1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ một số vi phạm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng hãy đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng

18 47 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ một số vi phạm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, hãy đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành Nghề Công Chứng Và Công Chứng Viên
Thể loại Báo cáo kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 67,68 KB

Nội dung

Thấy được vị trí, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của Tổ chức hành nghềcông chứng Pháp luật Việt Nam cụ thể là Luật Công Chứng năm 2014 đã quyđịnh rất rõ về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

===***===

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN (CC1: NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN)

Chuyên đề: Từ một số vi phạm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, hãy đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa

vụ của tổ chức hành nghề công chứng.

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ

CÔNG CHỨNG 4

Họ và tên :

Sinh ngày :

Số báo danh

Lớp Khóa

:

:

Trang 2

1 Khái niệm tổ chức hành nghề công chứng 4

2 Đặc điểm của tổ chức hành nghề công chứng 4

3 Vị trí, vai trò của các Tổ chức hành nghề công chứng 5

CHƯƠNG 2: 5

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 5

2.1 Quyền của tổ chức hành nghề công chứng 6

2.2 Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng 8

CHƯƠNG 3: 9

THỰC TRẠNG VI PHẠM TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG 9

3.1 Thực Trạng Một Số Vi Phạm Về Quyền Của Tổ Chức Hành Nghề Công Chứng 10

3.2 Thực Trạng Một Số Vi Phạm Về Nghĩa Vụ Của Tổ Chức Hành Nghề Công Chứng 13

CHƯƠNG 4: 14

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG 14

PHẦN 3: KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đang thời

kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, thì hoạt động công chứng đã thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an toàn pháp lý, tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong quá trình phát triển lĩnh vực công chứng nước ta cũng đã bộc lộ những vi phạm, hạn chế, bất cập về mặt

tổ chức và hoạt động làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại… hạn chế sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như sự hội nhập của nền kinh tế nước ta và cũng làm giảm đi hiệu quả quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên phần lớn do hệ thống pháp luật nói chung và trong lĩnh vực công chứng nói riêng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, nhiều quy định không còn phù hợp với sự phát triển Mặc dù Luật công chứng đã ra đời và giải quyết được một số vướng mắc song những hạn chế vẫn chưa được giải quyết một cách triệt

để Vấn đề đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động công chứng hiệu quả và phát triển hơn

Để hoạt động công chứng diễn ra suôn sẻ thì Tổ chức hành nghề công chứng đóng một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động bổ trợ tư pháp Thấy được vị trí, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của Tổ chức hành nghề công chứng Pháp luật Việt Nam cụ thể là Luật Công Chứng năm 2014 đã quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức hành nghề công chứng, tuy nhiên trong hoạt động công chứng hiện nay thì việc vi phạm về quyền và nghĩa vụ của

tổ chức hành nghề công chứng diễn ra khá phổ biến, đây là vấn đề hết sức nan giải, nhức nhối cần những giải pháp hoàn thiện thích hợp và kịp thời Trước thực

tiễn trên, học viên xin lựa chọn chủ đề “Từ một số vi phạm trong việc thực

hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, hãy đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng.” làm đề tài báo cáo kết thúc học phần CC1 của mình

Đối tượng và mục đích mà bài báo cáo hướng tới tập trung nghiên cứu quá trình và xu hướng phát triển của pháp luật công chứng, trong đó đi sâu về một số

vi phạm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng đồng thời đề xuất giải pháp, hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và

Trang 4

nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng trong hoạt động hành nghề công chứng

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ

CÔNG CHỨNG

1 Khái niệm tổ chức hành nghề công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng Theo khoản 5 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy

định: Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: Phòng công chứng (tức tổ chức hành nghề công chứng Nhà nước) và Văn phòng công chứng (tức tổ chức hành nghề công chứng tư nhân) được tổ chức và hoạt động theo quy định

của Luật công chứng do Quốc hội Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bàn hành ngày 20 tháng 06 năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Với sự ra đời của Luật Công chứng 2014 đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong tổ chức thực hiện hoạt động công chứng ở Việt Nam Sự ra đời của các Văn phòng công chứng bên cạnh các Phòng công chứng nhà nước thể hiện

sự thay đổi có tính bước ngoặt trong nhận thức về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và tầm quan trọng của việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp những dịch vụ phục vụ yêu cầu của nhân dân Luật Công chứng đánh dấu bước chuyển giao chính thức một phần các hoạt động vốn được cho là chỉ có thể do Nhà nước thực hiện sang cho các cá nhân, tổ chức phi nhà nước với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội

2 Đặc điểm của tổ chức hành nghề công chứng.

Tham khảo Luật Công chứng năm 2014, chúng ta thấy các nhà làm luật đã

sử dụng toàn văn Chương III, bao gồm 16 (mười sáu) điều luật, từ Điều 18 đến Điều 33 để quy định về “Tổ chức hành nghề công chứng”, trong đó xác định có

2 (hai) loại tổ chức hành nghề công chứng là phòng công chứng và văn phòng công chứng Cụ thể, khoản 2 Điều 19 của Luật Công chứng năm 2014 xác định

“Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”.

Còn khái niệm văn phòng công chứng thì được ghi nhận tại khoản 1 Điều

22 của Luật Công chứng năm 2014, theo đó “Văn phòng công chứng được tổ

Trang 5

chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn” Tiếp đó, các nhà làm luật dành Điều 32 của Luật

Công chứng năm 2014 để liệt kê các “Quyền của tổ chức hành nghề công chứng” còn những “Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng” được mô tả tại Điều 33 của Luật Công chứng năm 2014

3 Vị trí, vai trò của các Tổ chức hành nghề công chứng

Để hoạt động công chứng diễn ra suôn sẻ, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hai chủ thể chính là công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng Tổ chức hành nghề công chứng đóng một vai trò quyết định, hỗ trợ công chứng viên trong việc thực hiện chức năng xã hội của họ Nói cách khác, tầm quan trọng của tổ chức hành nghề công chứng trong hoạt động công chứng có thể được phản ánh qua nhiều khía cạnh:

- Thứ nhất, tổ chức hành nghề công chứng đảm bảo an toàn pháp lý cho các

hợp đồng và giao dịch, ngăn chặn vi phạm pháp luật Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức liên quan

- Thứ hai, tổ chức hành nghề công chứng đóng vai trò quan trọng trong việc

thiết lập và cung cấp chứng cứ cho các hoạt động tố tụng trong trường hợp xảy ra tranh chấp dân sự và thương mại Là nơi chịu trách nhiệm lưu trữ và quản lý các hồ sơ công chứng

- Thứ ba, tổ chức hành nghề công chứng đảm nhận trách nhiệm mua bảo hiểm

cho công chứng viên và bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng cũng như bên thứ ba có liên quan

- Thứ tư, tổ chức hành nghề công chứng có nhiệm vụ quản lý và giám sát công

chứng viên, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động công chứng

CHƯƠNG 2:

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG

CHỨNG.

Ngày nay tiến trình cải cách mạnh mẽ nền tư pháp nước nhà, mỗi ngành nghề đều có một vị trí, vai trò và cao quý riêng của mình góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, của dân tộc Nghề công chứng cũng được đánh giá là một nghề cao quý, bởi hiện nay các giao dịch trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại… rất sôi đông, đa dạng, nhiều vấn đề lớn phát sinh vì vậy đòi hỏi các tổ chức hành nghề công chứng phải hoạt động nghiêm túc, luôn phải tuân

Trang 6

thủ các quy định của pháp luật góp phần bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, Luật công chứng đã được ban hành một cách đầy đủ và toàn diện đó là Luật công chứng 2006 và gần đây nhất và đang được áp dụng hiện nay là Luật công chứng 2014, đây được coi là bước đột phá trong quá trình hoạt động công chứng của nước nhà, được coi là kim chỉ nam trong quá trình áp dụng và hoạt động hành nghề của công chứng viên nói chung và các tổ chức hành nghề công chứng nói riêng Luật công chứng 2014 đã quy định rất cụ thể và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, qua đó cho thấy vai trò,

vị trí của tổ chức hành nghề công chứng trong đời sống xã hội hiện nay là rất quan trọng, đồng thời nó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng được pháp luật quy định chung không có sự phân biệt giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng Quy định này bảo đảm sự bình đẳng của các tổ chức hành nghề công chứng trong hoạt động công chứng và trong quản lý nhà nước về công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan Luật Công chứng số 53/2014/QH13 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:

2.1 Quyền của tổ chức hành nghề công chứng

Căn cứ theo điều 32 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014), Luật quy định Tổ chức hành nghề công chứng có các quyền sau đây:

- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình: Luật Công chứng năm 2014 đã cho phép tổ chức hành nghề công chứng ngoài việc thuê nhân viên thì được thuê công chứng viên dưới hình thức ký hợp đồng lao động

- Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác: Theo nội dung của quy định này, tổ chức hành nghề công chứng khi cung cấp cho người yêu cầu công chứng các dịch vụ trong phạm vi công chứng mà Luật cho phép, thì tổ chức hành nghề công chứng được quyền thu phí công chứng, thù lao công chứng

từ người yêu cầu công chứng

+ Phí công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm

2014 gồm: phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; phí lưu giữ di chúc;

Trang 7

phí cấp bản sao văn bản công chứng và mức thu và cách tính phí công chứng được áp dụng chung trên cả nước theo Thông tư 257/2016/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 111/2017/TT-BTC Theo đó mức thu phí công chứng được nhà nước quy định thống nhất, không phân biệt giữa việc công chứng tại Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng

+ Thù lao công chứng là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải nộp khi yêu cầu công chứng: Căn cứ theo Điều 67 của Luật Công chứng năm 2014, Luật quy định về thù lao công chứng như sau:

Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng

Thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng

do UBND cấp tỉnh ban hành Nếu Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật

+ Chi phí khác: Căn cứ theo Điều 68 Luật Công chứng năm 2014, Luật quy định

trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó

- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân: Theo quy định của luật, tổ chức hành nghề công chứng được phép thực hiện công chứng ngoài giờ làm việc và thực tế, nhằm đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân, hầu như tất cả tổ chức hành nghề công chứng đều có dịch vụ công chứng ngoài giờ làm việc

Tuy nhiên, khi thực hiện công chứng ngoài giờ hành chính, người yêu cầu công chứng sẽ phải trả tiền thù lao công chứng theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng đó Bởi, có thể không phải tổ chức hành nghề công chứng nào cũng thực hiện ngoài giờ làm việc bởi việc làm thêm giờ là quyền lợi của người lao động làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng đó

Cũng giống như công chứng ngoài giờ, các tổ chức hành nghề công chứng cũng được phép công chứng ngoài trụ sở

Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng năm 2014, công chứng được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng ngoài các trường

hợp sau sẽ được thực hiện ngoài trụ sở: Người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Trang 8

Như vậy, có các trường hợp nêu trên sẽ được công chứng ngoài trụ sở nếu

người yêu cầu công chứng có nhu cầu Tuy nhiên, cũng như công chứng ngoài giờ, công chứng ngoài trụ sở thì người yêu cầu công chứng phải nộp thù lao công chứng

Thực tiễn cho thấy, việc quy định thời gian làm việc theo ngày, giờ hành chính gây rất nhiều khó khăn cho người yêu cầu công chứng Nhu cầu công chứng ngoài giờ hành chính rất lớn, nhất là với những giao dịch, hợp đồng có sự tham gia của nhiều người, việc bố trí tất cả mọi người đến ký kết hợp đồng công chứng trong giờ hành chính rất khó Do đó, cần quy định cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ ngoài giờ hành chính Quy định này cũng phù hợp với quy định về việc ký công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, diễn ra chủ yếu ngoài giờ hành chính

- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này: Tổ chức hành nghề công chứng được phép khai thác cơ

sở dữ liệu công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trên địa bàn bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng của tổ chức công chứng khác

- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

2.2 Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng

Căn cứ theo điều 33 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014), Luật quy định Tổ chức hành nghề công chứng có các nghĩa vụ sau đây:

- Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

- Chấp hành quy định pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê

- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước Về thời gian làm việc: không chỉ các phòng công chứng là các đơn vị do nhà nước thành lập mà các văn phòng công chứng do các công chứng viên đủ điều kiện thành lập cũng phải áp dụng chế độ làm việc giống các cơ quan hành chính nhà nước

- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của luật công chứng và bồi thường thiệt hại theo quy định

Trang 9

Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng: khi công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng trên nguyên tắc toàn bộ và kịp thời Đây là quy định mới của luật công chứng phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật về trách nhiệm dân sự;

- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình

- Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm

- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng

- Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng Hồ sơ công chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng nên pháp luật các nước nói chung và pháp luật việt nam nói riêng đều rất chú trọng đến vấn đề lưu trữ hồ sơ công chứng Chính vì tầm quan trọng của việc lưu trữ hồ sơ, luật công chứng quy định một chương riêng (Chương VI) về vấn đề này, trong đó quy định hồ sơ công chứng phải được bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toàn đối với hồ sơ công chứng Thời hạn lưu trữ cụ thể như sau: bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại tố chức hành nghề công chứng; các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là 05 năm Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến việc đã công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cung cấp bản sao văn bản công chứng và các giấy tờ khác

có liên quan Việc đối chiếu bản sao văn bản công chứng với bản chính chỉ được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng

- Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại điều 62 luật công chứng năm 2014

- Các nghĩa vụ khác theo quy định luật công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Trang 10

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG VI PHẠM TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG

Có thể thấy, Luật công chứng ra đời là kim chỉ nam, là cầu nối dài đưa pháp luật đi vào đời sống của nhân dân, để đưa được quy định của pháp luật đi vào thực tế không thể không nói tới sự đóng góp to lớn của các tổ chức hành nghề công chứng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia cũng như phòng ngừa tranh chấp, góp phần quan trọng vào sự phát triển ổn định, lành mạnh của đất nước Chúng ta phải thừa nhận và đánh giá cao về những kết quả đạt được mà các Tổ chức hành nghề công chứng đã làm được trong thời gian qua, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ đó thì thực tiễn trong quá trình hoạt động hành nghề công chứng thì việc xảy ra các vi phạm về quyền và nghĩa vụ của các Tổ chức hành nghề công chứng cũng khá phổ biến

3.1 Thực Trạng Một Số Vi Phạm Về Quyền Của Tổ Chức Hành Nghề Công Chứng.

- Thứ nhất, việc quản lý, ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với

công chứng viên còn chưa chặt chẽ còn nhiều kẽ hở:

Theo Luật công chứng năm 2014 quy định Văn phòng công chứng “phải có

từ hai công chứng viên hợp danh trở lên” (khoản 1 Điều 22) quy định này nhằm

duy trì hoạt động của văn phòng trong trường hợp công chứng viên trưởng văn phòng ốm đau, bị tai nạn hoặc vì các lý do cá nhân khác mà không thể hành nghề công chứng trong một thời gian nhất định như thực tế đã từng xảy ra Đồng

thời quy định về Phòng Công chứng “Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định Chính phủ quy định cụ thể việc chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng” (Khoản 1 Điều 21 Luật công chứng năm 2014)

Về loại hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng, Luật Công chứng 2014 quy định Văn phòng công chứng được thành lập và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh với ít nhất 02 thành viên hợp danh Tuy nhiên, thực

tế cho thấy việc hợp danh của các công chứng viên còn mang tính hình thức; một số Văn phòng công chứng chỉ có 01 công chứng viên hành nghề thực tế, công chứng viên hợp danh còn lại hầu như không hành nghề

Đồng thời, Luật Công chứng hiện nay cho phép Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh được hoạt động 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh, dẫn đến tình trạng các Văn phòng công chứng “lách luật”, khi gần hết thời hạn 06 tháng sẽ bổ sung công chứng viên hợp danh để đủ

Ngày đăng: 25/06/2024, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w