Tiểu luận môn học lịch sử các học thuyết kinh tế đề tài học thuyết kinh tế của adam smith

31 0 0
Tiểu luận môn học  lịch sử các học thuyết kinh tế đề tài  học thuyết kinh tế của adam smith

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH - - TIỂU LUẬN Môn học : LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐỀ TÀI : HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH Giảng viên : LÊ KIÊN CƯỜNG Bùi NGỌC ÁNH Sinh viên thực hiện : 030838220007 D01 Mã số sinh viên : Lớp : HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2023 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1  MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU .4 I GIỚI THIỆU VỀ ADAM SMITH VÀ TÁC PHẨM : TÌM HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CỦA CẢI CỦA CÁC QUỐC GIA” 5 1 Tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của Adam Smith .5 2 Giới thiệu về tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” .7 II THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ADAM SMITH .8 III QUAN ĐIỂM CỦA ADAM SMITH VỀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ TỰ DO KINH TẾ 8 1 Định nghĩa chủ nghĩa tự do kinh tế và tầm quan trọng của nó .8 1.1 Định nghĩa chủ nghĩa tự do kinh tế 8 1.2 Tầm quan trọng của chủ nghĩa tự do kinh tế 9 2 Định nghĩa và vai trò của thị trường trong chủ nghĩa tự do kinh tế .9 2.1 Định nghĩa thị trường tự do .9 2.2 Vai trò của thị trường tự do 10 3 Những lợi ích và hạn chế của chủ nghĩa tự do kinh tế và thị trường 10 3.1 Lợi ích 10 3.2 Hạn chế 10 IV CÁC LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA ADAM SMITH 11 1 Lý luận về “Bàn tay vô hình” 11 2 Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản 12 3 Phê phán chủ nghĩa trọng thương 12 4 Phê phán chủ nghĩa trọng nông 13 5 Lý luận về thuế khoá 13 6 Lý luận về kinh tế hàng hóa 13 2 6.1 Lý luận về phân công lao động 13 6.2 Lý luận về tiền tệ 14 6.3 Lý luận về giá trị - lao động 14 6.4 Lý luận về tư bản 15 6.5 Lý luận về thu nhập .15 6.6 Lý luận về lợi nhuận, lợi tức 16 6.7 Lý luận về địa tô 16 5.8 Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội .16 7 Lý thuyết về “lợi thế so sánh” 16 V KẾT LUẬN 18  ĐỌC THÊM .18 1 Các tác phẩm nổi tiếng của Adam Smith: 18 2 Những câu nói có tầm ảnh hưởng của Adam Smith .19  TÀI LIỆU THAM KHẢO 20  LỜI CẢM ƠN 21 3  LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống các quan điểm kinh tế gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của khoa học kinh tế,phân tích một cách khoa học, khách quan vị trí của các học thuyết kinh tế, những đóng góp của các trường phái lý luận kinh tế, của các nhà kinh tế học vào sự phát triển của khoa học kinh tế và thực tiễn phát triển kinh tế của thế giới Đấu tranh phê phán những trào lưu tư tưởng giả danh Mác xít, bảo vệ và vận dụng thành công lý luận kinh tế Mác -Lênin, tiếp thu tinh hoa tri thức kinh tế của nhân loại vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới Ông không phải là người đầu tiên nghiên cứu lý luận kinh tế, nhiều tư tưởng nổi tiếng cũng không phải do một mình ông tìm ra Nhưng ông là người đầu tiên hoàn chỉnh, hệ thống hóa lý luận, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế học Ông nổi tiếng với tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” - là điểm khởi đầu của nghiên cứu chính trị kinh tế học hiện đại, lý luận “ Bàn tay vô hình” và lý luận kinh tế khác Tư tưởng kinh tế của Adam Smith chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông Nhưng ông vượt lên và phê phán họ Adam Smith cho rằng các đường lối kinh tế của chủ nghĩa trọng thương là sai lầm và có hại Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm Adam Smith thường được mô tả là "cha đẻ của kinh tế học." Ông đã phát triển rất nhiều học thuyết, hiện nay được coi là niềm tin tiêu chuẩn củalý thuyết về thị trường Như vậy, việc quan tâm đến các học thuyết kinh tế của Adam Smith là một điều hết sức cần thiết Em muốn sử dụng những kiến thức đã học làm bài tiểu luận này để phân tích về các học thuyết của Adam Smith Em rất mong thầy xem xét, chỉ bảo để em có những nhận thức rõ ràng hơn, đúng đắn hơn để em có thể lĩnh hội và tiếp 4 thu; mai sau ra trường em có thể góp một phần nhỏ cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta 5 Document continues below Discover more from: Lịch sử các học thuyết kinh tế Trường Đại học Ngân hàng Thàn… 7 documents Go to course LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA Thomas Robert Malthus 14 None Tiểu luận lschtkt - tiều luận 9 None Gfgf - kjnkvjkvhjvjhvjhbjbjbhfrs chgffufgffgfiuo;hj;ljklnjmbnvShoppi… 12 Economics Geography 100% (1) Correctional Administration 8 Criminology 96% (114) English - huhu 100% (3) 10 Led hiển thị 20 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 MÔN TIẾNG ANH BÁM SÁ… 160 an ninh mạng 100% (2) I GIỚI THIỆU VỀ ADAM SMITH VÀ TÁC PHẨM : TÌM HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CỦA CẢI CỦA CÁC QUỐC GIA” 1 Tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của Adam Smith Adam Smith (A.Smith) là một nhân vật trầm lặng, sống một cuộc đời ẩn dật, một con người ít viết thư từ và đã ra lệnh đốt bỏ một số bản thảo khi gần qua đời vì vậy người đời sau hiểu rõ các tư tưởng của Adam Smith hơn là cuộc đời của nhà Kinh Tế Học này Không có tài liệu nào ghi rõ ngày sinh của Adam Smith, chỉ biết rằng ông được rửa tội vào ngày 5 tháng 6 năm 1723 tại Kirkcaldy Adam Smith là con trai của ông Adam Smith trong lần lập gia đình thứ hai với bà Magaret Douglas, con gái của một chủ đất giàu có Ông Adam Smith cha chỉ là một người kiểm soát thuế vụ, đã qua đời trước khi Adam sinh ra Người ta không biết gì về tuổi trẻ của Adam ngoài câu chuyện kể lại rằng năm lên 4 tuổi, Adam đã bị bắt cóc do một nhóm người Gypsies sống lang thang và sau cuộc báo động tìm kiếm, cậu bé Adam đã được nhóm người kia bỏ lại Năm 1737 và ở vào tuổi 14, Adam Smith theo học Đại Học Glasgow vào thời gian này đã là một trung tâm danh tiếng của thời kỳ Khai Sáng Giảng dạy tại đại học này có Giáo Sư Francis Hutcheson nổi danh về ngành triết học luân lý, là người đầu tiên dạy sinh viên bằng tiếng Anh, không dùng tiếng La Tinh, và các quan điểm về Kinh Tế và Triết Học của ông Hutcheson đã ảnh hưởng rất mạnh tới Adam Smith sau này Trong một bức thư viết 15 năm sau, Adam Smith đã nói tới Tiến Sĩ Hutcheson không bao giờ có thể quên được Tốt nghiệp năm 1740, Adam Smith nhận được một học bổng, theo học trường Balliol thuộc Đại Học Oxford Khi trở lại Glasgow, Adam Smith được nhận làm Giảng Sư tại Đại Học Edinburg với nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công, đây là một hình thức giáo dục với tinh thần cải tiến được các nhà trí thức thời đó ưa chuộng Các bài thuyết trình công này gồm nhiều đề tài từ môn tu từ học tới ngành chính trị kinh tế học Trong bài điếu văn viết về Adam Smith nhiều năm về sau, Tạp Chí Quý Ông đã bình luận rằng cách phát âm và thể văn của ông Adam Smith đã hơn hẳn những thứ đang dùng tại xứ Tô Cách Lan Trình độ hiểu biết của A.Smith đã khiến cho ông được mời làm Giáo Sư Lý Luận tại Đại Học Glasgow vào năm 1751 ở tuổi 27, rồi năm sau, trở thành Giáo Sư 6 môn Triết Học Luân Lý, một môn học bao gồm các ngành thần học tự nhiên), đạo đức học, luật học và chính trị kinh tế học Năm 1758, Adam Smith được bầu làm khoa trưởng Các bạn và người quen của A.Smith trong thời gian này gồm một số nhà quý tộc, nhiều người nắm giữ các chức vụ cao cấp của chính quyền Adam Smith còn quen thân với Andrew Cochran, một nhà buôn, nguyên viện phó của Đại Học Glasgow (người sáng lập ra Câu Lạc Bộ Chính Trị Kinh Tế Học), nhờ đó Adam Smith thu thập được nhiều hiểu biết của thế giới thương mại để rồi về sau viết ra tác phẩm Tài Sản của các Quốc Gia Tác phẩm đầu tiên của Adam Smith là cuốn “Lý thuyết về các Tình Cảm Luân Lý” xuất bản vào năm 1759 Adam Smith đã mô tả qua tác phẩm các nguyên tắc về bản chất con người và đặt vấn đề về nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán xét luân lý, kể cả cách phán xét các hành vi của chính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn Adam Smith đã cho rằng trong mỗi người chúng ta có một con người bên trong đóng vai trò một người khách quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên án các hành động của chính ta và của các người khác Qua tác phẩm “Các Tình Cảm Luân Lý”, Adam Smith đã có nhận xét quan trọng như sau mà sau này ông lặp lại trong tác phẩm “Tài Sản của các Quốc Gia”: “con người tự tìm kiếm mình thường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình … mà không ai biết, không do chủ đích, để làm thăng tiến các lợi ích của xã hội Các cá nhân được xã hội hóa để trở nên các thành viên giàng buộc bởi giai cấp và theo khuynh hướng thị trường nhờ đó hệ thống kinh tế vận chuyển” Vào năm 1763 Adam Smith từ chức khỏi Đại Học Glasgow rồi cùng vị Hầu Tước Buccleuch trẻ sang Pháp Họ cư ngụ phần lớn thời gian tại Toulouse và trong hoàn cảnh buồn tẻ này, Adam Smith bắt đầu viết tác phẩm Tài Sản của các Quốc Gia Sau 18 tháng rảnh rỗi là hai tháng sống tại Geneva và Adam Smith đã được gặp Voltaire là nhân vật mà ông kính trọng Sau đó Adam Smith đi tới thành phố Paris Adam Smith được giới thiệu với các câu lạc bộ văn học danh tiếng của phong trào Khai Sáng và nhờ vậy ông làm quen với nhóm các nhà lý thuyết và cải cách xã hội, được gọi là các nhà kinh tế Đây là phong trào tìm kiếm phương pháp canh tân nền nông nghiệp của nước Pháp bằng đường lối cải cách hệ thống thuế vụ và ông Quesnay đã phân tích lý thuyết về công việc tiêu dùng đã được vận chuyển ra sao trong chu kỳ kinh tế để sinh ra tài sản và sự tăng trưởng kinh tế Adam 7 Smith đã không đồng ý với ông Quesnay về niềm tin rằng chỉ có các nông dân lao động trực tiếp với thiên nhiên hay đất đai mới thực sự làm ra tài sản, thế nhưng ảnh hưởng của ông Quesnay đối với Adam Smith rất lớn lao khiến cho nhà Kinh Tế Học người Anh này đã có ý định đề tặng tác phẩm Tài Sản của các Quốc Gia cho ông Quesnay nếu như ông này đã không qua đời trước khi cuốn sách được xuất bản Adam Smith trở về London và làm việc với Lord Townshend vào mùa xuân năm 1767 Vào năm này, ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Hoàng Gia và nhờ vậy, làm quen với các nhân tài như Edmund Burke, Samuel Johnson, Edward Gibbson và có lẽ cả với Benjamin Franklin Tới cuối năm 1767, Adam Smith trở lại Kirkcaldy và trong vòng 6 năm tại đây, ông đã sửa chữa tác phẩm Tài Sản rồi sau ba năm sống nơi thành phố London, tác phẩm kể trên mới được hoàn thành và xuất bản vào năm 1776 Ngay sau khi được xuất bản, cuốn “Tài Sản của các Quốc Gia” đã được mọi người khen ngợi, kể cả David Hume Sau đó Adam Smith được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc Thuế Vụ miền Tô Cách Lan, một chức vụ rất nhàn, lương năm là 600 bảng Anh, vì thế vào lúc tuổi già, ông rất giàu có Adam Smith sống độc thân, trầm lặng tại Edinburg, đôi khi đi du lịch tới thành phố London hay tới Glasgow, nơi ông được mời giữ chức vụ Viện Trưởng Đại Học Adam Smith đã viết thêm một số tác phẩm nhưng các bản thảo đã bị ông ra lệnh đốt bỏ Ông qua đời vào năm 1790 ở tuổi 67 khi vẫn còn danh tiếng, được chôn cất trong sân nhà thờ tại Canongate và trên mộ chí của ông chỉ ghi vắn tắt rằng đây là nơi an nghỉ của tác giả cuốn sách Tài Sản của các Quốc Gia 2 Giới thiệu về tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” Tác phẩm thứ hai của Adam Smith có tên là “ Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” gọi tắt là “Tài Sản của các Quốc Gia”, hay “Tài Sản” có tầm vóc bách khoa, không chỉ bàn về bộ môn kinh tế Có nhà phê bình đã gọi tác phẩm là Bộ sách lịch sử và phê bình nền Văn Minh của cả Châu Âu 8 làm đường, đào sông, xây dựng các công trình kinh tế lớn Ông cho rằng quy luật kinh tế là bất khả chiến bại, mặc dù chính sách kinh tế của Nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự vận hành của các quy luật kinh tế Khi được hỏi: “Chính sách kinh tế nào phù hợp với trật tự tự nhiên ?” Anh trả lời: tự do cạnh tranh Một xã hội muốn giàu mạnh thì phải phát phát triển kinh tế trên tinh thần tự do 2 Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản + Ông phê phán tính chất ăn bám của bọn quý tộc phong kiến, theo ông “các đại biểu được kính trọng nhất trong xã hội” như: nhà vua, quan lại, sĩ quan, thầy tu… cũng giống như những người tôi tớ, không sản xuất ra một giá trị nào cả + Ông phê phán chế độ thuế khoá độc đoán như thuế đánh theo đầu người, chế độ thuế thân có tính chất lãnh địa, chế độ thuế hà khắc ngăn cản việc tích luỹ của nông dân + Ông lên án chế độ thừa kế tài sản nhằm bảo vệ đặc quyền của quý tộc, coi đó là “thể chế dã man” ngăn cản việc phát triển của sản xuất nông nghiệp + Ông bác bỏ việc hạn chế buôn bán lúa mỳ vì nó gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp + Ông vạch rõ tính chất vô lý về mặt kinh tế của chế độ lao dịch và chứng minh tính chất ưu việt của chế độ lao động tự do làm thuê Ông kết luận: chế độ phong kiến là một chế độ “không bình thường”: là sản phẩm của sự độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người, đó là một chế độ trái với trật tự ngẫu nhiên và mâu thuẫn với yêu cầu của khoa học kinh tế chính trị Theo ông nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mậu dịch 3 Phê phán chủ nghĩa trọng thương Nghiên cứu của Adam Smith gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, nơi trở thành công xưởng của thế giới; giai cấp tư sản mại bản thế chỗ cho giai cấp thương nhân Thực tế đó chứng minh rằng nguồn gốc của sự giàu có của nước Anh không phải từ ngoại thương mà là từ công nghiệp vì 15 vậy học thuyết trọng thương không còn giá trị Đông thời, chủ nghĩa trọng nông với lập luận của nó về bản chất hoàn toàn không mang lại lợi nhuận của công nghiệp cũng không phù hợp, đòi hỏi phải có một chương trình kinh tế mới và sự ra đời của lý thuyết Adam Smith Adam Smith là người đứng trên lập trường của tư bản công nghiệp để phê phán chủ nghĩa trọng thương Ông xác định đánh tan chủ nghĩa trọng thương là niệm quan trọng bậc nhất để đánh tan ảo tưởng làm giàu bằng thương nghiệp + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đã đề cao quá mức vai trò của tiền tệ Theo ông, sự giàu có không phải ở chỗ có tiền mà là ở chỗ người ta có thể mua được cái gì với tiền Ông cho rằng lưu thông hàng hoá chỉ thu hút được một số tiền nhất định và không bao giờ dung nạp quá số đó + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương đề cao quá mức vai trò của ngoại thương và cách làm giàu bằng cách trao đổi không ngang giá Ông cho rằng việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong thương nghiệp bằng độc quyền thương nghiệp sẽ làm chậm việc cải tiến sản xuất Muốn làm giàu phải phát triển sản xuất + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh tế, ông cho rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tội phạm, kẻ thù nhà nước có thể thực hiện chức năng kinh tế khi các chức năng đó vượt quá sức của các chủ xí nghiệp riêng lẻ như xây dựng đường sá, sông ngòi và các công trình lớn khác Theo ông, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có sự can thiệp của nhà nước 4 Phê phán chủ nghĩa trọng nông + Mục tiêu phê phán của ông là đánh tan các ảo tưởng của phái trọng nông về tính chất đặc biệt của nông nghiệp, và phá vỡ những luận điểm kỳ lạ của họ về tính chất không sản xuất của công nghiệp + Ông phê phán quan điểm của trọng nông coi giai cấp thợ thủ công, chủ công trường là giai cấp không sản xuất + Ông đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất như luận điểm về năng suất lao động, tích luỹ tư bản… 16 5 Lý luận về thuế khoá Adam Smith là người đầu tiên luận chứng cương lĩnh thuế khoá của giai cấp tư sản, chuyển gánh nặng thuế khoá cho địa chủ và tầng lớp lao động, ông xác định thu nhập của nhà nước có thể từ hai nguồn: một là từ quỹ đặc biệt của nhà nước, tư bản đem lại lợi nhuận, ruộng đất đem lại địa tô, hai là lấy từ thu nhập của tư nhân bắt nguồn từ địa tô lợi nhuận, tiền công + Ông đưa ra bốn nguyên tắc để thu thuế: - Các thần dân phải có nghĩa vụ nuôi chính phủ, "tuỳ theo khả năng và sức lực của mình" - Phần thuế mỗi người đóng phải được quy định một cách chính xác - Chỉ thu vào thời gian thuận tiện, và với phương thức thích hợp - Nhà nước chi phí ít nhất vào công việc thu thuế + Ông đưa ra hai loại thuế phải thu: đó là thuế trực thu và thuế gián thu: - Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: địa tô, lợi nhuận, tiền công, và tài sản kế thừa - Thuế gián thu, ông cho rằng không nên đánh thuế vào các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, nên đánh thuế vào các hàng xa xỉ để điều tiết thu nhập của những người "sống trung bình hoặc cao hơn trung bình" 6 Lý luận về kinh tế hàng hóa 6.1 Lý luận về phân công lao động + Adam Simith cho rằng phân công lao động là sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong sự phát triển sức sản xuất lao động + Ông cho rằng phân công lao động sẽ làm tăng thêm hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động + Ông khẳng định nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi, nên mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường, điều kiện để thực hiện phân công là mật độ dân số cao và sự phát triển của giao thông liên lạc 6.2 Lý luận về tiền tệ Adam Simith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của lịch sử trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự phát triển của các hình thái giá trị Ông đã chỉ ra bản chất của tiền là hàng hoá 17 đặc biệt làm chức năng phương tiện lưu thông và đặc biệt coi trọng chức năng này của tiền tệ, ông là người đầu tiên khuyên nên dùng tiền giấy Ông đã có quan điểm đúng về số lượng tiền cần thiết trong lĩnh vực lưu thông là do giá cả quy định Trong lý luận của A.Smith còn có hạn chế là: không hiểu đầy đủ bản chất của tiền, còn nhầm lẫn giá trị tiền với số lượng tiền, không thấy hết các chức năng của tiền tệ 6.3 Lý luận về giá trị - lao động + Adam Simith đã đưa ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, khi phân tích về giá trị trao đổi ông đã tiến hành phân tích qua các bước: - Xét hàng hoá trao đổi với lao động: Ông cho rằng, thước đo thực tế của giá trị hàng hoá là lao động nên giá trị hàng hoá là do lao động sống mua được Như vậy là ông đã đồng nhất giá trị là lao động kết tinh trong hàng hoá với lao động mà hàng hoá đó đổi được - Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: "giá trị trao đổi của chúng bằng một lượng hàng hoá nào đó" Như vậy giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá - Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương nghiệp vật đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao động và tiền tệ, trong đó thước đo là lao động là thước đo chính xác nhất của giá trị, còn tiền tệ chỉ là thước đo trong một thời gian nhất định mà thôi + Adam Simith là người đưa ra quan niệm đúng đắn về giá trị hàng hoá đó là: giá trị hàng hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng hoá bằng số lượng lao động đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động sống Tóm lại trong lý luận giá trị - lao động A.Smith đã có những bước tiến đáng kể so với chủ nghĩa trọng nông và W.Petty Cụ thể là: - Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động Lao động là thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia, là thực thể giá trị của hàng hoá Không phải vàng hay bạc mà sức lao động mới là vốn liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết) - Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá trị hàng hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông) 18

Ngày đăng: 12/03/2024, 12:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan