1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tác động của evfta tới xuất khẩu dệt may việt nam

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUSau các công cuộc đổi mới cùng các chính sách khuyến khích của Nhà nước, ngành Dệt may Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc: sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1 Lý thuyết về thuế quan 3

2 Hàng rào phi thuế quan 3

PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAYVIỆT NAM 6

1 Khái quát về Hiệp định EVFTA 6

2 Thực trạng xuất khẩu dệt may sang thị trường châu Âu của Việt Nam 8

3 Tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 11

3.1 Lợi ích cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu 11

3.2 Lợi ích chiến lược 15

3.3 Lợi ích về an ninh kinh tế 16

3.4 Đáp ứng nguyên tắc xuất xứ “từ vải trở đi” để hưởng ưu đãi thuế quan củaEVFTA 16

3.5 Cơ hội, thách thức 16

PHẦN 3: GIẢI PHÁP 19

1 Về phía các cơ quan quản lý 19

2 Về phía các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Sau các công cuộc đổi mới cùng các chính sách khuyến khích của Nhà nước, ngành Dệt may Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc: sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu theo hướng có tích luỹ, thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.

Những năm qua, dệt may đã trở thành ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới Dệt may Việt Nam hiện nằm trong top 3 các nước xuất khẩu dệt may toàn cầu, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong các thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam thì châu Âu được đánh giá là một trong những thị trường rộng lớn, tiềm năng nhưng cũng rất khó tính Việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này trong những năm gần đây đã có những bước tiến mạnh mẽ, nhất là sau khi Hiệp định tự do thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết Hiệp định đã mang lại những lợi ích đáng kể nhưng cũng kèm đó theo nhiều thách thức đặt ra cho ngành xuất khẩu dệt may của nước ta.

Trang 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Lý thuyết về thuế quan

Thuế quan là một loại thuế đặc biệt được thu khi hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu từ một quốc gia sang một quốc gia khác Thuế quan được xác định bằng cách tính một phần trăm trên giá trị của hàng hóa hoặc được tính trên đơn vị khối lượng nhất định của hàng hóa, và phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Thuế quan thường được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nền kinh tế của một quốc gia bằng cách giới hạn số lượng hàng hóa nhập khẩu và tăng giá thành của chúng Thuế quan cũng có thể được sử dụng để thu hút đầu tư, bảo vệ các ngành công nghiệp đang phát triển, làm cho sản phẩm trong nước trở nên cạnh tranh hơn với các sản phẩm nhập khẩu Ngoài ra, thuế quan cũng là một nguồn thu nhập quan trọng cho các chính phủ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên, áp dụng thuế quan có thể gây ra một số tác động tiêu cực, chẳng hạn như làm tăng giá thành cho người tiêu dùng, làm suy giảm sự cạnh tranh trên thị trường và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế quốc tế Do đó, việc áp dụng thuế quan được quy định và thực hiện một cách thận trọng và cân nhắc.

2 Hàng rào phi thuế quan

Khái niệm: Hàng rào phi thuế quan là khái niệm chỉ các rào cản đối với thương mại không phải về thuế quan do chính phủ áp đặt đối với hàng nhập khẩu của mình, để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, hạn chế nhập khẩu

Phân loại: Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chính thống: hàng rào hành chính và rào cản kỹ thuật.

2.1 Hàng rào hành chính

Hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành chính nhà nước nhằm ngăn chặn, hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu Bao gồm một số quy định của pháp luật về: cấm nhập, cấm xuất, hạn ngạch, giấy phép, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc, hạn chế xuất khẩu tự nguyện.

2.1.1 Giấy phép nhập khẩu

Trang 4

Khái niệm: Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của quốc gia đó; tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.

Phân loại: Hiện nay, có hai loại giấy phép nhập khẩu:  Giấy phép nhập khẩu tự động

 Giấy phép nhập khẩu không tự động 2.1.2 Hạn ngạch

Khái niệm: Hạn ngạch là quy định số lượng cao nhất của hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời gian nhất định Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu, xuất khẩu, cho từng quốc gia, các nhà xuất khẩu của quốc gia đó.

Phân loại: Có hai loại hạn ngạch đối với hai hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia:

 Hạn ngạch nhập khẩu là những giới hạn do chính phủ đặt ra đối với số lượng của một hàng hóa nhất định có thể được nhập khẩu vào một quốc gia Thuật ngữ này còn được gọi là “quota nhập khẩu”

 Hạn ngạch xuất khẩu quy định giới hạn hàng hóa được phép xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm Thuật ngữ này còn được gọi là “quota xuất khẩu”.

2.1.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu về giới hạn tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng của một mặt hàng nào đó xuất khẩu từ một nước vào nước kia.

2.1.4 Cấm nhập hoặc cấm xuất

Cấm nhập hoặc cấm xuất là những quy định pháp lý mà một quốc gia không cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất định Đối với những hàng hóa có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người, an ninh, quốc phòng và môi trường thì cấm nhập, cấm xuất là cần thiết Tuy nhiên, đối với những hàng hóa thông thường nếu

Trang 5

quy định cấm nhập hoặc cấm xuất thì đây chính là biện pháp hành chính tạo ra hàng rào ngăn cản tự do thương mại quốc tế.

2.2 Hàng rào kỹ thuật

Rào cản kỹ thuật chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa Trong nhiều trường hợp, được sử dụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Tác động của hàng rào phi thuế quan đến nền kinh tế

Hàng rào phi thuế quan có thể có ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào các chính sách và hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia và khu vực.

 Về mặt tích cực, hàng rào phi thuế quan là cơ chế thương mại quốc tế giúp tăng cường sự cạnh tranh và tăng cường đầu tư, giúp các doanh nghiệp lớn và nhỏ khai thác các thị trường và khách hàng trên toàn cầu, khuyến khích các quốc gia cạnh tranh với nhau, đẩy mạnh năng suất, sáng tạo và hoạt động sản xuất

 Về mặt tiêu cực, nếu hàng rào phi thuế quan cao có thể tạo ra các trở ngại thương mại và ngăn chặn sự lành mạnh của thương mại quốc tế, gây ra những khó khăn đối với các doanh nghiệp và các sản phẩm của họ trong quá trình sản xuất, có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn cầu khi các quốc gia tham gia tăng các thuế quan đối với các mặt hàng của nhau

Tóm lại, hàng rào phi thuế quan có tác động quan trọng đến nền kinh tế, tuy nhiên, nó phụ thuộc vào các chính sách và hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia và khu vực

PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAYVIỆT NAM

1 Khái quát về Hiệp định EVFTA

1.1 Lịch sử hình thành

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU EVFTA được khởi động đàm phán vào năm 2012, kết thúc đàm phán kỹ thuật vào năm 2015

Trang 6

EVFTA được tách làm 2 Hiệp định: Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) Hai hiệp định này đã được ký kết vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của thủ tướng chính phủ

Xóa 85.6% số dòng thuế nhập khẩu vào EU sau khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 70.3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU lại, EU dành cho VN hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch 0%), tương đương 99.7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU

( Lộ trình cam kết giảm thuế 0% theo EVFTA)

Việc kết thúc đàm phán thành công và từ đó tiến tới ký kết Hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Quốc hội và Chính phủ với mục tiêu nâng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liên minh châu u lên một tầm cao mới nói riêng và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung, góp phần vào công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước.

1.2 Nội dung chính của Hiệp định

Trang 7

Hiệp định gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung điều chỉnh nhiều vấn đề truyền thống như cắt giảm thuế quan, mở cửa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư… và phi truyền thống như phát triển bền vững, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước…

 Giảm thuế quan: Hiệp định EVFTA cam kết giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu giữa EU và Việt Nam

 Thúc đẩy thương mại: Hiệp định EVFTA cũng cam kết tăng cường hợp tác kinh tế giữa EU và Việt Nam, thúc đẩy thương mại và đầu tư qua việc xóa bỏ các rào cản phi thuế, cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và cải thiện điều kiện cạnh tranh.

 Bảo vệ quyền lao động và môi trường: Hiệp định EVFTA yêu cầu Việt Nam thực hiện các tiêu chuẩn lao động và môi trường, đảm bảo rằng các doanh nghiệp không cạnh tranh bằng cách sử dụng lao động hoặc môi trường lao động không an toàn hoặc gây ô nhiễm.

 Hỗ trợ phát triển: Hiệp định EVFTA cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp và nâng cao năng lực sản xuất và đào tạo năng lực cho lao động.

 Giải quyết tranh chấp: Hiệp định EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa EU và Việt Nam một cách công bằng và hiệu quả.

Với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU

2 Thực trạng xuất khẩu dệt may sang thị trường châu Âu của Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu dệt may 4 năm gần đây:

Năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 4,2 tỷ USD tăng 4,8% so với năm 2018 và chiếm 11,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc chung của Việt Nam

Trước tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU những tháng đầu năm 2020 đã giảm mạnh đạt 3,08 tỷ USD, giảm 11,7% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14% Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU trong quý II/2021 tăng

Trang 8

27,3% so với quý I/2021 và tăng 25,8% so với quý II/2020, đạt 847,6 triệu USD, phục hồi mạnh so với mức tăng 3,1% của quý I/2021 so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường thành viên khối EU trong quý I/2021 biến động mạnh ở các thị trường như Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha… Trong đó, Hà Lan đã vượt Đức trở thành thị trường nhập khẩu nhiều hàng may mặc nhất của Việt Nam trong khối EU với tỷ trọng 22,73% Bên cạnh đó, Tây Ban Nha từ thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 4 với tỷ trọng 13,02% trong năm 2020 đã xuống vị trí thứ 5 trong 3 tháng đầu năm 2021 với tỷ trọng chiếm 8,24%.

Năm 2022, xuất khẩu dệt may sang châu u đạt trị giá hơn 4,46 tỷ USD, tăng 34,7% và Hoa Kỳ là hơn 17 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2022, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của nước ta sang thị trường EU tăng mạnh, đạt mức 1,66 tỷ USD tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu các nước khu vực châu Âu có xuất khẩu đứng đầu với mức tăng trưởng dương như Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức, Nga, Ý, Pháp, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha với kim ngạch từ gần 100 triệu đến gần 900 triệu USD…

3 Tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

3.1 Lợi ích cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, trong Hiệp định EVFTA, EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như sau:

Loại bỏ ngay 42,5% số dòng thuế nhập khẩu, có thuế suất cơ sở từ 8 - 12%, ngay khi Hiệp định có hiệu lực Các mặt hàng này chủ yếu là nguyên phụ liệu dệt may, các loại hàng dệt kim và móc, và số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc.

Các sản phẩm còn lại loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% hiện nay xuống 0% trong thời hạn từ 3 đến 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực.

Về cam kết giảm thuế trong EVFTA các doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số mặt hàng trong năm đầu tiên Hiệp định có hiệu thuế suất thuế nhập khẩu theo EVFTA sẽ bị đẩy cao hơn so với thuế suất GSP 9,6% đang được hưởng Tuy nhiên Hiệp định EVFTA mang lại lợi ích mang tính dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam, nó vượt trội so với cơ chế GSP ta đang được hưởng.

Trang 9

Như vậy, trong một vài năm đầu thực hiện EVFTA, phần lớn các sản phẩm may mặc Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sẽ không được hưởng lợi từ EVFTA ngay Tuy nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi đáng kể từ EVFTA bởi:

Thứ nhất, các ưu đãi thuế quan theo EVFTA là ổn định, không phụ thuộc vào tỷ

trọng trong tổng nhập khẩu vào EU, và giảm dần xuống 0%.

Thứ hai, phần lớn các nước xuất khẩu dệt may vào EU hiện nay đều chưa có FTA với

Thứ ba, với cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu đối với các nguyên phụ liệu từ EU, doanh

nghiệp Việt Nam có cơ hội nhập khẩu các nguyên liệu dệt may

Thứ tư, với cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị ngành

may từ EU, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị từ EU với giá hợp lý, tạo cơ hội phát triển sản xuất, đặc biệt theo hướng hàng chất lượng cao.

Theo thống kê, trong Top 10 CAT mặt hàng xuất khẩu đi EU, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) sang EU, 76% KNXK (thuộc nhóm B5 và B7) năm đầu hiệu lực thuế sẽ bị đẩy cao hơn GSP, cụ thể:

Trang 10

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác Đối với hàng dệt may, năm 2020, Việt Nam chỉ chiếm 4% trong tổng thị phần của EU do phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước xuất khẩu hàng dệt may mạnh trong khu vực Châu Á như Bangladesh và Trung Quốc

Trang 11

Thị phần của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trườngEU, 2020 (ĐVT: %) Nguồn: Tính toán từ số liệu của Eurostat

Khi EVFTA có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hàng của Trung Quốc và cạnh tranh ngang bằng về giá với các nước hiện đang được hưởng thuế 0% như Campuchia (tạm thời bị cắt ưu đãi thuế, trở về 12% từ 12/8/2020), Bangladesh nhưng có lợi thế hơn các nước này về tay nghề cao, chất lượng bảo đảm

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng trong giai đoạn kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến đầu tháng 8 năm 2021, nhưng hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU lại giảm hàng dệt may giảm 15,2% so với năm 2020 và đạt hơn 2,9 tỷ USD.

Trang 12

3.2 Lợi ích chiến lược

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA sẽ mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu Khi đó, dệt may Việt Nam sẽ thu hút

Trang 13

cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng là động cơ để thu hút đầu tư vào ngành dệt, nhuộm đảm bảo những điều kiện về bảo vệ môi trường, thúc đẩy các doanh nghiệp có chiến lược về nguồn cung cho dệt may, nâng cao giá trị của dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

3.3 Lợi ích về an ninh kinh tế

Hiệp định EVFTA được kí kết giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội được tham vấn về các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, sử dụng các cam kết về hàng rào kỹ thuật để tránh các tranh chấp thương mại; từ đó thúc đẩy đầu tư vốn, công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý trong sản xuất và xuất khẩu dệt may Đồng thời, các điều khoản về lao động và môi trường chặt chẽ trong Hiệp định cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy sự tương hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và lao động, môi trường

3.4 Đáp ứng nguyên tắc xuất xứ “từ vải trở đi” để hưởng ưu đãi thuế quan củaEVFTA

Nguyên tắc để hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA yêu cầu: vải phải được dệt tại Việt Nam hoặc EU và cắt may tại Việt Nam, được thể hiện dưới dạng “quy trình sản xuất cụ thể” Ngoài ra, nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của:

(1) Hàn Quốc hoặc một nước thứ 3 mà hai bên cùng ký FTA (Nhật Bản hoặc một nước nào đó trong tương lai cùng ký FTA); hoặc

(2) ASEAN với điều kiện thuế ưu đãi áp dụng cho mặt hàng đó cao hơn cho mặt hàng tương tự của quốc gia ASEAN tham gia cộng gộp.

Về thủ tục chứng nhận xuất xứ, đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU trước mắt vẫn xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EUR.1 theo EVFTA như truyền thống, theo quy định Việt Nam sẽ thông báo cho EU triển khai tự chứng nhận xuất xứ khi sẵn sàng.

3.5 Cơ hội, thách thức

Cơ hội

EVFTA mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận một khu vực thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia, là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của dệt may Việt Nam.

Ngày đăng: 23/04/2024, 20:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w