1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp

82 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty DKSH Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Lê Tiến Đạt
Người hướng dẫn GS, TS Hoàng Văn Châu
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 878,93 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI (12)
    • 1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng (12)
      • 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng (12)
      • 1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng (13)
    • 1.2. Quản trị chuỗi cung ứng (17)
      • 1.2.1 Khái niệm (17)
      • 1.2.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp (19)
      • 1.2.3. Mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng (21)
      • 1.2.4. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng (23)
    • 1.3. Quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối (25)
      • 1.3.1. Khái niệm phân phối (25)
      • 1.3.2. Đặc điểm của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phân phối (25)
      • 1.3.3. Nội dung quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối (27)
        • 1.3.3.1. Lập kế hoạch 20 1.3.3.2. Mua hàng 23 1.3.3.3. Tồn trữ 25 1.3.3.4. Phân phối 27 1.3.3.5. Logistics ngược 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY (27)
    • 2.1. Giới thiệu về công ty (40)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (40)
      • 2.1.2. Phạm vi kinh doanh (40)
      • 2.1.3. Các giá trị cốt lõi của công ty (42)
    • 2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam (43)
      • 2.2.1. Mục tiêu (43)
      • 2.2.2. Sơ đồ tổ chức (43)
      • 2.2.3. Quy trình (45)
      • 2.3.1. Các điểm đạt được (62)
      • 2.3.2. Các điểm hạn chế (66)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DKSH VIỆT NAM (69)
    • 3.1. Dự đoán xu thế chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2017 và chiến lược của (69)
    • 3.2. Các giải pháp nâng cao quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam (73)
      • 3.2.1. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện trung tâm phân phối đáp ứng nhu cầu về lưu lượng hàng hóa ngày càng cao (73)
      • 3.2.2. Áp dụng sâu rộng hơn nữa WMS và RFID (74)
      • 3.2.3. Chuẩn hóa hoạt động trên toàn quốc theo hướng tinh gọn và hiệu quả (76)
      • 3.2.4. Áp dụng mô hình vận tải liên hoàn để giảm chi phí (77)
      • 3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa bộ phận kinh doanh và cung ứng để duy trì tồn (78)
      • 3.2.6. Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự, tăng cường khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên (78)
  • KẾT LUẬN.................................................................................................................... 68 (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 69 (81)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI

Khái quát về chuỗi cung ứng

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, thách thức hơn trong việc phát triển các kênh phân phối sản phẩm, tối ưu hóa chi phí phát sinh để đảm bảo được lợi nhuận và tăng trưởng bền vững Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp không thể đứng riêng rẽ với nhau mà phải liên kết với nhau trong chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành phần khác nhau từ doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp sản xuất, lưu kho, doanh nghiệp phân phối và nhà bán lẻ Việc phát triển mối liên kết trong chuỗi cung ứng này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp, quản lý hàng tồn kho hiệu quả, hỗ trợ đặc biệt cho các họat động marketing

Trên thế giới, thuật ngữ “chuỗi cung ứng” xuất hiện khá sớm từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX tại Mỹ và trở nên phổ biến hơn trong những năm sau đó Từ đó đến nay, chuỗi cung ứng ngày càng được doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối quan tâm phát triển hơn và xuất hiện nhiều mô hình quản lý chuỗi cung ứng hiện đại, tiêu biểu và đem lại thành công lớn cho doanh nghiệp.

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn, các hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng Mỗi doanh nghiệp phù hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung ứng và có vai trò nhất định trong chuỗi, có thể là vai trò trực tiếp như nhà sản xuất, nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc gián tiếp vào việc thực hiện mục tiêu chung của sản phẩm Trong đó, việc phân phối, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh phân phối, nhà bán lẻ là một phần rất quan trọng, là điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng Trước khi thuật ngữ này ra đời, các công ty sử dụng thuật ngữ như quản lý hoạt động (operation management) và hậu cần (logistics), tuy nhiên sau đó khái niệm “chuỗi cung ứng” ra đời phù hợp hơn so với yêu cầu thị trường” Dưới đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng của các tác giả như sau:

Theo Ganesham, Ran và Terry P Harison trong cuốn sách "An Introduction to Supply Chain Management" xuất bản năm 1995, chuỗi cung ứng được định nghĩa là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối, với mục đích thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, đồng thời phân phối các sản phẩm này đến khách hàng.

- Theo Lambert, Stock and Elleam đồng tác giả của giáo trình Fundaments of

Logistics Management, Nhà xuất bản Irwin/McGraw-Hill, Bosston MA

1998, chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường”.

1.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng

Xét cho cùng, bất kì một doanh nghiệp nào cũng luôn cố gắng để đạt được lợi nhuận cao nhất có thể bằng các hình thức như tăng doanh thu, cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất, phân phối lãng phí Tùy theo từng thời điểm mà các doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược chuỗi cung ứng thích hợp để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để thực hiện cả hai yêu cầu: tăng doanh thu và giảm chi phí Nếu doanh nghiệp giảm chi phí bằng cách giảm tồn kho sản xuất thì sẽ rất khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường, thị trường luôn luôn đối mặt với nguy cơ thiếu hàng (Out of stock) Trong trường hợp doanh nghiệp tăng lượng hàng tồn kho mà gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm, thì lượng hàng tồn kho đó sẽ chiếm chi phí rất lớn, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Chính vì vậy, các nhà hoạch định chia ra hai loại mô hình chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng kéo và chuỗi cung ứng đẩy.

- Chuỗi cung đẩy (Push Supply Chain): Trong chuỗi cung ứng đẩy, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất và phân phối dựa trên dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường Dự báo đó được doanh nghiệp phân tích, tính toán dựa trên số liệu thu thập, nhận định và đánh giá thị trường phù hợp với mục tiêu, khả năng sản xuất phân phối của doanh nghiệp Tuy vậy, trong giai đoạn cạnh tranh thị trường khốc liệt như hiện tại, các đối thủ cạnh tranh thường xuyên tung ra các loại sản phẩm mới, các yếu tố trong môi trường cạnh tranh thường xuyên thay đổi đặc biệt là thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng đẩy sẽ không thể kịp thay đổi theo nhu cầu thay đổi của thị trường Khi đó, vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, các doanh nghiệp muốn tồn tại, cạnh tranh thì phải liên tục thay đổi và định hướng thị trường tiêu dùng Do đó, trong chuỗi cung ứng đẩy, vấn đề doanh nghiệp sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để phản ứng lại với thị trường làm cho khả năng đáp ứng sự thay đổi nhu cầu thị trường ở mức thấp cùng với sự quản lý tồn kho kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực và chi phí quản lý tồn kho.

Trong những năm 1929-1933, thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng thừa nghiêm trọng do chiến lược đẩy của doanh nghiệp, sản lượng vượt xa nhu cầu thị trường Sự phát triển mạnh mẽ của cơ giới hóa và cách thức tổ chức sản xuất dẫn đến tăng năng suất, sản lượng tăng cao nhưng kéo theo lượng lao động dư thừa Thu nhập của người lao động gia tăng chậm hơn nhiều so với lợi nhuận doanh nghiệp, tạo ra nhu cầu thị trường tăng trưởng thấp Hậu quả là một cuộc khủng hoảng thừa trầm trọng, nhiều nhà tư sản vừa và nhỏ phá sản, buộc phải phá hủy tài sản để duy trì giá cả sản phẩm.

Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí SCM Insight 2014, số 2, trang 7.

Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng đẩy

Trong chuỗi cung ứng đẩy, chúng ta thường nhắc tới hiệu ứng Bullwhip: hiệu ứng cái roi da Hiệu ứng cái roi da là hiện tượng mà ở đó một sự thay đổi nhỏ trong nhu cầu ở giai đoạn bên dưới của chuỗi cung ứng có thể gây ra một sự thay đổi lớn ở giai đoạn bên trên của chuỗi Hiện tượng này bắt nguồn từ dự báo không chính xác công ty, chưa đúng với với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thực tế của người tiêu dùng Thông tin méo mó đã dẫn dắt các thành phần trong chuỗi cung ứng (kho của nhà máy, kho thành phẩm của nhà sản xuất, kho trung tâm của nhà phân phối, kho vùng của nhà phân phối, kho của nhà bán lẻ) phải dự trữ hàng thiếu chỉnh xác bởi vì mức độ biến động và không chắc chắn của nhu cầu, từ đó gây một sự lãng phí lớn chi phí cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thị trường kinh tế biến động không ngừng, mô hình chuỗi cung ứng đẩy trở nên lỗi thời, khiến doanh nghiệp thụ động, mất thế chủ động dẫn đầu thị trường và khó đáp ứng nhu cầu Để ứng dụng thành công chuỗi cung ứng đẩy, doanh nghiệp phải chú trọng nghiên cứu thị trường, liên tục cập nhật các thay đổi, dự báo, chính sách và xu hướng ngành để thích ứng linh hoạt với biến động kinh tế.

Ngày nay, nếu quan tâm đến lĩnh vực quản trị sản xuất, phân phối chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy những cụm từ như quản lý chuỗi cung ứng tinh gọn (Lean Supply Chain Management), phương thức quản lý sản xuất vừa đúng lúc (Just In Time) Trong đó phương thức sản xuất theo triết lý vừa đúng giờ JIT được đánh giá là phương thức giúp cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất Phương thức này thể hiện xu hướng trong quản trị sản xuất kinh doanh hiện nay là phải tinh gọn, đúng lúc, tránh chờ đợi để lãng phí Đó cũng là mục tiêu của chuỗi cung ứng nói chung và hoạt động logistics nói riêng.

Trái ngược với chuỗi cung ứng đẩy, doanh nghiệp sẽ hoạch đinh, sản xuất và phân phối dựa trên đơn hàng, nhu cầu có có thật của khách hàng chứ không phải là dựa trên dự báo nhu cầu Trong hệ thống kéo, một đơn hàng tạo ra nhu cầu về thành phẩm, để sản xuất được thành phẩm đó cần hoạch định kế hoạch giao hàng, nguồn nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất để đáp ứng cho đơn hàng đó Như vậy, doanh nghiệp chỉ sản xuất khi có đơn hàng, hàng hóa sản xuất đến đâu sẽ xuất hàng ngay đến đó và mức tồn kho sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp sẽ không tồn tại mà chỉ tồn tại nguyên vật liệu, bán thành phẩm Từ đặc điểm trên có thể thấy được ưu điểm nổi bật đó là giảm tối đa giá trị hàng tồn kho, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí SCM Insight 2014, số 1, trang 8.

Hình 1.2 Mô hình chuỗi cung ứng kéo

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, chuỗi cung ứng kéo cũng bộc lộ những nhược điểm như: doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ lâu hơn do khách hàng phải chờ đợi trong một khoảng thời gian trước đó Với những khách hàng có quyền lực thì rõ ràng việc chờ đợi này là một điểm trừ khi quyết định mua hàng Hơn nữa, doanh nghiệp thường khá khó khăn trong việc hoạch định dài hạn do các đơn hàng có thể thay đổi, từ đó dẫn tới sự khó khăn trong việc tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô bởi quá trình sản xuất và phân phối chỉ được tiến hành khi tiến hành khi có các đơn hàng.

- Chuỗi cung ứng đẩy-kéo: Bản thân mỗi hệ thống chuỗi cung ứng đẩy hoặc kéo đều có những ưu điểm và nhược điểm Đứng trên góc độ quản lý, nhà quản lý sẽ phải tìm ra cách thức mới, một mặt vừa tận dụng được những ưu điểm của từng mô hình, mặc khác loại bỏ những nhược điểm không đáng có Từ đó, chuỗi cung ứng đẩy-kéo ra đời và phát triển như một hình thức kết hợp ưu điểm và hạn chế nhược điểm Chuỗi cung ứng đẩy-kéo dựa trên ranh giới đẩy-kéo trong đó phía trước điểm ranh giới này, doanh nghiệp thường sử dụng chuỗi cung ứng đẩy và phía sau ranh giới còn lại sẽ sử dụng chuỗi cung ứng kéo.

Tại giai đoạn đầu, doanh nghiệp thực hiện các linh kiện tồn kho được quản lý dựa trên nhu cầu dự báo Ở đây chúng ta sẽ bắt gặp khái niệm C+3 với nhu cầu nguyên vật liệu trong đó C là ngày hôm nay, C+1 là một ngày tiếp theo, C+2 là một ngày tiếp theo nữa và C+3 là ngày xuất hàng Để đảm bảo quá trình sản xuất phân phối tinh gọn Để đảm bảo quá trình tinh gọn, vừa kịp, doanh nghiệp sẽ chỉ để mức tồn kho nguyên vật liệu ở cách ba ngày trước khi xuất hàng sản phẩm cuối cùng đi. Ở giai đoạn tiếp theo, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất, lắp đặt theo các đơn hàng cụ thể Thậm chí ở một số doanh nghiệp, nguyên vật liệu mặc dù đang được lưu trữ nhưng không phải là hàng tồn kho của doanh nghiệp mà là hàng tồn kho của nhà cung cấp Chỉ khi nguyên vật liệu sử dụng thì mới chuyển tồn kho từ nhà cung cấp sang của doanh nghiệp Từ đó có thể thấy ưu điểm nổi bật của chuỗi cung ứng là việc giảm duy trì mức tồn kho an toàn Tồn kho của doanh nghiệp sẽ ở mức thấp nhất có thể, đồng thời vẫn đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu để sản xuất theo nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có ưu điểm đó là sự phản ứng nhanh, đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường Nếu không dữ trữ hàng tồn kho là nguyên vật liệu đủ sản xuất, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để có đủ nguồn nguyên vật liệu, sản xuất và giao cho người tiêu dùng, giảm sức cạnh tranh với những doanh nghiệp có tốc độ phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi khách hàng.

Qua các loại hình chuỗi cung ứng trên, có thể thấy rằng mỗi loại hình chuỗi cung ứng đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng mà các doanh nghiệp cần phải phân tích, đo lường chính xác các yếu tố nội bộ doanh nghiệp, môi trường bên trong bên ngoài doanh nghiệp và đặc biệt nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi nhu cầu để từ đó quyết định áp dụng mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với từng thời điểm.

Quản trị chuỗi cung ứng

Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng Theo Mentzer, “Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp có tính chiến lược và hệ thống các chức năng hoạt động kinh doanh và các bí quyết để thực hiện các hoạt động kinh doanh này trong một doanh nghiệp và giữa các bên trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện hoạt động dài hạn của từng doanh nghiệp và toàn bộ chuỗi cung ứng”.

Theo Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương, quản lý chuỗi cung ứng là bước phát triển cao hơn của Logistics, là quản lý chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào- đơn vị sản xuất- nhà phân phối và người tiêu dùng cuối cùng, chú trọng đến mối quan hệ với các đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp đầu vào, người tiêu dùng cuối cùng và các bên liên quan như các công ty giao nhận vận tải, kho bãi và các công ty công nghệ thông tin.

Theo Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần (logistics management); về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngoài các công ty, một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao”.

Như vậy, mặc dù có những điểm chưa thống nhất nhưng qua các định nghĩa trên có thể thấy khái niệm “quản lý chuỗi cung ứng tập trung quản lý các hoạt động trong chuỗi cung ứng, đó là sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường” Một cách nhìn khác về quản lý chuỗi cung ứng đó là việc quản lý một tập hợp của các dòng chảy lưu chuyển, gồm có “dòng nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh, dòng chảy tài chính và các dịch vụ bắt đầu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu Việc quản lý đó bao gồm các công việc như mua bán nguồn nguyên vật liệu đầu vào, dòng thanh toán, vận chuyển nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và kiểm soát sản phẩm, lưu kho hàng hóa và vận tải tới nhà phân phối, chăm sóc khách hàng, kiểm tra và chỉnh lại các sản phẩm lỗi Tại đó, dòng chảy nguyên vật liệu là tất cả các yếu tố nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, xuất hàng tới nhà phân phối Dòng chảy tài chính bao gồm tất cả sự chuyển tiền, thanh toán,thông tin thẻ tín dụng, lịch thanh toán, công nợ và các dữ liệu tài chính, tín dụng Dòng chảy thông tin bao gồm tất cả dữ liệu liên quan đến nhu cầu, kế hoạch nguyên vật liệu,giao hàng, đặt hàng, xử lý đơn hàng hàng trả lại.

Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí chuỗi cung ứng điện tử Supply Chain Insight 2014, số

Hình 1.3 Mô hình chuỗi cung ứng Theo Ủy ban kinh tế và xã hội

Châu Á Thái Bình Dương 1.2.2 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu khốc liệt như hiện tại, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh thì phải hoàn thành tốt vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nói chung và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng trong nội bộ doanh nghiệp Quản trị chuỗi cung ứng có các vai trò như sau:

Thứ nhất, quản trị chuỗi cung ứng góp phần đắc lực cho hoạt động marketing của doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược marketing hỗn hợp bốn P: Price giá cả; Product sản phẩm; Promotion khuyến mại; Place địa điểm Chính QLCCƯ là nhân tố then chốt góp phần đảm bảo giá trị của sản phẩm, đến đúng thời gian cần thiết tại địa điểm cần thiết Mục tiêu lớn nhất của QLCCƯ là đảm bảo cung cấp hàng hóa,dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất với chi phí hợp lý nhất có thể Chính việc kiểm soát chất lượng dịch vụ tốt ở một mức chi phí sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận ổn định.

Vài trò thứ hai của quản trị chuỗi cung ứng thể hiện ở việc quản trị các hoạt động đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp Nhờ có thể chuyển biến nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm Việc QLCCƯ hiệu quả có thể giúp giảm chi phí hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt Thực tế đã chứng minh rất nhiều doanh nghiệp đã khó khăn, thất bại khi không chú ý phát triển quản trị chuỗi cung ứng trong khi có không ít doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công to lớn nhờ biết xây dựng và thực hiện quản trị chuỗi cung ứng phù hợp.

Thứ ba, việc quản trị chuỗi cung ứng thành công sẽ tạo bước đệm nâng cao hiệu quả sản xuất, phân phối sản phậm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào hệ thống thương mại điện tử thành công hơn Để có thể mua bán, trao đổi hàng hóa trên Internet, doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, đảm bảo công tác kho vận, dịch vụ khách hàng một cách hoàn hảo mới có thể giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh Amazon là một ví dụ điển hình của việc xây dựng thành công hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo việc giao hàng, thanh toán cho tất cả khách hàng trong phần lớn nước Mỹ trong vòng một ngày kể từ khi đặt hàng, thậm chí có những khu vực gần trung tâm kho hàng, thời gian giao hàng của Amazon chỉ là ba mươi phút.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp quản lý được lượng hàng tồn kho hiệu quả, giúp doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khi khách hàng cần, đồng thời đảm bảo quản lý chi phí hợp lý Doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với nguy cơ hàng hóa không có để bán khi khách hàng mua, đặt hàng (Out of Stock), nhưng lượng hàng dự trữ cũng không quá nhiều Đối với những hàng hóa theo mùa vụ, việc quản trị chuỗi cung ứng đặc biệt có hiệu quả khi đảm bảo cung cấp hàng hóa tới khách hàng mọi thời gian và địa điểm ở một chi phí hợp lý Với ngành hàng tiêu dùng nhanh, quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt do nhu cầu, sở thích của khách hàng thay đổi rất nhanh (Fast Moving Consumer Good), yêu cầu khắt khe trong khi giá sản phẩm khá thấp Nếu doanh nghiệp không xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả chắc chắn sẽ không thể tồn tại trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh rất khốc liệt.

1.2.3 Mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng được thể hiện cụ thể qua bảy điều đúng

(7 Right things) cần phải làm của hệ thống đó.

- Thứ nhất, đúng sản phẩm (the right product): Khách hàng là trung tâm, là yếu tố mà mọi hoạt động trong chuỗi đều phải hướng tới Khách hàng chỉ đồng ý mua hàng, thanh toán khi nhận được đúng sản phẩm Để có thể thực hiện việc này, doanh nghiệp cần phải giao hàng cho chính xác cho khách hàng đúng sản phẩm khách hàng yêu cầu Tất nhiên trước đó, doanh nghiệp đã trải dài qua các bước nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu thị trường, phát triển sản phẩm từ đó giao đúng mặt hàng cần giao cho khách hàng. Công việc này tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn thực hiện hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày, việc chọn đúng sản phẩm, đóng gói cho hàng nghìn đơn hàng khác nhau trong giới hạn về nhân lực, thời gian thì gặp rất nhiều thách thức. Các trung tâm phân phối hiện đại đều cần phải thiết lập hệ thống chỉ định tự động cho các sản phẩm để người công nhân không phải dùng trí nhớ…

Giao hàng đúng khách hàng là điều tối quan trọng để đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, sử dụng đúng mục đích Các phương thức xác nhận thông tin người nhận bao gồm ký tay hoặc ký điện tử (Proof of Delivery) Trong trường hợp giao hàng khẩn cấp như thuốc cấp cứu, việc giao đúng người càng trở nên cấp thiết, vì giao nhầm có thể khiến bệnh nhân không có thuốc và gặp nguy hiểm.

- Thứ ba, tới đúng địa điểm (to the right place): Việc chuẩn bị hàng hóa có sẵn tại đúng địa điểm, giao hàng đúng địa điểm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Một ví dụ điển hình là để thực hiện chiến lược marketing và phân phối cho sản phẩm điện thoại Nokia Lumia 520 trên toàn thế giới năm 2011, hãng điện thoại di động Nokia đã phải chuẩn bị hệ thống phân phối khổng lồ trước đó hai tháng để có thể đảm bảo giao hàng và phân phối cho hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới trong thời gian giao hàng sớm nhất có thể.

Để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ yêu cầu giao và bảo quản hàng hóa đúng điều kiện Điều kiện giao hàng theo yêu cầu hợp đồng được quy định theo Incoterm Ngoài ra, điều kiện bảo quản phải phù hợp với đặc tính sản phẩm, chẳng hạn như bảo quản lạnh, âm độ hoặc mát Việc tuân thủ những điều kiện này là yêu cầu và trách nhiệm của hệ thống chuỗi cung ứng để đảm bảo chất lượng hàng hóa và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

- Thứ năm, đúng thời gian (at the right time): “Thời gian quý hơn vàng”- đó là nhận định của bất cứ doanh nghiệp nào trong thời điểm cạnh tranh trong kinh doanh khốc liệt như hiện tại Càng ngày khách hàng càng yêu cầu rút ngắn thời gian nhận hàng khiến áp lực đẩy nhanh tiến độ giao hàng cho khách hàng ngày càng tăng Các công ty sẽ coi đây là một trong những điểm mạnh, điểm cần cải tiến để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng Trong thời đại ngày nay, đây cũng sẽ được xem là một tiêu chí cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp.

- Thứ sáu, đúng chất lượng (in the right quality): Chất lượng là yếu tố sống còn quyết định thất bại hay thành công của doanh nghiệp Khách hàng luôn yêu cầu chất lượng sản phẩm phải tuyệt đối được đảm bảo như cam kết của nhà sản xuất, tuy nhiên để đảm bảo điều đó thì các doanh nghiệp phân phối phải đầu tư rất nhiều chi phí cho hoạt động bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển để giữ được chất lượng sản phẩm.

Quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối

1.3.1 Khái niệm phân phối Để tìm hiểu về quản trị chuỗi cung ứng trong lĩnh vực phân phối, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về bản chất của hoạt động phân phối Khái niêm phân phối được ra đời rất sớm từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời, trong đó “hệ thống phân phối hàng hóa là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Đó là những dòng chuyển quyền sở hữu hàng hóa thông qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau tới người mua cuối cùng” Như vậy có thể hiểu phân phối là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các thành viên trung gian bằng các phương thức hoạt động khác nhau Cùng với thương hiệu sản phẩm, hệ thống phân phối chính là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, là một nhân tố then chốt giúp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ một cách hiệu quả nhất, ổn định nhất bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu.

1.3.2 Đặc điểm của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phân phối Đối với nền kinh tế, ngành phân phối đóng góp một phần quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế thông qua các vai trò sau:

Thứ nhất, phân phối không chỉ đóng góp nguồn thuế đáng kể cho ngân sách chính phủ mà còn tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội Mặc dù kinh tế gặp khó khăn nhưng thị trường phân phối năm 2015 vẫn đạt khoảng 105 tỷ USD Với khoảng 90 triệu dân nhưng toàn quốc chỉ có 700 siêu thị, 132 trung tâm thương mại và trên 1.000 cửa hàng tiện ích, nhiều chuyên gia cho rằng con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Dự báo, từ nay đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1200-1500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm Điều này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại, đồng nghĩa với việc sẽ tạo thêm rât nhiều công việc cho người lao động Theo đó, phân phối ngoài chức năng kinh tế còn thực hiện chức năng xã hội đối với một quốc gia.

Thứ hai, hoạt đông phân phối thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội Xã hội nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải đồng thời diễn ra hai quá trình: sản xuất và tái sản xuất Trong đó, tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và diễn ra liên tục Trong nền kinh tế hiện đại, sự chuyên môn hóa cao đòi hỏi nhà sản xuất tập trung vào các giai đoạn quan trọng như nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm nên sự ra đời của các doanh nghiệp phân phối sẽ đẩy nhanh vòng quay sản phẩm, tiền tệ, giảm thời gian đẩy sản phẩm ra ngoài thị trường và tiêu dùng… nhờ đó mà tăng cường quá trình tái sản xuất. Đối với một doanh nghiệp, hệ thống phân phối hàng hóa tiêu thụ hàng hoá luôn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đặc biệt là trong giai đọan hiện nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng hoá phải được tiêu chuẩn hoá thì vấn đề chất lượng hàng hoá đưa ra thị trường phải được đảm bảo là điều tất nhiên Việc tiêu thụ hàng hoá phân phối của doanh nghiệp và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phân phối đó Hãng ô tô Nissan đã đưa ra nhận định hết sức thực tế về vai trò quan trọng của Marketing hiện đại “vấn đề không chỉ là anh đưa cho người tiêu dùng cái gì mà còn là anh đưa nó như thế nào sẽ quyết định thành công trên thương trường”.

Khi sản xuất với công nghệ hiện đại và thách thức tổ chức quản lý khoa hoc,doanh nghiệp sẽ thành công trong khâu này, số lượng và chất lượng sản phẩm được đảm bảo nhưng rất có thể doanh nghiệp chỉ thành công ở đây nếu khâu tiếp theo là phân phối không được thực hiện tốt Phân phối hàng hoá hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Ngược lại, phân phối hàng hoá không hiệu quả sẽ dẫn tới những ách tắc trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp không chi trả được chi phí dẫn tới phá sản. Thực tế này không chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp thương mại- loại hình doanh nghiệp hoạt động trong khâu phân phối lưu thông hàng hoá.

Ngoài ra, các công ty còn nhận thấy rằng cạnh tranh thành công, họ không phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải thực hiện tốt hơn khả năng sẵn sàng ở công ty, ở đâu khi nào doanh nghiệp có thể đáp ứng và như thế nào đối với nhu cầu thường trực và không thường trực của người tiêu dùng Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được mục tiêu an toàn, lợi nhuận và vị thế khi công việc phân phối hàng hoá của mình được thực thi một cách có hiệu quả cao Nhiều nhà sản xuất không có đủ nguồn lực tài chính để phân phối trực tiếp sản phẩm của mình đến tận người tiêu dùng cuối cùng vì việc phân phối trực tiếp đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền bạc và nhân lực.

1.3.3 Nội dung quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối

Mô hình SCOR (Nghiên cứu Hoạt động Cung ứng) cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phân tích và cải tiến các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp phân phối Mô hình này xác định các hoạt động cốt lõi trong chuỗi cung ứng, bao gồm lập kế hoạch, cung cấp, sản xuất, giao hàng và trả lại hàng Bằng cách sử dụng mô hình SCOR, các nhà quản lý có thể xác định các điểm yếu trong chuỗi cung ứng của họ và thực hiện cải tiến để tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc., 1150 Freeport Road, Pittsburgh,

PA 1538, www.supply chain.org) phát triển Theo mô hình này, có các yếu tố được xác định như sau:

Lập kế hoạch là hoạt động cơ bản trước tiên nhằm tổ chức các hoạt động cho các yếu tố liên quan kia Ba yếu tố lập kế hoạch gồm: dự báo nhu cầu, định giá sản phẩm và quản lý tồn kho Trong đó hoạt động quan trọng nhất là dự báo bởi vì các quyết định quản lý cung ứng đều dựa vào dự báo.

Dự báo trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm:

Xác định số lượng sản phẩm yêu cầu Cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm?

Khi nào cần sản phẩm này?

Dự báo nhu cầu trở thành yếu tố căn bản nhất cho các công ty để định ra kế hoạch hành động riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Có 4 biến chính để tiến hành dự báo đó là: nhu cầu, cung úng và đặc tính sản phẩm và môi trường cạnh tranh.

Nhu cầu liên quan đến tổng nhu cầu của thị trường của nhóm sản phẩm/dịch vụ:

Thị trường đang tăng trưởng hay suy thoái và theo tỉ lệ năm hay quý? Thị trường đang ở mức bảo hòa hay nhu cầu ổn định có thể suy đoán được trong thời gian nào đó trong năm?

Hay sản phẩm có nhu cầu theo mùa?

Thị trường đang giai đoạn phát triển - những sản phẩm/dịch vụ vừa mới giới thiệu đến khách hàng nên không có nhiều dữ liệu quá khứ về nhu cầu khách hàng nên rất khó khăn khi dự báo.

Cung ứng được xác định thông qua số lượng nhà sản xuất và thời gian sản xuất ra sản phẩm đó Khi có nhiều nhà sản xuất sản phẩm hay thời gian sản xuất ngắn thì khả năng dự báo của biến này càng lớn Khi có ít nhà cung cấp hay thời gian sản xuất dài thì khả năng tìm ẩn về sự không chắc chắn lớn Tương tự như tính biến đổi của nhu cầu, sự không chắc chắn trong thị trường rất khó để dự báo Do đó,thời gian sản xuất sản phẩm và thời gian yêu cầu của một sản phẩm càng dài thì dự báo nên được thực hiện Dự báo chuỗi cung ứng phải bao quát được tại một thời điểm nào đó có sự liên kết thời gian thực hiện của tất cả các thành phần để tạo nên thành phẩm.

- Đặc tính sản phấm Đặc tính sản phẩm bao gồm những đặc điểm của một sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng Dự báo sản phẩm bão hòa có thể bao quát trong khoản thời gian dài hơn là dự báo những sản phẩm phát triển nhanh chóng Một điều quan trọng cần biết là một sản phẩm có hay không có nhu cầu thay thế sản phẩm khác? Hay là sẽ sử dụng sản phẩm này để bổ sung cho một sản phẩm khác liên quan? Những sản phẩm hoặc là cần hay không cần một sản phẩm khác bổ sung đều phải dự báo như nhau.

Môi trường cạnh tranh liên quan đến những hoạt động của công ty và của đối thủ cạnh tranh của công ty đó Thị phần của công ty? Thị phần của đối thủ cạnh tranh? Những cuộc chiến tranh về giá và những hoạt động khuyến mãi ảnh hưởng đến thị phần như thế nào? Dự báo phải đồng thời giải thích những hành động khuyến mãi và cuộc chiến tranh về giá mà đối thủ cạnh tranh sẽ phát động.

- Các phương pháp dự báo : Có một số phương pháp cơ bản được sử dụng để tiến hành dự báo:

Phương pháp định tính : Phương pháp định tính dựa vào trực giác, khả năng quan sát hay ý kiến chủ quan về thị trường Phương pháp này sử dụng thích hợp khi có rất ít dữ liệu quá khứ để tiến hành dự báo.

Giới thiệu về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty DKSH là một công ty có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời, được bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh của ba nhà kinh doanh Thụy Sĩ khi họ đi từ Phương Tây đến Châu Á theo đường thủy từ những năm 1860 Ba nhà kinh doanh đó gồm Wilhelm Heinrich Diethelm đặt chân đến Singapore, Eduard Anton Keller ở Philippines và Hermann Siber đến Yokohama và kinh doanh một cách độc lập trong vòng nhiều năm.

Năm 1865, công ty Siber & Brennwald đã được thành lập và là công ty tiền thân đầu tiên của DKSH Năm 1868, Eduard Anton Keller gia nhập vào C Lutz & Co., công ty đã được thành lập từ 1866 tại Manila, và đổi tên doanh nghiệp này thành Ed A Keller & Co., sau khi mua lại vào năm 1887 Trong cùng một khoảng thời gian, vào năm 1871, Wilhelm Heinrich Diethelm gia nhập Hooglandt & Co., được thành lập năm 1860 ở Singapore, sau đó mua lại công ty này vào năm 1887 và thành lập Diethelm & Co Ltd tại Singapore.

Cả ba công ty mở rộng kinh doanh chủ yếu tại Châu Á Mặc dù thị trường Châu Âu chỉ đóng vai trò hỗ trợ, trụ sở chính của từng công ty đều được mở tại Thụy Sĩ đã cho thấy sự liên hệ mật thiết đến đất mẹ của các công ty này Thậm chí, dù hai gia đình Diethelm và Keller luôn có mối quan hệ làm ăn chặt chẽ và mối quan hệ riêng, cả hai công ty mới thực sự sát nhập vào mùa hè năm 2000, trở thành Diethelm Keller Holding Hai năm sau đó, Siber Hegner cũng gia nhập và kết quả là tập đoàn DKSH được thành lập vào năm 2002.

DKSH Việt Nam là một trong những doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu củaViệt Nam với 11 trung tâm phân phối và hỗ trợ hậu cần, 10 văn phòng liên lạc trên toàn quốc và hơn 3.200 nhân viên với mạng lưới phủ khắp trên cả đất nước Hiện tại, DKSH đang cung cấp dịch vụ cho hơn hơn 230 nhà cung cấp và khách hàng quốc tế và địa phương, xử lý hơn 3.650 cuộc gọi đến mỗi ngày tại trung tâm chăm sóc khách hàng với hơn 132.000 giao dịch mỗi tháng. Được trang bị và đầu tư bởi cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất Việt Nam, DKSH cam kết cung cấp dịch vụ phát triển thị trường tốt nhất cho các khách hàng, nhà cung cấp… muốn thâm nhập và phân phối các sản phẩm ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống phân phối rộng khắp thì DKSH Việt Nam cũng được biết đến là công ty có hệ thống quản lý chất lượng hàng đầu Việt Nam. Trong lĩnh vực dịch vụ y tế, DKSH đã đạt được các chứng chỉ đó là:

 Chứng chỉ thực hành tốt lưu trữ GSP cho sản phẩm Vaccin và sinh phẩm

 Chứng chỉ GMP – WHO cho hoạt động đóng gói, dán nhãn sản phẩm

 Chứng chỉ thực hành tốt bảo quản và phân phối GSP và GSDP

 Chứng chỉ ISO 13485 về ngành hàng xét nghiệm và thiết bị y tế

Bên cạnh đó, DKSH còn trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hàng đầu Châu Á với phần mền quản lý chuyên dụng trên nền tảng nền tảng sản phẩm ứng dụng hệ thống (Systems Applications Product-SAP) một hệ thống được chuẩn hóa trên toàn cầu, được coi là một trong những ứng dụng kinh doanh lớn nhất thế giới dựa trên khối lượng dữ liệu của nó và số lượng các báo cáo được tạo ra DKSHViệt Nam tập trung cung cấp một gói dịch vụ toàn diện bao gồm các tổ chức và điều hành các chuỗi giá trị toàn bộ cho bất kỳ sản phẩm trong lĩnh vực sau:

Phân phối và hậu cần

Hoạt động kinh doanh của DKSH được tổ chức thành bốn đơn vị kinh doanh chuyên môn cao:

Hàng tiêu dùng Chăm sóc sức khỏe

Vật liệu hóa chất Công nghệ

2.1.3 Các giá trị cốt lõi của công ty:

- Chính trực: Luôn trung thực, thẳng thắn trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch

- Tự chủ là luôn giữ tinh thần tiên phong, thái độ "có thể làm được" trong công việc, sẵn sàng thay đổi để cùng nhau phát triển, tiến bộ.

- Nhiệt huyết: Làm việc với niềm đam mê được thành công, phát triển, không chỉ với công ty DKSH mà còn với các đối tác

- Thực tế: Năng động, tháo vát dựa trên những kinh nghiệm thực tế để tìm ra những giải pháp tối ưu trong từng hoàn cảnh cho công ty và đối tác kinh doanh

- Cam kết: Sẵn sang chịu trách nhiệm cho mọi hành động; làm việc chăm chỉ để đại được những kết quả tốt, ổn định, từ đó hướng tới sự thành công lâu dài của công ty và các đối tác kinh doanh

Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng của DKSH được thể hiện rất rõ trong khẩu hiểu của công ty: DKSH cam kết mang tới sản phẩm dịch vụ khi khách hàng cần và tại nơi khách hàng mong muốn với mức chi phí tối ưu.

Có ba yếu tố quan trọng mà DKSH hướng tới đó là:

- Cung cấp dịch vụ mà khách hàng cần, đáp ứng đúng nhu cầu phát triển thị trường của khách hàng tại các thị trường cũ hoặc các thị trường hiện tại.

- Cung cấp dịch vụ tại thời điểm khách hàng, nhấn mạnh khả năng đáp ứng trong thời gian yêu cầu, nhanh hơn, chính xác hơn các nhà cung cấp khác

- Cung cấp dịch vụ tại nơi mà khách hàng cần, đảm bảo yếu tố vị trí địa lý, khu vực khách hàng cần phát triển mở rộng thị trường sẽ được đáp ứng.

Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản trị chuỗi cung ứng

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng của công ty DKSH Việt Nam Đứng đầu là Giám đốc chuỗi cung ứng, thường là những giám đốc người nước ngoài từ văn phòng chính: Thụy Sĩ, Anh, có nhiều năm kinh nghiệm quản lý trong tập đoàn DKSH và các công ty toàn cầu.

Bên dưới Giám đốc chuỗi cung ứng là các trưởng bộ phận: thu mua, trung tâm phân phối, giao hàng, hỗ trợ và bảo trì Hai bộ phận quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng là trung tâm phân phối và giao hàng Trước đây, hai bộ phận này được gộp lại do một người quản lý chung nhưng sau đó đã được tách ra nhằm chuyên môn hóa sâu hơn, đồng thời tăng chất lượng quản lý Hệ thông phân phối bao phủ khắp cả nước Tại hầu hết các tỉnh, DKSH đều có đại diện hậu cần để thực hiện việc giao nhận hàng hóa tới những khu vực xa xôi nhất Bên cạnh các bộ phận chính hoạt động liên tục, để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thì luôn luôn phải có các bộ phận chức năng hỗ trợ khác: Bộ phận mua hàng, bộ phận bảo trì thiết bị, bộ phận phân tích – đối tác

2.2.3.1 Lập kế hoạch Đầu năm, Phòng kế hoạch sẽ tổng hợp dữ liệu bán hàng, trả hàng, tồn trữ hàng của năm trước, kết hợp với những dự báo tăng trưởng thị trường trong năm để ước lượng nhu cầu nguồn lực cần bổ sung bao gồm: nhân sự, kho bãi, phương tiện vận chuyển, Phòng cũng lên kế hoạch mua hàng sơ bộ cả năm cho từng sản phẩm để thông tin cho các nhà cung cấp lên kế hoạch sản xuất và giao hàng cho DKSH phù hợp.

Trong năm 2016, việc lập kế hoạch bị lệch so với thực tế tương đối nhiều, trong khi các bộ phận lại hơi chậm trong việc đáp ứng nhu cầu thực tế, dẫn đến nhiều thời điểm, hoạt động bị quá tải và hiệu quả chưa được như mong muốn Ví dụ như kho Hà Nội theo kế hoạch đầu năm cần bổ sung 5 nhân sự và sức chứa của kho cần tăng lên mức 4000 pallet, nhưng thực tế quý III, lượng đơn hàng tăng đột biến, các nhà cung cấp và bộ phận mua hàng buộc phải tăng lượng hàng sản xuất và dự trữ trong khi kho bãi và nhân sự chưa đáp ứng kịp, nếu tính chính xác, cần bổ sung

10 nhân sự và mức 5000 pallet.

Bộ phận mua hàng sẽ thống kê tình hình bán hàng của 3 tháng trước kết hợp với số lượng đặt hàng hoặc dự báo của bộ phận kinh doanh để tính toán số lượng cần đặt cho mỗi loại hàng Mỗi loại hàng lại có mức độ tồn kho an toàn khác nhau. Việc xây dựng định mức dự trữ an toàn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất Thông thường lượng dự trữ an toàn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng chi phí tồn trữ cũng như chi phí bảo quản, thuê nhà kho, chi phí sử dụng vận hành thiết bị, bảo hiểm hàng hóa… cũng như vốn kinh doanh bị ứ đọng nhưng lại phải sẵn sàng cung cấp lượng hàng theo yêu cầu của thị trường Ngược lại, lượng dự trữ bảo hiểm thấp thì các chi phí tồn trữ không còn là mối bận tâm nhưng doanh nghiệp có thể mất đi nhiều cơ hội, mất đi nhiều đơn hàng giá trị và cả uy tín trong kinh doanh, hoặc phải hoãn hợp đồng với nhiều điều khoản ưu đãi cho khách hàng để lo tìm nguồn hàng đáp ứng Trong hoàn cảnh đó,việc mua hàng sẽ bị động hơn, có thể dẫn đến chi phí mua cao hơn Do đó, việc xây dựng định mức dự trữ an toàn sẽ phải cân đối giữa lợi ích và chi phí cho phù hợp.

DKSH Việt Nam xây dựng định mức dự trữ bảo hiểm nguyên vật liệu dựa vào bảng phân loại thành phẩm gồm 3 nhóm A, B, C theo mức tiêu thụ hàng tháng, thành phẩm có mức tiêu thụ cao nhất xếp loại A, sau đó đến B, rồi đến C

Theo đó, các sản phẩm loại A, B, C sẽ có định mức dự trữ như sau:

Loại thành phẩm Yêu cầu tồn trữ sản phẩm

Bảng 2.1 Yêu cầu tồn trữ chung cho sản phẩm ĐVT: hộp

STT Loại Tên Thành Phẩm Tổng cộng tại Đà theo tháng

TP.HCM tại Hà Nội hàng tháng

Bảng 2.2 Dữ liệu tồn kho của một số mặt hàng Màu sắc thể hiện trên bảng có ý nghĩa như sau, căn cứ vào số liệu ở cột

"tồn kho theo tháng bán" < 1

"tồn kho theo tháng bán"

Ngày đăng: 21/11/2023, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Tài Chính Điện tử: webstite http://www.taichinhdientu.vn/Home/Tong-chi-phi-logistics-chiem-khoang-25-GDP/20113/108525.dfis ngày tuy cập 17/2/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: webstite http://www.taichinhdientu.vn/Home/Tong-chi-phi-logistics-chiem-khoang-25-GDP/20113/108525.dfis
2. Nguyễn Công Bình, Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống kê, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuỗi cung ứng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
4. Hoàng Văn Châu, Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics và vận tải quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông
5. Hoàng Văn Châu, Tô Bình Minh, Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2000, Giải thích và hướng dẫn sử dụng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2000, Giải thích và hướng dẫn sử dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
6. Cộng đồng logistics Việt Nam, ht p://logistics4vn.com/quy-trinh-hoat-dong-cua-chuoi-cung-ung-co-ban/, truy cập ngày 17/2/2017 (Trích dẫn Phước Thịnh, trang 1) 7. Cộng đồng logistics Việt Nam, http://logistics4vn.com/bat-mach-chuoi-cung-ung-viet-nam/, truy cập ngày 15/02/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ht p://logistics4vn.com/quy-trinh-hoat-dong-cua-chuoi-cung-ung-co-ban/, truy cập ngày 17/2/2017" (Trích dẫn Phước Thịnh, trang 1)7. Cộng đồng logistics Việt Nam
8. Hoàng Lâm Cường, Phát triển Logistics nhằm tăng sức cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế,website://www.vietlogistics.com/vn/index.php? act=thongbao_chitiet&amp;cid=1&amp;id=5, truy cập ngày 17/2/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Logistics nhằm tăng sức cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, "website://www.vietlogistics.com/vn/index.php? act=thongbao_chitiet&cid=1&id=5
9. Mỹ Dung, Tổng chi phí logistics chiếm khoảng 25% GDP, http://www.taichinhdientu.vn/Home/Tong-chi-phi-logistics-chiem-khoang-25-GDP/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng chi phí logistics chiếm khoảng 25% GDP
10. Bùi Thị Bích Huệ, luận văn thạc sĩ “Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam, 2011 (trích dẫn trang 40-60) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng củacác tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm với các tập đoàn kinh tế Việt Nam
11. Nguyễn Thường Lạng, Lấp “lỗ hổng” trong hệ thống phân phối và bán lẻ nông sản, http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Lap-lo-hong-trong-he-thong- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lấp “lỗ hổng
12. Nguyễn Thị Tuyết Mai, “Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các nhà phân phối bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, 2011 (Trích dẫn trangtrang 40- 60) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các nhàphân phối bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam”
13. Lê Thanh Phong,“Nghiên cứu chuỗi cung ứng của Tập đoàn Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, 2012 (trích dẫn trang 70-75) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng của Tập đoàn Toyota và bài họckinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam
15. Trần Thị Ngọc Trang, Trần Văn Chi, Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản thống kê, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
16. Phan Trung, Xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ mạnh để hội nhập, Nhà xuất bản thống kê, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ mạnh để hội nhập
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
17. Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Tp Hồ Chí Minh, Tạp chí Quản lý chuỗi cung ứng, số 12, 18, 20, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Quản lý chuỗicung ứng, số 12, 18, 20
18. Đoàn Thị Hồng Vân, Logistics- Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản thống kê TP Hồ Chí Minh, 2003.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics- Những vấn đề cơ bản
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê TPHồ Chí Minh
19. Blanchard David, Supply Chain Management Best Practice, John Wiley &amp; Sons, Inc, John Wiley &amp; Sons Inc, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply Chain Management Best Practice, John Wiley & Sons,Inc, John Wiley & Sons Inc
20. Hugos Micheal, Essentials of Supply Chain Management, John Wiley &amp; Sons Inc,2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essentials of Supply Chain Management
21. J.R Tony Arnold, Stephen N. Chapman, Lloyd M.Clive, Introduction to materials management, John Wiley &amp; Sons Inc, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stephen N. Chapman, Lloyd M.Clive, Introduction to materials management
22. Operation Management, DKSH Viet Nam, http://www.dksh.com.vn/htm/612/en_VN/Services.htm?DKSH=afe30136adf8d102673d1623802a6fa9, truy cập ngày 17/2/2017, (Trích dẫn báo cáo Operation Management, trang 8, 9, 23, 26, 32, 38) Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.dksh.com.vn/htm/612/en_VN/Services.htm? "DKSH=afe30136adf8d102673d1623802a6fa9, truy cập ngày 17/2/2017
14. Hải Quân, http://www.baomoi.com/nhung-du-bao-ve-nganh-quan-tri-toan-cau-nam-2017/c/21480391.epi, truy cập ngày 15/02/2017 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng đẩy - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng đẩy (Trang 14)
Hình 1.2. Mô hình chuỗi cung ứng kéo - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 1.2. Mô hình chuỗi cung ứng kéo (Trang 16)
Hình 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng Theo Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng Theo Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương (Trang 19)
Hình 1.4. Các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 1.4. Các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng (Trang 23)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng của công ty DKSH Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng của công ty DKSH Việt Nam (Trang 44)
Bảng 2.1. Yêu cầu tồn trữ chung cho sản phẩm - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1. Yêu cầu tồn trữ chung cho sản phẩm (Trang 46)
Bảng 2.3. Tỷ lệ sử dụng các trung tâm phân phối - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3. Tỷ lệ sử dụng các trung tâm phân phối (Trang 48)
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng đơn hàng năm 2016 so với 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng đơn hàng năm 2016 so với 2015 (Trang 51)
Hình 2.3. Phân loại, mã hóa hàng tồn kho - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.3. Phân loại, mã hóa hàng tồn kho (Trang 53)
Hình 2.4. Quy trình nhập hàng - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.4. Quy trình nhập hàng (Trang 54)
Hình 2.5. Quy trình xuất hàng - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.5. Quy trình xuất hàng (Trang 54)
Hình 2.6. Số điểm giao hàng qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.6. Số điểm giao hàng qua các năm (Trang 55)
Hình 2.7. Độ phủ phân phối của công ty DKSH - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.7. Độ phủ phân phối của công ty DKSH (Trang 57)
Hình 2.8: Tổng hợp khiếu nại của khách hàng tháng 2 năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.8 Tổng hợp khiếu nại của khách hàng tháng 2 năm 2017 (Trang 60)
Hình 2.9. Kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ của DKSH so với các công ty Zuellig, Gannon, Mega, Tedis - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.9. Kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ của DKSH so với các công ty Zuellig, Gannon, Mega, Tedis (Trang 62)
Hình 2.10. Chi phí vận tải năm 2016 của công ty DKSH Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.10. Chi phí vận tải năm 2016 của công ty DKSH Việt Nam (Trang 64)
Hình 2.11. Chi phí tiết kiệm khi sử dụng các phương pháp thay đổi quy cách pallet, tái sử dụng thùng carton, sử dụng dây thun năm 2016. - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 2.11. Chi phí tiết kiệm khi sử dụng các phương pháp thay đổi quy cách pallet, tái sử dụng thùng carton, sử dụng dây thun năm 2016 (Trang 66)
Hình 3.1. Sứ mệnh của trung tâm phân phối DKSH - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 3.1. Sứ mệnh của trung tâm phân phối DKSH (Trang 74)
Hình 3.2. Lưu đồ quy trình mua hàng - (Luận văn thạc sĩ) quản trị chuỗi cung ứng tại công ty dksh việt nam thực trạng và giải pháp
Hình 3.2. Lưu đồ quy trình mua hàng (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w