Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay; chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhậ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
1 Trương Quốc Anh - 2121001710
2 Nguyễn Hoàng Khang – 2121006747
3 Thái Văn Sâm – 2121006688
4 Đỗ Nguyên Vũ – 2121006637
Giảng viên: TS Nguyễn Phi Hoàng
TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024
Trang 2DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng ngành dệt may 4
MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1
Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 4
2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của ngành dệt may 4
2.2 Phân tích chuỗi cung ứng của ngành dệt may 5
2.2.1 Phân tích 5
2.2.2 Thành công 7
2.2.3 Thất bại 8
2.2.4 Điểm mạnh 9
2.2.5 Điểm yếu 10
2.2.6 Nguyên nhân 11
2.2.7 Tồn tại 12
2.2.8 Kết luận về thành phần chủ đạo của chuỗi cung ứng ngành dệt may 12
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 14
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng Nhiều năm qua, dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn Ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao Thành quả này là nhờ Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, khéo tay; chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới
Ngành Dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm Việt Nam hiện
là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5% Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp
Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành Dệt May bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33% Năm 2018 đánh dấu một bước đột phá khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đặt trên 36 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đứng thứ hai thế giới về quy mô xuất hàng dệt may toàn cầu Năm 2020, ngành Dệt May là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nên chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt giảm 0,5%; ngành Sản xuất trang phục giảm 4,9%, làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và
Trang 4phòng chống dịch Để khắc phục khó khăn, bù đắp cho các đơn hàng bị đứt gãy trong mùa dịch bệnh, ngành Dệt May đã tăng sản xuất các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài) do nhu cầu sử dụng tăng, tuy nhiên Ngành cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp lâu dài trong bối cảnh mới
Trong 9 tháng năm 2021, ngành Dệt May đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020, trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp FDI đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60.3% tổng kim ngạch ngành dệt và may mặc cả nước
Đến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 (Theo báo cáo từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)), thì sang đến năm
2023, ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, trong đó vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá, và chỉ đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9.2% so với năm 2022
Năm 2024, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều biến động Theo VITAS, thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền Con người và Môi trường trong Chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may…
Tuy nhiên, theo "Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da Giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035", dệt may Việt Nam phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 50 - 52 tỷ USD (năm 2025) và 68 - 70 tỷ USD (năm 2030) Đến năm 2035, ngành dệt may phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới Từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng của ngành dệt may Việt Nam đối với trong nước cũng như quốc tế
Trang 5Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động
và hiệu quả sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hiện nay, bởi nhân lực để tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0 còn yếu, việc đầu tư để ứng dụng công nghệ còn hạn chế, do đó, đòi hỏi toàn ngành Dệt May phải nỗ lực rất nhiều mới đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay và sau này
Trang 6Chương 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của ngành dệt may
Hình 2.1 Mô hình chuỗi cung ứng ngành dệt may
Nhìn vào cấu trúc tổ chức của chuỗi cung ứng trong ngành Dệt may, ta có thể nhận thấy rằng đây là một hệ thống với quy mô rất lớn, nơi mà mỗi thành viên đóng một vai trò đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất Điều đặc biệt là một thành viên có thể vừa là khách hàng của thành viên trước đó và đồng thời là nhà cung cấp cho thành viên kế tiếp, tạo ra một mạng lưới liên kết phức tạp Công đoạn sản xuất không chỉ phụ thuộc vào một người thực hiện mà có thể được chia sẻ và phối hợp giữa nhiều thành viên khác nhau Để đạt được hiệu quả cao nhất, sự liên kết giữa các thành viên là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo rằng sự cung cấp và nhu cầu của khách hàng được đồng bộ và hạn chế thời gian rơi rớt trong quá trình sản xuất Trong
cơ cấu của chuỗi cung ứng, thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và linh hoạt Thông tin chính là mắt xích liên kết giữa mọi hoạt động, giai đoạn và thành viên trong
Trang 7chuỗi, và khi được cung cấp đúng đắn, nó giúp các thành viên đưa ra những quyết định đúng lúc và đúng đắn, từ đó tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận của mỗi thành viên
2.2 Phân tích chuỗi cung ứng của ngành dệt may
2.2.1 Phân tích
Hệ thống xuất khẩu
Thị trường dệt may chính của Việt Nam năm 2023
Năm 2023, ngành dệt may đã phải đối mặt với những tác động đáng kể, khi lượng hàng tồn kho toàn cầu tăng lên, tạo ra một thách thức lớn cho nền công nghiệp này Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm đó dự kiến đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9.2%
so với năm 2022 Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc nước giảm 3,1 tỷ USD, tương đương 8,9%; xuất khẩu vải ướt giảm 186 triệu USD, tương đương 6,9%; xuất khẩu sợi dệt ước giảm 485 triệu USD, tương đương 10,3%; và xuất khẩu nguyên liệu dệt may ước giảm 218 triệu USD, tương đương 16%
Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp để xanh hóa và phát triển bền vững Họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm giảm lượng phát thải nhà kính, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm có tính bền vững Một số giải pháp bao gồm chuyển đổi từ việc sử dụng nồi hơi nước sang điện, thay vì sử dụng than hoặc củi Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng đang đầu tư mạnh vào công nghệ số, tạo ra sự minh bạch trong quá trình sản xuất kinh doanh
Nguyên liệu đầu vào
Trong 5 tháng qua, giá sợi nhập khẩu trung bình đã tăng 10% so với cùng kỳ trước do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic duy trì ở mức cao, đã gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
Dữ liệu từ Sunsirs về giá sợi polyester và sợi bông tại thị trường Trung Quốc cho thấy cả hai sản phẩm này đều tăng từ 10% đến 18% Điều này đã dẫn đến việc tăng chi phí vải và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản
Trang 8xuất trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều đơn hàng FOB (free on board - tự đảm nhận trách nhiệm từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh), như May Sông Hồng (HoSE: MSH) và Dệt may Thành Công (HoSE: TCM)
Giá bông trên Sở Giao dịch ICE của Mỹ đã đạt đỉnh cao trong 10 năm qua một cách thành công, gia nhập vào danh sách dài các nguyên liệu thô đang trỗi dậy và có
xu hướng tăng mạnh mẽ mà không có dấu hiệu dừng lại Đồng thời, giá sợi cũng tăng khoảng 8 - 10%, điều này có tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu cho ngành dệt may của Việt Nam
Chuỗi giá trị
Theo khảo sát, các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam thường nhập khẩu từ 60
- 70% nguyên liệu sản xuất Do đó, giá nguyên liệu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào biến động của thị trường thế giới.Đáng chú ý, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm nay, trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu cho ngành dệt may và da giày đã tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2020
Mặc dù giá nguyên liệu tăng và việc giao hàng chậm, nhưng các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể tăng giá sản phẩm thành phẩm trong ngắn hạn
Các yếu tố sản xuất
Khâu Dệt & Nhuộm công nghiệp được coi là điểm nút quan trọng trong ngành dệt may tại Việt Nam Quy trình này yêu cầu một vốn đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt là cho hệ thống xử lý nước thải Tuy nhiên, hiện nay, ngành dệt may tại Việt Nam lại thiếu nhà máy nhuộm đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết, với năng lực sản xuất quá nhỏ, dẫn đến việc không thể đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong nước đang tăng lên Hơn nữa, do đặc tính của ngành dệt may tại Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu, việc lựa chọn nguyên liệu phải tuân theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, điều này tạo ra thêm khó khăn cho quá trình dệt nhuộm
Sản xuất "xanh" đang trở nên ngày càng quan trọng, đồng thời nhu cầu về hàng hóa bền và lâu dài cũng đang gia tăng Một số thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam, bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã áp dụng các luật điều chỉnh để đảm bảo các hoạt động sản xuất có trách nhiệm với môi trường
Trang 9Ngoài ra, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao hơn cũng đã được áp dụng thông qua nhiều hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia
Hệ thống sản xuất
Phương thức gia công hàng xuất khẩu - CMT (Cut - Make - Trim): là phương pháp xuất khẩu đơn giản nhất Khi hợp tác theo phương thức này, các khách hàng, đại
lý mua hàng và tổ chức mua hàng cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ nguyên liệu và thông tin cần thiết để sản xuất sản phẩm, bao gồm mẫu thiết kế và vận chuyển Các nhà sản xuất chỉ thực hiện công đoạn cắt, may và hoàn thiện sản phẩm Doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu theo CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và một ít khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm
Hiện nay, với dân số hơn 90 triệu người, trong đó có khoảng 49% dân số ở độ tuổi lao động, Việt Nam cung cấp nguồn lao động dồi dào cho ngành dệt may Hơn nữa, chi phí lao động trong ngành dệt may Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nước khác trong khu vực Lợi thế về lao động giá rẻ giúp giảm chi phí sản xuất và giá thành, từ đó giúp các doanh nghiệp dệt may cạnh tranh về giá cả trên thị trường quốc tế
Hệ thống Marketing
Gần như không có sự tương tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam và các nhà bán lẻ cuối cùng Điều này gây ra khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc hiểu rõ yêu cầu của thị trường và đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay đổi trong nhu cầu của người mua cũng như xu hướng thời trang mới trên toàn cầu 2.2.2 Thành công
Ở giai đoạn trồng bông, dệt sợi, (đoạn đầu của chuỗi cung ứng này), trong thập kỷ 2000-2010, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, thể hiện sức mạnh và tiềm năng của ngành này trên thị trường quốc tế
Ngành sợi của Việt Nam sử dụng lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào thấp so với các nước khác, bao gồm chi phí nhân công và chi phí điện, nước và tiền thuê đất
Trang 10Nhu cầu sợi trên thị trường thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây → Có lợi cho Việt Nam
Ngành may xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90 Trong tất cả khâu của chuỗi cung ứng, ngành may/ hoạt động may có sự phát triển tốt nhất
Ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ vào năm 2001 đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đáng kể Việt Nam đã trở thành một trong năm nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất vào Mỹ Điều này cho thấy ngành may mặc của Việt Nam có khả năng cạnh tranh và thích ứng với yêu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ
Các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã phát triển mạng lưới hợp tác với các nhà buôn và nhà sản xuất quốc tế, đặc biệt là từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc Điều này giúp tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu 2.2.3 Thất bại
Đối với nguyên liệu đầu vào
Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là bông và sợi, không có nguồn cung cấp ổn định từ trong nước Sự phụ thuộc này gây ra rủi ro về biến động giá cả và không đảm bảo nguồn cung ứng cho ngành dệt may trong nước
Sản phẩm bông và sợi của Việt Nam chưa đạt được chất lượng và đa dạng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may hàng cao cấp
Đối với các yếu tố sản xuất (dệt, sợi, nhuộm, )
Ngành dệt vải, in nhuộm và hoàn tất vẫn chưa phát triển được như mong đợi, với sự chậm hơn các nước trong khu vực khoảng 20-30%
Ngành dệt chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu trong nước, trong khi sản phẩm dệt của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
Trang 11Thiếu nhân lực quản lý giỏi, công nghệ lạc hậu, và sự thiếu vắng cụm ngành công nghiệp dệt may để hỗ trợ phát triển, đảm bảo giao hàng đúng hạn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Đối với hoạt động may, sản xuất
Các doanh nghiệp trong ngành vẫn phụ thuộc chủ yếu vào phương thức gia công đơn giản như CMT (Cost, Insurance, Freight) (chưa có khả năng FOB - Free on Board)
Ngành may mặc tại Việt Nam thiếu nhà thiết kế giỏi và khả năng tiếp cận thông tin về nhu cầu của thị trường tiêu dùng
Ngành may mặc Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đối mặt với nhiều rủi ro về thời gian, chất lượng và giá cả của nguyên liệu
Đối với hệ thống xuất khẩu
Thiếu xuất khẩu theo phương thức FOB, Xuất khẩu theo phương thức FOB đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cung cấp hàng hoàn chỉnh, từ việc sản xuất đến việc vận chuyển Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam vẫn chưa
có khả năng cung cấp trọn gói do phụ thuộc vào gia công đơn giản (CMT - Cost, Insurance, Freight)
Đối với hệ thống tiếp thị, phân phối
Thiếu kết nối trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, dẫn đến sự không hiểu rõ
về nhu cầu và xu hướng thị trường
Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ các sản phẩm mang thương hiệu riêng, làm giảm khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường toàn cầu
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa thể thiết lập mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường quốc tế
Ngành dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các nhà buôn nước ngoài, gây ra sự thiếu ổn định và không đảm bảo cho nguồn cung ứng và tiếp thị