Tiểu luận môn học lịch sử kinh tế quốc dân khủng hoảng kinh tế mỹ

18 0 0
Tiểu luận môn học  lịch sử kinh tế quốc dân  khủng hoảng kinh tế mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

-

TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

K224131534 Nguyễn Thị Thu Huyền K224131535 Phan Phạm Bảo Hưng K224131536 Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương

Trang 2

1 MỤC LỤC

I CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở MỸ 2

1. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ 1929 - 1933 2

4.2.1 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 11

4.2.2 Ảnh hưởng của cuộc chiến ở Nga - Ukraine 12

4.2.3 Phản ứng của Mỹ 13

II SO SÁNH GIỮA CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở MỸ 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

I CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở MỸ

1 CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ 1929-1933 1.1 Bối cảnh

Sau cuộc chiến tranh thứ I kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt những năm 20 của thế kỉ XX Mỹ phát triển về mọi mặt: kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện

Tháng 9/1929, một cuộc suy thoái kinh tế diễn ra tại nước Mỹ và lan sang các nước trên thế giới và đại khủng hoảng đó bắt đầu vào ngày thứ 3 đen tối (29/10/1929) với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán tại Mỹ

1.2 Nguyên nhân

Hệ thống tài chính, ngân hàng: thị trường chứng khoán suy giảm và hàng loạt ngân

hàng phá sản

Cho tận đến đêm ngay trước sự sụp đổ năm 1929 - cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà Mỹ từng phải đối mặt, mọi thứ vẫn còn đang là màu hồng Công nghiệp ô tô và xây dựng tăng trưởng nhộn nhịp Tuy nhiên một Cục Dự trữ Liên bang mới thành lập bắt đầu phải đối mặt với một vấn đề hóc búa: làm thế nào khi giá cổ phiếu và giá hàng hóa trong các cửa hàng bắt đầu biến động trái chiều nhau Thị trường đã bùng nổ đối với cổ phiếu của các công ty khai thác công nghệ mới như radio, nhôm và máy bay - đã trở nên đặc biệt phổ biến Nhưng một vài trong số đó bắt đầu đạt kỷ lục về chi trả cổ tức và các nhà đầu tư tiếp tục dồn tiền vào cổ phiếu đó với hy vọng chúng sẽ tiếp tục tăng giá Trong khi đó, công việc kinh doanh lại yếu đi và giá tiêu dùng sụt giảm Và đó là thời gian mà một câu hỏi hóc búa được đặt ra và Fed trở nên khó xử giữa hai sự lựa chọn: và liệu sẽ tăng lãi suất để thị trường bớt nóng lại hay giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế? Và cuối cùng, những ai không tham gia vào thị trường mới là người giành phần thắng: Ngân hàng trung ương quyết định tăng lãi suất vào năm 1928 Đó là một sai lầm thảm họa đã dẫn đến hàng loạt ngân hàng phá sản, tình hình kinh tế xã hội nước Mỹ ngày càng xấu đi

Vậy vấn đề được đặt ra: Liệu cuộc khủng hoảng 1929-1933 này có phải bắt nguồn từ rủi

ro, cấu trúc của hệ thống ngân hàng hay không?

Đầu tiên, việc thiếu tách bạch giữa hoạt động của các loại hình tài chính, nhất là hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư - vốn luôn chứa đựng xung đột và rủi ro hệ

Trang 4

thống tiềm ẩn, khi vốn huy động ngắn hạn được đầu tư vào những tài sản có tính dài hạn, rủi ro cao

Hai là, các ngân hàng thương mại sử dụng vốn huy động để cho vay kinh doanh chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu) và trực tiếp tham gia mua bán chứng khoán

Ba là, nhiều ngân hàng không chỉ đầu tư rất nhiều vào các chứng khoán đầu cơ mà còn tham gia vào hoạt động ngân hàng đầu tư qua mua chứng khoán phát hành lần đầu để bán lại cho công chúng

Bốn là, việc ngân hàng thương mại sử dụng vốn huy động cho khách hàng vay và trực tiếp mua bán chứng khoán khiến một luồng tiền lớn đổ vào chứng khoán, đẩy giá chứng khoán lên mức bong bóng

Sự suy sụp của hệ thống tài chính đã lan ra các ngành khác Về công nghiệp, nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60 - 80% công suất, nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ, mất cân đối giữa cung và cầu Ngoài ra, văn hóa tiêu dùng khổng lồ dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách trên thị trường, không dừng lại ở đó vấn nạn này đã theo người dân Mỹ đến mãi sau này Sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh trong giai đoạn ổn định nhưng nhu cầu và sức mua của người dân lại không tăng tương ứng, khiến hàng hóa ế thừa dẫn tới suy thoái trong sản xuất 1.3 Diễn biến

Ngày 29/10/1929 – “Ngày Thứ Ba đen tối”: Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ chính thức

bắt đầu

Cuối mùa hè năm 1929, các ngành sản xuất đã giảm với tốc độ năm là 45% Cùng với sự xấu đi của nền kinh tế trong nước, những tin tức bất lợi từ bên ngoài cũng ập đến Vào tháng 9 năm đó, Sàn giao dịch Chứng khoán London sụp đổ khi Clarence Hatry, trùm lừa đảo trong ngành tài chính bị bắt Và thế là xu hướng bán tháo bắt đầu

Điều tệ hơn tiếp tục xảy đến khi sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng đã cuốn thành những làn sóng Làn sóng đầu tiên diễn ra vào năm 1930, khởi đầu bằng sự phá sản của các ngân hàng nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước như Arkansas, Illinois và Missouri Tổng cộng có 1.350 ngân hàng đã phá sản trong năm đó Làn sóng thứ hai ập đến những ngân hàng Chicago, Cleveland và Philadelphia - sụp đổ vào tháng 4/1931

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Áp lực đến từ bên ngoài càng trở nên tồi tệ cùng với những lo lắng trong nước Vì Anh rút khỏi chế độ bản vị vàng nên lãi suất tại Anh giảm xuống và đặt áp lực lên các nhà xuất khẩu của Mỹ Khi niềm tin mất dần, người Mỹ lại bắt đầu cất trữ tiền ở nhà Trong khi chiến dịch mua trái phiếu của Fed chỉ mang lại hiệu quả tạm thời bởi các ngân hàng may mắn sống sót đã ở trong tình trạng hết sức tồi tệ

Kết quả cuối cùng là bong bóng vỡ và nước Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử khi 4.000 ngân hàng tương đương 20% tổng số ngân hàng của cả nước Mỹ lúc đó sụp đổ

1.4 Hậu quả

Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 thực chất xuất phát từ sự tham lam vô độ của chế độ đế quốc và thực dân Dẫn đến cảnh người dân khốn cùng, nghèo đói Buộc họ phải đứng lên đấu tranh giành lại sự sống và quyền con người Đó cũng là khởi nguồn cho chiến tranh thế giới mới bùng nổ

1.5 Chính sách khôi phục nền kinh tế

Chính sách kinh tế mới gắn liền với vị tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, Franklin Delano Roosevelt Ông đã thực hiện các chiến lược về nông nghiệp, an sinh xã hội, công nghiệp, ngân hàng và tài chính giúp nước Mỹ thoát khỏi sự suy thoái tồi tệ nhất

Về tài chính, ngân hàng, Đóng cửa các ngân hàng quốc gia không có khả năng trả nợ Cho phép lạm phát vừa phải để nâng cao giá trị hàng hoá, giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần Thị trường chứng khoán được hoạt động lại khi có sự bảo trợ của các liên bang Bước đầu tiên là loại bỏ rủi ro khỏi hệ thống ngân hàng Trong ngắn hạn, mục tiêu này được thực hiện thông qua lượng cung tiền lớn để cung ứng vốn cho toàn bộ nền kinh tế Ủy ban Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) ra đời vào ngày 01/01/1934 FDIC giúp làm giảm chi phí khi ngân hàng phá sản bằng cách bảo vệ 2.500 USD tiền gửi của mỗi khách hàng (người gửi tiền)

Về an sinh xã hội, Tập hợp người thất nghiệp và chia thành nhiều nhóm để phát triển các dự án chính phủ.Từ đó giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp, trợ cấp trả lương và chi phí thất nghiệp cho người dân

Trang 6

Về nông nghiệp, cắt bỏ sản lượng nông nghiệp trên thị trường để giúp giá nông sản tăng lên Và các nông dân tự nguyện cắt giảm sản lượng sẽ được đền bù thông qua các Công ty Tín dụng Nông sản

2 SUY THOÁI KINH TẾ MỸ ĐẦU NĂM 2000 2.1 Bối cảnh

Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) sau 10 năm phát triển, quãng thời gian mở rộng dài nhất của kinh tế Mỹ, việc nước Mỹ bước vào suy thoái vào đầu những năm 2000 đã được dự báo trước Và rồi, cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ vào năm 2001 đã diễn ra trong vòng 8 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 11

2.2 Nguyên nhân

Sự đổ vỡ của hàng loạt các công ty trong cuộc “bùng nổ bong bóng dot-com”

Vào đầu những năm 90, sự ra đời của các trình duyệt web đã giúp người tiêu dùng bình thường có thể truy cập Internet dễ dàng hơn nhiều Khi sự phổ biến của máy tính và internet tăng lên, nhiều công ty web mới đã xuất hiện để tạo ra miếng bánh của họ trong ngành công nghệ thông tin và thương mại trực tuyến đang mở rộng nhanh chóng Tất cả các công ty liên quan đến Internet như Apple, Microsoft, phát triển rất mạnh và các công ty khác cũng thế

Vào cuối những năm 90, với lãi suất thấp đã tạo thêm động lực cho các nhà đầu cơ cổ phiếu đổ tiền vào ngành công nghiệp internet cụ thể là các công ty dot-com non trẻ (hầu hết trong số đó vẫn chưa tạo ra lợi nhuận) Dòng tiền này hoạt động giống như một cái ống bễ, thổi phồng ngành công nghệ internet chưa được thử nghiệm thành một bong bóng được định giá quá cao và sẵn sàng vỡ tung

Và đâu là lý do khiến bong bóng nổ tung?

Yếu tố đầu tiên là lãi suất tăng Đầu năm 2000, sự cố máy tính Y2K – lỗi thiên niên kỷ xảy ra cùng với các chỉ số như sản lượng thiết bị doanh nghiệp tăng 74%, chi phí xây dựng tăng 35% trong khi hàng hóa tiêu thụ chỉ ở mức 18% Điều này khiến FED nhận ra nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng quá nóng nên vội vã tăng lãi suất ngân hàng với mong muốn kìm lại đà tăng Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất quỹ liên bang nhiều lần trong suốt những năm 1999 và 2000 Lãi suất cao hơn có xu hướng thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển tiền ra khỏi các tài sản đầu cơ hơn (như cổ phiếu của công ty internet) và vào các tài sản trả lãi như trái phiếu

Trang 7

Yếu tố thứ hai là sự khởi đầu của một cuộc suy thoái ở Nhật Bản vào tháng 03/2000 Tin tức về cuộc suy thoái này lan truyền nhanh chóng và dẫn đến một làn sóng sợ hãi gây ra tình trạng bán tháo trên toàn thế giới, thậm chí còn chuyển nhiều tiền hơn ra khỏi các cổ phiếu đầu cơ và chuyển sang các khoản thu nhập cố định, an toàn hơn

Khủng bố 11/9/2001 nổ ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ

Cuộc tấn công ngày 11/9 làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái Thị trường đóng cửa vài ngày sau vụ tấn công và sàn giao dịch chứng khoán New York không mở cửa trở lại cho đến ngày 17/9/2001 Ngày hôm đó, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA) có mức giảm lớn nhất trong một ngày và các chỉ báo chính của thị trường chứng khoán trải qua tuần tồi tệ nhất trong lịch sử đã góp phần kéo dài cuộc suy thoái Mỹ năm 2001 Đồng thời chiến dịch chiến tranh chống khủng bố - một trong những hoạt động quân sự tiêu tốn ngân sách công lớn nhất trong lịch sử nước này

2.3 Tác động

Xem xét trên toàn bộ các cuộc suy thoái sau thế chiến thứ hai, cuộc suy thoái năm 2001 là tương đối nhẹ và tương đối ngắn nhưng nó cũng để lại một số tác động đáng kể Giá cổ phiếu giảm mạnh, lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng, giá trị vốn hóa các công ty

Dotcom bị ảnh hưởng

Khoảng 400.000 công việc IT biến mất, hầu hết công ty đều tuyên bố phá sản, kể cả công ty Blue Chip cũng mất hơn 80% giá trị, bong bóng chính thức vỡ Các công ty còn sót lại như eBay, Priceline, Amazon, chỉ số NASDAQ phải mất hơn 15 năm sau đó mới ổn định trở về như cũ

Sự lên xuống của thị trường nhà ở

Suy thoái kinh tế và khủng hoảng kéo theo một giai đoạn mở rộng kéo dài trong hoạt động xây dựng nhà ở, giá nhà và tín dụng nhà ở của Hoa Kỳ Sự mở rộng này bắt đầu vào những năm 1990 và tiếp tục không suy giảm trong suốt cuộc suy thoái năm 2001, tăng tốc vào giữa những năm 2000 Giá nhà trung bình ở Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1998 đến năm 2006, mức tăng mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử Hoa Kỳ

Tỷ lệ thất nghiệp tăng

Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,2% vào tháng 2 năm 2001 lên 5,5% vào tháng 11 năm 2001

Trang 8

Sự suy giảm trong xuất khẩu

Trong cuộc suy thoái năm 2001, xuất khẩu có sự suy giảm rõ rệt nhất trong lĩnh vực phi ô tô hàng hóa vốn và hàng tiêu dùng và du lịch và dịch vụ vận chuyển

2.4 Chính sách của Chính phủ

Tổng thống George W Bush bắt đầu làm việc với Quốc hội để cắt giảm thuế ngay khi nhậm chức Vào ngày 7/6/2001, Tổng thống Bush đã ký Đạo luật hòa giải giảm thuế và tăng trưởng kinh tế năm 2001 Những cắt giảm thuế này đã cho phép người nộp thuế giữ lại nhiều tiền hơn Nền kinh tế tăng trưởng trở lại vào quý 4 năm 2001

Chính sách tiền tệ mở rộng của Cục Dự trữ Liên bang cũng góp phần chấm dứt suy thoái Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 01/2001 và tiếp tục giảm khoảng 1/2 điểm mỗi tháng, do đó tỷ lệ này là 1,82% (tức là thấp hơn 2%) vào tháng 12/2001 Quyết định này được đưa ra sau một nỗ lực để kích thích nền kinh tế bằng cách cung cấp thêm thanh khoản

3 CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2008-2009 3.1 Bối cảnh

Khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 là một cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1929-1933 Cuộc khủng hoảng đã âm ỷ từ những năm 2000, năm 2001 xuất hiện 2 sự kiện quan trọng là vỡ bong bóng Dot-com và vụ khủng bố 11/09/2001, làm kinh tế Hoa Kỳ bước vào giai đoạn suy thoái

3.2 Nguyên nhân

Yếu tố thứ nhất bắt đầu từ năm 2001, lạm phát bị đẩy lùi và giảm mức lãi suất cơ bản

FED đã bơm tiền vào nền kinh tế của Mỹ và giảm dần lãi suất cơ bản từ mức 3,5% hồi tháng 08/2001 xuống còn 1% vào giữa năm 2003 Giải pháp nới lỏng tiền tệ đã giúp cho việc vay tiền ngân hàng dễ dàng hơn và hạ thấp chi phí nhưng đồng thời nó cũng làm đồng tiền USD bị mất giá và dẫn tới lạm phát Hơn nữa, FED đã giữ lãi suất quá thấp như vậy trong một thời gian quá dài

Trang 9

Yếu tố thứ hai là những khoản vay lãi suất thấp kích thích việc mua nhà

Vào thời điểm 2006 - 2007, các ngân hàng thương mại và đầu tư đã tạo nới lỏng việc cho vay mua nhà dành cho những đối tượng vay ít tin cậy FED đã không kiểm soát những thực tế giống như “con dao hai lưỡi” này Kết quả là bất kỳ ai cũng có thể vay tiền mua nhà, cho dù họ ít có khả năng và thậm chí không có khả năng trả nợ

Lãi suất thấp khiến nhiều người đổ xô mua nhà đã thổi lên “bong bóng” địa ốc Giá nhà lên cao nếu những người vay không trả nợ được, họ sẽ tịch thu nhà với giá trị đã được đẩy lên cao hơn Mọi việc cứ suôn sẻ khi giá nhà vẫn tăng, nhưng một khi giá nhà lên đến đỉnh điểm và bắt đầu giảm, các điều kiện cho vay bị thắt chặt, khi đó các ngân hàng bỗng thấy họ đang sở hữu những ngôi nhà mà giá trị của nó không đủ bù đắp giá trị của các khoản vay

Yếu tố thứ ba là chứng khoán hóa

Các ngân hàng đầu tư ở Mỹ sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống Thêm vào đó, việc cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng, một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản

Chính sách nới lỏng tiền tệ của FED, bắt đầu từ cuối năm ngoái để tránh suy giảm kinh tế, nay lại gây ra lạm phát chứ không giúp nền kinh tế Mỹ phục hồi Giá dầu, lương thực và vàng tăng lên đến mức cao nhất trong lịch sử và đồng USD cũng mất giá đến mức chưa từng có

3.3 Hậu quả

Phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới

Đây là hậu quả lớn và nặng nề nhất Trước hết là đối với nước Mỹ Ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3 trong 1” Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ Bear Stearn – một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đã có bề dày hoạt động 85 năm trên thị trường tài chính Mỹ, bị thua lỗ nặng nề khi thị trường nhà đất sụt giá, ngày 16/3/2008 đã tuyên bố phá sản

Trang 10

Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo, nhiều cổ phiếu rớt giá thê thảm

Cả bốn chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ là các chỉ số DowJone, S&P 500, Nasdaq và FTSE đều sụt giảm nghiêm trọng, một sự sụt giảm mạnh nhất từ những năm 1930 trở lại đây

Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn

Ngành sản xuất ô tô, một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng Ba hãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motor, Ford, Chrysler đều thua lỗ nặng nề Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng làm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn của Mỹ buộc phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản Sản xuất đình đốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mỹ tăng lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25 năm qua, từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu năm 2008 và 4,61 triệu người vào tháng 2/2009

Sự phá sản của chính sách kinh tế tự do hoá mà nước Mỹ thực hiện nhiều năm qua và

muốn áp đặt cho cả thế giới

Sau khủng hoảng, tại nước Mỹ và trên thế giới, chính sách kinh tế của các chính phủ sẽ cân bằng hơn giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước, sự giám sát của nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với hệ thống tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán sẽ chặt chẽ hơn hiện nay Cuộc khủng hoảng cũng làm thay đổi tương quan giữa các nước, các nền kinh tế lớn trên thế giới với sự suy giảm vai trò của một số nước (như Mỹ, Nhật,…) và sự nổi lên của một số nước khác (như Trung Quốc, ấn Độ, Nga, Braxin,…)

3.4 Biện pháp khắc phục

Thứ nhất, tăng mức bảo hiểm tiền gửi, hoặc cam kết bảo đảm an toàn tiền gửi và chi trả đầy đủ tiền gửi tiết kiệm cho dân chúng

Thứ hai, nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách bơm một lượng tiền lớn cho nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng; giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng khả năng thanh khoản

Thứ ba, quốc hữu hoá, nhà nước mua lại các khoản nợ xấu; khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp mua lại các tổ chức đổ vỡ và phá sản Ngày 19/09/2008,

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan