Đạt được những thành tựu đó chắc hẳn nhờ vào sự gia tăng quy mô đầu tư trong nước, tạo động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG-
KHOA KINH TẾ . .
ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ? CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ GIẢI
QUYẾT MỐI QUAN HỆ NÀY
Học phần: Kinh tế vĩ mô nâng cao
Giáo viên hướng dẫn: TS Ninh Thị Thu Thuỷ
Thành viên: Hồ Quốc Khánh (nhóm trưởng)
Lê Thị Bích Ngọc Trần Thị Ngọc Phương Nguyễn Nguyễn Minh Toàn Nguyễn Hồng Thiên Ân
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 2 năm 2023
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 0
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: _ 1
1 Hoạt động đầu tư trong nướ c là gì? Phân lo i hoạ ạt đầu tư trong nước 1
2 Tăng trưởng kinh tế là gì? 1
3 M i quan h giố ệ ữa đầu tư và tăng trưởng kinh t ế: 1
II TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
_ 2
1 Tổng quan tình hình đầu tư trong nước c a Vi t Nam (t 2000 - 2022).ủ ệ ừ 2
a Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam (2000-2022) _ 2
b Tình hình đầu tư trong nước Việt Nam (2000-2022): _ 2
2 Các tác động của hoạt động đầu tư trong nước đố ới tăng trưởi v ng kinh tế 4
a Đầu tư tác động đến quy mô sản lượng của nền kinh tế: _ 4
b Quy mô vốn đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế: 5
III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC (2000-2022): _ 5
1 Tích cực 5
2 Tiêu cực 6
IV CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ NÀY: 7
V KẾT LUẬN: _ 8
Trang 30
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, thay đổi từ nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển trở thành nước đang phát triển và xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình Đạt được những thành tựu đó chắc hẳn nhờ vào sự gia tăng quy mô đầu tư trong nước, tạo động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời gian qua Tuy nhiên khi bàn luận về kinh tế Việt Nam, bên cạnh những nhận định khó khăn, nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển của Việt Nam thì nước ta đã có những giải pháp nhất định để đảm bảo tăng trưởng kinh tế Mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững
Vì vậy hình thức đầu tư là một trong những tiêu chí được nước ta hướng đến, sự đầu tư này góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư, thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn là kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp
phần thu ngân sách nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô
Trang 41
I Cơ sở lý thuyết:
1 Hoạt động đầu tư trong nước là gì? Phân loại hoạt đầu tư trong nước
Hoạt động đầu tư trong nước được hiểu là hoạt động đem vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục tiêu lợi nhuận
và các mục tiêu kinh tế xã hội
Phân loại hoạt động đầu tư trong nước: Hoạt động đầu tư trong nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào góc độ và mục đích phân loại Dưới đây là một số loại hình hoạt động đầu tư trong nước:
Theo loại hình đầu tư:
Đầu tư trực tiếp: Bao gồm việc đầu tư vào doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, hạ tầng
và các dự án khác
Đầu tư gián tiếp: Bao gồm việc đầu tư thông qua chứng khoán, quỹ đầu tư và các công cụ tài chính khác
Theo mục đích đầu tư:
Đầu tư sinh lời: Các hoạt động đầu tư này nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư, ví dụ như đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản, năng lượng, …
Đầu tư phát triển: Các hoạt động đầu tư này nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội
Đầu tư quản lý rủi ro: Các hoạt động đầu tư này nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh
2 Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (vốn, lao động
và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn
3 Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế:
Đầu tư và tăng trưởng kinh tế là hai yếu tố ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế, trong khi tăng trưởng kinh tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư cũng giúp cải thiện hạ tầng kinh tế, như cải tạo đường giao thông, nâng cao hệ thống điện, nước, tăng cường công nghệ và cơ sở vật chất cho sản xuất và kinh
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 52
doanh Những cải thiện này tăng cường sức cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường toàn cầu, giúp thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có xu hướng đầu tư nhiều hơn do có cơ hội tăng thu nhập và lợi nhuận Ngược lại, khi kinh tế suy thoái hoặc không ổn định, đầu tư có thể giảm do lo ngại về rủi ro và kết quả kinh doanh không tốt
Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng được mô hình hóa qua công thức:
MỨC GIA TĂNG GDP = VỐN ĐẦU TƯ / ICOR
Trong đó, ICOR: tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng
II Tác động của đầu tư trong nước đối với tăng trưởng kinh tế
1 Tổng quan tình hình đầu tư trong nước của Việt Nam (từ 2000 - 2022)
a Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam (2000-2022)
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 USD, xếp thứ 7/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 173/200 trên thế giới Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới
b Tình hình đầu tư trong nước Việt Nam (2000-2022):
Giai đoạn 2001-2005:
Trong giai đoạn 5 năm (2001 2005), tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1.202,2 -nghìn tỷ đồng, gấp 1.98 lần so với 5 năm 1996 2000, trong đó: vốn ngân sách Nhà nước -chiếm 22,8%, vốn tín dụng đầu tư -chiếm 12,4%, vốn của khu vực doanh nghiệp Nhà nước
Trang 63
chiếm 15,4%, vốn của dân cư và khu vực tư nhân chiếm 30%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,6%
Đến năm 2005 cả nước có trên 160 nghìn doanh nghiệp thành lập mới Với số vốn đăng ký khoảng 321 nghìn tỷ đồng, công ty trong đầu tư của khu vực này ngày càng tăng, chiếm khoảng 30% tổng đầu tư toàn xã hội
Giai đoạn 2006-2010:
Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006 2010 đạt khoảng 3.073,8 nghìn
-tỷ đồng, gấp hơn 2.5 lần so với giai đoạn trước, trong đó:
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước tính thực hiện khoảng 647 nghìn tỷ đồng (chiếm 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) Nguồn vốn này được tập trung trước tiên cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các chương trình mục tiêu quan trọng
Nguồn vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân và dân cư đã tăng lên mạnh mẽ, 5 năm ước tính thực hiện khoảng 1092,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội)
Tổng vốn ODA cam kết 5 năm ước tính đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra (19→21 tỷ USD)
Giai đoạn 2011 - 2020:
Năm 2015 ghi nhận thành quả rất ấn tượng của FDI: vốn đăng ký mới và tăng thêm là 24,11 tỷ USD, tăng 12,5%, vốn thực hiện là 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014, có nhiều dự án FDI lớn
Trong năm 2019, giá trị đầu tư trong nước của Việt Nam đạt khoảng 1.430 tỷ Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút được lượng đầu tư trực tiếp nội địa (DID) lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với số vốn DID tăng từ 4,9 tỷ USD (năm 2010) lên 10 tỷ USD năm 2019( ) Năm 2020, giá trị đầu tư trong nước của Việt Nam ước tính đạt khoảng 1.500
tỷ đồng tăng 5,2% so với năm trước đó Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID, -19, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư và triển khai dự
án mới, dẫn đến sự chậm trễ trong thực hiện các dự án đầu tư trong nước Giai đoạn năm 2021- 2022:
Tính đến 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021
Trang 74
Vốn đầu tư đăng ký mới suy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh
tế quốc dân Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và các ngành khác
Tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021
2 Các tác động của hoạt động đầu tư trong nước đối với tăng trưởng kinh tế
a Đầu tư tác động đến quy mô sản lượng của nền kinh tế:
Tác động đến tổng cầu: Các dự án đầu tư sẽ có những ảnh hưởng:
Tăng đầu tư và chi tiêu chính phủ
Các dự án cơ sở hạ tầng là những dự án được đánh gia là quan trọng và hiệu quả
để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, ví dụ điển hình là dự án Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh -trên toàn bộ đất nước và dự kiến hoàn thành vào năm 2030
Kích thích tiêu dùng và đầu tư tư nhân
Những dự án đầu tư vào hạng mục du lịch mới, khu nghỉ dưỡng và các địa điểm
du lịch khác là khía cạnh nổi bật trong kích thích tiêu dùng và đầu tư cá nhân như những dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, khu du lịch sinh thái phú Quốc, du lịch nghỉ dưỡng Mũi Né Phan thiết,-
Tác động tới cán cân thương mại và tăng nhập khẩu
Trong xây dựng và nâng cấp các cảng biển việc đầu tư vào các cảng biển và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cảng như ở địa điểm cảng Hải Phòng, cảng Cát Lái, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu
Tác động đến tổng cung: Các dự án đầu tư đã góp phần:
Tăng vốn nền kinh tế, tăng trực tiếp tổng cung, tạo ra GDP
Trong giai đoạn 2001 2010, nền kinh tế nước ta tiếp tục vận hành theo mô hình tăng -trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư Trong giai đoạn này, hàng năm nền kinh tế nước ta đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá (Năm 2001 tăng 6,89%; 2002 tăng 7,08%; 2003
Trang 85
tăng 7,34%; 2004 tăng 7,79%; 2005 tăng 8,44%; 2006 tăng 8,23%; 2007 tăng 8,46%; 2008 tăng 6,31%; 2009 tăng 5,32% và ước tính năm 2010 tăng 6,78%) Trong đó, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 2005 tăng 7,51%/năm; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - -
-5 năm 2006 2010 tăng 7,01%/năm
-Tăng năng suất vốn và tăng năng suất lao động của nền kinh tế → tăng giảm
năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)
Tốc độ tăng vốn đầu tư so với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong giai đoạn 2001-2010 gấp 1,83 lần Trong đó, những năm 2001 2005 gấp 1,76 lần; những năm 2006 2010 gấp - -1,91 lần
b Quy mô vốn đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Trong tổng số vốn đầu tư từ 2001 2010 tính theo giá thực tế với 4336,6 nghìn tỷ đồng, -đầu tư vào khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 304,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 7%); khu vực công nghiệp và xây dựng 1792,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,4%); khu vực dịch vụ 2238,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,6%) Nhận thấy có sự tăng trưởng mạnh trong các ngành: lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 đạt 26012 tỷ đồng, gấp 1,63 lần khu vực công nghiệp và xây ; dựng 162079 tỷ đồng, gấp 3,5 lần khu vực dịch vụ 212092 tỷ đồng, gấp 3,93 lần so với ; năm 2001
Trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu (1995 2016), quy mô và tốc độ tăng vốn đầu -
tư toàn xã hội liên tục tăng mạnh, với tỷ lệ tăng bình quân là 15,6%/năm, tăng gấp 20,5 lần theo giá thực tế và gấp 8,48 lần theo giá so sánh năm 2010 Song hành cùng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là vốn đầu tư công, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư xã hội
III Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong nước (2000-2022):
1 Tích cực
Nhìn chung quá trình đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2000 2022 đã mang lại rất -nhiều hiệu ứng tích cực cho tổng thể nền kinh tế nhất là trong việc tăng trưởng kinh tế Việc tăng tổng số vốn đầu tư và hình thức đầu tư của Việt Nam trong đã làm tăng tổng sản lượng trong nước lên gấp 7 lần trong giai đoạn này Ngoài ra, việc sở hữu tổng số đầu tư cao cũng đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích cụ thể như:
Thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước Những hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào, đặc biệt là từ những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ
Trang 96
giúp quốc gia tiếp cận đầu tư có cơ hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học Những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc gia này tăng trưởng Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư cho khoa học công nghệ
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút nguồn vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm
ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực Do đó, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu
Tăng số lượng việc làm và nhân công
Một trong những mục đích của vốn đầu tư là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương
Bổ sung ngân sách
Đối với nhiều nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thuế do các
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006
Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông, đã có những sự cải thiện mạnh mẽ Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế ới cho thấy, gi kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 đã tăng 36 bậc (từ vị trí 103 lên 67) Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận hệ thống đường cao tốc mới hoàn thành đã đưa nước ta đứng vào vị trí thứ 3 các nước có đường cao tốc lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á
2 Tiêu cực
Bên cạnh những tích cực mà đầu tư mang lại cho nước ta, việc thu hút các vốn đầu
tư trong và ngoài nước cũng đã mang lại những “điểm đen” trong việc đầu tư tại Việt Nam
Chuyển giao công nghệ
Trang 107
Chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tức là chúng ta đã
đề cập đến một nguy cơ là sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp và chỉ ở mức trung bình Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ Vì vậy, họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ
Phụ thuộc vào các nước đầu tư
Các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang , nước khác Vậy nếu càng phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước đó càng lớn dẫn đến sự phát triển của quốc gia nhận đầu tư mang tính chất “phồn vinh giả tạo”
Tổn hại đến môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo tổng hợp tại Hội nghị toàn quốc bảo vệ môi trường hàng năm như sau: Cả nước tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế
Tác hại hơn, trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp (KCN) với hơn 550.000m3 nước thải/ngày; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử
lý nước thải tập trung Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu
Những ảnh hưởng tiêu cực khác
Có thể thông qua việc đầu tư để thực hiện hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị, nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hòa bình” Mục đích của các nhà đầu tư
là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất sẽ làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị
IV Chính sách của Chính phủ nhằm giải quyết mối quan hệ này:
Ngay từ khi quá trình đổi mới đất nước được khởi xướng, Đảng ta đã nhận thấy sự cần thiết và vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư công đối với sự phát triển của Việt Nam Quan điểm đó được thể hiện nhất quán trong suốt hơn 30 năm đổi mới