1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận cao học, môn truyền thông đại chúng, đạo đức và trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội(khảo sát việc cải cách hành chính tại thành phố hồ chí minh)

20 128 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 43,18 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 4 1.1.Báo chí và đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí 4 1.2. Chức năng giám sát xã hội 9 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 2.1.Mặt tích cực 13 2.2.Một số hạn chế 18 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21   MỞ ĐẦU Hoạt động giám sát xã hội có vai trò quan trọng trong thực hành dân chủ, góp phần năng động hoá nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của người dân. Tuy vậy, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của giám sát xã hội, nhất là trong điều kiện thiếu hệ thống thể chế, luật pháp cần thiết, cán bộ, công chức và nhân dân chưa có nhiều thời gian rèn luyện dân chủ. Giám sát xã hội cần phải được đặt trong mối quan hệ tương tác với giám sát, kiểm tra và phê bình trong Đảng; giám sát, thanh tra, kiểm soát và phê bình trong bộ máy nhà nước... Tất cả cùng hợp thành một cơ chế hỗn hợp kiểm soát quyền lực, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo vệ bản chất dân chủ của chế độ. Trong các nội dung của giám sát xã hội thì việc giám sát cải cách hành chính được coi là một trong những nội dung trọng tâm hiện nay. Qua đó báo chí thể hiện vai trò rất to lớn, là lực lượng quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên thực tế, do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau thì đôi khi một bộ phận báo chí còn chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ vai trò giám sát xã hội của mình. Đê tìm hiểu rõ hơn về ván đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Đạo đức và trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội(khảo sát việc cải cách hành chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh)” làm tiểu luận kết thúc môn học.  

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 4

1.1.Báo chí và đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí 4

1.2 Chức năng giám sát xã hội 9

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13

2.1.Mặt tích cực 13

2.2.Một số hạn chế 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 2

MỞ ĐẦU

Hoạt động giám sát xã hội có vai trò quan trọng trong thực hành dân chủ, góp phần năng động hoá nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của người dân Tuy vậy, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của giám sát xã hội, nhất

là trong điều kiện thiếu hệ thống thể chế, luật pháp cần thiết, cán bộ, công chức và nhân dân chưa có nhiều thời gian rèn luyện dân chủ Giám sát xã hội cần phải được đặt trong mối quan hệ tương tác với giám sát, kiểm tra và phê bình trong Đảng; giám sát, thanh tra, kiểm soát và phê bình trong bộ máy nhà nước Tất cả cùng hợp thành một cơ chế hỗn hợp kiểm soát quyền lực, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo vệ bản chất dân chủ của chế độ

Trong các nội dung của giám sát xã hội thì việc giám sát cải cách hành chính được coi là một trong những nội dung trọng tâm hiện nay Qua đó báo chí thể hiện vai trò rất to lớn, là lực lượng quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội Tuy nhiên thực tế, do nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau thì đôi khi một bộ phận báo chí còn chưa nhận thức và thực hiện đầy đủ vai trò giám sát xã hội của mình

Đê tìm hiểu rõ hơn về ván đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Đạo đức

và trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội(khảo sát việc cải cách hành chính tại Thành Phố Hồ

Chí Minh)” làm tiểu luận kết thúc môn học.

Trang 3

NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Báo chí và đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí

1.1.1.Báo chí

Báo chí là gì? Theo quan niệm từ trước đến nay, báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ đến với đông đảo công chúng Ngoài ra, Báo chí còn là một hình thái ý thức

xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay Tại Việt Nam, Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên, phát hành từ năm 1865 đến 1910 tại Sài Gòn Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), nói một cách khái quát

là những xuất bản phẩm định kỳ, như nhật báo hay tạp chí Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình Khái niệm này cũng áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo điện tử) Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu để làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn hóa; mục đích là để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phân tích tin tức Đây là những cơ quan ngôn luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn đề Chính vì thế, báo chí thường được gọi là quyền lực thứ tư Quyền lực này, nếu được nhân dân sử dụng đúng, thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói lên nguyện vọng của người dân, qua đó, cải tiến bộ máy xã hội

Theo nhóm tác giả TS Hà Huy Phượng, ThS Đinh Ngọc Sơn, ThS

Vũ Thúy Bình, ThS Lê Thanh Xuân, ThS Đỗ Phan Ái trong các loại hình báo chí, thì báo chí gồm nhiều thể loại như báo in, ảnh báo chí, phát thanh (báo nói), truyền hình, báo mạng điện tử; và mỗi loại đều có những ưu điểm riêng của mình, tuy nhiên đều có chung các chức năng của báo chí

Trang 4

Theo Luật Báo chí năm 1999, Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống

xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân Ngoài ra, từ báo chí bắt đầu từ hai chữ: báo (thông tin), chí (giấy) Tên gọi có gốc thuần Việt Trong tiếng Anh Journalism bắt nguồn từ Journal - Nhật ký, điều này cũng nói lên rằng nhà báo- ký giả, chính là những người ghi lại lịch sử trong cuộc sống hàng ngày Nói một cách khác, các ký giả chính là những sử gia, ghi chép lại các sự kiện trong cuộc sống thường nhật Cuộc sống chúng ta có rất nhiều câu chuyện diễn ra mỗi ngày và báo chí có nhiệm vụ ghi lại những sự kiện đó, chứng kiến, thêm lời bình Báo chí là một hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin, giao tiếp, giải trí và nhận thực của con người và có ảnh hưởng rộng lớn tới đời sống xã hội Lịch sử phát triển của báo chí chính là sự gia tăng các tiện ích của quá trình thu nhập, xử lý và tiếp nhận thông tin dành cho số đông trong xã hội Thông tin báo chí có tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt gắn với nhiệm vụ hết sức to lớn và nặng nề, nhất là trong bối cảnh thế giới phức tạp, yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi phải nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tri thức cho mọi hoạt động của công chúng

Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn và TS Phạm Văn Thấu trong chuyên

đề nghiên cứu về Cơ sở lý luận báo chí, xuất bản, khái niệm báo chí được định nghĩa trên ba phương diện: “Báo chí là một trong những hệ thống xã hội” (định danh), “báo chí là một hoạt động chính trị xã hội” (định tính), “báo chí là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chính trị, tác động vào xã hội để tạo sự can thiệp gián tiếp vào đời sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo dục ý thức và góp phần tích cực vào việc hình thành các khuynh hướng, các phong trào chính trị - xã hội” (mục đích) Đặc điểm nổi bật của báo chí là tính công khai, chân thật, chính xác và sự lang tỏa nhanh chóng, rộng khắp; gắn liền với những thông tin thời sự, những vấn đề, sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ, có sự phân tích, mỗ xẻ nhằm rộng đường dư luận Từ

Trang 5

đó, PGS.TS Dương Xuân Sơn và TS Phạm Văn Thấu đã đưa ra khái niệm báo chí như sau: Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn

Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông xuất bản 2011, tác giả Dương Xuân Sơn quan niệm “báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội” và chú trọng đến các khái niệm thông tin và thông tin báo chí Tương tự quan niệm này, trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (PGS, TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên), các tác giả xem xét khái niệm báo chí gắn liền với những đặc trưng chính yếu của hoạt động báo chí gồm sự hình thành và phát triển của báo chí; báo chí - hoạt động thông tin đại chúng và báo chí - một loại hình hoạt động chính trị xã hội

Còn theo TS Đỗ Chí Nghĩa trong Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội thì cho rằng: Báo chí là loại hình các phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ truyền tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn Chúng ta thấy rằng, báo chí là một loại hình truyền thông phổ biến hiện nay và có ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội hết sức rộng lớn và sâu sắc Tính chất công khai, rộng rãi và nhanh chóng đã khiến báo chí trở thành một loại vũ khí sắc bén trong xã hội; trở thành một thứ quyền lực - quyền lực của trí tuệ, nhận thức Để thực sự trở thành một thứ quyền lực trong xã hội, báo chí phải gắn liền với những thông tin mang tính thời sự, phản ánh khách quan, chân thật Công chúng tìm đến báo chí tức là tìm kiếm thông tin, mà trong đó, tin thời sự đóng vai trò quan trọng Ví dụ như những sự kiện liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, cứ mỗi lần cơ quan chức năng phát hiện vụ án tham nhũng, cũng là lúc công chúng mong đợi những thông tin, diễn biến vụ việc xét xử; như vụ án PM18, Vinashing vv… Khi nhìn nhận xã hội như một hệ thống trong tổng thể

Trang 6

đang vận hành, báo chí cũng cần được tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hoặc hệ thống con) Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, thì quan niệm

về báo chí có nhiều gốc nhìn khác nhau, từ hàn lâm đến đời thường được gắn với truyền thông xã hội; giới báo chí có thể gọi chung là giới truyền thông Từ

đó, PGS.TS đã phân tích những, đánh giá, so sánh các khái niệm báo chí phương Tây và những nước khác, trong đó có Việt Nam và cho rằng báo chí truyền thông là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ công chúng và

dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực

và quốc tế…

1.1.2.Đạo đức, trách nhiệm xã hội của báo chí

Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin: Thông tin tác động trực tiếp đến đời sổng xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người; do đó, làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của con người Nó tạo ra dư luận và áp lực xã hội đối với một hiện tượng, sự kiện cụ thê Vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực, khách quan

và có tính định hướng xây dựng cao Nêu thông tin bị bóp méo, cắt xén, xuyên tạc sẽ đưa đến những hậu quả xã hội khôn lường, sẽ làm tổn hại đến uy tín cá nhân, cơ quan, đoàn thể, làm phá sản các doanh nghiệp và khiến hàng ngàn lao động mất việc làm Bên cạnh đó, có những thông tin dù là đúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm lý hoang mang, hoảng sợ, ghê tởm, mât lòng tin vào con người, vào đời sống; vì thế, khi đưa tin cũng cần có liều lượng hợp lý

và cách tiếp cận cụ thể Thông tin báo chí, xét đến cùng, là hướng tới giúp xã hội, con ngưòi ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, cao đẹp hơn Vì vậy, những

Trang 7

thông tin dẫn đến những hậu quả trái với điều này đều là phản tuyên truyền, độc hại, chông lại con người

Trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân: Nâng cao dân trí là trách nhiệm xã hội to lớn của báo chí nước ta Trong điểu kiện dân trí, trình độ văn hóa thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, giáo dục còn nhiều bất cập, hơn mọi loại hình truyền thông khác, báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong công tác nâng cao dân trí và sự hiếu biêt của mọi tầng lớp nhân dân Qua báo chí, người dân ngay tại nhà mình, địa phương mình có thể tiêp cận được các nguồn thông tin, tri thức quý báu cho đời sông và cho sản xuất, kinh doanh Nâng cao dân trí và sự hiếu biết của nhân dân thực chất là xây dựng nền tảng tinh thần cho sự phát triển của con người và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trách nhiệm củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội: Một xã hội bất ổn thì không thể phát triển được Vì vậy, trong khi tác nghiệp, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí cần thực hiện đúng định hướng, tích cực tuyên truyền phô biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền những thành tựu to lớn của công cuộc đôi mới; có chính kiến mạnh mẽ bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Kiên quyết đấu tranh chông những thế lực cơ hội chính trị, phản động lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyển xuyên tạc sự thật, kích động, gây hận thù, chia rẽ dân tộc, tôn giáo tạo bất ổn, bạo lực lật đố và thực hiện “diễn biến hòa bình” Đây thực sự là những nhân tố tiêu cực, làm mất ổn định xã hội, phá hoại đời sốngbình yên của nhân dân, phá hoại sự nghiệp đổi mới đang phát triển mạnh mẽ của đất nước Báo chí cách mạng cần tích cực góp phần xây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới và chế độ xã hội chủ nghĩa

1.2.Chức năng giám sát xã hội

Trang 8

Giám sát có thể được hiểu là theo dõi, kiểm tra những quy định pháp luật đã được ban hành; và nó bao gồm 2 quá trình: theo dõi và kiểm tra Hoạt động này có một ý nghĩ rất quan trọng trong nhiệm vụ tham gia quản lý xã hội của báo chí Giám sát phải được tiến hành bởi một lực lượng độc lập mới đảm bảo tính khách quan

Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế…

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 lần 2 Khóa VIII (2/1999), đã nêu chức năng giám sát của công luận, báo chí, khi nói về việc thực hiện đồng bộ

4 hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên, trong đó có giám sát của các cơ quan

26 thông tin đại chúng - “Giám sát bằng công luận” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1/2011) cũng khẳng định chức năng thông tin, giáo dục,

tổ chức, phản biện xã hội của báo chí, trên cơ sở nhấn mạnh “vì lợi ích nhân dân và đất nước Như vậy, có hai bộ phận tham gia giám sát xã hội: bộ máy nhà nước và công dân; mà báo chí là một bộ phận không thể tách rời trong GSXH

Thực chất, GSXH là sự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hành động của các cơ quan, tổ chức, các các nhân nắm giữ và thực thi quyền lực Nhà nước Đồng thời, nó cũng phát hiện, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót hạn chế, những hành vi sai trái, những vấn đề bất

Trang 9

hợp lý, lỗi thời, không còn phù hợp với định hướng và bản chất xã hội Mặt khác, hoạt động GSXH cũng là phương tiện có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị Nó có ý nghĩa như sự răn đe, cảnh báo thường xuyên những nguy cơ và khả năng vi phạm pháp luật Nhà nước, vi phạm tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức người cán bộ Nó cũng có ý nghĩa quản lý, nhắc nhở cán bộ công chức về trách nhiệm công tác, kỷ luật lao động, kỉ cương của cơ quan công quyền, thái độ tôn trọng người dân và ý thức nghiêm chỉnh gương mẫu thực hiện pháp luật Nhà Nước

Hoạt động GSXH không chỉ mang tính chất phê phán mà còn có tác dụng biểu dương những nhân tố tiên tiến tích cực trong xã hội Thông qua GSXH, nhiều kết quả hoạt động của các cơ quan công quyền, những thành tựu và hiệu quả thực tế của bộ máy quản lí, nhiều thành tích và năng lực công tác của các cán bộ và nhất là những người lao động được làm sáng tỏ Đó là

cơ sở khách quan, điều kiện quan trọng cho việc biểu dương các nhân tố mới, không ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan lãnh đạo quản

Thực tiễn cho thấy báo chí đã tham gia giám sát và quản lý xã hội, bởi giám sát là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí Ở phương Tây chức năng này được đề cao như một thứ “quyền lực thứ tư”, bên cạnh các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong xã hội Việt Nam hiện nay, báo chí được xác định là cơ quan ngôn luận của Đảng và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân Hệ thống báo chí và các loại hình truyền thông đại chúng nói chung là phương tiện quan trọng có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu dân chủ hóa, góp phần quan trọng để giải quyết vấn đề chung của quốc gia trong tiến trình vận động và phát triển Báo chí tham gia việc hoạch định và tổ chức thực hiện

Trang 10

các chính sách của Đảng và Nhà Nước trên phạm vi xã hội hay trong những lĩnh vực rộng lớn

Báo chí có vai trò như một hệ thống xã hội cung cấp thông tin, dữ liệu cho chủ thể quản lí xã hội; kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả của các chính sách

xã hội Xã hội càng phát triển, dân trí và quan trí càng nâng cao thì dân chủ càng được mở rộng và do đó sẽ hạn chế lạm dụng quyền lực thông qua cơ chế giám sát xã hội GSXH là phương cách đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà Nước pháp quyền, xã hội công dân Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể theo chương trình kế hoạch đã đề ra Báo chí giám sát sự vận hành của các tiến trình chính trị kinh tế xã hội, phát hiện và cảnh báo kịp thời những nguy cơ, những khó khăn phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển chung Sự giám sát này trước hết nhằm vào những cơ quan, tổ chức quyền lực của bộ máy Nhà Nước, các cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy công quyền, trong hệ thống kinh tế nó vừa phát hiện răn đe những biểu hiện sai trái không cho chúng mở rộng phạm vi ảnh hưởng tích cực trong xã hội Thực tế cho thấy nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình hiệu quả nhất là thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng

Ở Việt Nam, trong văn kiện chính thức của mình tại Nghị quyết Trung Ương 6 lần 2 khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi nhận, khẳng định báo chí và truyền thông đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội Đây là bước phát triển quan trọng trong lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng Đó cũng là một dấu mốc quan trọng của thực hiện mở rộng dân chủ Về thực chất, đó là sự xác định và

đề cao hơn quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời trao cho nhân dân công cụ sắc bén trong việc thực hiện quyền giám sát xã hội của mình GSXH của báo chí có thể hiểu là bao gồm nhiều nội dung phong phú Một là huy động nguồn

Ngày đăng: 11/06/2020, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w