Phạm vi quyền đại diện theopháp luật rộng, chỉ bị giới hạn bởi quy định của pháp luật.Đối tượng người đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Đối với cá nhân, quan hệ nà
Trang 11 Tính cấp thiết của đề tài:
Ủy quyền là quan hệ phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay khi các cánhân, tổ chức không tiện thực hiện công việc của mình, thông qua hợp đồng ủyquyền, đã ủy quyền cho người khác thực hiện thay Việc ủy quyền này giúp cho
cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc thực hiện các giao dịch dân
sự Đồng thời, tiết kiệm được nhiều thời gian do khoảng cách địa lý và tính chấtđặc thù của công việc không thể trực tiếp đến các tổ chức hành nghề công chứng
và các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các giao dịch dân sự
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện được ghi nhận tại Điều 135
Bộ luật Dân sự 2015 Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữangười được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhânhoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật)
Đa số các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền đã tạo điều kiện
để tất cả người dân có thể tham gia vào loại giao dịch này Từ việc vận dụng cácquy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết các công việc trong đời sống sinhhoạt; trong nội bộ của các cơ quan, tổ chức, cho đến việc áp dụng để thực hiệncác hoạt động kinh doanh, giao dịch dân sự… Thời gian gần đây, cùng với việc
mở cửa nền kinh tế, các giao dịch về dân sự, thương mại diễn ra ngày càng
Trang 2nhiều Trong đó, những giao dịch thông qua người đại diện uỷ quyền chiếm một
số lượng lớn
Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 – Hợp đồng ủy quyền quy định: “Hợp đồng
ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
Việc lập và công chứng hợp đồng ủy quyền được coi là căn cứ pháp lý và
là chứng cứ xác thực, tin cậy cho việc thực hiện các giao dịch do người đại diệntheo ủy quyền thực hiện nhân danh người ủy quyền Trên thực tế, việc côngchứng hợp đồng ủy quyền ngày càng tăng Đồng thời, phát sinh không ít nhữngvướng mắc, bất cập liên quan đến chủ thể, đối tượng của hợp đồng ủy quyền;quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng ủy quyền
Để góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về hợp đồng ủyquyền và khắc phục những bất cập trong quá trình thực hiện hợp đồng thì việcnghiên cứu làm sáng tỏ những quy định của pháp luật là rất quan trọng Do thờigian thực tập tại Văn phòng công chứng Huỳnh Tấn Bình, tình Bình Dương về
nhóm việc “Công chứng hợp đồng, giao dịch khác” không nhiều, cùng với
lượng kiến thức còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi cách nhìn nhận vấn đề, thể hiện
ý chí, quan điểm mang tính cá nhân của học viên Rất mong Quý Thầy, Côlượng thứ và góp ý để báo cáo của học viên hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô
2 Đối tượng nghiên cứu:
Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếuđược của Nhà nước pháp quyền Thông qua hoạt động công chứng và các quyđịnh hướng dẫn, điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sinh động của đời sống
xã hội, thành hành vi xử sự theo đúng pháp luật Công chứng là hoạt động cóvai trò rất lớn đối với đời sống xã hội và phát triển kinh tế
Để phòng ngừa các tranh chấp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệgiao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham gia, họ cần đến chứng
cứ công chứng – loại chứng cứ xác thực, chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loạigiấy tờ không có công chứng hoặc chỉ trình bày bằng miệng Trong thực tế đờisống cho thấy tranh chấp trong xã hội ngày càng tăng, vụ việc càng phức tạp.Trong đó, có nguyên nhân là do không có tính xác thực, hợp pháp bằng văn bản
Trang 3Báo cáo thực tập về nhóm việc “Công chứng hợp đồng, giao dịch khác”, học viên tập trung nghiên cứu về nội dung của quy định pháp luật có liên quan và việc áp dụng trong hoạt động công chứng Hợp đồng ủy quyền Thông
qua việc áp dụng thực tế trong thời gian thực tập tại Văn phòng công chứngHuỳnh Tấn Bình, tỉnh Bình Dương Trên thực tế, việc công chứng hợp đồng ủyquyền phát sinh không ít những vướng mắc, bất cập liên quan đến chủ thể, đốitượng của hợp đồng ủy quyền; quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợpđồng ủy quyền
Trang 4II NỘI DUNG
1 Những quy định của pháp luật về đại diện và ủy quyền theo quy định của
Bộ luật Dân sự 2015:
1.1 Những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đại diện:
1.1.1 Khái niệm đại diện:
“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” (Khoản 1
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015)
Đại diện là một quan hệ cơ bản Đại diện xuất hiện thông thường trongđời sống, phát triển rộng rãi trong quan hệ xã hội luật tư điều chỉnh Do đó, vớitừng hoàn cảnh đặc thù của quan hệ đại diện (đại diện cho cá nhân, đại diện chopháp nhân trong quan hệ thương mại) Việc duy trì một nguyên tắc chung điềuchỉnh quan hệ đại diện là điều không thể Mặt khác, đại diện là chế định pháttriển từ từ theo sự phát triển của quan hệ xã hội ngày càng phức tạp trong bốicảnh hiện nay
1.1.2 Chủ thể quan hệ đại diện:
Chủ thể của quan hệ đại diện (gồm cả bên đại diện và bên được đại diện)chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân Đại diện là một quan hệ giữa các chủ thể,theo đó, một cá nhân hay pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của một chủ thểkhác để xác lập và thực hiện một giao dịch Người đã nhân danh người khácthực hiện hành động trong phạm vi thẩm quyền được cho phép sẽ ràng buộctrách nhiệm của người được nhân danh đó Sự ràng buộc trách nhiệm này là điềutất yếu Bởi, trong đó thể hiện ý chí đại diện của người thực hiện, ý chí tiến hànhgiao dịch và hướng tới việc phục vụ lợi ích của người được nhân danh Đâyđược coi là những yếu tố cần thiết khi xác định có tồn tại quan hệ đại diệnkhông Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, cá nhân có thể xác lập, thực hiệngiao dịch thông qua người đại diện
Trong một số trường hợp, họ phải tự mình xác lập Thông thường, đó lànhững giao dịch liên quan đến quyền nhân thân - vốn có đặc tính không thểchuyển giao cho người khác được Ví dụ: Khi ly hôn, vợ và chồng phải trực tiếp
Trang 5tham gia quá trình hòa giải tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (theo các quyđịnh từ Điều 205 đến 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
1.1.3 Căn cứ xác lập quyền đại diện:
Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi
là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”
Căn cứ phát sinh quan hệ đại diện:
Cách phân loại này dựa trên nguồn gốc hình thành nên quan hệ đại diện.Các quy định về đại diện tại Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm
2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015, được phân chia thành đại diện theo pháp luật
và đại diện theo ủy quyền
Có hai căn cứ được xác định bao gồm: theo quy định pháp luật (đại diệntheo pháp luật) và theo thỏa thuận (đại diện theo ủy quyền)
1.1.4 Phân loại các hình thức đại diện:
Phân loại đại diện được hiểu là sự phân chia sắp xếp đại diện thành cácloại hình khác nhau dựa trên những dấu hiệu đặc trưng nhằm xác định kháiniệm, những yếu tố nhất định để xác định quy tắc pháp lý kèm theo nhằm bảo vệcác bên tham gia quan hệ đại diện và bên thứ ba Từ cơ sở phân loại này, hệthống các quy tắc pháp lý riêng biệt được xác lập đối với từng loại đại diện (ví
dụ như đối với đại diện theo ủy quyền) Việc hình thành quan hệ đại diện dựatrên sự thỏa thuận Quy tắc điều chỉnh mang tính chất tôn trọng và linh hoạt giữacác bên trong quan hệ đại diện Đặc trưng này khác hoàn toàn với trường hợpđại diện theo quy định của pháp luật
a) Phân loại dựa trên căn cứ phát sinh quan hệ đại diện:
Thứ nhất, đại diện theo pháp luật:
“Đại diện do pháp luật quy định, theo điều lệ của pháp nhân hoặc do cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định” Từ khái niệm này, có thể thấy cácnhà lập pháp nhìn nhận ở góc độ nguồn gốc hình thành quan hệ đại diện, không
Trang 6dựa trên tính chất hay mức độ của quyền đại diện Phạm vi quyền đại diện theopháp luật rộng, chỉ bị giới hạn bởi quy định của pháp luật.
Đối tượng người đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Đối với cá nhân, quan hệ này được xác lập trong trường hợp người được đạidiện là các cá nhân chưa thành niên; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủhành vi Vệc đại diện này được xác lập trong trường hợp cá nhân không có khảnăng hoặc không đủ điều kiện xác lập giao dịch dân sự Người đại diện theopháp luật có thể là người giám hộ hoặc cũng có thể là người do Tòa án chỉ địnhkhi không xác định được người đại diện theo pháp luật Quy định này khắc phụcthực tế không xác định được người đại diện của người chưa thành niên hayngười được giám hộ và bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể nói trên
Đối với pháp nhân, đại diện theo pháp luật của pháp nhân là sự chỉ địnhmột cá nhân đại diện cho pháp nhân, nhân danh pháp nhân, thực hiện các hànhđộng hàng ngày với các hành vi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân.Bản chất pháp nhân vốn là thực thể pháp lý nhân tạo Do đó, pháp nhân luônphải có người đại diện từ khi thành lập đến lúc kết thúc hoạt động Người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân có thể là người được chỉ định theo quy địnhpháp luật hoặc theo điều lệ pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền Ví dụ: Đại diện theo pháp luật của công ty do Tòa án chỉđịnh trong trường hợp công ty phá sản mà người đại diện theo pháp luật trốntránh
Đại diện theo pháp luật bản chất là hình thức đại diện mà căn cứ phátsinh, thẩm quyền đều dựa trên quy định của pháp luật, không thể xác lập dựatrên ý kiến của người được đại diện
Thứ hai, đại diện theo ủy quyền:
Đại diện theo ủy quyền là việc đại diện được xác lập trên cơ sở thỏa thuậngiữa các bên trong quan hệ đại diện Hình thức đại diện này được xác lập trongtrường hợp khi cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác thaymặt họ, nhân danh họ để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự khi có nhu cầu Đó
có thể là trường hợp các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản chungthì có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền (Điều
138 Bộ luật Dân sự năm 2015) Tuy nhiên, có một số trường hợp, pháp luậtkhông cho phép cá nhân được ủy quyền cho người khác thực hiện Đơn cử, việccông chứng di chúc là một trong các thủ tục bắt buộc người lập di chúc phải tự
Trang 7thực hiện Di chúc là ý nguyện của người có tài sản nhằm để lại di sản cho ngườikhác sau khi chết Do đó, khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc, Công chứngviên cần phải xem xét trạng thái tinh thần, ý nguyện của người lập di chúc.
Đối với pháp nhân, hình thức đại diện theo ủy quyền này thường được sửdụng như là sự ủy quyền về thẩm quyền của người đại diện trong doanh nghiệp.Quy định này được đánh giá như là một trong những công cụ pháp lý tốt nhất đểđảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động của pháp nhân mà không chịu ảnh hưởngbắt buộc về các quyền hạn của người đại diện theo pháp luật được xác địnhtrong các văn bản luật
b) Phân loại dựa trên đối tượng người được đại diện:
Theo căn cứ này, có thể phân thành hai nhóm: Đại diện của cá nhân và đạidiện của pháp nhân
Thứ nhất, đại diện của cá nhân:
Xem xét đại diện của cá nhân, có hai trường hợp:
(1) Việc đại diện là bắt buộc: Do cá nhân không đủ điều kiện để thiết lậpgiao dịch với người thứ ba (do độ tuổi hay trình độ nhận thức, tình trạng thể chấtliên quan quyết định đến năng lực thực hiện giao dịch);
(2) Việc có người đại diện là tùy chọn của cá nhân: Trong quan hệ đạidiện của cá nhân, việc xác định tư cách người đại diện và người được đại diệnxác định khá dễ dàng Do đó, sự tồn tại về ý chí của người được đại diện cũng
dễ dàng chứng minh Kể cả trong trường hợp cá nhân đó có sự khiếm khuyết vềthể chất thì căn cứ xác định dấu hiệu để xác định họ cần có người đại diện đãđược pháp luật quy định
Thứ hai, đại diện của pháp nhân:
Khác với cá nhân chỉ là một cá thể duy nhất thì pháp nhân được hìnhthành từ sự tập hợp của số đông cá nhân hay pháp nhân khác Để biến một tậpthể người thành một tổ chức thống nhất, hoạt động hiệu quả thì một trong nhữngđiều kiện không thể thiếu là pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Nếukhông có cá nhân đại diện, pháp nhân không thể tồn tại
Pháp nhân không có ý chí thật Mọi hoạt động của pháp nhân được tiếnhành thông qua hành vi những cá nhân – người đại diện của pháp nhân Hành vicủa những cá nhân này không phải tạo ra quyền và nghĩa vụ cho họ mà nhândanh pháp nhân tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân đó Cơ cấu, tổ chứccủa mỗi pháp nhân phụ thuộc vào mục đích thành lập, nhiệm vụ của pháp nhân
Trang 8và từng loại pháp nhân Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo phápluật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định vềthời hạn đại diện và phạm vi đại diện (Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015).
c) Các cách phân loại khác:
Có những cách phân loại đại diện khác dựa trên các tiêu chí về nguồn gốchình thành quan hệ đại diện liên quan đến nội dung thẩm quyền đại diện
Thứ nhất, đại diện theo pháp luật của cá nhân, pháp nhân:
Đây là trường hợp người đại diện được chỉ định rõ theo quy định của phápluật như trường hợp cha mẹ là đại diện của trẻ chưa thành niên Đối với phápnhân, luật pháp quy định một số người thành lập nhất định của pháp nhân đó cóquyền đại diện cho pháp nhân đó Ví dụ như: công ty cổ phần
Thứ hai, đại diện tư pháp:
Người đại diện này thường được chỉ định theo quyết định tư pháp nhưquyết định của cử thẩm phán tham gia tố tụng trong các vụ án
Thứ ba, đại diện ủy quyền:
Đây là kết quả của một hợp đồng ủy nhiệm Theo đó, người được đại diệntrao quyền cho người đại diện để thực hiện một hành động pháp lý, nhân danh
họ trong phạm vi giới hạn thỏa thuận Trong trường hợp người đại diện vượt quáthẩm quyền, các hành vi pháp lý do người đại diện thực hiện sẽ bị vô hiệu.Trong trường hợp, người đại diện thiết lập giao dịch vượt quá thẩm quyền đạidiện hoặc không có quyền đại diện, trách nhiệm pháp lý được đặt ra với ngườiđược đại diện khi họ có những dấu hiệu chứng tỏ sự đồng ý và người thứ ba làngười ngay tình, có thiện chí trong trong giao dịch
1.1.5. Phạm vi đại diện:
Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:
1 Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
Trang 92 Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3 Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4 Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình”su uy tin
Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện Bởivậy, cần phải có giới hạn nhất định cho hành vi đó, giới hạn về quyền và nghĩa
vụ mà theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập thực hiệngiao dịch dân sự với người thứ ba đó chính là phạm vi thẩm quyền đại diện
1.1.6. Thời hạn đại diện và chấm dứt đại diện:
Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn đại diện Trong đó,khoản 1, khoản 2 Điều 140 quy định về thời hạn đại diện; Khoản 3 Điều 140quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền và khoản 4 Điều 140 quy định vềchấm dứt đại diện theo pháp luật
* Thời hạn đại diện - Chấm dứt quan hệ đại diện:
Theo Điều 140 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hạn đại diện được
quy định như sau:
“Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện nêu trên thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
+ Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 (một) năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
- Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Trang 10+ Theo thỏa thuận;
+ Thời hạn ủy quyền đã hết;
+ Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
+ Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
- Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
+ Người được đại diện là cá nhân chết;
+ Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”.
1.1.7 Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện:
Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1 Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ
ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2 Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
3 Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối”.
Trang 11* Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện:
Theo Điều 142 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hậu quả của giao dịch dân sự
do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện được quy định như sau:
- Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiệnkhông làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện Trừ một trongcác trường hợp sau đây: Người được đại diện đã công nhận giao dịch; ngườiđược đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đạidiện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết vềviệc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đạidiện
- Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập,thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thìngười không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đãgiao dịch với mình Trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết vềviệc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch
- Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơnphương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầubồi thường thiệt hại Trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không
có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp người được đại diện đãcông nhận giao dịch
- Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ýxác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thìphải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
* Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:
Theo Điều 143 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hậu quả của giao dịch dân sự
do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như sau:
- Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm viđại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối vớiphần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong cáctrường hợp sau đây: Người được đại diện đồng ý; người được đại diện biết màkhông phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đại diện có lỗi dẫn đến
Trang 12việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập,thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
- Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượtquá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đạidiện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diệnthì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình
về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện Trừ trường hợp người đã giao dịchbiết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch
- Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứtthực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diệnhoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại Trừ trường hợpngười đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịchhoặc trường hợp người được đại diện đồng ý
- Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ýxác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hạicho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
1.2 Những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền theo quy định cùa Bộ Luật dân sự 2015:
1.2.1 Khái quát về đại diện theo ủy quyền:
Đại diện theo ủy quyền là một chế định quan trọng và phổ biến trong các
quan hệ dân sự Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”
Như vậy, ủy quyền là việc cá nhân, pháp nhân cho phép cá nhân, phápnhân khác thực hiện quyền của mình có được một cách hợp pháp để quyết định,thực hiện hành động pháp lý nào đó liên quan đến quyền lợi của các bên hoặc lợiích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền
Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và ngườiđược đại diện Đồng thời, nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kếtquả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại
1.2.2 Hợp đồng ủy quyền:
Trang 13Pháp luật đã ghi nhận tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng ủy
quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, Hợp đồng ủy quyền nằm trong nhóm hợp đồng có đối tượng làcông việc
1.2.3 Chủ thể của hợp đồng ủy quyền:
Chủ thể của hợp đồng ủy quyền gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền.Bên ủy quyền thỏa thuận với bên được ủy quyền thực hiện công việc vì lợi íchcủa bên ủy quyền Sau khi hoàn thành công việc ủy quyền, nếu có thỏa thuậnhoặc pháp luật có quy định thì bên ủy quyền có nghĩa vụ thanh toán thù lao chobên được ủy quyền
* Bên ủy quyền:
- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xáclập, thực hiện giao dịch dân sự
- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cáchpháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyềnxác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thànhviên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
* Bên được ủy quyền:
Bên được ủy quyền sẽ nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự Bên được ủy quyền theo quy định tại Điều 134 Bộluật Dân sự 2015 có thể là pháp nhân hoặc cá nhân Đây là điểm mới so với Bộluật Dân sự 2005 Theo quy định mới pháp nhân có thể là đại diện theo ủyquyền Do pháp nhân có cơ cấu tổ chức và năng lực về tài chính sẽ giúp việcthực hiện công việc được ủy quyền tốt hơn như vậy sẽ mang lại sự yên tâm vàtin tưởng cao hơn cá nhân
1.2.4 Đối tượng hợp đồng ủy quyền:
Là công việc mà bên được ủy quyền thực hiện (làm thay) cho bên ủyquyền theo thỏa thuận giữa hai bên Đối tượng của hợp đồng này là công việc cóthể thực hiện và được phép thực hiện Người được ủy quyền thực hiện công việc
Trang 14trong phạm vi, nội dung được ủy quyền Trường hợp người được ủy quyền thựchiện công việc vượt quá nội dung được ủy quyền sẽ phải thực hiện bồi thườngthiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra.
1.2.5 Quyền nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền:
Theo Điều 565 đến Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015, quyền và nghĩa vụ củacác bên đã được quy định cụ thể như sau:
* Quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
- Quyền lợi (Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015):
+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp đầy đủ thông tin và các tài liệu cần thiết
để hoàn thành công việc ủy quyền
+ Được nhận thù lao và các khoản chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra trongquá trình thực hiện hợp đồng
- Nghĩa vụ (Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015):
+ Thực hiện công việc theo hợp đồng và báo cáo đầy đủ, chính xác về tiến
độ thực hiện công việc cho bên ủy quyền
+ Báo với người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn,phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi hoặc bổ sung phạm vi ủy quyền.
+ Giữ gìn và bảo quản tài liệu, phương tiện để thực hiện công việc.
+ Giữ bảo mật thông tin khi thực hiện ủy quyền
+ Bàn giao lại cho bên ủy quyền các tài sản đã nhận và các lợi ích thuđược khi thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận
+ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm hợp đồng.
* Quyền, nghĩa vụ bên ủy quyền:
- Quyền lợi (Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015):
+ Bên ủy quyền có thể yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ, kịpthời về tiến độ công việc ủy quyền
+ Có quyền yêu cầu bên được ủy quyền trao trả lại tài sản và lợi ích thuđược từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuậnkhác.
Trang 15+ Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạmhợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
- Nghĩa vụ của bên ủy quyền (Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015):
+ Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để bênđược ủy quyền hoàn thành công việc
+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trongphạm vi ủy quyền
+ Thanh toán đầy đủ chi phí hợp đồng
1.2.6 Ủy quyền lại:
Trong một số trường hợp, bên được ủy quyền không thể thực hiện đượccông việc mà bên ủy quyền giao Cho nên, bên được ủy quyền phải thực hiện ủyquyền lại cho một bên thứ ba
Căn cứ Điều 546 quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015 về ủy quyền lại:
"1 Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong các trường hợp sau đây:
a Có sự đồng ý của bên ủy quyền
b Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2 Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu
3 Hình thức của ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu."
Chủ thể của hợp đồng ủy quyền lại cho người thứ ba là người thứ haiđược người thứ nhất đồng ý Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
Hình thức của ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của ủy quyền banđầu và không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu
Hình thức ủy quyền cho người thứ ba do các bên thỏa thuận, trừ trườnghợp pháp luật quy định việc ủy quyền cho người thứ ba phải được lập bằng vănbản
Trang 161.2.7 Chấm dứt ủy quyền:
a) Căn cứ chấm dứt hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dân sự
sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được hoàn thành: Khi các điều khoản và điều kiện của hợpđồng đã được thực hiện đầy đủ theo đúng thỏa thuận ban đầu, hợp đồng sẽ chấmdứt
- Theo thỏa thuận của các bên: Các bên có quyền thỏa thuận chấm dứthợp đồng một cách đồng ý và thống nhất Thỏa thuận này có thể xảy ra khi cácbên đồng ý chấm dứt trước thời hạn hoặc trong trường hợp xảy ra sự thay đổihoặc điều kiện đặc biệt khác
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứttồn tại: Trong trường hợp người cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân giao kết hợpđồng đã qua đời hoặc bị giải thể, hợp đồng có thể chấm dứt tự động Vì khôngcòn người hoặc tổ chức để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện: Trong trườnghợp hợp đồng bị hủy bỏ hoặc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, điềukhoản này sẽ áp dụng Điều này có thể xảy ra khi một trong hai bên vi phạm cácđiều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khôngcòn: Nếu đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại hoặc không thể thực hiệnđược (ví dụ: tài sản bị phá hủy), hợp đồng có thể chấm dứt
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này: Điềunày chỉ ra rằng hợp đồng có thể chấm dứt theo các quy định cụ thể được nêu tạiĐiều 420 Bộ luật Dân sự 2015
- Trường hợp khác do luật quy định: Luật có thể quy định những trườnghợp khác ngoài những trường hợp đã được liệt kê trên Điều này đảm bảo rằngcác trường hợp đặc biệt không được đề cập trực tiếp trong quy định sẽ được xemxét và áp dụng theo quy định của luật
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền:
Trang 17Mặt khác, theo quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việcđơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
- Trường hợp ủy quyền có thù lao:
+ Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất
cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao tương ứng cho bên được ủy quyền dựa trêncông việc đã được thực hiện và bồi thường thiệt hại
+ Nếu ủy quyền không có thù lao, bên ủy quyền cũng có quyền chấm dứtthực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo trước cho bên được ủyquyền một khoảng thời gian hợp lý
Bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba biết về việcbên ủy quyền chấm dứt việc thực hiện hợp đồng Trừ khi thông báo được thựchiện, hợp đồng với bên thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ khi bên thứ ba biết hoặc phảibiết rằng hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt
- Trường hợp ủy quyền không có thù lao:
+ Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồngbất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo trước cho bên ủy quyền một khoảng thờigian hợp lý
+ Nếu ủy quyền có thù lao, bên được ủy quyền cũng có quyền chấm dứtthực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền(nếu có)
1.2.8 Hưởng thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền:
Khoản 2 Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên được
ủy quyền: “được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền, hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận”
Khoản 3 Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:“Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao”.
Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền có thù lao làvăn bản ủy quyền Trong đó, người ủy quyền và người được ủy quyền thỏathuận để người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện một hoặcmột số công việc nào đó và người ủy quyền có nghĩa vụ trả thù lao cho ngườiđược ủy quyền