1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chức năng giám sát của quốc hội đối với chính phủ ở việt nam hiện nay

125 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 15,12 MB

Nội dung

Trang 1

VIEN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA HO CHi MINH BO GIAO DUC VA BAO TAO HỌC

HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

HO SY HUY THAO

THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐÓI VỚI CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60 31.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HOC: PGS.TS LƯU VĂN AN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Lưu Văn ‘An, Trưởng khoa Chính trị học, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền Các số liệu và kết quả trình bày trong trong luận văn là trung thực, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bắt kỳ một công

trình khoa học nào trước đó Nêu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Trang 3

ĐBQH HDDT UBTVQH VBQPPL XHCN đại biểu Quốc hội Hội đồng dân tộc

Trang 4

PHAN MOO DAU oo cccccccccccccccscsscesccscescsecsceucsecsecsesscsevsessscscsecsceesevseeessecaneaseas 1

Chương 1: CHỨC NĂNG GIÁM SAT CUA QUOC HOI DOI VOI CHINH PHU Ở

VIET NAM - MOT SO VAN DE LY LUAN .ccccccccseccessecseeseesssesessecsseeeseeeenees 10 1.1 Vị trí, vai trò và chức năng giám sát của Quôc hội trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ¿555 + +vsvsrersrrvree 10

1.2 Chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ - 23

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐÓI VỚI CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM 2à à c St HH vn ren 37

2.1 Những thành tựu đạt được ác Hành 37

2.2 Những hạn chế và nguyên nhân -.- ¿5c 55c Sccczevsersrs 56

Chương 3: QUAN DIEM VA GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIEN CÓ HIỆU QUA CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐÓI VỚI CHÍNH PHU TRONG :98e2 01 82

3.1 Một số quan điỂm -+-©cccththnHhH H1 re 82

3.2 Một số giải pháp chủ yẾu ¿555 S+2t+ccccvsxexererrrerrrreea 87 KET LUẬN - - E119 1511101715 111211110121 110111 110111111111 c6 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -55c55+555552 113

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đắt nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đây:mạnh cơng _

nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới và tiến hành

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân Thực hiện nhiệm vụ đó không thể tách rời với việc nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Việc xây dựng Nhà nước pháp quyên đặt ra yêu cầu phải có một hệ thông pháp luật đồng bộ, trong đó tính tối cao của Hiến pháp được đảm bảo và một cơ chế kiểm tra, giám sat hiệu quả đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, mà trước hết là hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ

Giám sát quyền lực là yêu cầu khách quan, mang tính phổ biến trong việc tổ chức và vận hành quyền lực chính trị của các nhà nước dân chủ Giám sát quyền

lực nhà nước là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát quyền

lực nhằm khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hoá quyền lực nhà nước Đối với Quốc hội Việt Nam, cùng với chức năng lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề, chính sách quan trọng, cơ bán của đất nước, giám sát là một chức năng

cơ bản, đã được quy định bởi Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan

Trong thời gian qua, cùng với công cuộc cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước nói chung, đổi mới Quốc hội nói riêng, đã có những chuyến biến tích cực về tổ chức và phương thức hoạt động, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đỗi mới đất nước Chất lượng, hiệu quả của hoạt động thực hiện chức năng giám sát

của Quốc hội ngày càng được nâng cao, đặc biệt đã tạo được những "điểm nhắn"

trong giám sát Chính phủ, góp phần quan trọng vào việc phát huy vai trò của Quốc hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành đất nước, xã hội của Chính phủ, bước đầu đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà

Trang 6

Tuy nhiên, hoạt động thực hiện chức năng giám sát cua Quốc hội đối với

các cơ quan nhà nước nói chung, đối với Chính phủ nói riêng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là đòi hỏi của một Quốc hội trong Nhà nước pháp quyên; chưa phát huy tối đa tác dụng của các phương thức giám sát, hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ trên thực tế chưa cao, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ chưa đồng bộ, còn nhiều chồng chéo Nhiều vấn dé lý luận và thực tiễn về giám sát, chức năng giám sát, nội dung giám sát, phương thức giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ chưa

được nghiên cứu một cách thấu đáo, chưa được luận giải một cách khoa học

Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng ta thường xuyên nhắn mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội, coi đây là một trong những biện pháp đây mạnh cải cách bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, đảm bảo để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ phương hướng hoạt động của Quốc hội trong thời gian tới: “Đỗi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Nghiên cứu, giao quyền chất vẫn cho HĐDT và các

Ủy ban của Quốc hội Tiếp tục phát huy dân chủ, tính công khai, đối thoại trong thảo luận, hoạt động chất vấn tại diễn đàn Quốc hội” [9, tr.248]

Trong bối cảnh Quốc hội XIII (nhiệm kỳ 2011 — 2016) quyết định sửa đổi,

bổ sung Hiến pháp 1992, tổng kết Luật hoạt động giám sát Quốc hội sau 10 năm

thực hiện thì việc lựa chọn vấn đề Thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội doi với Chính phủ ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn thạc sỹ Chính trị học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội và hiệu quả của

hoạt động đó là một trong những vấn đề đã và đang được các nhà khoa học quan tâm cả về lý luận và thực tiễn Có thể khái quát một số nhóm nội dung

Trang 7

- Phạm Ngọc Kỳ (1996), Về quyển giám sát tối cao của Quốc hội, Nhà xuất bán Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả đã hệ thống những quy định

pháp luật về thực hiện quyền giám sắt tối cao của Quốc hội Việt Nam; khẳng

định tầm quan trọng của chức năng giám sát tối cao của Quốc hội trong quá trình thực hiện nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; chỉ rõ nội

dung, phạm vi giám sát và đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội - Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyên lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nhà xuất

bản Công an nhân dân, Hà Nội Tác giả tập trung nghiên cứu cơ chế giám sát quyền lực nhà nước trong các mô hình thể chế, khẳng định giám sát quyền lực nhà nước là tất yếu, khách quan ở bất kỳ mô hình thể chế nhà nước nào; đánh

giá thực trạng thực hiện cơ chế giám sát của Quốc hội Việt Nam theo quy

định Hiến pháp, chỉ rõ những hạn chế trong thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội và những nguyên nhân cơ bản về giám sát và cơ chế giám sát quyền

lực nhà nước hiện nay

- Nguyễn Sỹ Dũng (chủ biên) (2004), Quyên giám sát của Quốc hội - nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội

Cuốn sách đã đánh giá thực trạng thực hiện quyền giám sát của Quốc hội sau

khi Luật hoạt động giám sát có hiệu lực; nêu lên những kết quả, những điểm mới trong thực hiện quyền giám sát của Quốc hội Từ những góc nhìn của thực

tiễn và kinh nghiệm hoạt động giám sát của quốc hội các nước, tác giả đã đề

xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lương hoạt động giám sát của Quốc hội theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành

- Trương Thị Hoa Hồng (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo

chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả nhắn mạnh sự nỗ lực của Quốc hội

Trang 8

hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, đã tạo chuyển biến rõ nét trong

nhận thức và thực tiễn hoạt động thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội

trong thời gian qua, chỉ rõ những bắt cập trong các quy định về giám sát tại

các văn bản luật, từ đó đưa ra kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật về giám

sát của Quốc hội -

Bên cạnh đó, về vấn đề này có nhiều công trình khoa học đề cập, như:

Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Quốc hội Thụy Điển (năm

1999), Về hoạt động giám sát của Quốc hội (Kỷ yếu hội thảo); Nguyễn Văn

Mạnh (chủ nhiệm) (2003), Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội

nước ta (đề tài khoa học cấp Bộ); Văn phòng Quốc hội (2005), Trao đối kinh

nghiệm về giám sát hoạt động giám sát tư pháp (Kỷ yêu hội thảo Văn phòng

Quốc hội tổ chức tại Nha Trang); Lê Minh Thông (2006), Về quyển giám sát

tối cao của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì

dân (Kỷ yếu Hội thảo hội thảo 60 năm hình thành và phát triển của Quốc hội

Việt Nam); Hạnh Nguyên (2006), Ngày càng khẳng định quyên giám sát tối

cao (Báo Quân đội nhân dân, ngày 7/1/2006); Nguyễn Thị Vân Giang (2010),

Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam - vấn đê và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)

* Thứ hai, nhóm nghiên cứu về hiệu lực và hiệu quả hoạt động thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội:

- Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức

và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và xã hội, Hà Nội Tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động của bộ máy nhà nước, thực trạng hoạt động của Quốc hội và đề xuất giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội

- Phạm Văn Hùng (2004), Về quyển giám sát của Quốc hội đổi với Toà

án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Luận án tiễn sĩ) Tác giả đã nghiên cứu

và làm nổi bật các quy định pháp luật về chức năng giám sát của Quốc hội đối

Trang 9

trạng giám sát của Quốc hội và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,

hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các đối tượng giám sắt này

- Văn phòng Quốc hội (2006), Quốc hội Việt Nam - những vần đề lý luận va thuc tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội Cuốn sách nêu ra những vẫn đề giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội trong lý luận nhà nước

và pháp luật, thực tiễn đặt ra cho hoạt động Quốc hội nói chung và hoạt động

thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của

đất nước và chức năng thực hiện giám sat tối cao của Quốc hội Việt Nam hiện

nay trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân hiện nay

- Nguyễn Sỹ Dũng (chủ biên) (2006), “7hưởng thức về hoại động giám sát của Quốc hội”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội Tác giả đã tập trung nêu ra

cách hiểu về hoạt động giám sát, cách thức, phương pháp, kỹ thuật tiễn hành

giám sát để thực hiện giám sát các nội dung, đối tượng chịu giám sát của Quốc hội

đạt hiệu quả đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

- Lê Như Tiến (chủ nhiệm) (2009), Thực trạng và giải pháp nâng cao

hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội (đề tài khoa học của Văn phòng

Quốc hội) Tác giả đi sâu đánh giá thực trạng hiệu lực, hiệu quả hoạt động

thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội từ khi Luật hoạt động giám sát có

hiệu lực theo hệ thống các tiêu chí: về mức độ thực hiện thâm quyền của các

chủ thể giám sát; về việc Quốc hội ban hành các kiến nghị xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật, về ý thức, thái độ của các đối tượng chịu sự giám sát trong

việc chấp hành, thực hiện các kiến nghị giám sát; về mức độ đạt được mục đích, yêu cầu giám sát đặt ra và kết quả cụ thể đạt được do tác động của hoạt

động giám sát; về hiệu quả kinh tế của hoạt động giám sát Từ đó, các tác giả

đưa ra một số bài học kinh nghiệm về hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội

- Trần Tuyết Mai (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát toi cao của Quốc hội Việt Nam (Luận

án tiễn sĩ) Tác giả luận án đi phân tích sâu khái niệm về quyền giám sát của

Trang 10

nước của Quốc hội, phân biệt và nêu mối quan hệ giữa giám sát của Quốc hội

với thanh tra, kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan nhà nước; đồng thời nêu ra mỗi quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả, các tiêu chí đánh giá hiệu lực hiệu quả và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám

sát của Quốc hội

Về nội dung này, còn có các công trình khoa học, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, như: Trần Ngọc Đường

(1999), Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ về việc nâng cao hiệu lực,

hiệu quả thực hiện quyển giám sát tối cao của Quốc hội (Kỷ yếu Hội thảo

hoạt động giám sát của Quốc hội); Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

(2000), Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội (Tông quan đề tài khoa học); Lê Hữu Thế (2001), Một số suy nghĩ về nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động giám sát của Quốc hội (Kỷ yêu Hội thảo “Quá trình hình thành,

phát triển và vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới”, Văn phòng Quốc hội); Trần Ngọc Đường (2003), Quyên giám sát tối cao của Quốc hội và

quyên giám sát của các cơ quan của Quốc hội: đối tượng, nội dung, phương

thức thực hiện và hậu quả pháp lý, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội;

Lê Văn Hoè (2004), Giám sát của Quốc hội và vấn đề đảm bảo hiệu quả giám

sát (Kỷ yêu hội thảo về tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội), Hà Nội;

Văn phòng Quốc hội (2006), Nâng cao năng lực tham mưu tổng hợp nhằm

phục vụ hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội và UBTVQH (Ky yếu hội

thảo tại Đà Nẵng); Nguyễn Đăng Dung (2008), Chức năng giám sát của Quốc

hội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2008, Hà Nội; Trần Ngọc Đường (2009),

Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 7 (4/2009)

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học ở hai nhóm nội dung nêu trên, có thể thấy ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau xung quanh vẫn đề

giám sát của Quốc hội, các tác giả đều khẳng định Quốc hội Việt Nam là cơ

Trang 11

đổi mới, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân thì giám sát vẫn là khâu yếu, hiệu quả chưa cao, cần có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chức năng giám sát của Quốc

hội Đã có một số nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan khá chặt chẽ với nội dung mà luận văn đặt ra như: các quy định pháp luật về giám sát, thực trạng thực hiện chức năng giám sát, hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng giám sát của

Quốc hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học của các tác giá chưa đi nghiên cứu một cách khái quát chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ với các quy định cụ thể về thấm quyền của chủ thê giám sát, nội dung, phương thức giám sát cụ thể đối với đối tượng giám sát là Chính phủ; chưa đi sâu

phân tích sâu làm rõ chức năng giám của Quốc hội đối với Chính phủ là tập

trung, mạnh mẽ nhất; chưa đánh giá so sánh việc thực hiện chức năng giám

sát của Quốc hội qua các kỳ họp, các nhiệm kỳ Quốc hội để thấy được những

đổi mới cũng như hạn chế trong hoạt động giám sát, chưa đánh giá hiệu lực,

hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, từ đó các nghiên cứu khoa học cũng chưa đưa ra các giải pháp cả về đổi mới nhận thức, hoàn thiện pháp luật về giám sát, đổi mới về tổ chức hoạt động của Quốc hội và đổi mới phương thức hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, các

điều kiện hỗ trợ Quốc hội, các cơ quan thực hiện chức năng giám sát, vai trò

lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám sát đảm bảo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Cho nên, việc triển khai nghiên cứu đề tài Thực hiện chức năng giám sát

của Quốc hội đối với Chính phủ ở Việt Nam hiện nay trong khuôn khỗ luận văn thạc sĩ Chính trị học đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực

hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm

Trang 12

- Lam rõ một số vấn đề lý luận về chức năng giám sát của Quốc hội đối với Nhà nước nói chung, đối với Chính phủ nói riêng

- Khảo sát thực trạng thực hiện chức năng giám sắt của Quốc hội đối với

Chính phủ ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ ở Việt Nam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giám sát của Quốc hội

đối với Chính phủ Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực hiện chức năng

giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ từ năm 2001 (thời gian Hiến pháp 1992 được Quốc hội sửa đổi, bố sung) đến 2011

5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận

Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác — Lênm, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước, về Quốc hội, về Chính

phủ và về hoạt động giám sát của Quốc hội

- Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp hệ thống, logic - lịch sử, phân tích- tổng hợp, so sánh trong quá trình thực

hiện đề tài

6 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn

- Về lý luận: Luận văn nghiên cứu một cách tập trung, có hệ thống về

Trang 13

- Về thực tiễn: Luận văn sẽ góp phan vào việc phát huy hiệu quả Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, cũng như phát huy được chức năng giám sát

của Quốc hội đối với Chính phủ trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ

của Nhà nước

Kết quả nghiên cứu luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên

cứu, giảng dạy Chính trị học, Luật học, Hành chính học

7 Kết cầu luận văn

Trang 14

Chirong 1

CHU'C NANG GIAM SAT CUA QUOC HOI DOI VOI CHINH PHU O VIET NAM - MOT SO VAN DE LY LUAN

1.1 VI TRI, VAI TRO VA CHUC NANG GIAM SAT CUA QUOC HOI TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN XHCN VIỆT NAM

1.1.1 Vị trí, vai trò của Quốc hội

Cách đây 65 năm, ngày 6/1/1946, chỉ sau 5 tháng giành được độc lập,

trong hồn cảnh mn vàn khó khăn, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo hết sức tài

tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành thắng lợi

Cuộc Tổng tuyén cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Quốc hội khóa I đo nhân dân Việt Nam bầu ra gồm có 336 đại biểu đại điện cho mọi

giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội Việt

Nam đã họp phiên đầu tiên của Quốc hội khóa I Quốc hội khẳng định rõ tiêu chí hoạt động của Quốc hội: Chủ quyền của nước Việt Nam độc lập thuộc về

toàn thê nhân dân Việt Nam Vận mệnh quốc gia Việt Nam là ở trong tay

Quốc hội Việt Nam Sự ra đời của Quốc hội Việt Nam đã đánh dấu bước

ngoặt trong lịch sử dân tộc ta |

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân có một cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của mình để thực hiện các công việc của Nhà nước Quốc hội Việt Nam là một chế định trong chính thể nhà nước, có vị trí đặc biệt trong bộ máy Nhà nước Hiến pháp trang trọng ghi nhận địa vị của Quốc hội: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Quốc hội là cơ quan

duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Quốc hội quyết định những chính sách

cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy

nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân Quốc hội thực hiện quyền giám sát tôi cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước” [50] Quy

Trang 15

quan trọng và vị trí pháp lý tối cao Quốc hội được thành lập thông qua bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, hoạt động theo nguyên tặc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước với nguyên tắc: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cơ quan đại điện do nhân dân toàn quốc bầu ra Nhân dân sử dụng quyên lực nhà nước của mình bằng hai hình thức cơ bản: trực tiếp và gián tiếp Tương ứng với hai

hình thức thực hiện quyền lực đó cũng chính là hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp Việc nhân dân bầu ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân (cơ quan dân cử) là sự thiết lập một nền dân chủ đại diện Trong điều kiện

hiện nay, dân chủ đại diện đóng một vai trò quan trọng Trong hệ thống cơ quan dân cử hiện nay ở nước ta nói riêng, trong bộ máy Nhà nước ta nói

chung, Quốc hội có vị trí cao nhất Vị trí này được quy định trên cơ sở tính chất của Quốc hội Đó là tính đại diện cao nhất và tính quyền lực nhà nước cao nhất

1.1.1.1 Quốc hội là cơ quan đại biếu cao nhất của nhân dân

Trước hết, Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Tính chất đại biểu cao nhất này được thê hiện thông qua cách thức thành

lập, cơ cấu, thành phan đại biểu và việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, cụ thé:

- Về cách thức thành lập: Quốc hội Việt Nam là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phố thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Bầu cử ĐBQH là kết quả lựa chọn thống nhất ý chí của cử tri cả nước Ngay từ cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, trong điều kiện đất nước mới giành được độc lập, trình độ dân trí chưa cao đã có đến 89% tổng số cử tri cả nước đi bỏ phiếu [70, tr.52] Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XI có đến 99,73% tong

số cử tri đi bầu cử; Quốc hội khóa XII, tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,73% (49.768.515

người); Gần đây nhất, Quốc hội khố XII, với tơng số cử tri là 62.313.605 người; tổng số cử tri đi bầu: 62.010.266 người; tỷ lệ cử tri đi bầu: 99,51% [29]

Trong khi đó, hiện nay, ở các nước tư sản như Mỹ, năm 1998 chỉ có 33,8% cử tri

Trang 16

Cách thức thành lập nên Quốc hội thông qua cuộc bầu cử ĐBQH Việt

Nam là cách thể hiện sinh động tính đại diện của cơ quan này Bởi lẽ, Quốc

hội là cơ quan mang tính đại diện cao nhất, do toàn thể nhân dân có chủ quyền trao quyền cho Quốc hội thay mình thực hiện công việc của đất nước

Do đó, Quốc hội là đại điện cho toàn thể nhân dân (cử tri cả nước) chứ không

phải chỉ là người đại diện cho từng đơn vị bầu cử Ngay từ cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, quyền bầu cử đã là quyên thiêng liêng cho mỗi công dân Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ văn hóa, không phân biệt nòi giống đều có quyền tham gia Đó là một cách rất hợp lý để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của

mình" [40, tr.218] Cách thức bầu cử đó chính là để thể hiện tính đại điện cao

nhất của Quốc hội Việt Nam

- Về cơ cấu theo thành phân đại biểu: Quốc hội Việt Nam bao gồm đại

biểu đại điện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ trong cả nước

và đại diện cho các dân tộc, các tôn giáo trên lãnh thô Việt Nam Quốc hội là cơ quan thể hiện rõ nét nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, đại diện cho

trí tuệ của đất nước Trong đó bao gồm: đại diện của ting lớp công nhân, nông dân, trí thức, quân nhân, người làm nghề thủ công, đại điện của chính đảng, các tôn giáo và các dân tộc Những đại diện cơ cầu này trong Quốc hội

chiếm những tỷ lệ nhất định

Các ĐBQH được nhân dân bầu dựa trên sự tín nhiệm Sự tín nhiệm đó

căn cứ vào nhân thân và quá trình công tác, đóng góp và kinh nghiệm của mỗi

ứng cử viên ĐBQH Tuy nhiên, uy tín chính trị đó được thể hiện và được cử

tri bầu cử trên cơ sở tiêu chuẩn ĐBQH được quy định trong Luật bầu cử ĐBQH

- Về cơ cấu ĐBQH theo đơn vị hành chính lãnh thổ: Luật bầu cử ĐBQH

Trang 17

Như vậy có thể thấy, ĐBQH Việt Nam không chỉ mang tính đại diện

theo cơ cầu thành phần mà còn đại diện theo đơn vị hành chính lãnh thổ Để đám bảo cho ĐBQH thể hiện được tính đại điện nhân dân một cách triệt để nhất, ngay từ lần bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam (6/1/1946),

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương thực hiện cách thức bầu cử theo đơn vị

hành chính Đây là sự vận dụng linh hoạt tư tưởng Lênin về cách thức bầu cử

Như chúng ta đã biết, trước đây, ở nước Nga Xô viết đã thực hiện cơ chế bầu

cử theo doanh trại quân đội, xí nghiệp để có được đại biểu đại diện cho công,

nông, binh Ở Việt Nam, nơi bầu điển hình phải là các đơn vị dân cư, thông

qua cách thức bầu cử theo đơn vị hành chính dân cư các đại biểu được bầu ra thé hiện tính đại diện cao Tư tưởng Hồ Chí Minh về bầu cử theo đơn vị dân cư đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt, phi nhận trong Luật bầu cử

ĐBQH Do đó, cách thức xác lập thành phần ĐBQH theo đơn vị bầu cử đã thê

hiện tính dân chủ của Quốc hội

1.1.1.2 Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất

Tính quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội được thê hiện ở chỗ chỉ

có Quốc hội mới có quyền biến ý chí của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành pháp luật, các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Sở dĩ, Quốc hội có được vị trí đặc biệt như vậy vì Quốc hội là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước được thành lập do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra Là cơ quan quyên lực nhà nước

cao nhất duoc thé hiện ở các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội

Quốc hội nước ta là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt

động của Nhà nước, để thực hiện ba quyền quan trọng đó, Quốc hội sử dụng

ba chức năng tương ứng đó là: chức năng lập hiến, lập pháp, chức năng giám sát và chức năng quyết đỉnh những vấn đề quan trọng của đất nước Đây là ba

Trang 18

Như vậy, nghiên cứu tính đại diện cao nhất của nhân dân và tính quyền

lực nhà nước cao nhất của Quốc hội Việt Nam cho phép khẳng định Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước ta Mọi hoạt động do

Quốc hội thực hiện đều bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng chung của nhân dân, của dân tộc và của đất nước Từ cách thức thành lập, cơ cầu thành phần đại biểu

cho đến việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ đặc biệt của Quốc hội, chúng ta có cơ sở để khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam VỊ trí của Quốc hội đã thể hiện quan điểm nhất quán về tô chức quyền lực nhà nước

đảm bảo tất cá quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân 1.1.2 Chức năng giám sát của Quốc hội

1.1.2.1 Tư tưởng về chức năng giám sát của quốc hội

Chức năng giám sát tối cao của quốc hội nói chung và chức năng giám sát của quốc hội đối với chính phủ nói riêng là một phạm trù thuộc quyền lực nhà nước Do vậy, khi nghiên cứu chế định về chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, không thể tách rời việc nghiên cứu nguyên tắc tổ chức quyền lực

nhà nước bởi vì phạm vi, đối tượng, hiệu lực, hình thức, phương thức và cơ

chế thực hiện chức năng giám sát phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề nay Nói cách khác, trước khi đi sâu vào nghiên cứu khái niệm chức năng giấm sất của Quốc hội cần xem xét mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp "trong cách thức tổ chức, trình tự các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau, cũng như thái độ của các cơ quan ấy đối với nhân đân, cụ thể trong hai dạng chính thể quân chủ và chính

thể cộng hoà" [34, tr.92]

Trong lịch sử các học thuyết về nhà nước và pháp luật thế giới từ thời cỗ đại đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau vẻ tổ chức quyền lực nhà nước Tuy nhiên, có hai quan niệm được áp dụng phổ biến cho đến ngày nay trong - việc tô chức quyền lực nhà nước:

- Thứ nhất, học thuyết về tập trung quyên lực nhà nước với trọng tâm là

Trang 19

được J.Rútxô - chính trỊ gia người Pháp khởi xướng J.Rútxô đã trình bày một cách đầy đủ nhất học thuyết xã hội — chính trị của mình trong tác phẩm “Về khế - ước xã hội, hay những nguyên tắc của pháp luật chính trị” và “Bàn về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đăng giữa con người với nhau” Trung tâm của học

- thuyết là các khái niệm khế ước xã hội và chủ quyền nhân dân Khắng định tính

bất phân của chủ quyền nhân dân, J.Rútxô chống lại thuyết phân chia quyền lực Chủ quyền nhân dân loại trừ sự phân chia quyền lực như sự bảo đảm cho tự do chính trị Để tránh tình trạng chuyên quyền và vô chính phủ, ông cho rằng "chỉ cần giới hạn thẩm quyền của các cơ quan lập pháp và hành pháp, kiểm soát sự phục tùng của chính quyền hành pháp đối với chủ quyền nhân dân" [41, tr.19] J.Rútxô đặt nguyên tắc phân chia quyền lực đối với tư tưởng giới hạn thắm quyền của các cơ quan nhà nước

Biện pháp để ngăn chặn sự tiếm quyền từ phía giới quan chức J.Rútxô

nhận thấy trong việc triệu tập những cuộc đại hội nhân dân thường kỳ để bàn

về vấn đề tín nhiệm chính phủ và các thành viên chính phủ Những cuộc đại hội như vậy có mục đích “bảo vệ khế ước xã hội” [38, tr.88-89]

Học thuyết về thống nhất quyền lực đã được các nhà mácxít nghiên cứu và 4p dụng trong việc tìm kiểm một dạng cơ quan để có thể trao toàn bộ quyền lực nhà nước Cơ quan như vậy C.Mác nhận thấy trong Công xã Pari 1874 và trên nền tảng đó V.Lênin hình thành nên quan điểm về nền Cộng hồ Xơ viết, tun bố ““Tất cá chính quyền về tay các Xô viết!”, trong đó V.Lênin nói về chính quyền của giai cấp vô sản và nông dân (đặc biệt là bần cô nông) dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản

Tư tưởng tập trung quyền lực được thể hiện trên ba phương điện: 7) Sự thống nhất quyền lực về mặt xã hội xuất phát từ sự thống nhất về bản chất của

các nhóm xã hội thống trị; 2) Sự thống nhất các mục đích và phương hướng

hoạt động của mọi cơ quan nhà nước xuất phát từ yêu cầu thống nhất quản lý xã hội; 3) Sự thống nhất về mặt tổ chức pháp lý, khi phân chia quyền lực bị phủ nhận và chỉ một số cơ quan được công nhận là cơ quan quyền lực nhà

nước được hiến pháp các nước XHCN quy định cụ thê nhất và được trình bày

Trang 20

- Thứ hai, học thuyết phân chia quyển lực hình thành gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản mới ra đời chống lại chế độ phong kiến chuyên chế với luận điểm về sự cần thiết phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Quan điểm trên đây về phân chia quyền lực

gắn với những nhà tư tưởng lớn của nhân loại là J.Lốccơ (1632 - 1704) và

S.Môngtetxkiơ (1689 - 1755) Các tác giả này đã đưa ra một mô hình nhà nước trong đó có sự ngư trị của pháp luật, theo các ông trong nhà nước đó,

- luật phải phù hợp với luật tự nhiên và có tình tối cao Các quyền tự nhiên và tự do cá nhân được ghi nhận, còn bộ máy nhà nước được tổ chức theo bốn

phương thức: lập pháp, hành pháp, bang g1ao đối ngoại và đặc quyền của nhà

vua [34, tr.97]

Theo quan niệm của J.Lốccơ trong cuốn “Hai chuyên luận về chính quyền”, điều chủ yếu trong tô chức quyền lực nhà nước là làm sao để bản thân hoạt động đó đảm bảo được một cách chắc chắn nhất các quyền tự do của con người được bảo vệ khỏi sự chuyên chế độc tài Từ đây ông đưa ra lý luận về phân chia quyền lực thành lập pháp, hành pháp và quyền liên bang, hay nói cách khác, nét đặc trưng trong học thuyết của J.Lốccơ là việc khởi

x A éé

thảo học thuyết về ““sự phân chia quyền lực” Ông cho rằng "quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà nước” [38, tr.88-89]

Học thuyết về phân chia quyền lực của J Lốccơ đã được S.Mơngtetxkiơ tiếp thu và hồn thiện trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Trong tác phẩm này, S.Môngtetkiơ đã tiếp tục phát triển những quan niệm về phân lập các quyền xây dựng thuyết phân chia quyền lực trong tổ chức nhà nước [34, tr.97], xác định một cách cụ thể các dạng quyên lực, tổ chức, mối tương quan

của chúng _

Trang 21

nguyén tac phan chia quyền lực theo S.Môngtetxkiơ còn đồi hỏi phải trao cho mỗi nhánh quyền lực những thâm quyền riêng biệt chúng có thể kiềm chế lẫn nhau, đảm báo sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực Cần phải có một trình tự mà theo đó “quyền lực này có thể ngăn chặn quyên lực khác” [44, tr.100-101]

Do đó, để đảm bảo sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực cần phải có một cơ chế giám sát gắt gao giữa các cơ quan để tránh sự lạm quyền Đó chính là cơ chế kìm chế đối trọng — dùng quyên lực hạn chế quyền luc [38, tr.88-89]

Hoc thuyét phan chia quyền lực được áp dụng một cách “cứng rắn” trong

thể chế nhà nước của Mỹ và một số nước khác Hiện nay, ở một số nước thuật

ngữ “phân chia quyền lực” được đưa vào Hiến pháp Dĩ nhiên, nó được áp dụng trong những điều kiện phân quyền “mềm đẻo” hơn

Sau khi phân tích bộ máy nhà nước được xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc phân chia quyên lực, có thể rút ra những điểm sau đây của một

bộ máy đó: 7) Quyền lực nhà nước là thống nhất, tối cao và thuộc về nhân

dân; 2) Không có một cơ quan nào năm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước; ở) Sự độc lập của các nhánh quyền lực nhà nước và các cơ quan nhà nước có tính chất tương đối; 4) Hệ thống kiềm chế và đối trọng giới hạn quyền lực của mỗi cơ quan nhà nước và cản trở sự tập trung quyền lực trong tay một nhánh quyền lực nào đó gây tôn hại cho những nhánh khác

1.1.2.2 Vị trí, vai trò của quốc hội trong các mô hình thể chế nhà nước dwong dai

- Trên nền tảng của hai học thuyết đã nêu, các quốc gia trên thé giới đã áp dụng những yếu tổ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình để hình thành các mô hình thể chế chính trị Trong đó, dấu hiệu đặc trưng để phân biệt | chúng với nhau chính là mỗi tương quan giữa quyền lực của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại ba mô hình thê chế chính trị phố biến:

- Mô hình đại nghị (điển hình cho mô hình này là Anh, Nhật Bản, Đức),

bao gồm quân chủ đại nghị và cộng hòa đại nghị Dấu hiệu chính của mô hình

Trang 22

chế định giải thé quốc hội Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chính phủ, do vậy chính phủ cần nhận được sự tín nhiệm của quốc hội

Trong chính thể cộng hoà đại nghị, “sự bất tín nhiệm để lật đỗ chính phủ là

một chế tài rất gay gắt, nó sẽ là đầu mối cho việc bất én định chính trị trong _ xã hội và nảy sinh mâu thuẫn chính trị giữa lập pháp và hành pháp, sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng chính trị, có nguy cơ đe đọa an ninh quốc gia nên sử dụng chế định này cần phải thận trọng ” [10, tr.151] Do đó, luật pháp các nước cũng

quy định một loạt các phương pháp nhằm hạn chế việc sử dụng chế tài này

- Mô hình cộng hoà tổng thống (điện hình là Hoa Kỳ), lẫy nguyên tắc phân chia quyền lực “cứng rắn” làm cơ sở cho việc tổ chức quyền lực nhà nước Ở những nước theo mô hình này, vì người đứng đầu bộ máy hành pháp (Tổng thống) do cử tri bầu ra nên không có trách nhiệm tập thể chính phủ

trước nghị viện, bỏ phiếu bắt tín nhiệm chính phủ và sự giải tán nghị viện Ở

mô hình này hệ thống kiềm chế và đối trọng phản ánh tương quan vai trò giữa ba nhánh quyên lực lập pháp, hành pháp và tư pháp Tổng thống có quyền phủ

quyết tương đối các đạo luật của quốc hội Quốc hội không thể bắt buộc tổng

thống từ chức, nhưng lại có quyền đưa ra quyết định truất quyền tổng thống

qua hình thức luận tội

Nhìn chung, ở mô hình cộng hoà tổng thống “sự kiểm tra, giám sát không những chỉ được thể hiện giữa quốc hội lập pháp đối với chính phủ hành pháp, mà còn bằng sự giám sát ngược lại của hành pháp đối với lập pháp Sự

kiểm tra, giám sát này được hiến pháp thê hiện bằng hệ thống “kìm chế và đối

trọng”, không có cành quyền lực nào cao hơn cành quyên lực nào Mỗi cành

quyền lực đều có phương tiện riêng biệt, một quyền hạn đặc biệt để tự vệ khi

có xung đột với các cành quyền lực khác ” [10, tr.153-154]

- Mô hình cộng hòa hỗn hợp (điền hình là Pháp) Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp ở đây có những đặc điểm của hai mô hình nêu

trên Trách nhiệm tập thế của chính phủ trước quốc hội được khăng định,

Trang 23

lưỡi đối với chính phủ, đó thực sự là một động thái mạo hiểm đối với chính

phủ đa số Do đó, xu hướng chung trong quá trình phát triển theo hiến pháp nhiều nước là cố gắng hạn chế những điểm yếu của hai mô hình trên và kết hợp những nét tích cực, làm cho bộ máy nhà nước trở nên linh động và ổn

định hơn

Qua phân tích các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước có thể thấy rằng, trong tất cả các mô hình thể chế nhà nước, quốc hội là một chế định hiến pháp - pháp lý có lịch sử lâu đời và được coi như một nhành quyền lực trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước

Từ việc xem xét nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, mỗi tương quan giữa hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp, chúng ta có thê thấy giám sát là một phương thức hữu hiệu để cân bằng quyền lực và bảo đảm cho

quyền lực nhà nước thực thi có hiệu quả Tuỳ theo mô hình tổ chức chính thể

mà mỗi nước có quan niệm và phương thức tổ chức hoạt động giám sát của quốc hội khác nhau Mỗi nhà nước tuỳ theo điều kiện truyền thống, lịch sử,

văn hoá, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thể chế chính trị của mình mà

đặt vị trí của chức năng giám sát cho phù hợp Ví dụ, với các nước thiết kế nhà nước theo nguyên tắc tập quyền thì quyền lực nhà nước được coi là thống nhất thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền lực này thông qua cơ quan đại biểu cao nhất đồng thời cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Xô viết, Quốc hội) Chỉ có cơ quan này mới có chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước Đây là điểm khác biệt cơ bản trong cơ chế

giám sát giữa các nước theo nguyên tắc phân quyển và tập quyên trong tổ

Chức nhà nước |

Tóm lại, có thể nhìn nhận một cách khái quát về chức năng giám sát tối

cao của Quốc hội trong cơ chế quyền lực nhà nước như sau: Mộ: ià, hoạt động

giám sát là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước Có thể khẳng định, hoạt động giám sát là hoạt động mang tính tất yếu khách quan của tất cả các nhà

nước, ở mọi thời đại lịch sử Không có bất luận một nhà nước nào tổn tại và

Trang 24

của mọi nhà nước, mọi thời đại không giống nhau, mà nó khác nhau rất nhiều, phụ thuộc vào kiểu nhà nước, vào cách thức tổ chức và hoạt động của từng bộ máy nhà nước Ba iè, điểm giống nhau cơ bản trong hoạt động giám sát của

tất cả các nhà nước được thể hiện hai vấn đẻ: 1) Hoạt động giám sát của tất cả các nhà nước đều là hoạt động mang tính quyền lực chính trị (thực hiện quyền

lực nhà nước); 2) Hoạt động giám sát của tất cả các nhà nước đều nhằm mục đích đảm bảo cho pháp luật của mình được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất [61, tr.381-383]

1.1.2.3 Quan niệm về chức năng giám sát của Quốc hội ở Việt Nam Ở Việt Nam, các bản Hiến pháp trước đây và hiện nay đưa ra các quy định rõ ràng về chức năng giám sát của Quốc hội Hiến pháp năm 1959, năm 1980 và Hiến pháp 1992 đều quy định chức năng giám sát tối cao của Quốc

hội Quốc hội thực hiện quyền giám sát tôi cao đối với toàn bộ hoạt động của

Nhà nước (Điều 84, Hiến pháp 1992) Chức năng giám sát của Quốc hội là

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước (Điều 1, Luật hoạt động giám sát) Chức năng thực hiện quyền giám sát

tối cao là một quyền năng đặc thù của Quốc hội Việt Nam, chức năng hiến định, chức năng giám sát tối cao chính là để thể hiện tính chất cơ bản của

Quốc hội: tính đại diện cao nhất của nhân dân và tính quyền lực nhà nước

Việc quy định Quốc hội có chức giám sát tối cao cũng là điểm khác biệt giữa

giám sát của Quốc hội nước ta và Quốc hội các nước tư bản có mô hình tổ

chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyên

Trong các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Việt Nam có sự thống

nhất trong cách hiểu về chức năng thực hiện quyền giám sát của Quốc hội với nghĩa là quyền của Quốc hội tiến hành hoạt động theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của các đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội Tuy

nhiên, hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về chức năng thực hiện

quyền giám sát tối cao của Quốc hội, trong đó có ba quan điểm chính như sau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Chức năng giám sát tỗi cao của Quốc hội là quyền của Quốc hội thực hiện việc theo đối, xem xét, kiểm tra tính hợp hiến,

Trang 25

phủ, xử lý những vi phạm Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội do những cơ quan nói trên gây ra nhằm bảo đảm cho Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội được nghiêm chỉnh chấp hành [33, tr.39]

- Quan điểm thứ hai cho răng: Chức năng giám sát tối cao là quyền của

Quốc hội tự mình quyết định việc xử lý đối với ĐBQH không còn tín nhiệm

đối với nhân dân, kiểm tra, xử lý đối với luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành trái với Hiến pháp, kiểm tra, xử lý đối với văn bản và hoạt động của UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội" [30]

- Quan điểm thứ ba cho răng: Chức năng giám sát tối cao có nghĩa là quyền đó được áp dụng đối với cả trung ương và cả địa phương, ở các ngành, các cấp, các cơ sở và đối với mọi người" [66, tr.723]

Theo 7? điển Tiếng Việt, "chức năng” được hiểu là nhiệm vụ, công dụng và vai trò [65, tr.413] Trong khoa học khi nói đến chức năng của một cơ

quan, một tổ chức là nói đến các mặt hoạt động, các phương thức hoạt động,

cách thức tác động của một cơ quan, tổ chức lên quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích của co quan, tổ chức đó [54, tr3-6] Với cách hiểu như vậy, có

thể thấy rằng đối với mỗi cơ quan, mỗi tổ chức thì chức năng đo cơ quan, tô chức đó thực hiện là nhằm đảm và phát huy vị trí pháp lý, vai trò và quyền hạn riêng có của cơ quan, tổ chức mình Theo đó, chức năng giám sát của

Quốc hội được hiểu là nhiệm vụ của Quốc hội, định hướng hoạt động giám

sát của Quốc hội nhằm đảm bảo cho Quốc hội thực hiện các thâm quyền của

mình được Hiến pháp và pháp luật quy định Căn cứ vào vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước và thấm quyền của Quốc hội được Hiến pháp ghi

nhận, Quốc hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình để thông qua đó, thực hiện được bản chất của Quốc hội và bản chất của nhà nước

Điều 1, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội nêu rõ: Chức năng giám

sát của Quốc hội là Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ

Trang 26

tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của UBTVQH, HĐDT, các

uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH

Từ những quan niệm và quy định pháp luật, có thể hiểu như sau: Chức

năng giám sát của Quốc hội là một chức năng quan trọng cúa Quốc hội, thể

hiện Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất Quốc hội, các cơ

quan thuộc Quốc hội (UBTVQH, HDDT, cdc Uy ban cua Quốc hội), ĐBQH

và Đoàn ĐBQH có thẩm quyên kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước

Hoạt động giám sát của Quốc hội được Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và các luật liên quan ghi nhận nhăm

mục đích đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm

chỉnh và thống nhất [23, tr.33-41]

Chức năng giám sát của Quốc hội có những đặc trưng cơ bản sau:

- Chức năng giám sát của Quốc hội mang tính quyền lực nhà nước cao

nhất Đặc trưng này được xác định bởi vị trí và tính chất của chủ thể giám sát là Quốc hội Quốc hội thực hiện chức năng giám sát như một khâu, một yếu

tố quyền lực nhà nước, không tách rời với quyền lực nhà nước Hiến pháp quy

định cho Quốc hội có quyền giám sát tối cao, Luật hoạt động giám sất quy

định chức năng thực hiện quyền giám sát tối cao chính là thể hiện bản chất

của chế độ dân chủ Chức năng giám sát được nhân dân thực hiện thông qua

cơ quan đại biểu cho ý chí của mình Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội Hay nói cách khác, thực hiện quyền giám sát tối cao

chính là Quốc hội thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước do chính

nhân dân giao cho Đặc trưng này đã phân biệt sự khác nhau giữa giám sát

của Quốc hội với giám sát của nhân dân, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và các tổ chức thành viên Bởi lẽ, những hình thức giám sát này không mang tính quyền lực nhà nước Bên cạnh đó, tính quyền lực nhà nước cao

nhất cũng là đặc trưng để xác định sự khác nhau giữa giám sát tối cao của Quốc hội với hoạt động kiểm sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan khác

Trang 27

- Chức năng giám sát của Quốc hội mang tính chất tối cao Đặc trưng này xuất phát từ việc tuân thủ nguyên tắc tô chức quyền lực nhà nước: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp [60, tr.4], mà hệ quả của nó là việc khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Quốc hội trong bộ máy nhà nước Do đó, "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội thay

mặt nhân dân cả nước thực thi quyền lực nhân dân giao cho Véi tu cach là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội vừa quy định luật, vừa giám sát các cơ quan nhà nước thi hành luật, nhưng không lẫn lộn với quyền hành pháp của Chính phủ cũng như quyền độc lập xét xử của Tòa án" [45, tr.14]

1.2 CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐÓI VỚI CHÍNH PHỦ

1.2.1 Quan niệm, đặc trưng

1.2.1.1 Quan niệm về chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phú - Thứ nhất, có ý kiến cho rằng với tư cách là cơ quan có quyền giám sát tối cao, Quốc hội có chức năng giám sát hoạt động của bất kỳ cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân nào có liên quan đến thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội Nhưng ở góc độ thực tiễn hoạt động, Quốc hội không thê

và không cần thiết tự mình trực tiếp thực hiện chức năng đó Mặt khác, Quốc hội nước ta không phải hoạt động chuyên trách, (với 29% đại biểu chuyên

trách, bộ máy giúp việc cho đại biêu chưa hình thành ), "nếu cấp trên ôm đồm công việc của cấp dưới thì cấp trên không bao giờ làm hết việc mà cấp dưới sẽ trở nên bị động, lúng túng Tình trạng “thắt cổ chai” sẽ làm đình trệ mọi công

việc của đất nước" [27]

Theo quy định tại Điều 1 Luật hoạt động giám sát, chức năng giám sat của Quốc hội là Quốc hội thực hiện quyền giám sát tỗi cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, bao gồm: Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ,

Thủ tướng Chính phú, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôi cao Chức năng giám sát cuả

Quốc hội đối với Chính phủ là Quốc hội giám sát mọi hoạt động của Chính phủ,

Trang 28

giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát thì việc thực hiện chức năng giám sát

của Quốc hội là giữ cho mình chức năng giám sát đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương, tức là các cơ quan do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn, mà trong đó giám sát hoạt động của Chính phủ là một đối tượng quan trọng,

Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất

- Thứ hai, Quốc hội thực hiện chức năng giám sát đối với Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội và giám sát trên cơ sở kết quả hoạt động giám sát của

UBTVQH, HDDT, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH Hoạt

động giám sát của các cơ quan của Quốc hội đối với Chính phủ có tính chất là

giám sát bộ phận, là những quy trình giám sát Hay nói cách khác, giám sat

của các cơ quan của Quốc hội là cơ sở, điều kiện để Quốc hội thực hiện có

hiệu quả chức năng của mình

- Thứ ba, Quốc hội thực hiện chức năng giám sát đối với Chính phủ bằng nhiều phương thức giám sát khác nhau như giám sát VBQPPL, chất vấn, thành lập uỷ ban lâm thời, giám sát chuyên đề, bỏ phiếu tín nhiệm để giám sát hoạt động của Chính phú mà không chỉ bằng các hình thức giám sát tại phiên

họp toàn thể Quốc hội

Như vậy, từ những phân tích nói trên có thể hiểu như sau: Chức năng

giám sát của Quốc hội đối với Chính phú là thẩm quyền của Quốc hội trong thực hiện hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kiến nghị về hoạt động tuân

theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH đối với Chính phú, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; đông thời đưa ra các biện pháp về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm chính trị đối với Chính phú, nhằm mục đích phát hiện,

phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những vi phạm có thể hoặc đã xảy ra

1.2.1.2 Đặc trưng chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ Giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ là một nội dung, đối tượng cụ

thể của chức năng thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn

Trang 29

- Một là, chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ là tập trung

nhất Theo quy định của pháp luật hoạt động giám sát, Quốc hội tác động lên các

đối tượng là các cơ quan, các chức danh cao cấp trong bộ máy nhà nước do Quốc hội thành lập, bầu và phê chuẩn Có thể thấy đối tượng chịu sự giám sát

của Quốc hội đều ở "tang cao nhất" của bộ máy nhà nước mà tập trung là Chính

phủ Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà khoa học cho rằng, tính tối cao của hoạt động giám sát của Quốc hội ngoài những yếu tố quyết định khác, còn bắt

nguồn từ đối tượng chịu sự giám sát Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành đất nước trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội, hơn ai hết bản thân Chính phú phải kiểm sốt

tồn bộ hoạt động của các cơ quan, các cá nhân trong bộ máy đồ sộ của mình

và mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò trong quản lý, điều hành đất nước, xuất phát từ yêu cầu đó, Chính phủ đòi hỏi, cần thiết

chính hoạt động giám sát của Quốc hội, là điều kiện bức thiết, căn bản để

Chính phủ thực hiện quyền hành pháp trong thực tế

Nghiên cứu về chức năng của Quốc hội, ngay từ năm 1861, triết gia J.S.MiII (1806 - 1873) đã nhận định rằng: "Thay cho chức năng cai trị hồn tồn

khơng thích hợp của mình, chức năng đích thực của một Quốc hội đại diện là

giám sát, kiểm soát Chính phu" [43, tr.158] Viéc tap trung giám sát Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Thông qua giám sát tối cao mà góp phần làm cho Chính phủ mạnh, tính pháp quyền của hành pháp được giữ vững, hạn chế được các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy hành pháp Đây là quan niệm phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta hiện nay, đồng thời cũng phù hợp với quan niệm của nhiều nước rằng giám sát của Quốc hội trước hết là giám sát Chính phủ [20, tr.8] Do đó, muốn nâng cao hiệu quả giám sát tối

cao của Quốc hội, thì chỉ nên tập trung giám sát đối với hoạt động của Chính

Trang 30

- Hai là, chức nắng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ là quan trọng

nhất, rộng lớn nhất Cũng như các nước khác trên thế giới, Chính phủ Việt

Nam thực hiện quyền hành pháp Bản thân quyền hành pháp đòi hỏi Chính phủ phải huy động toàn bộ bộ máy hành chính (hiện nay có 18 bộ, 4 cơ quan

ngang bộ, 8 cơ quan trực thuộc Chính phủ) dé tiến hành nhiều hoạt động quan

trọng trong đó có cả quyên lập quy, quyền đưa ra sáng kiến lập pháp, quyền quản lý chỉ tiêu ngân sách quốc gia, quyền tổ chức hoạt động thanh tra kiểm tra trong nội bộ bộ máy Do đó, nguy cơ lạm quyền của bộ máy hành pháp là rất lớn Hơn thế nữa, trong các đối tượng giám sát thì việc giám sát Toà án

nhân dân tôi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhất là giám sat các vụ viéc

xét xử cụ thể là không phù hợp với các nguyên tắc của nền tư pháp trong nhà nước pháp quyền: xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất và nguyên tắc mọi bản án quyết định có

hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân bắt buộc mọi cơ quan, tổ chức và công dân tôn trọng Mặt khác, bên cạnh giám sát các nội dung đối với Chính

phủ theo quy định thì việc tập trung giám sát các hoạt động của Chính phủ và các Bộ trong lĩnh vực tài chính và ngân sách quốc gia, giám sát có hiệu lực và hiệu quả những hoạt động của Chính phủ về tài chính và ngân sách quốc gia tác

động mạnh mẽ đến các hoạt động khác của Nhà nước Suy cho cùng, mọi hoạt

động khác của Nhà nước đều phải dựa trên cơ sở ngân sách quốc gia do nhân dân đóng góp; các hoạt động này tốt hay xấu đều bắt nguồn từ hoạt động sử dụng tài chính ngân sách của Chính phủ, các bộ Chính vì thế mà hầu hết quốc hội các nước tư bản đều tập trung giám sát hoạt động của chính phủ và các bộ trong lĩnh vực tài chính ngân sách; xem đó là khách thể chủ yếu của hoạt động

giám sát Bên cạnh vi tri la co quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ

Việt Nam còn là cơ quan chấp hành của Quốc hội Chính phù chịu trách nhiệm

trước Quốc hội Điều này đòi hỏi Quốc hội, cơ quan thành lập ra Chính phủ, phải

có sự giám sát để kiểm soát hoạt động tuân thủ pháp luật của Chính phủ Thực hiện giám sát đối với Chính phủ và cơ cấu của Chính phủ cũng chính là đề thé

Trang 31

1.2.2 Chủ thể, nội dung, đối tượng giám sát 1.2.2.1 Chú thể giám sát

Như đã phân tích ở trên, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của các cơ quan thuộc Quốc hội (UBTVQH, HĐDT, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH) Bên cạnh đó, khi thực hiện chức năng chủ thể của mình, Quốc hội có thê giao một phần quyền hạn của mình cho một số cơ quan, cá nhân hoạt động giám

sát hoặc Quốc hội trực tiếp thực hiện hoạt động đó ở những lĩnh vực, những

trường hợp thấy cần thiết

Mục đích của việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội nhằm theo dõi, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của các

VBOPPL do các Chính phủ ban hành cũng như hoạt động của Chính phủ trong việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật Qua đó, nhà nước thực hiện cơ

chế kiểm soát quyền lực để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Chính phủ thực sự có hiệu quả, là bộ máy phục vụ nhân dân, phục vụ xã Chủ thé thực thi

chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ bao gồm:

- Quốc hội: thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chính phủ (Điều 84 Hiến pháp); Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (Điều 3 Luật

hoạt động giám sát của Quốc hội)

- UBTVQH: là cơ quan thường trực của Quốc hội, giám sát việc thi hành

Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của

UBTVQH; giám sát hoạt động của Chính phủ; đình chỉ việc thi hành các văn

bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết

của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ

bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị

Trang 32

- HDDT va cdc Uy ban ctia Quốc hội: thực hiện quyền giám sát trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những van dé thuộc

phạm vi hoạt động của HĐDT va cdc Uy ban ctia Quéc héi (Diéu 94, 95, 96

Hiến pháp) Khi cần thiết, HĐDT, các Uỷ ban cử thành viên của mình đến cơ quan của Chính phủ để điều tra, xem xét những vấn đề mà HĐDT, Uỷ ban

quan tâm (Điều 32 Luật tổ chức Quốc hội) Chức năng giám sát của Quốc hội và của các cơ quan Quốc hội có mỗi liên hệ mật thiết không tách rời nhau Giám sát của các cơ quan của Quốc hội là cơ sở, điều kiện để Quốc hội thực

hiện có hiệu quá quyền giám sát tối cao của mình và ngược lại Phạm vi giám sát của các cơ quan của Quốc hội cũng ở cấp cao nhất của bộ máy nhà nước, như Chính phủ, vì xuất phát từ những đã phân tích ở trên Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhân mạnh thêm rằng để thực hiện được chức năng giám sát đối với Chính phủ đòi hói các cơ quan của Quốc hội phái tiến hành nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tìm biểu rất công phu ở các cấp chính quyên

Qua các hoạt động đó, cơ quan của Quốc hội báo cáo Quốc hội và đều có thể

nêu những kiến nghị, yêu cầu đối với những cơ quan, các thành viên Chính phủ mà mình đến nghiên cứu, khảo sát, nhưng không phải là đối tượng giám

sát của mình và ngược lại [77, tr.403]

- Đoàn ĐBQH: Tỗ chức hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để

DBQH trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; tham gia

Đoàn giám sát của UBTVQH, HĐDT, các Uỷ ban của Quốc hội tại địa

phương khi có yêu cầu

- ĐBQH: ĐBQH có quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, (Điều 98 Hiến pháp) Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm cung cấp tài

liệu cẦn thiết mà đại biểu yêu cầu và tạo điều kiện để ĐBQH làm nhiệm vụ

Trang 33

1.2.2.2 Nội dung giám sát

- Thứ nhất, Quốc hội xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL do

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ ban hành Đây là nội dung cơ bản của chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ Bởi

vì, tổ chức và thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội trước hết là

thể hiện quyền lập quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số thành

viên của Chính phủ Hoạt động lập quy của Chính phủ không đúng, không phù hợp, không kịp thời với hoạt động lập pháp không những tạo ra hệ thống pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, kém hiệu lực, hiệu quả mà còn là sự biểu

hiện của sự lạm quyền, thiếu thông nhất trong tổ chức và hoạt động của Chính

phủ và ảnh hưởng đến năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành đất nước và xã hội của Chính phủ Vì thế, thực hiện chức năng giám sát hoạt động lập quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và là một phương hướng hoạt động hàng đầu của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,

do dân, vì dân

- Thứ hai, Quốc hội giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết Quốc hội của Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ Đây chính là giám sát các hoạt động tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH ở Chính phủ, Thủ tướng

và các thành viên Chính phủ Nói cách khác đó chính là việc Quốc hội xem

xét quá trình áp dụng luật trong việc tổ chức và thực hiện chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động thực tiễn Nội dung giám sát này nhăm đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động thực tiễn của

Chính phủ tuân thủ Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội trong việc

thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ

Trang 34

Bởi vì Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực hay không? không chỉ thông qua hoạt động lập quy đúng đắn,

phù hợp và kịp thời mà còn là ở chỗ tổ chức thực hiện của các hoạt động cụ

thể thể hiện ở các quyết định cụ thể có hợp hiến, hợp pháp và hợp lý hay không, có hiệu lực, hiệu quả hay không từ phía Chính phủ Vì thế, nội dung giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ không thể không bao gồm các hoạt động thực tiễn của Chính phủ ở tại địa phương cơ sở

- Thứ ba, Quốc hội giám sát hiệu quả hoạt động, năng lực, trách nhiệm

cá nhân Thủ tướng Chính phú, các thành viên Chính phủ Đây là nội dung

giám sát chăng những để thực hiện một nhiệm vụ quyền hạn mang tính truyền

thông của Quốc hội nước ta đã được quy định trong Hiến pháp là Quốc hội:

Bầu, miễn nhiệm, bãi miễn Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn đề nghị của Thủ

tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức Phó Thủ tướng, Bộ

trưởng và các thành viên Chính phủ, mà còn là cơ sở để thực hiện một quyền hạn và nhiệm vụ mới đã được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 quyết định bổ sung vào Hiến pháp là "bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức

vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn" (Điều 8 Hiến pháp) Việc bổ sung vào

Hiến pháp quyền hạn và nhiệm vụ mới này đòi hỏi Quốc hội phải chủ động

xem xét, đánh giá năng lực và trách nhiệm của cá nhân Thủ tướng Chính phủ,

các thành viên Chính phủ do mình bầu ra hoặc phê chuẩn để nâng cao năng

lực và trách nhiệm của họ, đồng thời làm tốt nhiệm vụ và quyền han bau, bé nhiệm, miễn nhiệm, bãi miễn các chức danh này [77, tr.397] Để làm được

điều đó, chức năng giám sát của Quốc hội không thể không bao gồm nội dung xem xét, đánh giá năng lực, trình độ, trách nhiệm của các cá nhân Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ

1.2.2.3 Đi trợng giám sát

Đối tượng giám sát của Quốc hội ở đây bao gồm: Chính phủ, các bộ, các _ cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ

Trang 35

hoạt động giám sát của Quốc hội) - những cơ quan, cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn Luật về hoạt động giám sắt của Quốc hội quy

định cho Quốc hội giám sát các đối tượng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ là xuất phát từ yêu cầu khắc phục sự trùng lặp về đối tượng giám sát và để nâng cao trách nhiệm của chủ thé thực hiện chức năng giám sát

Cũng như các nước khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam thực hiện quyền hành pháp Bản thân quyền hành pháp đòi hỏi Chính phủ phải huy động toàn bộ bộ máy hành chính để tiến hành nhiều hoạt động quan trọng trong đó có cả quyền lập quy, quyền đưa ra sáng kiến lập pháp, quyền quản lý chỉ tiêu ngân sách quốc gia, quyền tô chức hoạt động thanh tra kiểm tra trong nội bộ bộ máy Do đó, nguy cơ lạm quyền của bộ máy hành pháp là rất lớn Thực hiện chức năng giám sát đối với Chính phủ và cơ cầu của Chính phủ cũng chính

là dé thé hiện tính tối cao trong quyền giám sát của Quốc hội [24, tr.142]

1.2.3 Phương thức giám sát

Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Quốc hội thực hiện chức

năng giám sát đối với Chính phủ thông qua các phương thức sau: 1.2.3.1 Xem xét báo cáo công tác của Chính pha

Đây chính là phương thức để giám sát việc tô chức thực hiện Hiến pháp,

Luật và nghị quyết của Quốc hội trong các hoạt động thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của Chính phủ trong thực tiễn quản lý điều hành đất nước và quản

lý xã hội Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hàng năm hoặc 6 tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giửa năm được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ do

luật định, trên cơ sở báo cáo giám sát chuyên đề của các Uỷ ban và HĐDT, kết quả giám sát của các đoàn, từ đó phải có thâm tra, phản biện, thảo luận,

tranh luận của các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH đối với Chính phủ, Thủ

tướng và các thành viên Chính phủ Thông qua báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trên cơ sở báo cáo giám sát của các cơ quan của

Trang 36

mặt hoạt động của Chính phủ Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội Chính vì vậy, để việc xem xét, đánh giá của Quốc hội có chất lượng yêu cầu các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phải đầy đủ, khách quan, nêu đúng thực trạng của tình hình, những kết quả đã đạt được, những khó khăn, yếu kém còn tồn tại để đề ra những biện pháp giải quyết, mặt khác Quốc hội xem xét để có thê ra nghị quyết về vấn để xem xét báo cáo công tác của Chính phủ

1.2.3.2 Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ

Trên cơ sở báo cáo giám sát và các đề nghị của các cơ quan, đại biểu của Quốc hội về các VBQPPL của Chính phủ và một số thành viên Chính phủ có

dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội Đây chính là

phương thức để thực hiện nội dung giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các VBQPPL (hoạt động lập quy) của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Trên cơ

sở đó có quyết định xử lý thích hợp như đình chỉ hoặc bãi bỏ một phần hay

toàn bộ các VBQPPL trái với hiễn pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội Để phương thức này được thực hiện ở các kỳ họp của Quốc hội đồi hỏi các cơ quan của Quốc hội từ UBTVQH dén HDDT cac Uy ban va timg DBQH gitta

hai kỳ họp phải thường xuyên thực hiện chức năng giám sát các VBQPPL

theo thẩm quyền để báo cáo và kiến nghị kịp thời tại các kỳ họp Quốc hội Có

như vậy, giám sát VBQPPL một nội dung quan trọng trong thực hiện chức

năng giám sát của Quốc hội mới trở thành hiện thực

1.2.3.3 Xem xét chất vấn của Đại biểu Quốc hội và trả lời chất vấn của Thi tướng Chính phú, Phó Thú tướng, Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ

Chất vẫn là quyền của ĐBQH đối với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ được quy đỉnh tai Điếu 98 Hiến pháp, Điều 42 Luật tổ chức Quốc hội, Điều 40 Luật hoạt động

Trang 37

trong thời gian Quốc hội họp hoặc trong thời gian giữa hai kỳ họp Người bị chất vấn trả lời những vẫn đề mà ĐBQH chat vấn Đề chất vấn và trả lời chất

trở thành phương thức thực hiện chức năng giám sát, thì tại kỳ họp Quốc hội

phải xem xét việc trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng,

Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ Thông qua việc xem xét này, Quốc hội đánh giá năng lực, trình độ và trách nhiệm của những người trả

lới chat van trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên các

lĩnh vực của đời sống xã hội trong thực tiễn tại các địa phương trên phạm vi

cả nước Vì vậy, có thể nói, xem xét việc trả lời chất vấn không những góp

phần nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ,

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ mà còn là tiền đề, là

căn cứ để các ĐBQH thê hiện các quyền khác như bỏ phiếu tín nhiệm, bầu cử,

bãi miễn, miễn nhiệm

1.2.3.4 Thành lập Uỷ ban lâm thời giám sát Chính phủ

Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời trong những trường hợp cắn thiết để

điều tra một số vấn đề nhất định, được quy đinh tại Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội và Điều 4 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội Theo quy định của

luật thì Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để giải quyết hai loại công việc:

Một là, để nghiên cứu, thâm tra một dự án luật; Hai !à, dé điều tra một vấn đề

nhất định Như vậy, thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội là phương thức

hoặc để thực hiện chức năng lập pháp hoặc để thực hiện chức năng giám sát

Ở đây, chúng ta chỉ nghiên cứu với tư cách là phương thức thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội, vẫn đề là khi nào và trong trường hợp nào được

xem xét là cần thiết thành lập Uý ban lâm thời Có thể nói đây là phương thức

thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội không có tính phố biến, mà nó chỉ

được thực hiện khi Quốc hội đã tiến hành thực hiện các phương thức nói trên nhưng có một hay một số hoạt động nào đó của Chính phủ chưa được làm rõ mà

Trang 38

quy dinh: Khi xét thấy cần thiết, UBTVQH tự mình hoặc theo đè nghị của Chủ

tịch nước, Thủ tướng Chính phú, HĐDT, Uỷ ban của Quốc hội hoặc của ĐBQH

trình Quốc hội quyết định thành lập Uỷ ban lâm thời dé điều tra về một vấn để nhất định Quy định này có liên quan mật thiết với với quy định về bỏ phiếu tín nhiệm Bởi vì, một trong những hậu quả pháp lý của việc thực hiện chức năng

giám sát đã được nêu ở trên từ hình thức: Xem xét chất vẫn, xem xét VBQPPL và xem xét báo cáo hoạt động của Chính phủ có thể dẫn tới bỏ phiếu tín nhiệm

đối với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ

1.2.3.5 Bỏ phiếu tín nhiệm dối với Thủ tưởng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ

Bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm được Quốc hội các nước trên thế giới sử dụng để biểu thị quyền lực của Quốc hội đối với đối tượng

chịu sự giám sát Do đó, ở một số nước đặt vẫn đề bỏ phiếu tín nhiệm (hoặc

bỏ phiếu bắt tín nhiệm) với tập thể Chính phú [24, tr.109] Hiến pháp đã giao

cho Quốc hội Việt Nam quyền bỏ phiếu tín nhiệm Đối tượng được Quốc hội

tiến hành hình thức bỏ phiếu tín nhiệm không phải là tập thể các cơ quan trong bộ máy nhà nước do Quốc hội thành lập mà chỉ là những cá nhân giữ

các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có Thủ tướng Chính

phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ Thông qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm, Quốc hội có cơ sở để áp dụng các biện pháp chế tài giám sát Đây cũng là sự thể hiện thái độ của Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, và các thành viên Chính phủ nhưng không phải là hậu quả pháp lý

của các hoạt động giám sát Vì hậu quả pháp lý của hoạt động thực hiện chức

năng giám sát của Quốc hội được thể hiện đưới hình thức Nghị quyết Quốc hội biểu quyết thông qua một nghị quyết về giám sát tại kỳ họp Quốc hội, mà nội dung của nghị quyết là bao gồm các chế tài phù hợp Hiến pháp, Luật tổ

Trang 39

Như vậy, trên đây là năm phương thức thực hiện chức năng giám sát của

Quốc hội đối với Chính phủ mang tính chất đặc thù của Quốc hội Việt Nam

Các phương thức giám sát này của Quốc hội được Hiến pháp và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội ghi nhận xuất phát từ cách nhìn nhận vị trí đặc biệt của Quốc hội trong bộ máy nhà nước Với tính chất đặc thù của năm

phương thức giám sát này, hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính

phủ được phân biệt với hoạt động kiểm tra, giám sất của các cơ quan khác

trong bộ máy nhà nước Phương thức giám sát đặc thù nêu trên là một trong những cơ sở khăng định chức năng giám sát của Quôc hội

Tiểu kết chương 1

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay thì nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong bộ máy nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, cùng với việc

nâng cao chất lượng, hiệu lực trong việc thực hiện chức năng lập hiến, lập

pháp, quyết đinh những vấn đề quan trọng của đất nước thì khi nào Quốc hội nâng cao, phát huy hiệu quả cơ chế giám sát, chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ bộ máy nhà nước nói chung, với Chính phủ nói

riêng thì toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước mới thực sự nằm dưới sự

kiểm soát quyền lực của nhân dân Quốc hội đó mới thực sự khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Với những nội dung

được nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện từ các góc độ lịch sử nhà nước - pháp luật, quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của Quốc hội, với

những đặc trưng về chủ thể giám sát, đối tượng chịu sự giám sát, nội dung, phạm vi, phương thức thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ nêu trên đây, có thể khắng định:

- Một là, chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ xuất phát

từ vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do đó sự giám sát của

Trang 40

- Hai là, chức năng giám sát của Quốc hội xuất phát từ vị trí là cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất nên mang tính quyển lực nhà nước cao nhất

Hơn thế nữa, vị trí của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước cho phép khăng định

giám sát của Quốc hội được coi là giám sát bên trong nhà nước, đảm bảo thực

hiện quyền lực nhà nước trong đó có hoạt động của chính Quốc hội

- Ba là, chức năng giám sát đối với Chính phủ là một quyền hạn, chức năng duy nhất thuộc về Quốc hội, trong bộ máy Nhà nước không có cơ quan nào có quyền giám sát tối cao và trực tiếp đối với Chính phủ Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội chiếm ưu thế so với các chức năng giám sát, kiểm

tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức chính tri - xã hội và

giám sát trực tiếp của công dân

- Bốn là, chức năng giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ mang tính khách quan, là yêu cầu không thể thiếu của thực tiễn Nó thể hiện quy luật: chức năng giám sát là hoạt động gắn liền với việc ban hành pháp luật và thực hiện pháp luật

- Năm là, đỗi tượng giám sát, phạm vi giám sát và nội dung giám sát của

Quốc hội phong phú, bao hàm toàn bộ hoạt động của nhà nước, trong đó tập

trung và chủ yếu, quan trọng và rộng lớn nhất là giám sát hoạt động Chính phủ

- Sdu là, các phương thức thực hiện chức giám sát của Quốc hội đối

với Chính phủ mang tính da dạng, là những công cụ giám sát được quy

định chặt chẽ bảo đảm tính khách quan, chính xác nhất và hiệu lực thi

hành kết quả giám sát

Đây chính là cơ sở lý luận để tiến hành đánh giá thực trạng thực hiện chức

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: - Thực hiện chức năng giám sát của quốc hội đối với chính phủ ở việt nam hiện nay
Bảng 2 (Trang 124)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w