồng, giao dịch, người viết sẽ phân tích chi tiết các điều khoảnnày Từ đó để thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của công chứng viên trong việc thựchiện chứng thực các hợp đồng, giao dịch

Để đảm bảo tính thực tiễn và tính phản biện, người viết cũng sẽ sử dụngphương pháp so sánh ở một phần nội dung của bài viết, để đánh giá việc áp dụng vàtuân thủ pháp luật của các công chứng viên qua các bản án tuyên văn bản công chứng

vô hiệu đã có hiệu lực thi hành Nhằm so sánh những sửa đổi, cập nhật các văn bảnpháp luật trong lĩnh vực công chứng

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ chủ yếu nằm trong các quy định của pháp luậtcông chứng về công chứng hợp đồng giao dịch, quyền và nghĩa vụ của công chứngviên, các quy định khác của Bộ Luật Dân sự 2015 về công chứng di chúc của ngườihạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ, các giao dịch về giao dịch, chuyểnnhượng nhà đất Đánh giá thực tiễn qua các bản án đã có hiệu lực được công bố bởiTòa án nhân dân tối cao Người viết cũng nghiên cứu các bản án đã có hiệu lực thihành về việc tuyên vô hiệu đối với văn bản công chứng được điều chỉnh bởi LuậtCông chứng 2006, Bộ Luật Dân sự 2005 Để từ đó có cái nhìn rõ hơn trong việc hoànthiện các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước ta

Trang 5

II NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Văn bản công chứng là gì – Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về văn bản công chứng

như sau: “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng

viên chứng nhận theo quy định của Luật này.” 1 Theo quy định này thì những văn bản

đã được xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp và được chứng nhận của công chứngviên là văn bản công chứng Từ việc được chứng nhận tính xác thức, tính hợp phápnày mà văn bản công chứng có giá trị để thi hành

Khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản

công chứng như sau: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ;

những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.”2 Từ quy định này cho ta thấy,văn bản công chứng (Hợp đồng, giao dịch được công chứng) có giá trị pháp lý rất cao.Được xác định là chứng cứ, trong đó, những thông tin được nêu trong hợp đồng, giaodịch là hợp pháp và có giá trị pháp lý mà không cần phải chứng minh Trừ trường hợp

bị Tòa tuyên vô hiệu Như vậy, với văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu là những vănbản không có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện nêu trong hợp đồng giao dịchkhông có giá trị pháp lý

Theo quy định của Luật Công chứng 2014 quy định về hoạt động công chứng,

theo đó công chứng được định nghĩa như sau: “Công chứng là việc công chứng viên

của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” 3 Theo quy định này, thì công chứng là việc công chứngviên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch Trong đó, tínhxác thực là việc xác định đúng chủ thể có quyền tham gia giao dịch, xác định đúngkhách thể của hợp đồng giao dịch; xác định các chủ thể tham gia giao dịch có phù hợpnăng lực pháp luật, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; xác thực đúng ý chí chủ quancủa các chủ thể tham gia giao dịch; xác thực đúng thông tin được nêu trong văn bản

1 Khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014

2 Khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014

3 Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Trang 6

công chứng với ý chí và nguyện vọng của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; xácthực bản chất thực của các thỏa thuận trong văn bản phù hợp với thực tế Tính hợppháp là sự tuân thủ đúng quy định của pháp luật về công chứng, trong đó từ hình thứcvăn bản và các nội dung đều không được trái với quy định pháp luật.

2.1.2 Những hợp đồng, giao dịch phải công chứng, chứng thực

Theo quy định của pháp luật thì những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu,quyền sử dụng và một số giao dịch dân sự khác phải được lập thành văn bản và phảiđược công chứng, chứng thực Dưới đây là một số giao dịch bắt buộc phải côngchứng, chứng thực gồm: Những hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở: Điều 122Luật Nhà ở; Những hợp đồng liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Điều

167 Luật Đất đai 2013; Những hợp đồng liên quan đến các phương tiện cơ giới phảiđăng ký: điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA; Văn bản về người giámhộ: Điều 48 Bộ Luật Dân sự 2015; Văn bản lựa chọn người giám hộ: khoản 2 Điều 48

Bộ Luật Dân sự 2015; Hợp đồng trao đổi tài sản: khoản 2 Điều 455 Bộ Luật Dân sự2015; Hợp đồng tặng cho bất động sản: khoản 1 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015; Dichúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ, di chúc miệng:khoản 3, khoản 5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015; Văn bản di chúc được lập bằngtiếng nước ngoài: khoản 5 Điều 647 Bộ Luật Dân sự 2015; cho thuê doanh nghiệp tưnhân: Điều 191 Luật Doanh nghiệp 2020

2.1.3 Văn bản công chứng vô hiệu

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014, “Văn bản công

chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.” 4 Như vậy, các hợp đồng, giao dịch là các giao dịch dân sự đượccông chứng theo quy định của pháp luật, hoặc hợp đồng, giao dịch mà pháp luật khôngquy định bắt buộc phải công chứng nhưng người yêu cầu công chứng có nhu cầu côngchứng là văn bản công chứng Từ đó có thể thấy rằng, các văn bản công chứng chịu sựđiều chỉnh của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu Điều 122 Bộ Luật Dân sự 2015

quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau: “Giao dịch dân sự không có một trong

các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp

Bộ luật này có quy định khác.” 5 Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của

4 Khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014

5 Điều 122 Bộ Luật Dân sự 2015

Trang 7

giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.” 6 Theoquy định này thì văn bản công chứng vô hiệu là văn bản không tuân thủ theo quy địnhnày, không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trong khoản 1 Điều 117 Bộ Luật Dân sự

2015 Khoản 2 của Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định “Hình thức của giao dịch

dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” 7

Theo quy định nêu trên thì văn bản công chứng ngoài việc phải đáp ứng đầy đủcác điều kiện được nêu ở khoản 1 Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015, thì còn phải đápứng về hình thức theo quy định của Luật Công chứng 2014 Cụ thể tại khoản 1 Điều 2

Luật Công chứng quy định “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức

hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” 8 Theo nội dung của quy định này thì hình thức của văn bản công chứngphải được lập thành văn bản Điều 6 Luật Công chứng 2014 quy định về chữ viết củavăn bản công chứng, theo đó, tiếng nói và chữ viết trong văn bản công chứng phải làtiếng Việt

Theo quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu gồm cócác trường hợp được quy đinh tại các Điều 123, 124, 125, 125, 127, 128 và Điều 129như sau:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ đượchành vi của mình

6 Khoản 1 Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015

7 khoản 2 Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015

8 Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Trang 8

- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

 Những trường hợp văn bản công chứng có thể bị tuyên vô hiệu

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định vềmột bước trong quy trình công chứng hợp đồng, giao dịch mà công chứng viên phải

tuân thủ như sau: “Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công

chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên

đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.” 9 Theo quy tại điều khoản này,

nếu công chứng viên không làm hết trách nhiệm của mình về việc làm rõ việc giao kếthợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép thì có thể dẫn tới văn bản côngchứng bị tuyên vô hiệu Do giao dịch dân sự giữa các bên giao kết trong hợp đồng,giao dịch vi phạm Điều 127 Bộ Luật Dân sự 2015

Trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầucông chứng nhưng công chứng viên không làm hết trách nhiệm, không làm rõ hoặcyêu cầu giám định thì văn bản công chứng cũng có thể bị tuyên vô hiệ do vi phạm quyđịnh tại Điều 128 Bộ Luật Dân sự 2015

Tại khoản 6 Luật Công chứng 2014 quy định “Công chứng viên kiểm tra dự

thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.” 10 Theo quy định này, nếu công chứng

viên không xác định được có điều khoản do người yêu cầu công chứng nêu trong dựthảo hợp đồng, giao dịch mà có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đốitượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật, mà côngchứng viên vẫn tiến hành ký và công chứng thì có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạmĐiều 123 Bộ Luật Dân sự 2015

Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy định về người yêu cầu công chứng, ngườilàm chứng, người phiên dịch Tại khoản 1 của điều này quy định về người yêu cầu

công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự: “Người yêu cầu công chứng

9 Khản 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014

10 Khản 6 Điều 40 Luật Công chứng 2014

Trang 9

là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.” 11 Như vậy, theo quy định tại khoản nàythì người yêu cầu công chứng mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu công chứng và vănbản công chứng được xác lập thì cũng sẽ bị tuyên vô hiệu Khoản 2 quy định về nhữngtrường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được như sau:

“Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng” 12 Theo quy định này thì những trường hợp mà ngườiyêu cầu công chứng không biết đọc biết viết, không ký hoặc điểm chỉ được thì bắtbuộc phải có người làm chứng Quy định tại khoản này xác định về hình thức để vănbản công chứng có hiệu lực

Điều 52 Luật Công chứng 2014 quy định về người có quyền đề nghị Tòa án

tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Cụ thể như sau “Công chứng viên, người yêu

cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.” 13

Như vậy, theo quy định này thì đối với những hợp đồng giao dịch đã được lập thànhvăn bản công chứng, đã được công chứng viên chứng nhận Nhưng vẫn có thể bị tuyên

vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật

 Hậu quả pháp lý khi văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu

Đối với văn bản công chứng vi phạm về hình thức hoặc nội dung nêu ở phầntrên, nếu bị Tòa án tuyên vô hiệu thì sẽ gây ra hậu quả pháp lý rất nặng nề Hậu quả cóthể rất lớn đối với các bên tham gia hợp đồng, giao dịch Nhưng cũng có thể là tráchnhiệm pháp lý rất nặng đối với công chứng viên đã công chứng hợp đồng giao dịch đó.Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô

hiệu như sau: “(i) Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập (ii) Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả (iii) Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó (iv) Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường (v) Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân

do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.” 14 Theo quy định này thì văn bản

11 Khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng 2014

12 Khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014

13 Điều 52 Luật Công chứng 2014

14 Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015

Trang 10

công chứng bị tuyên vô hiệu sẽ làm cho giao dịch giữa các bên vô hiệu, các bên thamgia giao dịch sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận

Với quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 “Bên có lỗi gây thiệt

hại thì phải bồi thường.” 15 Trường hợp nếu xác định lỗi thuộc về công chứng viên thìviệc bồi thường thiệt hại từ lỗi này có khi là rất lớn

Hậu quả của việc công chứng viên không tuân thủ theo quy định tại khoản 5Điều 40 Luật Công chứng 2014, có thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên vô hiệu Do viphạm quy định tại Điều 127 Bộ Luật Dân sự 2015 quy đinh về giao dịch dân sự vôhiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép Khi có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sựcủa người yêu cầu công chứng mà công chứng viên không tiến hành xác minh làm rõ,hoặc yêu cầu giám định cũng có thể dẫn tới văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu theoquy định tại Điều 128 Bộ Luật Dân sự, quy đinh về giao dịch dân sự vô hiệu do ngườixác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Ngoài ra công chứng viên còn bị xử phạt đối với hành vi vi phạm trên theo quyđịnh tại điểm o khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2015 với mức phạt tiền từ 7.000.000

đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “Công chứng viên không tiến hành xác

minh hoặc yêu cầu giám định trong trường hợp có yêu cầu xác minh, giám định của người yêu cầu công chứng;” 16

Hậu quả pháp lý khi công chứng viên không tuân thủ khoản 6 Điều 40 Luật

Công chứng 2014: “Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong

dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.” 17, Trường hợp công chứng viên không làm hết trách nhiệm, không kiểm tra

kỹ dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng lập, nếu trong dự thảohợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượngcủa hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật mà công chứngviên không chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa, thì có thể dẫn tới hậuquả pháp lý là văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu theo quy định tại Điều 123 BộLuật Dân sự 2014, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật,trái đạo đức xã hội Ngoài việc có thể bị bồi thường nếu bị xác định có yếu tố lỗi theoquy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ Luật Dân sự, thì công chứng viên còn có thể bị xử

15 Khoản 4 Điều 131 Bộ Luật Dân sự 205

16 Điểm o khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2015/NĐ-CP

17 Khoản 6 Điều 40 Luật Công chứng 2014

Trang 11

phạt theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 15 Nghị định 82/2015/NĐ-CP, bị phạt tiền

từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm “Công chứng hợp đồng,

giao dịch có mục đích hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;” 18

2.2 Thực tiễn một số Văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu

2.2.1 Bản án số 22/2021/DS-PT ngày 04/03/2021 về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Tóm nội dung vụ án

Ngày 04 tháng 3 năm 2021, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa xét

xử phúc thẩm công khai vụ án theo thụ lý số 03/2021/TLPT-DS ngày 05 tháng 01 năm

2021 về việc "Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu" Căn cứ việc thụ lý

đơn kháng cáo của bị đơn là Văn phòng công chứng N, tỉnh Thanh Hóa Nguyên đơnkhởi kiện là bà Nguyễn Thị T

 Ông Nguyễn Khắc M (chết năm 2014) và Nguyễn Thị X (chết năm 2013) Khicòn sống ông M và bà X quyền sử dụng đất, diện tích đất ở và đất vườn là910m2 (trong đó đất ở là 200m2, đất vườn 710m2) tại thửa 577, tờ bản đồ số 2được UBND huyện Quảng Xương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sốD0893851 ngày 30/7/1994 mang tên ông Nguyễn Khắc M Trên đất có 02 ngôinhà gồm nhà bằng và nhà cấp 4

 Ông M và bà X có 06 người con là: Nguyễn Thị T; Nguyễn Thị B; Nguyễn ThịM; Nguyễn Thị N; Nguyễn Thị L; Nguyễn Thị T (đã chết) Bà Nguyễn Thị T có

02 người con là Nguyễn Bá Đ và Nguyễn Thị Huyền T

Trong đó bà T là người con đầu và là nguyên đơn của vụ án đã nộp đơn khởikiện yêu cầu hủy van bản công chứng

 Năm 2013, bà X ốm nặng nằm liệt giường, ông M thì tuổi cao sức yếu Bà B (làcon thứ hai) đã đưa bố là ông M tới Văn phòng công chứng N để công chứng

việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ bà sang vợ chồng bà B Ngày 24/6/2013, Văn phòng công chứng N đã công chứng Hợp đồng tặng cho

Quyền sử dụng đất số 1271, Quyển số 01/TP/CC- SCC/HĐGD giữa ông M, bà X

và vợ chồng bà B Do bà X khi ấy ốm liệt giường nên phải mời công chứng viêntới nhà lăn tay vào hợp đồng

18 Điểm g khoản 4 Điều 15 Nghị định 82/2015/NĐ-CP

Ngày đăng: 09/01/2025, 09:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w