1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các loại hình trung gian thương mại trong thương mại quốc tế và hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu nông sản việt nam

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Loại Hình Trung Gian Thương Mại Trong Thương Mại Quốc Tế Và Hoạt Động Giao Dịch Qua Trung Gian Của Lĩnh Vực Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam
Tác giả Đào Thị Loan, Lê Thị Thanh Loan, Vũ Thị Loan, Hoàng Thị Hiền Lương, Vũ Thị Thanh Mai, Lý Cờ Mẩy, Trần Anh Minh, Nguyễn Phương Nam, Phạm Trần Hoài Nam, Bùi Thị Quỳnh Nga, Dương Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Mai Ngân, Nguyễn Thị Ngân
Người hướng dẫn Vũ Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 212,8 KB

Nội dung

Chương 1: Phân tích các loại hình trung gian trong thương mại quốc tếTrung gian thương mại là phương thức giao dịch Thương mại quốc tế mà các hoạtđộng trao đổi giữa người bán và người mu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Tiếng Anh

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trang 2

STT Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá

- Viết mở đầu, kết luận

- Tìm câu hỏi và trả lời phản biện

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP NHÓM Thời gian: 22h 

Địa điểm họp: Google meet

Ngày: 30/03/2024

Thành viên tham gia: 12/13

Vắng: 1 ( Nguyễn Phương Nam)

Muộn: 1 ( Lê Thị Thanh Loan)

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương 1: Phân tích các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế 6

1.1 Khái niệm trung gian thương mại 6

1.2 Đặc điểm của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế 6

1.3 Vai trò của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế 7

1.4 Các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế 7

1.4.1 Đại lý 8

1.4.2 Môi giới 8

1.5 Ưu nhược điểm và những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian 9

1.5.1 Ưu điểm 9

1.5.2 Nhược điểm 10

1.5.3 Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian 10

Chương 2: Nhận xét hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 12

2.1 Thực trạng hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 12

2.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 13

2.2.1 Ưu điểm 13

2.2.2 Nhược điểm 14

2.3 Những chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 16

2.4 Một số giải pháp 17

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế khu vực vàthế giới Trong đó thương mại quốc tế đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong pháttriển của đất nước cũng như doanh nghiệp Phương thức giao dịch là cách thức hay kiểucách giao dịch mua bán trên thị trường thế giới Căn cứ vào mặt hàng, đối tượng, thịtrường, thời hạn giao dịch và trình độ của người tiến hành giao dịch cũng như thời cơ,tính chất của từng thương vụ mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức giao dịchcho phù hợp Thêm vào đó, hoạt động xuất nhập khẩu xuất hiện kèm theo đó là nhiềuphương thức giao dịch với những đặc điểm và ưu thế riêng Trong số đó, giao dịch quatrung gian là một hình thức giao dịch vô cùng phổ biến hiện nay

Trang 6

Chương 1: Phân tích các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế

Trung gian thương mại là phương thức giao dịch Thương mại quốc tế mà các hoạtđộng trao đổi giữa người bán và người mua để mua bán hàng hóa và dịch vụ đều thôngqua bên thứ ba (trung gian thương mại - trade intermediaries)

1.2 Đặc điểm của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế

Các hoạt động trung gian thương mại đều phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng như:hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lýthương mại, Tất cả đều là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù và phải đượcthể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương như điện báo,fax, telex, và các hình thức khác theo quy định của pháp luật

- Đặc điểm trung gian:

 Là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giaodịch qua trung gian Bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việcxác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ đểđược hưởng thù lao

Hoạt động trung gian thương mại có sự tham gia của ba bên: Bên ủy quyền (bên thuêdịch vụ, gồm một hoặc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh), bên thực hiện dịch vụ (bênđược ủy quyền) và bên thứ ba (gồm một hoặc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh) Trong

đó, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) có vai tròlàm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba Ngoài ra, bên trung gian phải là thươngnhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba Trong quan hệ vớibên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt độngthương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do Bên trung gian không sở hữuhàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, mà chỉ hỗ trợ trong các khía cạnh liên quan đếngiao dịch quốc tế như: hải quan, lưu trữ, tiếp thị, vận chuyển,

Hoạt động trung gian thương mại song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i) quan hệgiữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; (ii) quan hệ giữa bên thuê dịch

vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba Các quan hệ này đều phát sinh trên

Trang 7

cơ sở hợp đồng Để thực hiện hoạt động trung gian thương mại, trước tiên bên có nhu cầu

sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lậpđược quan hệ với nhau và được thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí của các bên vàhình thức của nó là hợp đồng

- Đặc điểm thương mại quốc tế:

Thương mại quốc tế có quy mô lớn và phức tạp, bao gồm hai hay nhiều bên tham gia,các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ hay cá nhân, đòi hỏi sự tuân thủ các quyđịnh và quy tắc quốc tế về: các hiệp định thương mại tự do, quy tắc về hải quan và vậnchuyển, bản quyền, các quy định thanh toán và tài chính quốc tế, , đồng thời cũng manglại nhiều lợi ích kinh tế, giúp các doanh nghiệp tham gia tăng cường mở rộng thị trường.1.3 Vai trò của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế

Hoạt động trung gian thương mại quốc tế góp phần mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngoài nước thông qua các hợp đồng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, các nhà sản xuất, bên cung ứng hàng hóa Hơn hết, trung gian thương mại còn giúp việc giao dịch mua bán trực tiếp các sản phẩm mới thuận lợi hơn, đẩy mạnh việcgiao lưu buôn bán, hạn chế được tình trạng bị ép giá hay rủi ro và khi mua, bán được hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bên thuê dịch vụ của họ

Bên trung gian thương mại thường thực hiện dịch vụ trung gian cho nhiều thươngnhân nên có kiến thức về các mối quan hệ khách hàng tiềm năng, thường xuyên thực hiệncông việc liên quan đến phân phối vì vậy nên họ đã góp phần thúc đẩy sản xuất, phânphối nguồn lực, lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển Mặt khác, cáctrung gian thương mại giúp thương nhân nắm bắt những thông tin cần thiết về nhu cầu thịtrường trong nước, thị trường ngoài nước một cách kịp thời Từ đó, đánh giá chính xácnhu cầu thị trường và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của thị trường.Trên cơ sở đó mà mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế, trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ,thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan

hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế của các bên tham giaCác loại hình trung gian trongthương mại quốc tế

1.4 Các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế

Trang 8

1.4.1 Đại lý

Khái niệm: Đại lý là một thương nhân (là một loại hình doanh nghiệp) tiến hành mộthoặc nhiều hành vi chia theo sự ủy thác của người giao đại lý (Principal) Trong thươngmại quốc tế, đại lý sẽ làm công việc mua hoặc bán hàng hóa ở trong thị trường quốc tếvậy nên đại lý sẽ thường sở hữu hàng hóa

Căn cứ vào các chỉ tiêu khác nhau, đại lý được chia thành các loại hình khác nhau:

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa người ủy thác và người đại lý:

 Đại lý thụ ủy (Mandatory agent): thuộc quyền sở hữu của người giao đại lý, chiphí vận hành do người giao đại lý chịu trách nhiệm và thù lao được chia theo khoản tiềnhoặc % kim ngạch

 Đại lý hoa hồng (Commission agent): thuộc quyền sở hữu của đại lý, chi phí dongười giao đại lý chịu và thù lao được chia theo một phần hoa hồng thỏa thuận

 Đại lý kinh tiêu (Merchant agent): thuộc quyền sở hữu của đại lý và chi phí cũng

do đại lý bỏ ra, thù lao được chia dựa vào sự chênh lệch giá giữa mua hàng hóa rẻ và bánhàng hóa đắt

- Căn cứ vào phạm vi ủy quyền của đại lý:

 Đại lý toàn quyền: là đại lý toàn quyền quyết định mọi công việc trong doanhnghiệp

 Tổng đại lý: là đại lý làm một công việc nhất định trong doanh nghiệp

 Đại lý đặc biệt: là đại lý chỉ làm một công việc nhất định trong một khoảng thờigian nhất định

- Căn cứ vào số lượng đại lý:

 Đại lý độc quyền: là chỉ có một đại lý bán một loại mặt hàng trong một khu vực vàtrong một thời gian nhất định

 Đại lý phổ thông: là trong một khu vực và trong một thời gian nhất định có nhiềuđại lý

1.4.2 Môi giới

Khái niệm: Là thương nhân được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành giaodịch để mua bán, đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ và đượchưởng thù lao theo hợp đồng môi giới

Trang 9

Đặc điểm của môi giới:

- Bên môi giới phải là thương nhân và không đứng tên trong hợp đồng mua bán

- Không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm về việc khách hàng có thựchiện hợp đồng hay không

- Không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừtrường hợp có ủy quyền của bên được môi giới

- Không có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các bên đượcmôi giới

- Không đại diện cho quyền lợi của bên nào mà hoạt động với danh nghĩa của chínhmình

- Nhận tiền thù lao từ một phía là người ủy thác mua và người ủy thác bán

- Quan hệ với người ủy thác là hợp đồng từng lần

dịch qua trung gian

1.5.1 Ưu điểm

Việc giao dịch qua trung gian đòi hỏi bên trung gian phải có kiến thức, hiểu biết nhấtđịnh về các quy định của pháp luật, về cung cầu, xu thế trên thị trường, cũng như thôngthạo cách làm các thủ tục giao dịch hợp pháp Nhờ đó quá trình mua bán sẽ diễn ra dễdàng, nhanh chóng, bên trung gian có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và nhiều khimua bán được hàng hóa với giá cả có lợi hơn cho người ủy thác Họ cũng làm giảm thiểurủi ro cho cả hai bên bán và bên mua

Một lợi thế của việc sử dụng bên trung gian là tranh thủ được cơ sở vật chất củatrung gian Nó có thể cung cấp ngay các nguồn tiếp thị sẵn có mà các nhà xuất khẩu,nhập khẩu có thể mất nhiều năm để tự phát triển Những người trung gian, nhất là cácloại đại lý, thường có cơ sở vật chất nhất định, nên khi sử dụng dịch vụ của bên thứ ba,người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Nhiều trung gian xuất khẩu, nhậpkhẩu cũng tài trợ cho việc bán hàng và mở rộng tín dụng, tạo điều kiện thanh toán nhanhchóng cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu

Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, đóng gói, phân loại, người ủy thác

có thể hợp lý hóa và giảm bớt được chi phí vận tải Hình thành được mạng lưới buôn bán,tiêu thụ rộng khắp, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường

Trang 10

Trong thương mại quốc tế, nhiều người trung gian buôn bán (môi giới và một số loạiđại lý) có tiềm năng tài chính lớn, nhiều khi họ còn là những người cung cấp tín dụng chongười ủy thác.

1.5.2 Nhược điểm

Giao dịch gián tiếp thông qua trung gian khiến doanh nghiệp không trực tiếp giaodịch được với khách hàng ở thị trường nước ngoài, dẫn đến việc mất đi sự liên hệ trựctiếp với thị trường Việc thiếu sự hiện diện trực tiếp ở thị trường nước ngoài như vậy cóthể khiến cho doanh nghiệp không nắm bắt được những biến động về nhu cầu, phản hồi

và hành vi của người tiêu dùng, cũng như không học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ hoạtđộng marketing và kinh doanh ở các thị trường đó.  Doanh nghiệp rất hiếm khi biết kháchhàng của mình là ai, và do đó mất cơ hội điều chỉnh các dịch vụ của doanh nghiệp chophù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của họ

Việc kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của người trung giannên nhiều khi phải gánh chịu hậu quả và rủi ro Bên trung gian cũng có thể cung cấp cácsản phẩm tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm cả các sản phẩm cạnh tranhtrực tiếp, cho cùng một khách hàng thay vì cung cấp đại diện độc quyền Triển vọng vàmục tiêu dài hạn cho chương trình xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có thể thayđổi nhanh chóng và thật khó để chuyển hướng nỗ lực của doanh nghiệp cho phù hợp.Ngoài ra, nhà kinh doanh cũng phải thường xuyên đáp ứng các yêu sách của đại lý hoặcmôi giới

Khi thực hiện các cuộc mua bán trung gian, hai chủ thể mua bán đều không thể traođổi trực tiếp với đối phương, dẫn đến việc lợi nhuận bị chia sẻ Bên bán và bên mua sẽkhông kịp thời nắm bắt về tình hình, giá cả, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường.Khi đó, rất có khả năng sẽ xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng, bên trung gian nhân cơhội thu lợi nhuận nhiều hơn và đưa ra nhiều yêu cầu hơn cho cả hai bên giao dịch

1.5.3 Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian

Việc lựa chọn đại lý và môi giới phải hết sức thận trọng, phải điều tra xem xét kỹlưỡng

Trang 11

Lựa chọn đại lý và môi giới thường căn cứ vào những tiêu thức cơ bản là khả năngtài chính, cơ sở vật chất, phẩm chất và trình độ kiến thức của người trung gian buôn bán

về hàng hóa, về kinh doanh cũng như về luật pháp và tập quán buôn bán

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc kinh doanh, năng lực phẩm chất của ngườitrung gian, vị trí của cơ sở đại lý, thị trường buôn bán, … mà nhà kinh doanh trao quyềnđại lý hay môi giới theo mức độ cho phù hợp

Chỉ nên áp dụng phương thức buôn bán qua trung gian trong các trường hợp cần thiếtnhư khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi mới đưa vào thị trường một mặt hàngmới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian, khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sócđặc biệt như hàng tươi sống chẳng hạn

Trang 12

Chương 2: Nhận xét hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

2.1 Thực trạng hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàngnông sản Việt Nam

- Điểm mạnh

Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa có đầy đủ thông tin về đối tác và nhu cầu thịtrường, khâu trung gian đóng vai trò rất quan trọng, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trongnước và thị trường nước ngoài Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã thực sự công nhận

“quyền lực” của nhà môi giới

Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành, chia sẻ: “Từ năm

2010, Công ty Minh Thành xuất khẩu nông sản thông qua các nhà môi giới vào thịtrường EU Đến năm 2011 công ty đã trực tiếp đến chào hàng với một số nhà nhập khẩunhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng bị từ chối với lý do chưa biết về thương hiệucũng như chất lượng và uy tín của công ty chúng tôi Do vậy vẫn phải tiếp tục xuất khẩuthông qua khâu trung gian, với cách này hàng hóa thâm nhập các thị trường rất dễ dàng

và nhanh chóng”

- Điểm yếu

Một khi chưa tiếp cận được nhà phân phối ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệpnước ta còn chịu nhiều thiệt thòi

Châu Phi đang có nhu cầu nhập khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo/năm, doanh nghiệp nước

ta đang có nhiều cơ hội chiếm thị phần tại thị trường này Tuy nhiên, khi xuất khẩu phụthuộc vào khâu trung gian, giá gạo bán vào thị trường bị đẩy lên có khi đến 800 USD/tấn.Ngoài ra, Việt Nam và các nước Châu Phi chưa có những thỏa thuận hợp tác về ngânhàng dẫn tới việc doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C phức tạp, thời gian chuyển tiền kéodài, chi phí ngân hàng trung gian cao Trong khi đó, các doanh nghiệp trung gian quốc tế

có lợi thế về vốn và hệ thống phân phối ở hầu khắp Châu Phi, nên dễ dàng trong việc giảiquyết những khó khăn này, nhất là khâu thanh toán

- Cơ hội

Trang 13

Trong năm 2020, Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông quacác Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký gần đây như Hiệp định EVFTA; RCEP;UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU) đã và đang giúp gạo Việt Nam được biếtđến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạocao cấp, gạo đặc sản, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

Ngoài ra, việc xuất khẩu gạo Việt Nam hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mạiđiện tử sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêngcho sản phẩm gạo Việt Nam

Xu hướng xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam Trong năm 2022, xuất khẩu qua thương mại điện tử của ViệtNam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và đang trên đà tăng mạnh Điều này cho thấy việc xuấtkhẩu gạo qua thương mại điện tử là lĩnh vực có triển vọng mà các doanh nghiệp có thểkhai thác Một trong những sàn thương mại lớn nhất thế giới là Amazon dự báo doanhthu thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 11 tỷ USD trong

3 năm tới

- Thách thức

Theo nhận định của Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, xuất khẩu gạo ViệtNam sang Châu Phi chủ yếu qua trung gian là các thương nhân Châu Âu và Libăng, nêngiá gạo bị đẩy lên cao Điều này đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động xuấtkhẩu gạo của nước ta sang thị trường quan trọng và đầy tiềm năng này Ngoài thiệt hại vềgiá cả thì việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cũng bị hạn chế

2.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnhvực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

2.2.1 Ưu điểm

Đảm bảo thanh toán an toàn: Phương thức giao dịch qua trung gian thường bao gồm

việc sử dụng các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính có uy tín để làm trung gian Điềunày giúp đảm bảo rằng thanh toán được thực hiện một cách an toàn cho cả người mua vàngười bán

Giảm rủi ro tín dụng: Khi sử dụng trung gian, các bên tham gia giao dịch thường

không cần phải lo lắng về việc không nhận được thanh toán hoặc việc không giao hàng

Ngày đăng: 01/05/2024, 08:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w