Tiểu luận môn học lịch sử đảng cộng sản việt nam chủ đề 4 đảng lãnh đạo cả nước xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc giai đoạn 1975 1986

20 0 0
Tiểu luận môn học lịch sử đảng cộng sản việt nam chủ đề 4 đảng lãnh đạo cả nước xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc giai đoạn 1975 1986

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tất cả các tuyến đường sắt, cầu, hệ thống bến cảng và hàng trăm héc-ta ruộng vườn, 3000 trường học, 350 bệnh viện bị bắn phá, trong đó có 10 bệnh viện bị san bằng…, sản xuất nhỏ còn phổ

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

hoànthành

1Lư Kim AnhSlide thuyết trình100%2Lê Thị Ngọc HiềnNội dung 5.a + Trả lời câu hỏi100%3Lê Thị Quỳnh HoaNội dung 1 + Trả lời câu hỏi100%4Võ Xuân KhangThuyết trình 1100%5Hà Đỗ Ngọc LinhTrò chơi Quizizz100%6Hoàng Ngọc Hân NhiNội dung 2 + Trả lời câu hỏi100%7Phạm Quang PhúcNội dung II.1100%8Trịnh Tiểu QuyềnNội dung 6 + Trả lời câu hỏi100%9Hồ Thái ThanhNhóm trưởng, tổng hợp bài100%10Bùi Thanh ThảoNội dung 3.a + Trả lời câu hỏi100%11Võ Thị Phương ThảoThuyết trình100%12Trương Ngọc Bảo TrâmNội dung 3.b + Trả lời câu hỏi100%13Hoàng Thị Quỳnh TrangSlide thuyết trình100%14Nguyễn Ngọc Phương Trinh Nội dung 4 + Trả lời câu hỏi100%15Lê Anh TuấnThuyết trình100%

Trang 4

MỤC LỤC

I Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975 - 1981

● Bối cảnh Việt Nam sau năm 1975

2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV

2.2 Phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa 5 năm (1976 -1980)

3) Đảng lãnh đạo bảo vệ biên giới tây Nam và phía Bắc

3.1 Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

a Bối cảnh lịch sử

b Diễn biến

c Kết quả

d Ý nghĩa của chiến thắng

3.2 Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

a Bối cảnh lịch sử

b Diễn biến

c Kết quả

d Ý nghĩa của chiến thắng

II Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi

2) Các bước đột phát tiếp tục đổi mới kinh tế năm (1982 - 1986)

III Đánh giá giai đoạn 1975-1986

Trang 5

I Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975 - 1981● Bối cảnh Việt Nam sau năm 1975

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn, thống nhất đất nước Trong bối cảnh nước ta lúc đó, chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và thuận lợi:

- Thuận lợi:

+ Miền Bắc: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975) đã đạt những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được những cơ sở vật chất – kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

+ Miền Nam: được hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới và chế độ chính quyền Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.

Nhà máy Việt Trì ( Phú Thọ) Cuộc tháo chạy khỏi Sài Gòn

- Khó khăn:

+ Miền Bắc: bị tàn phá nặng nề (12 thị xã, 51 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn; 4000/5799 xã bị đánh phá, trong đó có 30 xã bị phá hủy hoàn toàn Tất cả các tuyến đường sắt, cầu, hệ thống bến cảng và hàng trăm héc-ta ruộng vườn, 3000 trường học, 350 bệnh viện bị bắn phá, trong đó có 10 bệnh viện bị san bằng…), sản xuất nhỏ còn phổ biến, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.

+ Miền Nam: hậu quả hết sức nặng nề (đồng ruộng bị bỏ hoang, chất độc hóa học, bom mìn còn vùi lấp ở nhiều nơi, ), nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, nguồn viện trợ từ các nước Liên Xô, Trung Quốc, Cuba bị giảm dần và hết do chính sách thù địch, bao vây, cấm vận của Mỹ nhằm cô lập nước ta với thế giới.

Trang 6

1) Hoàn thành thống nhất về mặt đất nướca Hoàn cảnh lịch sử

Vào năm 1975, bằng cuộc tổng tiến công và trải qua 3 chiến dịch lớn là chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta đã giành được độc lập dân tộc, đã đuổi được đế quốc Mỹ, và lần đầu tiên trong lịch sử 117 năm thì chúng ta đã sạch bóng kẻ thù trong phạm vi toàn quốc, hòa bình được lập lại, đất nước được thống nhất sau 21 năm bị chia cắt bởi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.

Tổ quốc đã độc lập về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì lại chưa được thống nhất Chính vì thế nhiệm vụ đầu tiên, bức thiết nhất là lãnh đạo thống nhất nước nhà về

mặt nhà nước Cụ thể là thống nhất hai chính quyền khác nhau ở hai miền là Chính phủ

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở miền Nam.

b Quá trình

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời phối hợp với thực tế Lịch sử dân tộc - “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” - Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (8/1975) chủ trương: Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội Cần xúc tiến việc thống nhất nước nhà một cách tích cực và khẩn trương.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, ngày 27/10/1975, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà đã họp phiên đặc biệt để bàn về chủ trương, biện pháp thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

Từ ngày 15 đến 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn Đoàn đại biểu đại diện cho hai miền Bắc - Nam tham dự Đây là một sự kiện quan trọng và đầy ý nghĩa, khi hai đoàn đại biểu đến từ cả hai miền tham gia Đoàn đại biểu miền Bắc gồm 25 người do đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Quốc hội, làm trưởng đoàn Trong khi đó, đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 người do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục Miền Nam, làm trưởng đoàn Hội nghị này đã thảo luận sâu rộng và đi đến sự nhất trí hoàn toàn về các vấn đề liên quan đến chủ trương và biện pháp để thống nhất đất nước về mặt nhà nước Các quyết định và cam kết tại hội nghị này đã bắt đầu quá trình tiến tới hoàn thành mục tiêu quan trọng này, đồng thời thể hiện sự hiệp nhất và đoàn kết của toàn bộ dân tộc Việt Nam.

Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tiến hành Hơn 23 triệu cử tri, đạt tỉ lệ 98,77% tổng số cử tri đi bầu, đã bầu ra 492 đại biểu gồm đủ các thành phần tham dự.Thắng lợi của công việc bầu cử thể hiện ý chí đoàn kết toàn dân tộc quyết tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy,nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

Trang 7

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tiến hành ngày 25-4-1976

Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, kỳ họp thứ nhất (khóa VI) của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội Quốc hội quyết định:

+ Đặt tên nước ta là: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam + Quốc kỳ nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh

+ Thủ đô là Hà Nội; Quốc ca: là bài Tiến quân ca; Quốc huy mang dòng chữ: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh + Bầu Tôn Đức Thắng làm chủ tịch nước

+ Thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của nước Việt Nam do Quốc hội quyết định trong kỳ họp thứ nhất (Khóa VI)

Theo chủ trương của Đảng, các tổ chức chính trị- xã hội đều được thống nhất trên cả nước với tên gọi mới: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…

c Ý nghĩa

Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước là một trong những thành tựu nổi bật, có ý nghĩa to lớn; Là cơ sở để thống nhất nước nhà trên các lĩnh vực khác, nhanh chóng tạo ra sức mạnh toàn diện của đất nước; là điều kiện tiên quyết để đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Điều đó còn thể hiện tư duy chính trị nhạy bén của Đảng trong thực hiện bước chuyển giai đoạn cách mạng ở nước ta.

Trang 8

2) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình xây dựng CNXHvà bảo vệ Tổ quốc 1976-1981

2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV

Đại hội lần thứ IV của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, tại thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 1008 đại biểu thay mặt cho hơn 1.550.000 đảng viên trong nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng

Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng; quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương, bầu đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư của Đảng

Đại hội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng định thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc, như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng, có tính thời đại sâu sắc.

Đại hội đã phân tích tình hình thế giới, trong nước và nêu lên ba đặc điểm lớn của

cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:

● Một là, nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến

là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

● Hai là, cả nước hòa bình, độc lập và thống nhất đang tiến lên CNXH với nhiều

thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và các tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra.

● Ba là, hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cách

mạng và phản cách mạng còn rất gay go và phức tạp.

Những đặc điểm đó tác động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi cách mạng ở nước ta

Vì vậy, bản báo cáo đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta:

Trang 9

● Nắm vững chuyên chính vô sản

● Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động

● Tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách

mạng về khoa học kĩ thuật, cách mạng về tư tưởng văn hóa Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH

Trên cơ sở đường lối chung, Báo cáo vạch ra Đường lối xây dựng, phát triển kinh tế:

Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.

2.2 Phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa 5 năm(1976 -1980)

Gồm hai mục tiêu vừa cơ bản vừa cấp bách:

● Đảm bảo nhu cầu của đời sống nhân dân

● Tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH

Muốn vậy, phải ra sức thực hiện các nhiệm vụ:

● Phát triển vượt bậc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giải quyết một

cách vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thông dụng; xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp cơ khí, mở mang giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, đẩy mạnh khoa học - kỹ thuật; sử dụng hết lực lượng lao động; hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng; tăng nhanh nguồn xuất khẩu; phát triển giáo dục, văn hóa, y tế, cải cách giáo dục, đào tạo cán bộ,

Trang 10

thanh toán hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới; xây dựng một hệ thống mới về quản lý kinh tế trong cả nước.

● Về đối ngoại, báo cáo nêu rõ trong giai đoạn mới, chúng ta cần ra sức tranh thủ

những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học - kỹ thuật, củng cố quốc phòng, kề vai sát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa và các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH, chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.

● Về xây dựng Đảng, báo cáo trình bày những kinh nghiệm đã tích lũy được trong

mấy chục năm qua; xác định nhiệm vụ, phương châm và biện pháp công tác đảng trong giai đoạn mới, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo Nhân dân cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục chỉ đạo phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và phân phối lưu thông Cụ thể:

Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) được coi là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế

của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”.

Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp.Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định số 26-CP (1-1981) về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.

→ Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định đường lối đưa cả nước tiến lên CNXH.

Tuy nhiên, Đại hội Lần thứ IV của Đảng bên cạnh những điểm tích cực vẫn còn

những điểm hạn chế:

● Đại hội chưa tổng kết kinh nghiệm 21 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc trong điều kiện thời chiến, vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, vừa xây dựng CNXH, vừa chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, vừa làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế Trong điều kiện đó không thể áp dụng đầy đủ các quy luật kinh tế, không thể hạch toán kinh tế mà tất yếu phải thực hành chính sách bao cấp để đáp ứng yêu cầu tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Trong điều kiện đó, chưa phát hiện những khuyết tật của mô hình CNXH đã bộc lộ rõ sau chiến tranh.

Trang 11

● Việc dự kiến thời gian hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế của đất nước từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 20 năm để kết thúc thời kỳ quá độ; việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực tế là những chủ trương nóng vội, thực tế đã không thực hiện được

3) Đảng lãnh đạo bảo vệ biên giới tây Nam và phía Bắc3.1 Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

a Bối cảnh lịch sử

Sau cuối chiến tranh Việt Nam (còn được gọi là chiến tranh Đông Dương lần thứ 2, mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng trở nên căng thẳng và có nhiều mâu thuẫn

Từ năm 1970 đến 1973, khi bộ đội Việt Nam đang tập trung lực lượng đánh Mỹ và tay sai ở chiến trường Campuchia thì lính Pôn Pốt đã gây ra nhiều vụ khiêu khích, tập kích, giết hơn 600 cán bộ và chiến sĩ Việt Nam

Ngay sau khi cách mạng hai nước giành thắng lợi (tháng 4/1945), vào ngày 1/5/1975, tập đoàn Pôn Pốt đã cho quân xâm phạm nhiều nơi thuộc lãnh thổ và các đảo ở Việt Nam

Nghiêm trọng nhất là từ ngày 30/4/1977, Pôn Pốt sử dụng lực lượng quy mô sư đoàn tiến công sang đất Việt Nam làm nhiều dân ta phải hy sinh, ảnh hưởng đến nhà cửa, làng mạc và mùa màng của nhân dân, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam

b Diễn biến

- Giai đoạn 1: Từ ngày 30/4/1977 đến ngày 5/1/1978

+ Quân đoàn Pol Pot liên tục mở các cuộc tiến công chống phá với quy mô lớn vào lãnh thổ nước ta Cùng lúc đó, Nhà nước ta tiếp tục nỗ lực ngoại giao, đàm phán về vấn đề biên giới nhằm giải quyết vấn đề, tìm kiếm hòa bình.

+ Tuy nhiên, tập đoàn Pôn Pốt đi ngược lại với thiện chí của nước ta, ngày càng đẩy mạnh tần suất, quy mô và cường độ với 3 cuộc chiến quy mô lớn tiến công sang lãnh thổ Việt Nam.

+ Đêm 30/4/1977, quân Pôn Pốt mở cuộc tiến công lớn trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang Chúng đánh vào 14 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang nhằm tàn phá các trường học, cơ sở sản xuất Hành động này không còn mang tính chất là những vụ xung đột quân sự ở phạm vi biên giới, quy mô nhỏ lẻ mà đã phát triển thành cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Từ ngày 25/9/1977, quân đoàn Pôn Pốt tập trung 9 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng địa phương mở cuộc tiến công lớn thứ 2 đánh sang các địa bàn An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh, gây nhiều tội ác với nhân dân

Ngày đăng: 05/04/2024, 11:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan