1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tác động của mạng xã hội tới kết quả học tậpcủa sinh viên trường đại học luật hà nội

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc lạm dụng mạng xã hội sẽ làm tê liệt và giết chết sự sáng tạo, tư duy logic trong quá trình làm bài hay tồi tệ hơn là chểnh mảng học hành, dành nhiều thời gian cho các tính năng giải

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

“Tác động của mạng xã hội tới kết quả học tậpcủa sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”.

Trang 2

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2024

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIALÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI

Tên bài tập: Khảo sát về Tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinhviên trường Đại học Luật Hà Nội

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực

Trang 3

8 481670 Bạch Ngọc Quốc Việt X

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày tháng năm 202 Trưởng nhóm

Trang 4

b Nhiệm vụ nghiên cứu

3 Giả thuyết nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp chung:

b Phương pháp thu thập thông tin:

5 Chọn mẫu điều tra

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

3 Nguyên nhân

3.1 Nguyên nhân chủ quan

3.2 Nguyên nhân khách quan Too long to read on

your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Theo thống kê mới nhất năm 2023, Việt Nam có hơn 70 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm 71% tổng dân số Chủ yếu tập trung sử dụng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Zalo, Threads, Youtube,… Các trang mạng xã hội lớn và1

nổi tiếng như này đã thu hút và lôi cuốn rất nhiều sinh viên học tập tại các trường đại học ở Việt Nam tham gia khiến cho Việt Nam trở thành một trong 10 nước sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới Số lượng tài khoản của người dùng trong độ2

tuổi từ 18 – 23 được thiết lập và sử dụng không ngừng tăng lên trong mấy năm gần đây, họ xem mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Vậy tại sao các trang mạng xã hội này lại phổ biến và trở thành một “món ăn tinh thần trong cuộc sống” của nhiều sinh viên như hiện nay? Bên cạnh rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng như: liên lạc dễ dàng với gia đình, bạn bè ở xa; khối lượng thông tin phong phú, đa dạng được cập nhật sớm nhất;…và còn có khía cạnh khá quan trọng đó chính là công cụ hỗ trợ đắc lực của người dùng nói chung và sinh viên nói riêng trong vấn đề học tập cũng như nâng cao tri thức, nâng cao tầm hiểu biết sâu rộng Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà mạng xã hội đã và đang đem lại cho sinh viên trong quá trình học tập như: tài liệu kiến thức dồi dào phong phú, chia sẻ và tiếp thu lời khuyên về học tập, tìm kiếm cơ hội học bổng,…Có thể thấy, nhờ mạng xã hội mà việc học tập, nghiên cứu, học hỏi của sinh viên trở nên dễ dàng và tiến bộ hơn rất nhiều.

Chính vì những lợi ích trên mà một bộ phận người trẻ hiện nay nói chung và sinh viên nói riêng đang dần phụ thuộc và lạm dụng vào mạng xã hội Điều này đã khiến mạng xã hội trở thành “con dao hai lưỡi”, tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên Việc lạm dụng mạng xã hội sẽ làm tê liệt và giết chết sự sáng tạo, tư duy logic trong quá trình làm bài hay tồi tệ hơn là chểnh mảng học hành, dành nhiều thời gian cho các tính năng giải trí hơn khiến kết quả học tập dần sa sút.

Ngay khi nhận thức được sự nan giải của vấn đề này và trả lời cho câu hỏi “Thực sự mạng xã hội tác động tiêu cực hay tích cực đến sinh viên hiện nay?”, nhóm chúng em xin phép được lựa chọn đề tài: “Tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” nhằm tìm hiểu rõ ràng, chi tiết hơn về thực trạng, nguyên nhân và tìm ra giải pháp việc sử dụng mạng xã hội trong quá

1Internet Việt Nam 2023: Số liệu mới nhất và xu hướng phát triển, Vnetwork, 2024, truy cập ngày 01/03/2024 https://www.vnetwork.vn/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-nhat-va-xu-huong-phat-trien/2“Choáng” với số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam, Báo Người Lao Động, 2023, truy cập ngày01/03/2024, https://nld.com.vn/cong-nghe/choang-voi-luong-nguoi-su-dung-mang-xa-hoi-o-viet-nam-20230609163100458.htm

Trang 6

trình học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, giúp sinh viên có thể kiểm soát bản thân và nhìn nhận đúng hơn khi sử dụng các trang mạng xã hội.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

a Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu, điều tra về đề tài: “Tác động của mạng xã hội tới kết quả

học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” nhằm:

Tìm hiểu thực trạng của vấn đề được nghiên cứu.

Phân tích các nguyên nhân dẫn tới sự tác động hai mặt của mạng xã hội tới kết quả học tập.

Trên cơ sở đó, đề xuất các giài pháp để nâng cao hơn nhận thức của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập b Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý luận về tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên và tổng hợp các văn bản pháp luật có liên quan đến sự ảnh hưởng của mạng xã hội nói chung và tới kết quả học tập của sinh viên nói riêng.

Khảo sát điều tra xã hội học, từ đó đánh giá thực trạng tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

Phân tích nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khác quan dẫn đến hai mặt lợi và hại của mạng xã hội.

Đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn hiệu quả sử dụng mạng xã hội để có sự ảnh hưởng và tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên.

3 Giả thuyết nghiên cứu

Mạng xã hội có sự tác động hai chiều đối với kết quả học tập của sinh viên, một mặt tác động tới kết quả học tập nhằm giúp cho sinh viên có thể tìm kiếm tài liệu, học hỏi thêm các kinh nghiệm… bên cạnh đó có sự ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả học tập của sinh viên.

Nguyên nhân của thực trạng trên: sự quản lý thời gian, quan điểm, nhận thức, …

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội:

Cá nhân: Sinh viên có nhận thức tốt hơn về việc sử dụng hiệu quả mạng xã

hội, quản lý thời gian tốt hơn,

Nhà trường: Có phương pháp kiểm soát sử dụng mạng xã hội,…

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp chung:

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng cách thu thập dữ liệu từ những người trong xã hội và phân tích dữ liệu đó để rút ra những kết luận về hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của con người.

Phương pháp này bao gồm các bước như:

Phải xác định rõ câu hỏi nghiên cứu để tập trung thu thập sữ liệu và phân tích kết quả

Xác định đối tượng nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và cách phân tích dữ liệu

Phân tích thống kế để phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận

Đưa ra những kết luận: dựa trên dữ liệu thu thập được và phân tích kết quả để đưa ra kết luận về câu hỏi nghiên cứu

Từ cách hiểu trên về “phương pháp chung” trong quá trình nghiên cứu và làm

báo cáo về đề tài “Tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên

trường Đại học Luật Hà Nội”, nhóm chúng em đã triển khai đề tài theo phương

pháp chung sau:

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Có thể nói phân tích và tổng hợp là

hai phương pháp thống nhất với nhau, không tác rời nhau, gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu vấn đề điều tra.

Phương pháp quy nạp và diễn dịch: là phân chia đối tượng nghiên cứu

thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách sâu hơn, mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố, bộ phận ấy.

Phương pháp so sánh: là một cách tiếp cận để đối chiếu và quan sát mối

quan hệ của một đối tượng nghiên cứu và một đối tương khác Phương pháp này giúp điều tra và phân tích các điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng, từ đó đưa ra những kết luận về sự tương đồng và khác nhau của chúng.

Qua việc hiểu rõ phương pháp phân tích và tổng hợp, nhóm chúng em đã vận dụng vào đề tài Trước tiên nhóm chúng em đã đưa ra những câu hỏi chung để xác định sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội (độ tuổi, ngành học, giới tính ) Sau đó nhóm đã đưa ra những câu hỏi về thực trạng để phản ánh đúng tình trạng thực tế việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ảnh hưởng đến kết quả học tập và đưa ra những câu hỏi về phần nguyên nhân Cuối cùng nhóm chúng em đã đưa ra những

Trang 8

câu hỏi về biện pháp để giúp cho người khảo sát nêu lên quan điểm cá nhân và cho họ đề xuất những phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội.

b Phương pháp thu thập thông tin:

Với đề tài “Tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên

trường Đại học Luật Hà Nội”, nhóm chúng em sẽ có 21 câu hỏi cho đề tài này theo

các phương pháp:

Phương pháp Anket: là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được

sử dụng rất rộng rãi trong điều tra xã hội học Phương pháp Anket thực chất là hình thức hỏi – đáp gián tiếp qua bảng hỏi (phiếu điều tra hay phiếu hỏi) được soạn thảo trước Điều tra viên tiến hành phân tích bảng hỏi và hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi Người được hỏi tự đọc phiếu hỏi rồi chọn và ghi phương án trả lời của mình Sau khi trả lời xong, người được hỏi sẽ gửi lại phiếu hỏi cho điều tra viên.

Phương pháp phỏng vấn (bổ trợ cho phương pháp Anket) là phương pháp

thu thập thông tin dựa trên việc hỏi – đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin Theo đó, người phỏng vấn sẽ hỏi và nghe ý kiên trả lời rồi ghi nhận thông tin vào bảng hỏi Ngoài ra, người phỏng vấn còn có thể chuẩn bị sẵn mẫu phiếu phỏng vấn gửi cho người cung cấp thông tin để họ cho ý kiến vào phiếu rồi thu lại nhằm xử lý thông tin.

Phương pháp phân tích tài liệu: Là việc tìm hiểu bản chất của tư liệu được

phân tích, cho phép hiểu được nội dung tài liệu, nguồn gốc và logic lập luận những ý tưởng được đưa ra trong tài liệu.

Trong đề tài “Tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên

trường Đại học Luật Hà Nội”, nhóm chúng em đã sử dụng thiết kế bảng hỏi và

thông qua bỏ phiếu Google Form để chúng em có thể tiến hành thu thập thông tin và kết quả thu thập được 101 phiếu trả lời khảo sát.

5 Chọn mẫu điều tra

Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên.

Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội năm thứ nhất (73.3%), năm thứ hai (14.9%), năm thứ ba (9.9%), năm thứ tư (2%).

Chúng tôi thu thập được 101 ý kiến trả lời.

Cách xử lý thông tin thu được: tính toán, trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.

Trang 9

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

Sinh viên là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính

quy tại các cơ sở giáo dục đại học Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.3

Học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân, hoạt động học tập của

sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học.4

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng

người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.5

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng mạng xã hội quy định tại Điều 26 Nghị

định 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin

2 Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội 3 Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng

xã hội quy định tại Điều 101 Nghị định Số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt

3 Điều 2 Thông tư Số 10/2016/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy.

4 Nguyễn Lan Nguyên, Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinhviên hiện nay.

5 Khoản 22 Điều 3 Nghị định Số 72/2013/NĐ-CP Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Trang 10

hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, côngnghệ thông tin và giao dịch điện tử (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP):

1 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối vói hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm 2 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3 Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Bộ quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội quy định tại Điều 3 Quyết định Số

874/QĐ-BTTTT về việc ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội:

1 Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2 Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3 Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

Trang 11

4 Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài

Mạng xã hội được biết đến là một nền tảng trực tuyến với các mô hình, tính năng, cách sử dụng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng truy cập và kết nối Đây là nơi mọi người có thể giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh hay xây dựng những mối quan hệ dựa trên điểm chung như sở thích, nghề nghiệp,…

Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ về công nghệ thông tin trong đó sự xuất hiện ngày một nhiều của các trang mạng xã hội tạo điều kiện để sinh viên có thể tiếp cận và sử dụng chúng một cách dễ dàng Sinh viên có thể sử dụng mạng xã hội phục vụ nhu cầu học tập, giao lưu trên mạng xã hội Tuy nhiên, chính mạng xã hội cũng là nguyên nhân khiến sinh viên xao nhãng việc học, sống khép kín, sa đà vào “cuộc sống ảo” trên mạng xã hội mà quên mất cuộc sống thực tế đang diễn ra Thấy được sự phát triển chóng mặt của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Bên cạnh đó, nhiều hội thảo khoa học được tổ chức để các nhà khoa học đi tìm tiếng nói chung để có ứng phó kịp thời nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực mạng xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên

Đối với Lãnh đạo nhà trường, cán bộ Đoàn, Đội, giảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường: nhận biết được sự ảnh hưởng từ mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên và đã có một số hành động giúp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

Thực tế, các quy định của pháp luật về tác động của mạng xã hội thì đã có nhưng trong lĩnh vực cụ thể như học tập thì còn chung chung, chưa cụ thể.

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Để hiểu hơn về nhận thức của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đối với tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập, nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi và nhận được kết quả như sau:

1 Anh/Chị có thường xuyên sử dụng MXH cho việc học tập của mình không?

Trang 12

CóKhông

Biểu đồ 1: Anh chị có thường xuyên sử dụng MXH cho việc học tập của mình không?

Theo Biểu đồ khảo sát đến từ 101 bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội với các lứa tuổi khác nhau, ta có thể thấy rằng đa số sinh viên đều sử dụng mạng xã hội để học tập, chiếm đến 93%, còn lại ít sử dụng hoặc không sử dụng chỉ chiếm một phần nhỏ (7%) Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì việc sử dụng mạng xã hội cho việc học tập là điều tất yếu Mạng xã hội có nhiều tính năng ưu việt hơn các công cụ khác, hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên có thể kể đến như: độ tương tác cao, dễ sử dụng, nguồn thông tin đa dạng, nhiều kinh nghiệm được chia sẻ, mối quan hệ rộng rãi…Chính vì vậy, không khó để hiểu tại sao sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng lại sử dụng mạng xã hội nhiều đến như vậy

7% rất ít còn lại không thường xuyên sử dụng mạng xã hội cho việc học tập Điều này có bắt nguồn từ một vài lý do như sau: sinh viên sử dụng nguồn tài liệu truyền thống – tài liệu giấy hay tham khảo ý kiến giảng viên, hoặc do thiếu trang thiết bị về học tập,…Ngoài ra điều này còn do một số mặt tiêu cực của mạng xã hội: sinh viên sa đà vào việc sử dụng mạng xã hội để giải trí, lãng phí thời gian,… 2 Đánh giá mức độ sử dụng MXH của anh/chị?

Trang 13

Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ sử dụng MXH của anh/chị?

Theo khảo sát 101 sinh viên ở trường Đại học Luật Hà Nội, chiếm 39,6% đánh giá mức độ sử dụng mạng xã hội ở mức “1” = “Rất thường xuyên”, gấp 4 lần so với mức “5” = “Rất không thường xuyên”, mức “2”= “Thường xuyên” chiếm 13,9% và “4”=“Không thường xuyên” chiếm 13,9%; mức “3”=”Bình thường” chiếm 22,8% Qua đó, có thể thấy rằng sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội dành rất nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội Điều này thể hiện xu thế chung khi đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển khoa học kỹ thuật, mọi người nói chung và sinh viên nói riêng càng dễ dàng tiếp xúc với mạng xã hội và sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cũng là một trong các số đó Việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên, liên tục của sinh viên bắt nguồn từ những ưu điểm của nó trong việc học tập, nghiên cứu cũng như thư giãn, giải trí Tuy nhiên, một bộ phận khác sử dụng mạng xã hội rất nhiều còn do các nguyên nhân tiêu cực như sa đà vào nội dung tiêu cực, “nghiện” mạng xã hội dẫn đến xa rời hiện thực…

3 Từ đó, anh/chị hãy đánh giá mức độ hiệu quả mà MXH đem tới kết quả học tập của mình?

Trang 14

Biểu đồ 3: Anh/chị đánh giá mức độ hiệu quả mà MXH đem tới kết quả học tập của mình?

Từ kết quả khảo sát từ Biểu đồ 2 có thể thấy số lượng sinh viên sử dụng mạng xã hội là rất lớn nhưng tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập ở mức “1” = “Rất hiệu quả” chiếm 17,8%, mức “2” = “Hiệu quả” chiếm 23,8%, cao nhất là mức độ hiệu quả “3” = “Bình thường” chiếm 40,6%, con số này gấp 7 lần so vớ mức “5” = “Rất không hiệu quả”, còn lại là mức “4” chiếm 11,9% Như vậy, có thể thấy rằng, dù mức độ sử dụng mạng xã hội nhiều nhưng cũng không ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của sinh viên Bởi trên các trang mạng xã hội sẽ cung cấp những nội dung, bài viết có ích đối với việc học tập, nghiên cứu của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Luật nói riêng Mặt khác cũng cho thấy rằng sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cũng nắm được phần nào cách dùng mạng xã hội để không bị tác động xấu tới kết quả học tập.

4 Anh/Chị chủ yếu sử dụng MXH với mục đích gì?

Trang 15

Biểu đồ 4: Anh/Chị chủ yếu sử dụng MXH với mục đích gì?

Từ kết quả khảo sát có thể dễ dàng thấy rằng hoạt động giải trí chiếm tỉ lệ cao nhất 90,1% Điều này chứng tỏ mạng xã hội là một phương tiện giải trí phổ biến, nơi mà có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu giải trí của sinh viên sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Học tập chiếm 81,2% lượt bình chọn Hiện tại, việc học tập ngày càng dễ dàng khi không chỉ thực hiện theo phương pháp truyền thống mà đã xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội Điều này giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội được tiếp cận với những nguồn kiến thức, thông tin, kết nối với thầy cô phục vụ cho việc học tập hiệu quả hơn.

Câu trả lời “Liên lạc với người thân” chiếm tỉ lệ cao thứ ba trong số các câu trả lời mà sinh viên đã tham gia khảo sát trả lời, chiếm 75,2% Trường Đại học Luật Hà Nội có số lượng lớn các sinh viên theo học đến từ những tỉnh thành, vùng miền khác nhau, chính vì thế mà nhu cầu liên lạc với người thân của sinh viên là vô cùng lớn Với những tính năng hiện đại, mạng xã hội đã được rất nhiều sinh viên sử dụng với mục đích liên lạc với người thân.

Cuối cùng, hoạt động kinh doanh được sinh viên lựa chọn ở mức độ thấp chiếm 24,8% Các khách thể là sinh viên ít khi sử dụng mạng xã hội để “bán hàng” do đặc điểm hoạt động chủ đạo của họ là học tập và thiết lập các mối quan hệ xã hội Ở lứa tuổi này, không nhiều người có điều kiện về tài chính cũng như kinh nghiệm để thực hiện những hoạt động về kinh tế.

Trang 16

Ngoài ra, một số ít sinh viên sử dụng vào mục đích khác, điều này chứng tỏ phần lớn các sinh viên sử dụng mạng xã hội với những nhu cầu cơ bản như trên Đây hoàn toàn là những mục đích phù hợp và cần thiết với hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống của phần lớn các sinh viên.

5 Theo anh/chị, mạng xã hội có tác động tích cực như thế nào đến việc học tập của sinh viên?

Phương tiện kết nối giữa sinh viên và giảng

Biểu đồ 5: Mạng xã hội có tác động tích cực như thế nào đến việc học tập của sinh viên?

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được mạng xã hội là phương tiện kết nối giữa sinh viên và giảng viên có tỉ lệ chọn cao nhất 81,2% Với những tính năng ưu việt của mình, mạng xã hội không chỉ là một nền tảng giải trí đơn thuần, nó còn mang đến những điểm tiện lợi khác, đặc biệt là phương tiện kết nối giữa sinh viên và giảng viên Điều này sẽ hỗ trợ các sinh viên dễ dàng trao đổi với các giảng viên trong các vấn đề học tập không chỉ ở trên lớp mà còn ở bất kì nơi đâu chỉ cần thông qua mạng xã hội

Mạng xã hội với sự phủ sóng rộng rãi của mình là một nơi lý tưởng để các sinh viên có thể tìm hiểu mọi vấn đề trong học tập Những kiến thức, kinh nghiệm… về học tập đều được chia sẻ một cách rộng rãi trên mạng xã hội, điều này giúp sinh viên thuận tiện trong việc tìm hiểu, tiếp thu, chiếm 79,2%.

Các nội dung mạng xã hội xuất hiện dưới nhiều dạng hình thức, nhiều chủ đề khác nhau… bên cạnh cung cấp những kiến thức, thì mạng xã hội là nơi chứa nhiều

Trang 17

kỹ năng cần thiết mà các bạn sinh viên có thể tìm hiểu nhằm phục vụ cho việc học tập, được 74,3% sinh viên lựa chọn.

Qua đó, ta có thể thấy rằng, mạng xã hội là một công cụ vô cùng hữu dụng đối với việc học tập của sinh viên nếu chúng ta sử dụng một cách thích hợp.

6 Anh/Chị đánh giá mức độ an toàn của việc sử dụng MXH làm công cụ trao đổi, giao nộp bài tập?

Biểu đồ 6: Mức độ an toàn của việc sử dụng MXH làm công cụ trao đổi, giao nộp bài tập?

Số lượng sinh viên chọn mức độ an toàn “Bình thường” và “An toàn” rất lớn, lần lượt là 43% và 47%, gấp nhiều lần so với số lượng sinh viên chọn “Rất an toàn” (8%), “Không an toàn” (2%), “Rất không an toàn” (1%).

Phỏng đoán:

Câu trả lời “An toàn” chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các câu trả lời mà các sinh viên đã tham gia khảo sát trả lời Điều này chứng tỏ hiện tại sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đánh giá cao mức độ bảo mật của các ứng dụng mạng xã hội.

Câu trả lời “Bình thường” chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong các câu trả lời, điều này có những nguyên do thể hiện được tại sao sinh viên tham gia khảo sát lại lựa chọn câu trả lời này? Thứ nhất, do sinh viên chưa gặp phải tình trạng mất cắp thông tin nên vẫn tin tưởng, dựa dẫm vào cơ chế bảo mật của mạng xã hội, cho thấy thái độ chủ quan của sinh viên đối với vấn đề an ninh mạng Thứ hai, mọi người có biết đến việc giao nộp bài tập trên mạng xã hội nhưng không quá bận tâm, chỉ khi nào có sự yêu cầu giao nộp bài tập thì mới có sự quan tâm nhất định dành cho việc này.

Trang 18

Ba câu trả lời còn lại chỉ lựa chọn với tỉ lệ cực thấp Điều này chứng tỏ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội chưa thực sự chắc chắn với hiểu biết của mình về mức độ an toàn nhưng cũng không quá vô tâm với việc này.

7 Theo anh/chị, MXH có tác động tiêu cực như thế nào đối với việc học tập của sinh viên?

Đối mặt với việc đánh cắp thông tin cá nhânTiếp cận nguồn thông tin

Biểu đồ 7: MXH có tác động tiêu cực như thế nào đối với việc học tập của sinh viên?

Mạng xã hội chứa vô vàn nội dung khác nhau, ngoài các tác động tích cực thì mạng xã hội cũng có sự tác động tiêu cực không nhỏ đến việc học tập của sinh viên Qua quá trình khảo sát tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với việc học tập của sinh viên, nhóm đã thu được kết quả như sau:

“Tiếp cận nguồn thông tin không chính xác” chiếm 79,2%, ta có thể lí giải nguyên do xuất phát từ việc cơ chế kiểm soát nội dung đăng tải trên mạng xã hội chưa chặt chẽ dẫn tới nhiều người có thể đăng thông tin không chính xác, sinh viên chưa biết cách chọn cũng như tìm kiếm thông tin chính thống.

“Dễ lạc hướng và lãng phí thời gian với các nền tảng mạng xã hội tiêu cực” Đây cũng là một trong những tác động tiêu cực phổ biến đối với việc học tập của sinh viên chiếm 70,3% Bởi vì nhiều sinh viên không cân bằng được thời gian giữa giải trí với thời gian học dẫn đến việc sinh viên dễ sa đà vào các thú vui trên mạng xã hội.

Mạng xã hội có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên, để khẳng định cho điều trên nhóm xin dẫn chứng số liệu “Ảnh hưởng đến sức

Trang 19

khỏe và tinh thần” chiếm 41,6%, từ ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của sinh viên Như khiến sinh viên mất tập trung, lúc nào cũng trong trạng thái uể oải, không có tinh thần để học Nguyên nhân có thể do thời gian sử dụng mạng xã hội quá nhiều, tiếp xúc với các nội dung tiêu cực… Mạng xã hội chứa đựng một lượng thông tin và kiến thức rộng lớn, sinh viên có thể tận dụng nó cho việc học tập, tuy nhiên đấy cũng là con dao hai lưỡi khi có thể khiến sinh viên phụ thuộc và dựa dẫm vào đó, lười suy nghĩ và động não hơn Với tỉ lệ 65,3% “Làm bài tập dựa dẫm mạng xã hội” đây là một con số không nhỏ, nguyên do có thể là sinh viên sử dụng nhiều dẫn đến phụ thuộc và ỷ lại vào nó, cùng với đó là thói quen lười suy nghĩ, lười chủ động khiến nhiều sinh viên có thói quen làm bài tập nhưng lại dựa dẫm quá nhiều vào mạng xã hội

8 Anh/Chị có tham gia hội nhóm học tập của học sinh, sinh viên trên MXH

Theo số liê Žu khảo sát từ 101 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội thì số lượng sinh viên tham gia hô Ži nhóm học tâ Žp trên mạng xã hô Ži chiếm đến 89% Sự phát triển của hệ thống mạng toàn cầu nói chung và mạng xã hội (MXH) nói riêng tác động đến thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là học sinh, sinh viên MXH không chỉ dừng lại để giải trí mà còn tác đô Žng đến kết quả học tập của sinh viên Từ những khảo sát trên, ta có thể thấy sinh viên sử dụng mạng xã hội rất

Trang 20

thường xuyên, do đó cũng dễ dàng tiếp xúc với các hội nhóm học tập, vì vậy việc có tới 89% sinh viên đã tham gia vào các hội nhóm học tập là một việc dễ hiểu Như vậy, việc sử dụng mạng xã hội không chỉ có tác dụng giải trí mà còn có tác động tích cực giúp sinh viên trao đổi kiến thức trong các hội nhóm, từ đó nâng cao kết

Biểu đồ 9: Việc tham gia hội, nhóm này cung cấp cho anh/chị những gì?

Theo số liê Žu khảo sát viê Žc tham gia các hô Ži nhóm cung cấp cho sinh viên các kĩ năng, phương thức học tâ Žp sáng tạo, hiệu quả chiếm 84,2% Thật vậy, khi sinh viên gặp khó khăn trong việc học tập, học nhiều nhưng không đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là những lúc chuẩn bị thi thì việc tìm đến các hội nhóm để trao đổi thêm về phương pháp, kỹ năng sẽ giúp sinh viên tìm được hướng đi đúng đắn để học tập hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, tham gia hội nhóm khiến sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ chiếm 60,4% Khi tham gia hội nhóm, sinh viên có thể trao đổi, làm quen với nhiều người hơn, tiếp xúc với các chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quan tâm dễ dàng hơn trước đây, giúp ích cho sinh viên trong cuộc sống và công việc sau này.

Tham gia hội nhóm, được chia sẻ các kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả, các anh chị có kinh nghiệm chia sẻ, trao đổi sẽ giúp bản thân sinh viên lấy đó làm động lực phát triển bản thân, đó là lí do nó chiếm 56,4%.

Trang 21

Còn lại 31,7% sinh viên chọn áp lực đồng trang lứa, cảm xúc tiêu cực và 5% chọn khác Áp lực và cảm xúc tiêu cực khi tham gia hội nhóm là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nó chỉ là hi hữu và dễ dàng khắc phục Áp lực và cảm xúc tiêu cực sinh ra từ chính suy nghĩ của cá nhân, vì thế chỉ thể bản thân suy nghĩ một cách tích cực và tận dụng những ưu điểm của các hội nhóm học tập thì sẽ hoàn toàn khắc phục được điều này và đạt kết quả tốt.

10 Trường Đại học Luật Hà Nội đã có những hoạt động trên MXH nào tác động đến kết quả học tập của anh/chị?

Lập trang thông tin từng bộ môn trên Facebook giúp sinh viên cập nhật thông tin bộ môn

Lập nhóm chat, group giúp việc học tập của sinh viên

Biểu đồ 10: Trường Đại học Luật Hà Nội đã có những hoạt động trên MXH nào tác động

đến kết quả học tập của anh/chị?

“Lập trang thông tin từng bộ môn trên Facebook giúp học sinh cập nhật thông tin bộ môn” chiếm 82,2%, hoạt động “Lập nhóm chat, group giúp việc học tập của sinh viên từng khoá” chiếm 69,3% và “Livestream tổng hợp kiến thức” chiếm 58,4% Nhìn chung, chúng ta có thể thấy trường Đại học Luật Hà Nội đã rất quan tâm đến việc học tập của sinh viên bằng cách lập trang thông tin từng bộ môn trên Facebook, lập nhóm chat, group giúp việc học tập của sinh viên từng khoá, livestream tổng hợp kiến thức trước thi,…ngoài ra nhà trường còn tạo điều kiện cho hoạt động của các Clb trên mạng xã hội Điều này không chỉ giúp mở rộng hình ảnh của nhà trường mà còn giúp sinh viên tiếp cận được những nguồn thông tin chính thống, tạo ra không gian mạng tích cực cho sinh viên Những việc làm trên của nhà

Trang 22

trường đã và đang tác động rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên, làm cho nó phát triển theo một chiều hướng tích cực hơn.

11 Anh/Chị đã từng gặp khó khăn nào khi kết nối qua MXH với trường học bằng con đường trực tuyến?

Trang thông tin còn nhiều lỗi truy cập Phản hồi từ phía nhà trường còn tốn nhiều thời gian

Biểu đồ 11: Anh/Chị đã từng gặp khó khăn nào khi kết nối qua MXH với trường học bằng

con đường trực tuyến?

Khảo sát cho thấy, đáng chú ý nhất là tình trạng trang thông tin còn nhiều lỗi truy cập, chiếm 80,2%; phần đông sinh viên đồng ý công tác chuyển đổi số còn chưa hoàn thiện, chiếm 59,4% Được biết, công tác chuyển đối số tại trường Đại học Luật Hà Nội bắt đầu từ thời điểm tháng 11/2021 , với kinh nghiệm có thể nói là6

rất non trẻ như vậy, Trung tâm Công nghệ thông tin của trường khó tránh khỏi những chậm trễ và chưa hoàn hảo trong khâu kỹ thuật Như vậy, với mức độ sử dụng mạng xã hội thường xuyên của sinh viên, các sự cố về mặt kỹ thuật phần nào có ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội Từ đây, phát sinh yêu cầu thực tiễn Trung tâm công nghệ thông tin nói riêng và nhà trường nói chung cần cập nhật, đổi mới không ngừng trong khâu kỹ thuật để theo kịp sự phát triển của lớp trẻ.

6 Ban chỉ đạo chuyển đối số Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức phiên họp thứ nhất về kế hoạch triển khai chuyển đổi số năm 2022, truy cập ngày 29/02/2024,

https://hlu.edu.vn/News/Details/21910.

Trang 23

12 Anh/Chị đánh giá thái độ của nhà trường khi được sinh viên góp ý trong công tác chuyển đổi số nói chung và MXH nói riêng? hướng dẫn sinh viên Phản hồi đa dạng trên các diễn đàn, hội nhóm Khác

Biểu đồ 12: Thái độ của nhà trường khi được sinh viên góp ý trong công tác chuyển đổi số

nói chung và MXH nói riêng?

Khi được sinh viên phản hồi, đóng góp ý kiến, nhà trường và các tổ bộ môn đã có thái độ tiếp nhận tích cực, dễ thấy thông qua qua khảo sát cho thấy, nhà trường đã tiếp nhận và nhanh chóng phản hồi, chiếm 66,3%; đáng chú ý là các động thái cập nhật các bài viết hướng dẫn sinh viên, chiếm 56,4%; phản hồi trên đa dạng các diễn đàn, hội nhóm khi sinh viên lên các bài viết thắc mắc, chiếm 52,5% Có thể thấy không chỉ phòng Công nghệ thông tin mà các thầy cô ở các tổ bộ môn cũng đang cập nhật công nghệ nhanh chóng theo kịp sự năng động của giới trẻ, ưu tiên sử dụng các con đường truyền tải thông tin thông qua mạng xã hội – một công cụ quen thuộc bậc nhất với sinh viên, cốt sao để sinh viên tiếp cận kiến thức nhanh và hiệu quả nhất Chiếm phần thiểu số nhất là ý kiến khác, chiếm 3% song nhìn chung đều mang tính tích cực.

Từ những khảo sát trên, ta thấy được thực trạng tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội:

Sinh viên sử dụng mạng xã hội cho việc học tập rất thường xuyên với mục đích giải trí và học tập.

Mạng xã hội ngày càng phát triển, tuy nhiên cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực

Trang 24

Về mặt tích cực giúp sinh viên tìm kiếm được nguồn thông tin hữu ích trên

mạng, bổ sung kiến thức cho bản thân

Về mặt tiêu cực thấy được mạng xã hội qúa thu hút khiến sinh viên sa đà

vào nó, ảnh hưởng kết quả học tập.

Mức độ an toàn khi sử dụng mạng xã hội làm công cụ trao đổi, giao nộp bài tập ở mức độ bình thường.

Các hội nhóm về học tập trên mạng xã hội (trong đó có các hội nhóm do trường Đại học Luật Hà Nội tạo lập) thu hút sự tham gia rất lớn của các sinh viên.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng mạng xã hội cũng có một số hạn chế về công tác chuyển đổi số nói riêng và mạng xã hội nói chung của trường Đại học Luật Hà Nội.

3 Nguyên nhân

13 Theo anh/chị, những nguyên nhân khách quan nào dưới đây dẫn đến lạm dụng MXH ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Luật

MXH đa dạng thông tin, kiến thức, khiến sinh viên ỷ lại, không suy nghĩ Chưa có hành lang pháp lý

phù hợp cho hiện tượng này Nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập

Biểu đồ 13: Những nguyên nhân khách quan nào dưới đây dẫn đến lạm dụng MXH ảnh

hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội?

Theo như biểu đồ trên, ta có thể đưa ra những nguyên nhân khách quan dẫn đến lạm dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập:

Nguyên nhân thứ nhất là do “MXH có thể khiến sinh viên sa đà vào nó dẫn đến thời gian dành cho học tập bị giảm xuống” theo khảo sát chiếm 80,2%.

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w