1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo chí thanh hóa với việc thực hiện chức năng giám sát xã hội

169 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 23,89 MB

Nội dung

Trang 1

N 1vHvnc1: li `: | D.LA147/08 kịc VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ - HANH CHINH QUOC GIA HỒ CHÍ MINH

HOC VIEN BAO CHI - TUYẾN TRUYEN

NGUYEN VAN BINH

BÁO CHÍ THANH H0Á VỚI VIỆC THỰC HIỆN GHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI

Trang 2

GE UC VA BAO TAO HOC VIEN CHINH TRI- HANH CHÍNH QUỐC GIA HO CHI MINH HOC VLEN BAO CHI- TUYEN TRUYEN NGUYEN VAN BINH Fr

BAO CHI THANH HOA VOI VIEC THUC HIEN CHUC NANG GIAM SAT XA HOI

CHUYEN NGANH : BAO CHI HOC MA SO : 60 3201 Fa Bal a u i 7 i

LUAN VAN THAC SĨ TRUYEN THONG DAI CHUNG

NGƯỜI HUGNG DAN: TS NGUYEN TRI NHIỆM 1

| HOC ENE BAO "cHATUYEN TRUYỂN |

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các tài liệu và sô liệu, tư liệu trích dân hoặc tự nghiên cứu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học và đê xuât trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trang 4

07000 - 4 I

Chương 1 Giám sát xã hội — chức năng quan trọng của báo chí 9

1.1 Khái niệm, đặc điểm của giám sAt x8 OL cece cceeseeeteeeeteseeeeeeteees 9

1.2 Vai trò của báo chí trong giám sát xã hội - c net 10 1.3 Nội dung chức năng giám sát xã hội của báo chí -cccssessva 12 1.4 Điều kiện để báo chí làm tốt chức năng giám sát xã hội 14 1.5 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới báo chí trong

008 98008 4ddäœẢ A.¬ 19

Chương 2 Hoạt động của báo chí Thanh Hoá trong việc thực hiện nhiệm

M'.4 8c 8n 23

2.1.Cách thức tổ chức các chương trình, chuyên mục của báo chí Thanh Hoá để thực thi nhiệm vụ giám sát xã hội - ác cc St Hs re 23 2.2 Các nội dung co ban của hoạt động giám sát xã hội trên báo chí

290 078 46

Chương 3 Những giải pháp cơ bản để nâng cao hoạt động giám sát xã hội của báo chí Thanh Hoá - Q LH HH HH HH xe 64 3.1 Những nhận xét chung và nguyên nhân cơ bản bằng pháp luật trong lĩnh

vực báo In hẲiỆn 4V - Án ng S9 011011 511g kh 64 3.2 Những giải pháp CƠ bản ch TH TH nh ng kh 71

KẾT LUẬN 22c Tn n2 TT TT HH TT HT TH TT E11111 15 1tr rea 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO sả 0n eererereeeeseeesseeseee 90

Trang 5

BANG CHU VIET TAT

DLXH : Dư luận xã hội DBQH : Đại biểu Quốc hội GSXH : Giám sát xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân KH&CN : Khoa học và công nghệ KT-_XH : Kinh tế-— xã hội

Trang 6

MỞ ĐẦU

1, Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, báo chí là cơ quan ngôn luận các tổ chức chính trị, xã hội,

nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân Báo chí đồng thời cũng là công cụ giám sát xã hội (GSXH) của nhân dân đối với mọi tiến trình hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội nhằm giúp phần xây dựng nhà nước pháp quyên, xã hội công dân, làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội bảo đảm cho tiến trình mở rộng dân chủ và phát triển bền vững được thực

hiện liên tục GSXH được xác định là một trong những chức năng quan trọng

hàng đầu của báo chí Chức năng này xuất hiện một cách rõ nét khi cuộc đấu

tranh chống tham nhũng, tiêu cực trên báo chí xuất hiện với loạt bài “ Những việc cần làm ngay” của tác giả N.V.L, đăng trên báo Nhân Dân Từ sự kiện đó,

cuộc đấu tranh chống tham những, tiêu cực trên báo chí đã trở thành phong trào, là mảng nội dung quan trọng của hầu hết các tờ báo, các chương trình phát thanh, truyền hình Tuy nhiên, dấu mốc đặc biệt có ý nghĩa đối với báo

chí Việt Nam trong thực hiện chức năng GSXH là lần đầu tiên trong một văn kiện chính thức của Đảng- Nghị quyết TW 6 (lần2) khoá VIII đã khẳng định

báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thong GSXH Dé la bước phat triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng ta về vai trò xã hội

của báo chí, cũng là một dẫu móc quan trọng trong thực hiện mở rộng dân chủ Về thực chất đó là sự xác định và đề cao hơn quyền dân chủ của nhân

dân, đồng thời trao cho nhân dân công cụ sắc nhạy (báo chí) trong việc thực

hiện quyền GSXH của mình | |

GSXH của báo chí - truyền thông đại chúng là giám sát chủ yếu bằng tai mắt của nhân dân, giám sát bằng dư luận xã hội Đó là quá trình giám sát mọi nơi, mọi lúc Chức năng giám sát xã hội của báo chí - truyền thông đại

Trang 7

hm

trương, chính sách, luật pháp, kịp thời phát hiện những nơi làm đúng, làm hay

để biểu dương khích lệ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời cũng dé

sớm phát hiện những “trục trặc”, những nơi làm đở, làm sai, những nơi vi phạm chủ trương, chính sách và luật pháp để đấu tranh Vai trò và sức mạnh GSXH của báo chí trước hết là xã hội hoá những việc tốt, tạo dư luận xã hội để đấu tranh, phê bình với những việc làm sai trái, những lệnh hướng phát

triển, buộc các cơ quan công quyền giải quyết, giải thích và giải đáp trước

nhân dân, trước công luận Đó là việc báo chí thực hiện quyền được thông tin, quyền được biết của nhân dân về mọi vẫn đề liên quan đến họ, là công cụ thực hiện sự công khai và minh bạch - cơ sở và dau hiệu thực hiện quyên dân chủ

của nhân đân |

Bắt đầu từ phong trào đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trên báo chí, cùng với quá trình mở rộng dân chủ, tăng cường vai trò, khả năng giám

sát của nhân dân đối với các tiến trình xã hội, báo chí Thanh Hoá đã từng

bước nâng cao khả năng thực hiện chức năng giám sát xã hội Là một tỉnh đất

rộng, người đông, diện tích trên l1 ngàn km”, dân số 3,7 triệu người; địa hình Thanh Hoá phức tạp, có nhiều sông suối, núi cao chia cắt; phong tục tập quán, trình độ dân trí, quan trí nhiều vùng còn chênh lệch nhau rất xa Chính vì vậy

khi thực hiện các quan điểm, đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách - pháp luật của Nhà nước về phát triển đã phát sinh nhiều sai lệch Cùng với

các hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước, báo chí ở Thanh Hoá đã trở thành

một kênh giám sát rất có hiệu quả, huy động được đông đảo nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các chủ trương, quyết sách, các văn bản qui phạm

pháp luật của nhà nước, đồng thời giám sát việc thực hiện các chủ trương,

Trang 8

quyền cũng như trong xã hội, đồng thời tham gia tổng kết thực tiễn giúp phân làm phong phú thêm những tri thức, kinh nghiệm để tiếp tục hoàn

thiện chủ trương, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật, hồn thiện mơi

trường pháp lý

Tuy nhiên, là những cơ quan báo chí ở địa phương, điều kiện về cơ sở

vật chất, trang thiết bị hoạt động cùng đội ngũ nhà báo còn nhiều bất cập, và đặc biệt là quan điểm, nhận thức, thái độ chỉ đạo của cấp uỷ địa phương về thực hiện giám sát xã hội của báo chí ở những thời điểm cụ thê chưa phải lúc

nào cũng đồng nhất, vì vậy đã tác động, ảnh hưởng đến việc phát huy khả năng thực hiện chức năng này của báo chí

Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá một cách chính xác hiệu quả

thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí địa phương Thanh Hoá là

một việc làm cần thiết đề từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị

những giải pháp nhằm từng bước tăng cường, phát huy khả năng của báo chí

tham gia vào quán lý, giám sát xã hội, nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, ky

cương, pháp luật nghiêm minh, mọi thành viên đều bình đẳng trong xã hội và

chịu sự giám sát của nhân dân trong thực hiện, nghĩa vụ, chức trách của mình Với lý do đó, học viên quyết định đề xuất đi vào nghiên cứu đề tài: “Báo chí

Thanh Hoá với việc thực hiện chức năng giám sát xã hội”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quản lý và giám sát xã hội là một trong những chức năng quan trọng của báo chí Cùng với quá trình đối mới và mở rộng dân chủ, chức năng giám sát, kiểm tra của báo chí đối với các tiến trình xã hội ngày càng được thực hiện rộng rãi Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về chức năng

Trang 9

tham luận của một số tác giả đăng trong các tạp chí chuyên ngành hay trình bảy trong một số cuộc hội thảo của các tác giả: PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Học viện Báo chí - Tuyên truyền: Nâng cao năng lực giám sát xã hội của

bao chi (2007); TS Tran Dang Tuan, Dai Truyén hinh Viét Nam; PGS.TS Ta Ngọc Tấn, Tạp chí Cộng sản

Trong các nghiên cứu về lý luận lãnh đạo và quản lý báo chí, thực hiện

chức năng của báo chí, có các nghiên cứu của Ban Tuyên giáo Trung ương (2007) về Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới; các báo cáo về công tác báo chí,

xuất bản tại các Hội nghị báo chí, xuất bản toàn quốc do Bộ Văn hóa - Thơng

tin (cđ) phát hành Ngoài ra, về vẫn để này còn có những nghiên cứu của khối ngành lý luận nhà nước và pháp luật (Lê Sĩ Dược: Cải cách bộ máy hành pháp cấp trung ương trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta; Nguyễn Minh

Đoan (1986), Hiệu quá pháp luật - những van dé ly luận cơ bản, thực trang va

giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật ở nước ta; Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta hiện nay — đề tài nghiên cứu khoa học Học

viện Chính trị Quốc gia Hà Nội)

Từ thực tế đó, việc đi vào nghiên cứu vấn đề hiệu quả thực hiện chức

năng giám sát xã hội của báo chí (tuy chỉ ở phạm vi một địa phương như Thanh Hoá) là còn rât mới mẻ

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là thông qua việc đánh giá hoạt động của báo

chí Thanh Hoá trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội, rút ra những

bài học kinh nghiệm, kiến nghị những giải pháp tăng cường hiệu quả, khả

Trang 10

huy dân chủ, phát huy sức mạnh của nhân dân và toàn xã hội trong quá trình xây dựng một xã hội mới công bằng - dân chủ - văn minh

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Tiến hành khảo sát hoạt động của báo chí Thanh Hoá trong thực hiện

chức năng giám sát xã hội, thời điểm từ tháng 6/2006 đến tháng 6/2008

- Đánh giá việc thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí Thanh Hoá, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, và những nguyên nhân, tác động dẫn đến hiệu quả và những hạn chế đó

- Rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị một giải pháp tăng cường hiệu quả của báo chí Thanh Hoá trong thực hiện chức năng giám sát

xã hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu hoạt động của các cơ quan báo chí Thanh Hoá,

gồm Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Thanh Hoá là 2 cơ quan báo chí chủ đạo trong tỉnh |

- Các tác phẩm báo chí nội dung thực hiện chức năng giám sát xã hội đăng, phát từ tháng 6/2006 — 6/2008

- Hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo của địa phương đối với báo

chí trong thực hiện việc giám sát xã hội

- Các tô chức, cá nhân chịu sự tác động của tác phâm báo chí nội dung thực hiện chức năng giám sát xã hội

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 11

van dé chi có thê giải quyết thành công khi tiếp cận dựa vào 2 bộ môn khoa

học là chính trị học và báo chí học

Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về báo chí

Luận văn được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn, trong đó phương pháp đặc thù là:

+ Phương pháp thông kê, phân loại: được dùng đề thống kê, phân loại các tác phâm báo chí có nội dung thực hiện chức năng giám sát xã hội

+ Phương pháp phân tích nội dung tài liệu: được dùng để phân tích các tac pham bao chi

+ Phương pháp khảo sát thực tiễn: được dùng đề xác định ý tưởng

nghiên cứu, phục vụ cho năng cao năng lực giám sát xã hội của báo chí Thanh Hoá

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ về lý luận, đưa ra một hệ thông khái niệm, nội dung và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của báo chí với việc thực hiện chức

năng giám sát xã hội Khẳng định vai trò giám sát xã hội của báo chí và cách

thức làm thế nào đề thực hiện có hiệu quả chức năng đó

Trang 12

Luận văn chỉ ra những hạn chê trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí Thanh Hoá, từ đó đê xuât các giải pháp tăng cường thực

hiện chức năng giám sát xã hội, nâng cao vai trò, hiệu lực của báo chí trong quá trình phát triền vì một xã hội công băng, dân chủ, văn minh

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Luận văn nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm phong phú hơn những tri thức lý luận về chức năng giám sát xã hội của báo chí, giúp hình

thành nhận thức sâu sắc hơn, toàn điện hơn về vấn đề nghiên cứu, về lý luận và thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay báo chí Việt Nam đang được cả xã

hội quan tâm, tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp cho sự nghiệp đổi mới, mở rộng dân chủ, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối với bộ máy của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống tham những, tiêu cực, góp phần làm lành mạnh đời sống xã hội

- Luận văn đồng thời là một công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn giúp cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí ở Thanh Hoá có được nhận thức đầy đủ về hiệu quả giám sát xã hội của báo chí địa phương mình, từ đó

để có sự điều chỉnh đúng đắn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển báo chí

- Công trình này sẽ cung cấp những tri thức có giá trị cho đội ngũ các nhà báo ở Thanh Hoá nhận thức đầy đủ hơn về tác phẩm báo chí của địa phương mình trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội, từ đó tăng cường khả năng nghiệp vụ, sáng tạo nhiều tác phâm báo chí có giá trị, phát

huy được tốt nhất vai trò giám sát của báo chí đối với các tiễn trình vận động

ở điạ phương

Trang 13

này, đặc biệt là đối với các cơ quan báo chí và lãnh đạo báo chí ở địa

phương

8 Kết cầu của luận văn

Trang 14

9

Chương Í

GIAM SAT XA HOI - CHUC NANG QUAN TRONG CUA BAO CHI

1.1 Khái niệm, đặc điểm của giám sát xã hội

Trong kho tàng lý luận khoa học xã hội và nhân văn, có nhiều quan

niệm và cách lý giải về giám sát và giám sát xã hội Có quan niệm cho rằng, giám sát là việc theo dõi từ bên ngoài đối với một chủ thể trong việc thực thi

một nhiệm vụ nào đó, là sự theo dõi thường xuyên và liên tục hoạt động của

một đối tượng nhất định để ngăn ngừa các vi phạm Giám sát còn được hiểu là

“sự theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ”, là sự theo dõi, quan sát hoạt

động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu giám

sát đi đúng quỹ đạo, quy chế, nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác

định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh”, hay giám

sát là công việc của “một nhóm hoặc một tô chức để theo dõi người, hoặc việc

nào đấy” Từ điển Tiếng Việt định nghĩa giám sát là: “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không.” [43,tr.215] Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra Cũng theo từ điển nói trên, theo dõi là “chú ý theo sát từng hoạt động, từng diễn biến để

biết rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thời (ví dụ, theo dõi kẻ lạ mặt, theo dõi

những diễn biến của con bệnh, .) Va theo đối là một công việc chuyên chú, miệt mài -vừa chuyên sâu, có nghề, vừa bao quát diện rộng vừa chăm chú trọng tâm Còn kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét

Kiểm tra không tiễn hành thường xuyên mà có thời điểm, trọng điểm với chủ

đích cụ thé [44] |

Nhu vậy, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho

Trang 15

19

một cách khách quan, độc lập, chuyên nghiệp và được thực hiện bởi một lực lương khác, độc lập, ngoài chủ thể tiền hành hoạt động ay

Nói tới giám sát là nói tới quyền giám sát, một thứ quyền lực chính trị, là một vấn để mang tính phổ biến trong đời sống chính trị nói chung và trong

vận hành quyền lực nhà nước nói riêng ở mọi thời đại chính trị

Dù được định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại, các quan niệm

trên đều có nội dung chung trong khái niệm giám sát là một dạng quyên lực

nhà nước Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động,

thường xuyên, liên tục và sẵn sáng tác động bằng các biện pháp tích cực để bắt buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, đúng quy chế nhằm giới hạn quyền lực, làm cho hoạt động của các cơ quan

nhà nước trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, đám bảo cho pháp luật được tuân thủ

nghiêm chỉnh

Giám sát xã hội là giám sát việc thi hành đường lối, chủ trương, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với một đối tượng cụ thể là những người được giao thực thi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó, có nghĩa là phải giám sát từ chủ trương tới quá trình thực hiện và kết quả đạt

được Giảm sát xã hội là quyền và trách nhiệm của báo chí với dân, với Đảng

Quá trình tổ chức giám sát xã hội phải đảm bảo tính đảng, tính nhân

dân, tính trung thực, tính khoa học, khách quan và thiết thực Muốn thực hiện

giám sát có hiệu quả, thiết thực, cần phải có cơ chế giám sát 1.2 Vai trò của báo chí trong giám sát xã hội

Muốn giám sát xã hội có hiệu quả thì trước mắt, báo chí phải tự mình nâng cấp mình, mà muốn nâng cấp mình lên, bản thân báo chí phải thấy hết

được trách nhiệm của mình, thực sự là chỗ dựa về mặt thông tin của mọi giới,

Trang 16

it

mỗi người làm báo phải hiểu đúng vị trí và chức nang cua minh, làm đúng luật, đúng quyền hạn đã được giao phó Nói cách khác, người làm báo sẽ không làm tốt vai trò giám sát xã hội nếu như không có năng lực, trình độ

chuyên môn, không dám nghĩ dám làm, ngại đụng chạm (thực tế này có ở

nhiều nơi)

Như vậy, cơ chế giám sát xã hội là một trong những phương cách đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nó hạn chế việc lạm dụng quyên lực, mở rộng dân chủ Trong xã hội hiện đại, nhân dân thực

hiện quyền giám sát của mình một cách hiệu quá nhất là thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng Cùng với việc giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan quyên lực và các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực hiện giám sát của nhân dân thông qua các tô chức đại diện và nhất là thông qua các phương tiện báo chí - truyền thông là điều rất cần thiết và có hiệu quả nhất đề thực thi dân chủ và chống việc lạm dụng quyền lực

Trong xã hội ta hiện nay, theo luật định, báo chí được xác định là cơ quan ngôn luận của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và là diễn đàn của

nhân dân Theo chúng tôi, cẦn phải xác định rõ ràng rằng, báo chí của ta đồng

thời là công cụ GSXH của nhân dân đối với mọi tiễn trình hoạt động trên các

lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội báo đảm cho tiến trình không ngừng mở rộng dân chủ và phát triển bền vững

Trang 17

hỏi giám sát ai, phản biện cái gì và chỉ quan niệm báo chí là công cụ tuyên

truyền, tuyệt đối hoá chức năng tuyên truyền của báo chí Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới từ năm 1986, nhưng những tiền để cho nhận thức đi đến đổi mới có thể nói là bắt đầu những năm

tám mươi khi tiến hành khoán sản phẩm trong nông nghiệp Sự nghiệp đổi

mới này về bản chat, trong kinh tế là sự coi trọng lợi ích vật chất của nguoi lao động (khởi đầu là khoán sản phẩm trong nông nghiệp) rồi đến vận hành

nền kinh tế theo quy luật thị trường, xác định nền kinh tế nước nhà là một bộ

phận của kinh tế thế giới; về chính trị là thực hiện từng bước mở rộng dân

chủ Tuy nhiên, hai quá trình này không diễn ra đồng thời, mà đổi mới kinh tế

trước, sau đó từng bước đổi mới về chính trị Và trước thêm Đại hội X, vẫn đề đổi mới chính trị được đặt ra bức xúc như một đòi hỏi tất yếu và chảy bỏng của dư luận xã hội nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong xu thế hội nhập, mở cửa

Trên thực tế, những đòi hỏi, trăn trở về đổi mới chính trị đã được hối thúc từ giữa nhiệm kỳ Đại hội VIH của Đảng dưới những hình thức tìm kiếm

cách chống tiêu cực, tham nhũng trong cuộc xây dựng và chính đốn Dang Va dau méc quan trọng đối với báo chí Việt Nam là lần đầu tiên trong văn kiện chính thức của mình - Nghi quyết TW 6 (lần hai) khoá VIII, Đảng cộng sản

Việt nam đã ghi nhận, khăng dinh bdo chi và truyén thông đại chúng là một

trong bốn hệ thống GSXH Đây là bước phát triển quan trọng về lý luận, nhận

thức của Đảng ta về vai trò xã hội của báo chí, cũng là một dấu mốc quan trọng của thực hiện mở rộng dân chủ Về thực chất đó là sự xác định và đề

cao hơn quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời trao cho nhân dân công cụ sắc nhạy (báo chí) trong việc thực hiện quyền GSXH của mình

1.3 Nội dung chức năng giám sát xã hội của báo chí

Trang 18

Thứ nhát, là huy động nguồn lực - trí tuệ xã hội, động viên khích lệ

năng lực sáng tạo của nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật;

Thứ hai, là giám sát quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như sự phù hợp của hệ thống văn bản ấy với Hiến pháp, với lợi ích

căn bản của nhân dân;

Thứ ba, là tuyên truyền giáo dục tri thức luật pháp cũng như ý thức chấp hành luật pháp và chính sách của Nhà nước cho cộng đồng:

Thứ tư, là cỗ vũ việc thực hiện và giám sát việc thực thi các văn bản

quy phạm pháp luật đối với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội để kịp thời phát hiện những nơi làm tốt, làm hay cũng như những nơi làm đở, vi phạm pháp

luật Trong tình hình hiện nay, việc chống lạm dụng quyền lực, tham nhũng được xác định là chống giặc nội xâm, là quốc nạn gan liền với sự tồn vong của chế độ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò và vị thế lãnh đạo của

Đảng Có quyển mới lạm dụng quyền, và có lạm dụng quyền là có tham nhũng, do đó tham nhũng không ai khác chính là một bộ phận không nhỏ quan chức trong bộ máy công quyền cấu kết với nhau Cho nên chống lạm dụng quyên lực và tham nhũng là cuộc chiến đấu giữa một bên là đông đảo nhân dân với một bên là một bộ phận quan chức trong bộ máy công quyền của Đảng và Nhà nước

Tứ năm, là tham gia tông kết thực tiễn góp phan lam phong phú thêm

những tri thức, kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính sách

cũng như hệ thông văn bản pháp lt, hồn thiện mơi trường pháp lý

GSXH của báo chí - truyền thông đại chúng là giám sát chủ yếu bằng tai mắt của nhân dân, giám sát bằng dư luận xã hội Đó là quá trình giám sát mọi nơi, mọi lúc Chức năng giám sát xã hội của báo chí - truyền thông đại chúng

Trang 19

14

luật pháp, là để kịp thời phát hiện những nơi làm đúng, làm hay để biểu

dương khích lệ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời cũng để sớm phát hiện những “trục trặc”, những nơi làm đở, làm sai, những nơi vi phạm

chủ trương, chính sách và luật pháp để đấu tranh Vai trò và sức mạnh GSXH

của báo chí trước hết là xã hội hoá những việc tốt cũng như những sai phạm

của tô các chức hoặc cá nhân nào đó để khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hoặc chỉ trích, tạo áp lực dư luận xã hội và buộc các cơ

quan công quyên giải quyết, giải thích và giải đáp trước nhân dân, trước công

luận Đó là việc báo chí thực hiện quyền được thông tin, quyền được biết của nhân dân về mọi vấn đề liên quan đến họ, là công cụ thực hiện sự công khai và minh bạch - cơ sở và dấu hiệu thực hiện quyên dân chủ của nhân dân Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực - tham nhũng những năm gần đây, nhiều

vụ việc lớn do báo chí phát hiện, phanh phui và được cơ quan chức trách vào

cuộc hoặc báo chí phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật để đấu tranh

1.4 Điều kiện để báo chí làm tốt chức năng GSXH

Thứ nhất, không ngừng mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời

sống xã hội, trước hết là dân chủ về kinh tế, tài chính, về công tác tô chức -

cán bộ Tính công khai và dân chủ hoá xã hội được mở rộng đến đâu thì vài

trò và năng lực GSXH của báo chí tăng lên đến đấy Bộ Chính trị TW Đảng

khoá VHI đã ban hành Quy chế dân chủ cơ sở với quyết tâm chính trị là mở rộng và nâng cao chất lượng dân chủ cơ sở, nhưng trong thực tế kết quả đạt

được còn chưa được như mong muốn Mở rộng tính công khai va dan cht: hoa | là một quá trình, một cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt đòi hỏi bản lĩnh và văn hoá chính trị của người lãnh đạo, của bộ máy, sự kiện trì lâu dài và kiến định mục tiêu cũng như đòi hỏi bức xúc của nhân dân, của cuộc sống - cua

Trang 20

và trục lợi Chống độc quyền, hạn chế bưng bít thông tin thực hiện dân chủ

phải bằng các quy định pháp luật đồng thời bằng cơ chế giám sát chặt chẽ, hạn chế lạm dụng quyền lực Như vậy, công khai, dân chủ không dừng lại ở

khẩu hiệu chính trị suông mà phải được bảo đảm bằng thiết chế xã hội Dân chủ phải gan với công khai thông tin, bảo đảm quyền được biết, được thông tin của nhân dân Nhân dân có quyền được biết tổng số Vay nợ nước ngoài, định hướng và hiệu quả đầu tư tiền vay cũng như tiền ngân sách; cần được

công khai hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh tế nhà nước cũng như việc chỉ tiêu tài chính công trong các cơ quan Chống khuynh hướng dân chủ hình

thức, chiếu lệ hoặc lợi dụng “dân chủ” để trục lợi vì động cơ cá nhân Dân

chủ nhân dân về nguyên tắc là thúc đấy tự do báo chí, bảo đảm cho báo chí

làm tốt vai trò GSXH, trước hết là giám sát các cơ quan và cán bộ trong bộ

máy công quyên Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì

trật tự xã hội nhưng đồng thời cũng phải thực hiện quyền được biết, quyền

được thông tin của nhân dân

Thứ hai, nâng cao trình độ dân trí, trước hết và quan trọng nhất là trình độ hiểu biết của dân cư về các văn bản quy phạm pháp luật và thiết chế phân chia quyền lực của Nhà nước Bởi vì, giám sát là giám sát bằng pháp luật và trên cơ sở pháp luật Trong quá trình hội nhập vào WTO, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta đã được xây dựng mới và bổ sung rất

nhanh, nhưng sự hiểu biết của nhân dân về luật pháp còn rất nhiều hạn chế, ý

thức chấp hành luật lại càng nhiều vấn đề Do đó, muốn nâng cao năng lực giám sát của mình, báo chí cần tích cực truyên truyền, giải thích cho nhân dân nhận thức đầy đủ và đúng đắn các chính sách và luật pháp của Nhà nước,

động viên khích lệ nhân dân không chỉ tích cực thực hiện mà còn có khả năng

giám sát quá trình thực hiện ấy Mặt khác, cũng cần giám sát quá trình xây

Trang 21

16

các quy định ấy có hợp lý không, có chuyên nghiệp không, có “vừa đá bóng vừa thôi còi” không Người đứng đầu cơ quan hành pháp có nên là người đứng đầu cơ quan chỗng tham những hay cần tách ra, độc lập? Việc phân chia quyền lực thông thường chỉ thể hiện ngắn gọn trong một văn bản ngắn, thậm chí trong một câu, nhưng có thể theo đó, của cải của nhân dân tuôn chảy vào túi một nhóm người nào đó vì sự lợi dụng và trục lợi do quyền lực khơng

được kiểm sốt chặt chẽ Việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ am hiểu

luật pháp của nhân dân liên quan chặt chẽ đến vai trò giám sát của đại biêu

quốc hội và của Quốc hội nói chung Cần phải có cơ chế đề Quốc hội không chỉ có tiếng mà còn phải có quyển và cần sử dụng quyền của mình để bảo vệ lợi ích của nhân dân, của đất nước

Thứ ba, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức

và văn hoá chính trị của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền các cấp, như dư luận xã hội đặt ra không chỉ nâng cao dân trí mà còn phải

nâng cao quan trí Thái độ trách nhiệm của cán bộ công chức đối với các vấn

dé bdo chí và dư luận xã hội nêu ra không chỉ thể hiện trách nhiệm pháp lý

trước nhân dân, trước Đảng mà còn thê hiện văn hoá chính trị, đạo đức, lối

sống và lương tâm của con người

The tw, khong ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng nhà nước pháp quyên - xã hội công dân, tích cực làm lành mạnh hoá các quan hệ

xã hội bằng thiết chế phân chia quyền lực một cách khoa học, chặt chẽ, có cơ

chế kiểm soát quyền lực để chống lạm dụng quyên lực; chống bao biện làm thay, thậm chí tranh nhau làm nhưng khi có sự cố lại chang ai chịu trách

nhiệm cụ thẻ Đảng ta chủ trương thực hiện tốt dân chủ và #zểm soới được

quyên lực đề chống tiêu cực, để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước phén

Trang 22

17

nhân dân xuất phát từ những bài học lịch sử của đất nước trong những năm đổi mới va truyền thống văn hố của dân tộc ta

Mơi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thiết chế phân chia quyền lực Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ ngày một hoàn thiện nhanh hơn nếu có được thiết chế phân chia quyền lực khoa

học, hợp lý Đảng lãnh đạo bằng đường lối chính trị, bằng quan điểm định hướng song cũng cần thể chế hoá bằng pháp luật về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, tránh tình trạng lẫn lộn công việc giữa tô

chức đảng và chính quyên

Chừng nào chưa có được một cơ chế chống lạm dụng quyền lực một cách hữu hiệu, quyền được biết, được thông tin của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng thì vai trò GSXH của báo chí, của nhân dân sẽ còn bị hạn

chế và đương nhiên năng lực lãnh đạo của Đảng ta không được phát huy và niềm tin của nhân dân không những bị xói mòn mà còn tiềm ấn những nguy cơ ngoài mong đợi

Thứ năm, Không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, năng lực tác nghiệp, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp cũng như cải thiện điều kiện làm

việc cho đội ngũ nhà báo

Nhà báo phải là những người cần có trình độ, am hiểu cuộc sống, nhất là pháp luật - như sự hiểu biết, kinh nghiệm vận dụng và năng lực phân tích pháp lý Họ là những người có năng lực tác nghiệp thành thạo trong môi trường pháp lý, có bản lĩnh hành nghẻ trong những điều kiện phức tạp của kinh tế thị trường - khả năng tiếp cận nguồn tin, năng lực điều tra, thu thập và

phân tích sự kiện pháp lý Nhà báo thường hoạt động độc lập, đơn tuyến nên

Trang 23

18

trị và đạo đức, cần trang bị cho các nhà báo những phương tiện kỹ thuật -

nghiệp vụ hiện đại, cơ chế cung cấp thông tin để họ có thể tác nghiệp thuận lợi trong quá trình thực hiện chức năng GSXH, nhất là trong điều kiện kinh tế

thị trường, hội nhập với thế giới

Thứ sáu, sử dụng báo chí - truyền thông như một công cụ hữu ích nhất

trong việc mở rộng tính công khai và đân chủ hoá đời sông xã hội, trong cuộc

đầu tranh chông tiêu cực, tham nhũng, làm lành hoá các quan hệ kinh tế - xã

hội Cân coi báo chí truyền thông không chỉ là diễn đàn rộng rãi nhất để moi

người dân bày tỏ chính kiến, ban luận những vấn đề quốc kế dân sinh mà còn là công cụ thể hiện và trường học nâng cao năng lực, trình độ dân trí về dân chủ và công khai, minh bạch cũng như công cụ tập hợp, tô chức, huy động

DLXH trong cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng

Thực hiện tốt chức năng GSXH, tức là báo chí và truyền thông đại

chúng thể hién tinh déc lập của mình Tính độc lập không có nghĩa là độc lập với chính trị - điều đó không bao giờ có Báo chí và truyền thông là một công

cụ thê hiện quyền lực chính trị Tính độc lập ở đây có nghĩa là, khi thực hiện

chức năng GSXH của báo chí, nhà báo không “theo đuôi”, nghe một cách thụ động, không dễ tin vào kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức trách -

vốn ít độ tin cậy, cần có và coi trọng kết quả khai thác, điều tra độc lập của mình từ tai mắt của nhân dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những

thông tin và các số liệu mà mình đưa ra Đảng và Nhà nước cũng cần những chứng cứ độc lập ấy đề phản biện chính sách, để đấu tranh chống tiêu cực làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội, trên cơ sở ay có thé góp phần gây

dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền và chế độ xã hội Trong quá trình hoạt động, báo chí thực hiện tốt, có hiệu quả chức năng

Trang 24

19

và quảng bá thương hiệu quốc gia ở trong nước và nhất là trên trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững

1.5 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đổi mới báo chí

trong thời kỳ mới

Tình hình và điều kiện của đất nước trong thời kỳ đổi mới đã được

đánh giá, khái quát trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa VI,VH,VH và đặc biệt là Đại hội IX

Trong các văn kiện Đại hội đã nêu trên, Đảng ta đã đánh giá, nhận định

về những đặc điểm của thế giới, những mâu thuẫn cơ bản và tính chất của thời

đại hiện nay, những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế Thế kỷ XXI được dự báo với những vấn đề nổi bật, những điểm lớn có ảnh hưởng rất lớn tới sự

phát triển của quốc gia nói chung và của báo chí nói riêng Ngoài sự thay đổi của bản đồ thế giới thì sự thay đôi có tính nhảy vọt chưa từng thấy trong hoạt động KH&CN (mà cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển) là những thay đổi có tính quan trọng Trong nên kinh tế này, KH&CN thực sự

trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm cho năng suất lao động xã hội đạt

đến trình độ cao, cùng với đà phát triển ấy, đời sông văn hóa tỉnh thần và cuộc sống hàng ngày của mọi người cũng có những thay đổi quan trọng Tương

ứng với kinh tế tri thức là quá trình hình thành, phát triển của một xã hội

thông tin Đó là xã hội đã bị toàn cầu hóa mà trong đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chiếm lĩnh mọi mặt đời sống xã hội Xu thế của thời đại là toàn cầu hóa, trước hết sẽ diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin (trong - đó có thông tin đại chúng) Như vậy, truyền thông trong xã hội hiện đại phải mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, phải có tính đa chiều và phải nghiên cứu từng

Trang 25

Điểm qua những văn kiện của Đảng về công tác báo chí, có thé thay

các bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về báo chí Trong Văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta khẳng định: “Báo chí

là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phân ánh tiếng nói của quần chúng” Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/03/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ:

Báo chí “vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thé, vừa là diễn đàn của nhân dân” Đến năm 1997, sau một thời kỳ rút kinh nghiệm

trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng ta khẳng định

một lần nữa: “Báo chí - xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng,

(Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 17/10/1997)

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương ó, lần 2 (ngày 02/02/1999),

lan đầu tiên, Đảng xác định rõ báo chí là một trong bốn hệ thống giảm sát xã

hội: “Sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là sự giám sát của tô chức Đảng, trước hết là từ chi bộ, sự giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện nhân dân, sự giám sát của công luận ”

Nhìn vào sự khẳng định trên về vai trò, vị thế xã hội của báo chí, có thê

thấy rõ sự phát triển trong nhận thức của Đảng ta về báo chí Từ quan điểm

báo chí là công cụ, là vũ khí sắc bén của Đảng, đến thời kỳ đôi mới, Đảng xác

định “Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quân chúng"(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ, 1986) Cùng với

quá trình đối mới, Đảng tiếp tục nhận thức rõ hơn, cụ thể hơn về báo chí: Báo

chí “vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là điễn đàn của nhân dân ” (Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 31/03/1992),

Hon thé nữa, “Báo chí - xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý

Trang 26

của Nhà nước, của các tô chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân

(Chi chị 22-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 17/10/1997)

Về những định hướng của Đảng để phát triển báo chí trong tình hình và điều kiện mới, đặc biệt là xu hướng phi đại chúng hóa, có thể thấy, toàn cầu

hóa là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đầu tranh không kém phần khó khăn gay gắt trong quan hệ quốc tế cả về kinh tế, chính trị và văn hóa

Rõ ràng, sự chuyển đổi vào kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã và đang đặt ra vấn đề phái có nhận thức

mới về báo chí (đặc biệt là về vai trò giám sát xã hội của báo chí), đồng

thời phải có những định hướng lớn nhằm thúc đây báo chí nước ta phát

triển trong tình hình và điều kiện hiện đại, phục vụ sự nghiệp xây dựng và

phát triển đất nước

Trong điều kiện đó, Đảng ta xác định phương hướng cơ bản là không ngừng phát triển hệ thống thông tin đại chúng ở một tầm cao mới trong bối cảnh thông tin đại chúng thế giới phát triển như vũ bão Cuộc sống của đất

nước đòi hỏi báo chí phải đổi mới, thông tin đa dạng, nhiều chiều, làm phong phú hơn diện mạo của nền báo chí, tăng hiệu quả của hoạt động báo chí Chính nhận định “Báo chí - xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản

lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của

Đảng, của Nhà nước, của các tô chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân” đã nhân mạnh tính đa dạng, đa chiều của thông tin, nhắn mạnh đòi hỏi

phải tăng cường ứính văn hóa, chất lượng văn hóa và tính thông tin đối ngoại

trong thông tin báo chí nhằm xóa bỏ tình trạng rập khuôn, giáo điều, đơn điệu,

Trang 27

hóa đời sống xã hội (rong đó có hoạt động báo chí) theo phương châm “dân

biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” do Đảng đề ra

Phương hướng phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng lưới thông tin báo chí cũng là một trong những điểm quan trọng được thể hiện trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” được thông qua tại Đại hội VH (Cương lĩnh 1997) Trong Cương lĩnh này đã nêu rõ quan điểm phát triển báo chí trong thời kỳ mới của Đảng ta là phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiêu, kịp thời, chân thực và bổ

ích Đến thời điểm 1996, sau quá trình 10 năm đôi mới, báo chí Việt Nam có những bước phát triển mạnh cả về quy mô, tính chất, và đã xuất hiện nhiều

vấn đề phức tạp trong tình hình quốc tế có nhiều biến động, do đó báo chí có những yêu cầu mới, đòi hỏi phải có sự quản lý tốt hơn thì Đảng bồ sung quan điểm: Phát triển phải đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng được coi là một trong những quan điểm hàng đầu đối với công tác báo chi

Bên cạnh đó, đổi mới hoạt động quản lý báo chí, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các chế độ, chính sách phù hợp và từng bước thực hiện Chiến lược

truyền thông quốc gia phù hợp với nước ta và xu thế phát triển thông tin đại chúng thế giới cũng là những phương hướng cơ bản cần chú ý

Những định hướng phát triển báo chí trong tình hình mới của Đảng ta đã cho thấy, dé phát triển theo những định hướng đó, hệ thống báo chí rất cần

sự lãnh đạo, quản lý chặt chế hơn nữa của Đảng và Nhà nước, mặt khác, bản thân nền báo chí Việt Nam cũng phải tự vận động, tự hoàn thiện đổi mới để vươn lên, phần đấu thực hiện tốt vai trò, vị trí của đội quân tiên phong trên

mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, đồng thời làm tốt chức năng giám sát

Trang 28

bo t2

Chương 2

HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ THANH HÓA TRONG VIỆC THỤC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁM SÁT XÃ HỘI

2.1 CÁCH THỨC TƠ CHỨC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHUYÊN MỤC CỦA BÁO CHÍ THANH HOA DE THUC THI NHIEM VU GIAM SAT XA HOI

2.1.1 Đặc điểm, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội Thanh Hoá

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên I1.116km” Dân sế toàn tỉnh 3,67 triệu người, xếp thứ 2 cả nước về dân số, có 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Tày, Mông, Dao, Khơ Mú Mật độ dân số trung bình 328 người/km” Về tổ chức hành chính có 24 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố với tổng số 57§ xã, 35 thị trấn, 20 phường Dân số đô thị chiếm 9,79% dân số toàn tỉnh (năm

2005) Tỉnh Thanh Hoá phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình và Ninh

Bình; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây có 192 km đường biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào và phía Đông giáp biến

Đông với chiều dài 102 km bờ biển

Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam

Bộ, có vị trí thuận tiện: Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các

tỉnh và thành phố khác trong cả nước Đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh nối vùng trung du và miễn núi của tỉnh và các miền trong cả nước Đường quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng, ven biển với miền núi,

trung du của tỉnh Quốc lộ 217 nối liền tỉnh Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn,

nước CHDCND Lào

Trang 29

24

trọng 600 tấn cập cảng an toàn Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng

tiếp nhận tàu trên 10 vạn tấn hiện đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho và vận chuyển quốc tế Vị trí nằm ở cực Bắc miền Trung, Thanh Hoá là điểm nối kinh tế phía Bắc với miền Trung, chịu tác động mạnh của

vùng kinh tế động lực phía Bắc

Địa hình tỉnh Thanh Hoá đa dạng, gồm khu vực đồng bằng, ven biển,

miền núi và trung du Khu vực miền núi, trung du gdm L1 huyện: Như Xuân,

Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn,

Mường Lát, Ngoc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành Diện tích tự nhiên trên

800.000 ha (2/3 diện tích toàn tỉnh) Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700m, độ dốc trên 25 Vùng trung du có độ cao trung bình 150-200m, độ dốc từ 15-

20° Khu vuc đồng bằng sông Mã hội tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Hoạt, gồm 10 huyện, thị và thành phố Độ cao trung bình từ 5-15m, xen kẽ có các đổi núi thấp và núi đá vôi độc lập Khu vực đồng bằng sông Mã có

diện tích 1.864km”, lớn thứ 3 trong cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng Vùng ven biển chạy dài 102 km, năm trong dia

phận của 6 huyện, có diện tích 1.242km', rất thuận lợi cho phát triển nghề cá, nuôi trồng thủy sản, làm muối, xây dựng cảng biến và dịch vụ

Đặc điểm địa hình tỉnh Thanh Hoá phong phú và đa dạng, cho phép phát triển nông, lâm ngư nghiệp toàn diện, dễ dàng chuyên dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành, có nhiều cảnh quan thiên nhiên rừng, biển và đồng bằng

để phát triển du lịch, dịch vụ Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi,

trung du với hệ thống sông suối tạo tiềm năng thuỷ lợi, thuỷ điện lớn, là điều

kiện để khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao, mùa đông lạnh, gió tây khô

nóng, chịu nhiều ảnh hưởng của bão Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng

Trang 30

No ca

phân bố không đều, trung bình từ 1600 đến 2.200mm Số ngày mưa từ 130 — 150 ngày/năm

-Rừng là thế mạnh của tỉnh Thanh Hoá Thanh Hoá có 485.000ha đất có rừng, trữ lượng khoảng 16,7 triệu mỶ gỗ, hàng năm có thê khai thác được 50.000 — 60.000 m’ Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực

vật đa dạng, phong phú, nhiều loai gỗ quý, hiếm Diện tích luồng lớn nhất cả nước trên 50.000ha Khu vực rừng quốc gia Bến En, khu bảo tổn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông và Xuân Liên là nơi tồn trữ bảo vệ các nguồn gien động,

thực vật quý hiểm, và là nơi du lịch hấp dẫn

Tỉnh Thanh Hoá có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong

phú với 42 loại, một số có trữ lượng lớn so với các vùng khác trên cả nước, đó

là: Đá vôi làm xi măng có trữ lượng 370 triệu tấn; Sét làm xi măng: §Š triệu

tan; Sét lam gạch ngói: 20 triệu tấn; Sét cao nhôm làm gạch chịu lửa và gạch

ốp lát: 5 triệu tấn; Đá ốp lát: 2-3 ty m* Quặng sắt: 3 triệu tấn; Crôm: gần 22

triệu tấn; Phosphorit: ltriệu tấn; Secpentin: 15 triệu tấn; Đôlômit: 4,7 triệu

tân; Cát xây dựng có trữ lượng lớn, phân bố khắp tỉnh Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, là lợi thế để Thanh Hoá phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, hoá chất và luyện kim

Tất cả các đặc điểm tự nhiên trên có tác động trực tiếp đến sự hình

thành, phát triển của báo chí Thanh Hoá

2.1.2 Sơ lược lịch sử Báo Thanh Hóa và Đài PT-TH Thanh Hóa Thanh Hóa hiện có 4 cơ quan báo chí được Bộ Văn hóa — Thông tin

Trang 31

HĐH đất nước, quê hương Tuy nhiên, theo yêu cầu mới, các cơ quan báo chí,

nhất là Báo Thanh Hóa còn nhiều bất cập, cần phải được khắc phục, bổ sung kịp thời Đó là thông tin thời sự, các sự kiện, vẫn dé quan trọng còn chậm, không kịp thời, liên tục, nhiều khi dồn ép, thông tin còn đơn điệu, một chiều,

chất lượng thông tin thấp, hiệu quả tuyên truyền còn hạn chế Công tác lãnh đạo, chi đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng còn chậm, nhiều bất cập,

khó khăn Lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành và đông đảo bạn đọc từ lâu đã trăn

trở, mong muốn báo Thanh Hóa tăng thêm kỳ, ra nhật báo để cập nhật thông tin,

làm tốt hơn nhiệm vụ chính trị của tờ báo Đảng địa phương Bản thân những

người làm báo Thanh Hóa cũng tự thấy không thể bằng lòng với cách làm việc và phương thức đưa tin đã trở nên lỗi thời và quá chậm trễ đó

2.1.2.1 Báo Thanh Hóa

Ngày 29 tháng 7 năm 1930, Đảng bộ Thanh Hóa được thành lập Cùng

với sự ra đời của Đảng bộ, báo chí cách mạng Thanh Hóa sớm hình thành và

song hành với sự thăng trầm của Đảng và cách mạng Qua thực tiễn đấu tranh

cách mạng, báo chí cách mạng Thanh Hóa thực sự là công cụ tuyên truyền hiệu quả, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị đầy khó khăn, gian khổ nhưng

vô cùng tự hào của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Thanh Hóa

Từ những tờ báo tiền thân như Báo Tiến Lên - tờ báo đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa gắn liền với sự ra đời của Đảng bộ Thanh Hóa (29—7—1930);Tờ Hồn lao động (tháng 6 — 1934), sau đó đổi tên thành báo Tia sáng (tháng 3 -

1936); báo Tự do, báo Đuôi giặc nước và báo Gái ra trận; báo Khởi nghĩa, báo Tắc Đất, Tiến TÔI, Chống giặc, năm 1957 Tỉnh ủy cho xuất bản tờ Tin

Thanh Hóa (tiền thân của Báo Thanh Hóa)

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc thành lập báo Đảng cấp

tính, thành phố, ngày 7-2-1962, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết về

Trang 32

dựa trên cơ sở tiếp nhận lực lượng, phương tiện của tờ Tin Thanh Hóa (trước

đó trực thuộc Ủy ban Hành chính tỉnh) Ngày 20-3-1962, số báo Thanh Hóa

đổi mới đầu tiên ra mắt bạn đọc và đến tháng 5-1966, báo Thanh Hóa đổi mới

đối tên thành báo 7hanh Hóa Báo lúc đầu ra hai số khổ nhỏ (27x39em) phát hành vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuân, rồi tiến lên ba số khổ nhỡ Budi dau chi in 5.600 tờ, dần dần tăng lên 16.000 tờ Số lượng đó ôn định trong suốt thời gian chống chiến tranh phá hoại của để quốc Mỹ

Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính

quyền địa phương, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí Trung ương, Báo

Thanh Hóa đã có bước trưởng thành vượt bậc Đội ngũ làm báo được nâng lên cả về số lượng và chất lượng Cơ sở vật chất được đầu tư có thêm nhiều

điều kiện và khả năng mới để kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng vẻ vang của các tờ báo tiền thân và các thế hệ cha anh trong lĩnh vực báo chí, nhằm không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng tờ báo cả về nội dung và hình thức Báo đã xây dựng nhiều chuyên trang, chuyên mục thể hiện

sâu sắc các vấn đề đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đôi mới cơ chế

quản lý, cơ cấu kinh tế, đổi mới phương thức hoạt động trên các lĩnh vực, giữ

vững ôn định chính trị, đấu tranh chống tiêu cực, đặc biệt là chống tệ quan

liêu, tham những và lối sống sa đọa làm xói mòn phẩm chất đạo đức cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

Năm 1988 thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Báo Thanh

Hóa đã được đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị in báo theo công nghệ hiện đại Nhà in Báo Thanh Hóa được thành lập Tiếp đó, Báo Thanh Hóa đã được đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc cao tầng khang trang, mua sắm máy móc, thiết bị, thành lập phòng Tiếp nhận và Xử lý thông tin báo chí theo

Trang 33

28

phân thiết thực, có hiệu quả vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả

tuyên truyền của Báo Thanh Hóa, góp phần đưa Thanh Hóa tiến nhanh, tiễn mạnh, tiến vững chắc trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự

phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành chức năng, từ nhiều năm qua, Báo Thanh Hóa đã phấn đâu tăng thêm kỳ xuất bản, số lượng phát hành và từng bước nâng cao chất lượng mọi mặt của tờ báo Từ xuất bản 2 kỳ/tuần năm

1991 nâng lên 3 kỳ/tuân năm 1995, 4 kỳ/tuần từ 1-1-2003, số lượng phát hành đạt từ 10.000 đến 11.000 tờ/kỳ

Cùng với báo thường kỳ, do yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ

đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhu cầu của bạn đọc trong, ngoài tỉnh và ở nước ngoài trong thời kỳ hội nhập Từ tháng 12-2005, báo Thanh Hóa điện tử chính thức hòa mạng Internet; tháng 8-2006, báo Thanh Hóa hằng tháng ra mắt bạn đọc số đầu tiên, số lượng phát hành đạt gần 10.000 to/ky

Báo Thanh Hóa được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đánh giá là có nhiều nỗ lực, đổi mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phân vào công cuộc đây mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, quê hương

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ chính của Báo Thanh Hóa là tuyên

truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh phong trào thi đua lao động, sản xuất của nhân dân trong tỉnh, hoạt động của các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng trong tinh, phan anh, đề xuất những kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; tham gia đấu tranh chống tiêu cực, chéng tham nhũng và các tệ

nạn xã hội, v.v Hiện tại, Báo Thanh Hóa xuất bản 3 ấn phẩm là: Báo Thanh Hóa thường kỳ (phát hành 4 kỳ/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và thứ

Trang 34

phát hành vào ngày 20 hàng tháng, phát hành từ 9.500 đến 10 nghìn tờ/kỳ và

báo Thanh Hóa điện tử được cập nhật tin thời sự thường xuyên trong ngày

Với bề dày hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Báo Thanh Hóa luôn là kênh thông tin quan trọng phô biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đáng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh Những thông tin trên báo Thanh Hóa luôn được bạn đọc xác

định là thông tin chính thống, dam bảo tính chính xác cao, có hiệu lực, hiệu

quả trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của đảng bộ, chính quyền địa phương

Về cơ bản báo được bao cấp hoạt động, phát hành, không có bán lẻ trên thị

trường báo chí

Để thực thi nhiệm vụ của mình, hiện nay, cơ quan Báo Thanh Hóa có 63 cán bộ, phóng viên, nhân viên đang làm việc tại cơ quan, trong đó, biên chế là 48 người và một số hợp đồng thử việc các chuyên ngành: phóng viên, biên dịch viên, kế toán, tin học, họa sĩ, trong đó, số người có trình độ đại học:

41 người (trong đó đại học báo chí: 24 người); số người có 2 bằng đại học trở lên là 10 người Bộ máy được sắp xếp gồm: Ban Biên tập (3 người) và 9 phòng chuyên môn: phòng Thư ký Tòa soạn (6 người), phòng Chính trị (5 người), phòng Kinh tế (5 người), phòng Văn hóa - xã hội (5 người), phòng Công tác bạn đọc (Š người), phòng Thông tin - Quảng cáo (4 người), phòng báo Thanh Hoá điện tử (5 người), phòng báo Thanh Hoá hằng tháng (4 người) và phòng Hành chính - Tổ chức (7 người)

Do khối lượng công việc tăng mạnh để đáp ứng yêu cầu của một tỉnh

lớn, địa bàn phức tạp, yêu cầu thông tin nhanh, nhạy, chính xác và rộng khắp,

tổ chức hoạt động giám sát xã hội cơ bản được tập trung về 2 phòng là phòng

Chính trị và Phòng công tác bạn đọc Phòng Chính trị chịu trách nhiệm trước

Ban Biên tập về công tác tuyên truyền thuộc lĩnh vực chính trị, xây dựng

Trang 35

có 2 phóng viên chuyên các vấn đè Thời sự - Chính trị lớn, một phóng viên theo đõi khối nội chính , 1 Phóng viên theo dõi Xây dựng Đảng Phòng Công tác bạn đọc được giao tiếp công dân, bạn đọc Chịu trách nhiệm trước Ban

Biên tập về công tác bạn đọc, cộng tác viên; biên tập tin, bài của cộng tác viên gửi đến, trả lời đơn, thư, chế độ chính sách, xác minh đơn, thư bạn đọc và viết

bai theo chỉ đạo của Ban Biên tập Với chỉ tiêu chỉ có 4 người,

Phòng công tác Bạn đọc đã dành ! nhân sự thường xuyên tiếp bạn đọc,

cộng tác viên, tiếp nhận phân loại tin, bài, ảnh cộng tác viên theo mảng vấn đề, báo cáo lãnh đạo phòng duyệt trước khi đưa lên phòng Thư ký Tòa soạn; 2 phóng viên làm công tác biên tập, đi cơ sở điều tra, xác minh đơn, thư, viết tin, bài theo sự chỉ đạo của BBT và làm các công việc khác theo sự phân công

của phòng

2.1.2.2 Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

Sau hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954, miền Bắc nước ta bước vào thời

kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Với sự giúp đỡ của Liên Xô, năm 1956 tỉnh

Thanh Hóa được đầu tư xây dựng một đài truyền thanh làm nhiệm vụ tiếp âm chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam Đài được khởi công xây dựng

tháng 4/1956 và đến ngày 26/9/1956 thì chính thức khánh thành đi vào hoạt động Cơ sở ban đầu chỉ có một nhà đặt máy, phòng bá âm và hệ thông đường

dây 31 km và 186 chiếc loa cong cộng Trong 2 năm 1957,1958 trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được xây dựng mới § Đài truyền thanh cấp huyện

gồm: Đài truyền thanh huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Thọ xuân, Vĩnh Lộc,

Thiệu Hóa, Nông Công, Cẩm Thủy và Yên Định Mặc dù chỉ tiếp âm chương

trình của Đài Tiếng Nói Việt Nam, nhưng lúc bấy giờ Đài truyền thanh là một

công cụ hữu hiệu tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, cổ vũ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc, là phương tiện đắc

Trang 36

31

Dưới các loa công cộng thời đó, ngày nào cũng có hàng trăm người đứng lắng nghe tin tức về cuộc chiến, nghe sân khấu truyền thanh, nghe tiếng thơ, ca nhạc Tin tức về cuộc kháng chiến truyền đi từ những chiếc loa truyền thanh

đã làm lay động tâm can hàng chục vạn người, thúc giục họ nô nức hành

động Tuổi trẻ thì hăng hái tòng quân lên đường đánh Mỹ Phụ nữ, người già,

trẻ em thì thi đua học tập, lao động sản xuất

Năm 1973, giặc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Tại phố Hàng Than, thị xã Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa quyết định xây dựng tại đây Đài phát sóng

KV gom một cột ăng ten cao 40m, một nhà đặt máy tăng âm, may nỗ, phòng bá âm, khu làm việc của tập thể cán bộ, công nhân viên Ngày 1/5/1973

chương trình phát thanh đầu tiên chính thức được phát sóng với bán kính 30 km Đài Phát Thanh Thanh Hóa do Ủy ban nhân tỉnh quản lý, là tờ báo nói độc lập, có chương trình riêng được ghi âm trước Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài những ngày đâu thành lập có 53 người Ngoài

nhiệm vụ tiếp âm một số chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát

thanh Thanh Hóa đã sản xuất chương trình Thời sự, Dân ca Thanh Hóa, Câu chuyện truyền thanh với tổng thời lượng 90 phút/1 ngày

Kế từ khi ra đời cho đến nay, cơ sở vật chất thiết bị, diện phủ sóng và

thời lượng các chương trình Phát thanh của Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa đã không ngừng được đầu tư, mở rộng Về phát thanh, hiện nay Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa có 2 máy phát AM công suất 10 KW va 2 máy phat FM công suất 5KW, đảm bảo cho 98% dân số nghe được phát thanh Thời lượng chương trình sản xuất mới từ 90 phút/ Ì ngày đã nâng lên 180 phút/1 ngày vào năm 1977, và hiện nay là 360 phút/ ngày

Năm 1977, tiếp nhận đầu tư của trung ương, Đài Phát thanh Thanh Hóa đã xây dựng và quản lý một trạm phát hình tại đồi Quyết thắng (Hàm

Trang 37

cột ăngten 56m, máy phát hình trắng-đen 100W có bán kính phú sóng 20 km

Ban đầu trạm phát hình này chỉ làm nhiệm vụ tiếp sóng chương trình của Đài

Truyền hình Việt Nam, đến năm 1985 thì sản xuất bản tỉn thời sự và được Uỷ ban nhân tỉnh quyết định thành lập Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh

Hoá Năm 1990 Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá được tỉnh đầu tư một máy phát hình mâu IKW, có bán kính phủ sóng 80 km Kẻ từ đây hoạt

động nội dung của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá bắt đầu có những chuyền biến mạnh mẽ Ngoài Ban biên tập phát thanh, Đài đã thành lập ban biên tập truyền hình gồm phòng thời sự, phòng chuyên dé Năm 1994,

Ban biên tập phát thanh và Ban biên tập truyền hình nhập lại thành một Ban biên tập thống nhất chỉ đạo hoạt động nội dung, tuy nhiên lực lượng phóng

viên và phòng chuyên môn vẫn tách ra hai bộ phận

2.1.3 Tổ chức chuyên mục giám sát xã hội trên Báo Thanh Hóa

Hiện nay, trong tổng số 63 cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo Thanh

Hóa thì chỉ có 14 phóng viên được giao nhiệm vụ đảm trách các chương trình,

chuyên mục có nội dung, tính chất giám sát xã hội Để đáp ứng yêu cầu thông

tin nhanh nhạy, chính xác và rộng khắp ở một tỉnh lớn, đông dân, địa bàn

phức tạp, Báo Thanh Hóa đã tô chức các chương trình có chức năng hoạt động giám sát xã hội về 2 phòng chủ đạo là phòng Chính trị và Phòng công

tác bạn đọc Phòng Chính trị chịu trách nhiệm trước Ban Biên tập về công tác

tuyên truyền thuộc lĩnh vực chính trị, xây dựng Đảng và những vẫn đề thời sự lớn, những vấn đề cần xử lý nhanh, trong đó có 5 phóng viên chuyên các

vấn đề thời sự - chính trị lớn, một phóng viên theo dõi khối nội chính, 1

phóng viên theo dõi Xây dựng Đảng Phòng Công tác bạn đọc được giao tiếp

công dân, bạn đọc, chịu trách nhiệm trước Ban Biên tập về công tác bạn đọc, cộng tác viên; biên tập tin, bài của cộng tác viên gửi đến, trá lời đơn, thư, chế

Trang 38

tra loo

biên tập Với chỉ tiêu chỉ có 6 người, Phòng công tác bạn đọc đã dành 1 nhân sự thường xuyên tiếp bạn đọc, cộng tác viên, tiếp nhận phân loại tin, bài, ảnh cộng tác viên theo mảng vấn đề, báo cáo lãnh đạo phòng duyệt trước khi đưa

lên phòng Thư ký Tòa soạn; 2 phóng viên làm công tác biên tập, đi cơ sở điều

tra, xác minh đơn, thư, viết tin, bài theo sự chỉ đạo của BBT và làm các công

việc khác theo sự phân công của phòng Mỗi tháng báo Thanh Hóa dành 4 kỳ vào các số báo ra ngày thứ 4 hàng tuần đề đăng ý kiến nhân dân; thư bạn đọc và trả lời những vướng mắc, khiếu nại của công dân (khuôn khổ 1/2 trang) Việc tiếp nhận đơn, thư tại Phòng Công tác bạn đọc đúng quy trình, quy chế

hoạt động của cơ quan đề ra, tạo được lòng tin, tính khách quan, dân chủ, công khai cho bạn đọc và công dân đến làm việc;

Trên Báo Thanh Hóa, ngoài các tín thời sự ( phản ánh các hoạt động lễ

tân, các hội nghị, hội thảo, hoạt động của lãnh đạo tỉnh và ban, ngành, các

cấp), các chuyên mục được sử dụng chủ yếu làm diễn đàn đăng tải các thông

tin về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là nơi để

người dân bẩy tỏ quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình về các vấn đề của đời

sống xã hội Các chuyên mục: Vấn đề ban quan tâm, Sự kiện và vẫn dé, Diễn

đàn thứ báy, Đường dây nóng, Tìn mới nhận, Diễn đàn doanh nghiệp, Chuyện

quản lý, Sinh hoạt tư tưởng, Ý kiến đẳng viên, Gương đẳng viên tiêu biểu; Hỏi đáp pháp luật, Chế độ chính sách, Ý kiến nhân dân, Hộp thư, nhắn tin, Tìn pháp luật đều có nội dung thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí

Cụ thê ở trang 3, báo dành diện tích và số kỳ phù hợp cho việc đây mạnh, duy tri các chuyên mục: Sinh hoạt tư tưởng, Ý kiến đẳng viên, Gương đẳng viên

tiêu biểu Các chuyên mục này thường xuyên đề cập đến công tác tuyên truyền

xây dựng Đảng và hệ thống chính trị với những bài viết sinh động, sát thực tế

Trang 39

tế Các chuyên mục này được duy trì với phương châm “xây để chống” và “chống để xây”, coi công tác tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, mô hình mới, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm Với việc tăng cường tuyên truyền nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, Báo Thanh Hóa đã

thực sự góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế các hiện tượng

tiêu cực trong xã hội, làm cho người dân tin tưởng hơn vào Đảng, Nha nước, vào chế độ, noi theo và vươn tới cái chân, thiện, mỹ Đồng thời, Báo cũng duy trì và

từng bước cải tiến, đôi mới nội dung tuyên truyền về hoạt động của Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Cơng đồn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Năm 2007, Báo Thanh Hóa được Tỉnh ủy khen thưởng về

thành tích tuyên truyền gương điền hình tiên tiễn và người tốt, việc tốt

Chuyên mục #fổi đáp pháp luật, Chế độ chính sách giải đáp các vấn đề

về thủ tục hành chính, đất đai, mua bán, chuyên nhượng, thừa kế, vay trả, bảo hiểm xã hội; mục Ý kiến nhân dân, Hộp thu - nhắn tín tạo mối liên hệ sắn bó

mật thiết giữa báo với cộng tác viên Trang 4 có mục Tin pháp luật Cùng với

việc duy trì, nâng cao chất lượng các chuyên mục đã có, trong năm 2007, Ban

Biên tập đã xây dựng một số chuyên mục mới được đánh giá là phù hợp, chất lượng khá như Điển đàn thứ bay, Phóng vẫn và đối thoại, Tùm hiéu pháp luật về tài nguyên và môi trường, Con số và sự kiện Với những chuyên

mục này, các vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật trong tỉnh được thông tin đầy đủ,

thường xuyên hơn, đã xuất hiện nhiều bài phóng sự, bài điều tra sâu sắc làm

noi bat những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, thiếu sót ở

các đơn vị, địa phương trong tỉnh

Ngoài các chuyên mục nêu trên, Báo Thanh Hóa còn xây dựng cơ

chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền Năm 2007, Báo đã ký kết với 10 ban, ngành, địa phương, như ký phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền về

Trang 40

thôn và nông dân; với Liên đoàn Lao động tỉnh mở chuyên mục: Lao động và cơng đồn; với Tỉnh đoàn có chuyên mục: Thanh niên; với Sở Y tế có chuyên mục: Y tế và sức khỏe; với Sở Tài nguyên — Môi trường có chuyên

mục: Bảo vệ tài nguyên, môi trường: với Công an tỉnh có chuyên mục: An

ninh - Trật tự

2.1.4 Tổ chức chương írình, chuyên mục thực (hi nhiệm vụ giám

sát xã hội ở Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa

Về Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đang có 4

chuyên mục có nội dung thực hiện nhiệm vụ giám sát xã hội gồm: Chuyên

mục Ông kính truyền hình (thời lượng mỗi chương trình 10 phút, thực hiện mỗi tuần một chương trình) Chuyên mục Điển đàn cứ tri (thời lượng mỗi chương trình I0 phút, thực hiện mỗi tuần 1 chuyên mục), Chuyên mục Hộp thu truyén hình (thời lượng chương trình từ § - 10 phút, thực hiện mỗi tuần 1 chương trình), Chuyên mục Trá tời chính sách pháp luật (thời lượng mỗi

chương trình 10 phút, thực hiện mỗi ngày | chương trình) Như vậy, mỗi tháng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa dành thời lượng 420 phút

trên sóng truyền hình để phục vụ cho việc thực thi các nội dung giám sát xã hội Đó là chưa kế các nội dung này lồng ghép vào các chương trình khác như chương trình thời sự, các phóng sự chuyên đề |

Chuyên mục Ông kính truyền hình xuất hiện trên sóng truyền hình Thanh Hóa từ năm 1994, cho đến nay, chuyên mục “Ống kính truyền hình” của Đài PT-TH Thanh Hóa đã tồn tại 14 năm Đây là chương trình

có chức năng thực hiện nhiệm vụ giám sát xã hội ra đời sớm nhất của Đài

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w