Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát của Quốc hội đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính của Chính phủ ở Việt Nam... Trên cơ sở những thành tựu và hạn ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
-*** -
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN GIÁM SÁT
CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
GV hướng dẫn : TS Lê Ngọc Duy
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
Phần 1: Các vấn đề lý luận về kiểm soát quyền hành pháp 4
I Các vấn đề lý luận chung về quyền hành pháp 4
II Những vấn đề cơ bản về kiếm soát quyền hành pháp 6
III Các cơ chế kiểm soát quyền hành pháp của Quốc hội đối với Chỉnh phủ 11
Phần 2: Thực tiễn áp dụng cơ chế kiểm soát quyền hành pháp ở Việt Nam và giải pháp cải thiện 17
I Thực tiễn hoạt động kiếm soát của Quốc hội đối với hoạt động thực thi quyền hành pháp của Chính phủ 17
II Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát của Quốc hội đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính của Chính phủ ở Việt Nam. 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo điều 69 của Hiến pháp 2013, Quốc hội được ghi nhận là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, được Nhân dân ủy thác quyền lực giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của Nhà nước Tuy nhiên, cả lý luận lẫn thực tiễn đã chỉ ra rất nhiều vấn đề gây tranh cãi về quyền giám sát tối cao của Quốc hội lên hoạt động của các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước Sự thiếu đi sự thống nhất trong quan điểm về quyền giám sát tối cao của Quốc hội đã dẫn tới những mâu thuẫn liên quan tới việc xác định phạm vi
và nội dung điều chỉnh của dự án Luật, và từ đó cũng nảy sinh ra các vướng mắc
nghiêm trọng trong thực tiễn áp dụng các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể
Quyền hành pháp có đặc thù nổi bật hơn so với các nhánh quyền lực khác trong bộ máy Nhà nước do có phạm vi hoạt động rộng lớn trên phương của đời sống xã hội từ kinh nghiệm quản lí đất nước và cũng có xu hướng mở rộng quyền lực ra các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các nhánh quyền lực còn lại Sự năng nổ của nhánh hành pháp tại nước ta có thể được thể hiện rõ qua hoạt động lập pháp của bản thân Quốc hội Là
sự hiện thực hóa ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, song Quốc hội hiếm khi tự soạn thảo và trình các Dự thảo Luật trừ khi có nhu cầu phát sinh từ nhu cầu sửa đổi hay sáng tạo Luật từ Chính phủ, mà nhiệm vụ đó được giao cho Chính phủ Ngoài ra, ta có thể thấy các cơ quan hành chính Nhà nước là nơi tập trung của mọi nguồn lực kinh tế -
xã hội cũng như được trao quyền lực rất lớn được bao trùm trên mọi mặt của đời sống Được trao nhiều quyền lực như vậy, tình trạng lạm quyền, cửa quyền và tham nhũng là không thể tránh khỏi, và thực tế đã chứng minh những hiện tượng tiêu cực thường xuyên xuất hiện ở nhánh hành pháp là nhiều nhất dù là ở quốc gia nào trên thế giới Bởi vậy Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, có quyền giám sát tối cao, cần có những cơ chế hoàn chỉnh để kiểm soát quyền hành pháp một cách hiệu quả và triệt để hơn
Trang 4Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế Quốc hội đã đạt được trong công tác giám sát nhánh quyền lực hành pháp trong thời gian qua, cũng như mong muốn đóng góp cho
cơ chế kiểm soát quyền hành pháp ở nước ta trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá thực tiễn thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ trong thời gian gần đây
2 Tình hình nghiên cứu
Chủ đề này đã được khai thác nhiều hơn trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của những đề tài, công trình nghiên cứu liên quan tới kiểm soát quyền lực Nhà nước Các tài liệu học viên được tiếp cận gồm:
- Tổ chức thực hiện quyền hành pháp – Sách chuyên khảo, Học viện Hành chính quốc gia
- Những vấn đề cơ bản về kiểm soát quyền lực nhà nước – Sách chuyên khảo, Học viện Hành chính quốc gia
- Các cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam – Sách tham khảo
- Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội
Ngoài ra, sự hoàn thiện của bài tiểu luận không thể không kể tới các bài viết của các chuyên gia luật học trên các Tạp chí, các trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ tư pháp liên quan tới vấn đề kiểm soát quyền hành pháp ở Việt Nam, cũng như những thành tựu đã đạt được qua quá trình thực thi Hiến pháp 2013
Trang 5NỘI DUNG
Phần 1: Các vấn đề lý luận về kiểm soát quyền hành pháp
I Các vấn đề lý luận chung về quyền hành pháp
1 Khái niệm vê quyền hành pháp:
Quyền hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực vô cùng quan trong trong tổ chức
bộ máy nhà nước ở khắp nơi trên thế giới Hành pháp chính là việc thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo Hiến pháp để soạn thảo ra hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo các quy định của luật Cụ thể hơn, quyền hành pháp bao gồm, quản lí hành chính về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trật tự, an ninh, quốc phòng… và quyền tổ chức thực thi pháp luật
2 Các đặc điểm của quyền hành pháp
a) Trên thế giới:
Quyền hành pháp, dù là ở đâu cũng tồn tại ba đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất là, quyền hành pháp luôn là bộ phận năng nổ nhất trong ba nhánh quyền lực
cấu thành nên quyền lực nhà nước Khác với quyền tư pháp với vai trò bảo vệ luật pháp và công lý, quyền hành pháp có khả năng điều phối sự vận động phát triển của đời sống xã hội Việc thực thi quyền hành pháp cũng có thể nói như một cánh tay nối dài của hoạt động lập pháp, khi những vai trò chủ đạo trong quản lí xã hội như đảm bảo cho pháp luật đi vào đời sống, chỉ đạo và thực hiện hóa một cách năng động và sáng tạo những điều không được chi tiết trong luật đều nằm trong quyền hành pháp Thứ hai là, quyền hành pháp là quyền thực thi chính sách và pháp luật Quyền hành pháp dù chỉ là sự hiện thực hóa ý chí của giai cấp cầm quyền được ghi trong pháp luật, nhưng hoạt động của nó lại tối quan trọng khi nó đưa pháp luật vào trong đời sống Trong các nhà nước hiện đại, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền luôn gắn bó chặt chẽ với quyền hành pháp Bởi vậy cần thiết đảm bảo cho việc thực thi
Trang 6quyền hành pháp luôn được diễn ra một cách dân chủ, minh bạch, phản ảnh sự ràng buộc của quyền hành pháp đối với công dân, xã hội trong nhà nước hiện đại
Thứ ba là, cũng như các quyền khác, quyền hành pháp đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ các nhánh quyền lực còn lại để đảm bảo hoạt động hành pháp được diễn ra một cách hợp pháp, đúng đắn Sự năng động và sáng tạo của quyền hành pháp khiến
nó là bộ phận quyền lực nhà nước được đặt dưới sự kiếm soát lớn nhất trên khắp thế giới, mặc dù nhận thức pháp luật về tầm quan trọng của quyền hành pháp không đồng đều dẫn tới chênh lệch về độ kiểm soát trên các quốc gia
sự cạnh tranh giữa các đảng phải chính trị, các lực lượng xã hội thông qua chế độ bầu
cử, hay đoạt được qua việc sử dụng vũ lực Sự khác biệt này có thể được lý giải thông qua kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt qua những thăng trầm của lịch sử đất nước và vai trò tiên phong và đường lối đúng đắn của Đảng Thứ hai là, quyền hành pháp Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ Khác với hầu hết các quốc gia phát triển và nhiều nước khác trên thế giới, chính quyền địa phương không được tổ chức theo nguyên tắc tự quản, mà phải luôn chấp hành chỉ đạo đến từ chính quyền trung ương Điều này tạo ra một hệ thống thứ bậc xuyên suốt từ cấp trên xuống cấp dưới của các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước, trong đó cơ quan cấp trên chỉ đạo hoạt động của cơ quan cấp dưới
Thứ ba là, tính chấp hành và điều hành Chính phủ - cơ quan được phân công thực hiện quyền hành pháp được phân công là cơ quan chấp hành của Quốc hội, và cũng đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dựa trên Điều 94 của Hiến pháp năm 2013
3 Chủ thể của quyền hành pháp
Trang 7Chủ thể tối cao thực hiện quyền hành pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới là Chính phủ Tuy nhiên, sự khác biệt giữa cách thức tổ chức quyền lực nhà nước của các quốc gia trên thế giới khiến quyền hành pháp được trao cho những cơ quan khác nhau Đối với các nước theo mô hình phân quyền cứng rắn như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Quyền hành pháp thuộc về Nguyên thủ quốc gia Sự phân biệt rạch ròi giữa ba nhánh quyền lực ở các quốc gia này là tương đối rõ ràng Tổng thống thường là người nắm giữ quyền hành pháp cao nhất và có quyền lực cực kỳ lớn trong bộ máy nhà nước Đối với các nước theo mô hình phân quyền mềm dẻo như Vương quốc Anh thì quyền lực của nguyên thủ quốc gia lại nhỏ hơn rất nhiều, quyền lực hành pháp thực sự nằm ở Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng Thủ tướng Anh có thể được coi là trung tâm quyền lực Sự phân quyền không phải là nguyên tắc chủ yếu của tổ chức bộ máy nhà nước Anh, khi Quốc hội và Chính phủ cùng là hai cơ quan thực hiện chính sách của Đảng cầm quyền
Đối với các quốc gia theo mô hình phân quyền hỗn hợp như Cộng hóa Pháp, Tổng thống và Thủ tướng cùng nắm quyền hành pháp
Ở Việt Nam, chính phủ là chủ thể thực hiện quyền hành pháp, mặc dù cơ cấu tổ chức
bộ máy Chính phủ luôn có sự thay đổi nhất định qua từng giai đoạn phát triển của nhà nước
II Những vấn đề cơ bản về kiếm soát quyền hành pháp
1 Những vấn đề cơ bản về kiếm soát quyền lực nhà nước nói chung
a) Khái niệm kiếm soát quyền lực
Tồn tại một quan điểm chung giữa các nhà xã hội học cho rằng nhu cầu kiểm soát hiện diện ở bất kỳ xã hội nào, ở mọi đơn vị dù là nhỏ nhất của xã hội Với những chức năng
cơ bản bao gồm chức năng ổn định xã hội và chức năng bảo hộ, kiểm soát xã hội là một cơ chế đặc biệt sử dụng các yếu tố gồm các quy phạm xã hội, chế tài xã hội và quyền lực xã hội để duy trì hành vi xã hội
Kiểm soát quyền lực và một dạng của kiểm soát xã hội Từ khái niệm trên của kiểm soát xã hội, ta có thể rút ra khái niệm kiểm soát quyền lực như sau: kiểm soát quyền
Trang 8lực là cơ chế của hoạt động quyền lực sử dụng các hệ thống chính sách và pháp luật, các hình thức trách nhiệm và các công cụ quyền lực khác nhằm tác động từ phía các chủ thể quan hệ quyền lực đối với các bên tham gia khác của quan hệ đó
b) Nhu cầu kiểm soát quyền lực của nhà nước pháp quyền
Một trong những nguyên tắc vận hành của nhà nước pháp quyền là nguyên tắc quyền lực nhà nước cần có sự kiểm soát Đây là nguyên tắc tối quan trọng để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật
Thứ nhất là nó giúp tránh tình trạng lạm quyền Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại
ta đã chứng kiến sự suy tàn của một quốc gia, sự xuống cấp của xã hội khi trao một thành phần thiểu số trong xã hội quá nhiều quyền lực mà không được kiểm soát bởi bất
cứ thế lực nào tương xứng Tình trạng chuyên quyền, lộng quyền, lạm quyền, trục lợi
từ quyền đều không thể tránh khỏi nếu quyền lực không được kiểm soát Sự thiếu vắng
đi của một cơ chế kiếm soát quyền lực hữu hiệu trong quá trình thực thi quyền lực tất
sẽ dẫn tới tình trạng tổ chức hay cá nhân lợi dụng quyền lực cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm Trong lịch sử đã chứng kiến sự nổi lên của các chế độ độc tài trong những quốc gia mà bộ máy tổ chức nhà nước thiếu đi cơ chế kiếm soát quyền lực hiệu quả, như chế
độ độc tài Pinochet ở Chi lê hay chế độ Ferdinard Marcos ở Phi líp pin Trong thực tế điều hành đất nước ở Việt Nam đã cho thấy một quy luật bất biến không thể phủ nhận rằng: vị trí nào không có sự kiếm soát thì vị trí đó có vấn đề lạm quyền
Kiểm soát quyền lực nhà nước là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những kẻ tha hóa quyền lực được giao sẽ kéo theo sự tha hóa của bộ máy công quyền Để quản lí nhà nước một cách có hiệu quả, ta không thể phó thác số phận của nhân dân vào lòng bao dung, độ lượng của một nhóm thiểu số được trao quyền lực trong xã hội Trên thế giới
dù bộ máy công quyền có cơ chế kiểm soát hiệu quả đến đâu cũng không tránh khỏi việc một vài cá nhân trục lợi những lỗ hổng trong công tác kiểm soát, vậy nên ta được gửi gắm sử mệnh phải kiến tạo nên bộ máy nhà nước với cơ chế kiếm soát hiệu quả với càng nhiều người trong càng tốt
Thứ hai là, kiểm soát quyền lực cũng giúp khắc phục tình trạng thờ ơ, vô trách nhiệm của cán bộ, công chức Chỉ khi bộ máy nhà nước được vận hành bởi những nhân viên công quyền mẫn cán thì ta mới có thể hi vọng đạt được những mục tiêu phát triển xã
Trang 9hội và bảo vệ công lí trong xã hội Những người có quyền lực nắm trong tay vận mệnh của xã hội và chỉ cần một lỗi nhỏ xảy ra, bởi vì hành động cẩu thả, thiếu cân nhắc, thờ
ơ vô cảm, cũng có thể dễ dàng tạo nên ảnh hưởng tiêu cực một cách cục bộ
Thứ ba là, tình trạng tham quyền cố vị của người được trao quyền không thể nào được đẩy lùi nếu không có biện pháp kiểm soát quyền lực thật sự tận tâm và hiệu quả
2, Những vấn đề cơ bản giữa mối liên hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp ở Việt Nam
a) Mối liên hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp
Trải qua chiều dài phát triển xã hội, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay cũng trở nên ngày càng phức tạp Sự phân chia quyền lực giữa ba nhánh quyền lực nhà nước
đã có những sự thay đổi lớn và không còn thuần túy như Thuyết tam quyền phân lập
mà Montesquieu đã khởi xướng ở giữa thế kỷ 18 trong tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” Mối liên hệ giữa ba nhánh quyền lực càng ngày càng chặt chẽ hơn dù vẫn trên tinh thần cân bằng và kiểm soát lẫn nhau ở những mức độ khác nhau tùy vào bộ máy nhà nước
Trên thế giới cũng không có một hệ thống pháp luật nào lại quy định một cách quá chi tiết các thẩm quyền của các cơ quan nhiều nước, và nhiều học giả cũng cho rằng quy định quá cụ thể có thể phản tác dụng Ta có thể dẫn chiếu tới ý kiến của nhà nghiên cứu Bùi Ngọc Sơn: Ông cho rằng bản chất chính phủ là một chế định đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của xã hội Nếu quyền hạn của chính phủ được quy định một cách quá chi tiết thì không chỉ dẫn tới tình trạng thụ động trong hoạt động của chính phủ đối với nhu cầu của xã hội, mà còn khiến Hiến pháp sẽ phải thay đổi liên tục Vậy nên để công tác thực thi quyền lực nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả, Hiến pháp cần thiết phải để ra những khoảng trống cho sự phối hợp và kiểm soát giữa các nhánh quyền lực
Tương tự như vậy, sự chi phối của các đảng phải chính trị đã biến mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp từ “kiềm chế và đối trọng” trở thành cùng hợp tác thực hiện chính sách của các đảng cầm quyền không chỉ trên cơ sở kiểm soát,
mà còn trên tinh thần phối hợp và phân công mềm dẻo Ở các quốc gia tư bản, sự kiểm
Trang 10soát giữa các nhánh quyền lực càng ngày càng mờ đi, trọng tâm của sự kiểm soát quyền lực thường đặt nặng hơn trong sự đối đầu của các đảng phải chính trị trong bộ máy công quyền Thậm chí là ở trên lý thuyết, hoạt động lập pháp thuần túy sẽ chỉ bao gồm hoạt động tư duy thuần túy của con người, nhưng không có gì đảm bảo những đạo luật được soạn ra lại thực sự cần thiết và có thể áp dụng được trong hoàn cảnh thực sự của xã hội Như vậy, sự hợp tác giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
b) Mối liên hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, Quốc hội là cơ quan được phân công thực hiện quyền lập pháp, lập hiến trên cơ sở là một cơ quan do dân bầu, là sự hiện thực hóa ước vọng và ý chí của nhân dân Vậy nên để đảm bảo công tác tổ chức bộ máy nhà nước được thực hiện trên tinh thần dân chủ, Quốc hội không chỉ có vai trò lập pháp mà còn phải đảm đương chức năng giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng khác của đất nước Thực hiện được cả ba vai trò này một cách hiệu quả là một điều không chỉ viển vông
mà thậm chí là không cần thiết Chính vì việc gánh nặng lập pháp được chia sẻ cho cả Chính phủ là một quyết định vô cùng sáng suốt
Quy định hiện hành cho phép không chỉ các cơ quan của Quốc hội mà các đại biểu Quốc hội đều có quyền soạn và trình dự thảo Luật Tuy nhiên thực tế đã chỉ ra đa số các dự thảo Luật được trình lên Quốc hội không đến từ thành viên của Quốc hội mà chủ yếu được soạn ra bởi Chính phủ, trong khi đó Quốc hội chỉ ban hành luật dựa trên nhu cầu, đề xuất chính sách nảy sinh từ thực tế điều hành đất nước của Chính phủ Hiện tượng này xảy ra sở dĩ những nhu cầu sửa đổi hay sáng tạo Luật để điều chỉnh một mối quan hệ nào đó trong xã hội chỉ có thể được phát hiện trong thực tế điều hành
và quản lí đất nước của Chính phủ Hay nói cách khác, sự gắn bó giữa nhu cầu lập pháp và nhu cầu quản lí xã hội đã khiến không chỉ Quốc hội được độc quyền lập pháp,
mà cần có sự tham gia và phối hợp từ Chính phủ và các cơ quan khác
Dựa trên chương II của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020, thì quy trình lập pháp, hay “Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội” được bao gồm 6 giai đoạn tương ứng với sáu mục, nhưng ta có thể rút ngắn thành hai giai đoạn
Trang 11chính Thứ nhất là, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Thứ hai
là, chuẩn bị, xem xét và thông qua các dự án luật Công đoạn thứ nhất thường được đảm nhiệm bởi Chính phủ, trong khi Công đoạn thứ hai thuộc thẩm quyền của Quốc hội Chính phủ đề xuất chương trình xây dựng pháp luật, phân tích chính sách và soạn thảo luật; trong đó công việc chính của Quốc hội bao gồm thẩm tra dự thảo luật, thảo luận, cho ý kiến và biểu quyết thông qua Công việc của Chính phủ nếu được thực hiện tốt thì công việc của Quốc hội sẽ được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng hơn, và có nhiều thời gian thực hiện hai chức năng quan trọng như vừa nêu trên
c) Nhu cầu kiểm soát quyền hành pháp ở Việt Nam
Ngoài những lý do kiểm soát quyền lực cơ bản như đã được nêu trên, quyền hành pháp còn cần được kiểm soát bởi những lý do đặc thù sau
Thứ nhất là, sự đồ sộ của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước so với hệ thống các
cơ quan lập pháp và tư pháp Với trọng trách quản lí và thực thi pháp luật, hệ thống cơ quan hành chính đòi hỏi sự giám sát cần có phạm vi rộng lớn và đa dạng, bởi vậy nên
nó được cấu thành bởi các cơ quan tổ chức của nhà nước từ trung ương cơ sở, có mặt ở mọi cấp quản lí hành chính, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống và xã hội Cũng vì lý do đó những thiếu sót và sai phạm là không thể tránh khỏi
Lý do thứ hai liên quan tới quyền tùy nghi, vốn là một đặc điểm vô cùng đặc thù của hoạt động thực thi quyền hành pháp Cho dù các cơ quan nhà nước chỉ được làm theo những gì mà nhà nước cho phép, nhưng không phải mọi trường hợp xảy ra trên thực tiễn đều được điều chỉnh hoặc hướng dẫn xử lí một cách cụ thể Tùy nghi hành chính sinh ra nhằm cho phép thúc đẩy yếu tố sáng tạo, tự chủ và năng động trong hoạt động hành chính Hay nói cách khác, ở những lĩnh vực không được pháp luật điều chỉnh, hay có pháp luật điều chỉnh nhưng lại dưới dạng chung chung thì cơ quan hành chính
có quyền tự định đoạt Tuy nhiên điều này lại rất dễ dẫn tới các hiện tượng tiêu cực Tùy nghi hành chính chỉ nên được thực hiện trong một khuôn khổ tình huống đã được
dự liệu trước bởi pháp luật, việc đưa ra quyết định tùy nghi cũng phải bị ràng buộc trong khuôn khổ tạo thành từ các yếu tố luật định khác, hành vi tùy nghi hành chính không được trải pháp luật Hơn nữa, một quyết định tùy nghi hành chính sau khi được