Phần lớn quy mô sản xuất của nông hộ trên địa bàn khảo sát nhỏ, đơn lẻ, dựa trên mô hình kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, vì vậy số lƣợng sản phẩm thƣờng không lớn và phân bố không tập trung. Các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện nay thì không có điều kiện để tổ chức thu mua trực tiếp từ nông dân, do vậy, vai trò của thƣơng lái rất quan trọng. Thƣơng lái thu gom nguyên liệu từ các hộ sản xuất đơn lẻ, sau đó đem bán lại cho doanh nghiệp, hoặc các đại lý của doanh nghịêp chế biến. Ƣớc tính hàng năm thƣơng lái thu mua khoảng 90% sản lƣợng nông sản từ nông dân11
Trong thời kỳ hiện nay, xã hội đã nhìn nhận thƣơng lái là lực lƣợng không thể thiếu đƣợc trong hệ thống phân phối hàng hóa. Nghiên cứu cũng cho thấy, hơn 93% nông dân chọn thƣơng lái làm kênh tiêu thụ sản phẩm của mình, chỉ có hơn 6% là tự mình chở đi bán sau khi thu hoạch. Hình thức thanh toán mà thƣơng lái thƣờng dùng là thanh toán bằng tiền mặt. Khảo sát cho thấy 100% nông hộ bán sản phẩm cho thƣơng lái đều nhận tiền mặt. Điều này cũng dễ lý giải do thời gian quen biết giữa nông hộ với thƣơng lái không nhiều, vì để an toàn nông hộ thƣờng buộc thƣơng lái phải thanh toán tiền đầy
11
đủ cho nông hộ khi mua nông sản. Hiện nay, thƣơng lái hoạt động ở khắp mọi nơi, đặc biệt đông đảo vào vụ mùa thu hoạch. Vào thời điểm này, thƣơng lái sẽ trực tiếp đến những vùng nguyên liệu để xem mặt hàng và thỏa thuận giá cả với nông dân. Đến vụ thu hoạch, họ sẽ đem phƣơng tiện đến để gom hàng và thanh toán tiền cho nông dân.
Tuy nhìn nhận vai trò của thƣơng lái là hết sức quan trọng nhƣng một bộ phận không nhỏ trong số này dựa vào lợi thế về tài chính, thị trƣờng tiêu thụ, nguồn khách hàng mà thực hiện các hành vi chèn ép giá, khai thấp giá bán. Cũng theo nhận định của Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), hầu nhƣ giá cả đầu ra tùy thuộc vào sự quyết định của họ và thay đổi theo diễn biến thị trƣờng. Vì vậy, rủi ro biến động giá là rất cao. Chính điều này đã đẩy nông dân vào thế bị động rất lớn cho sản phẩm đầu ra của mình.
Trong quá trình phỏng vấn, tác giả nhận thấy một thực trạng là khi sản lƣợng thu hoạch trong vụ cao, nguồn cung tăng lên, làm cho giá cả ngoài thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng giảm, lúc này thƣơng lái thƣờng bỏ tiền cọc đã ứng trƣớc cho nông dân do số tiền này quá nhỏ so với sự chênh lệch giữa giá bán thực tế ngoài thị trƣờng với giá đã thỏa thuận trƣớc. Lúc này nông dân chỉ còn biết tìm thƣơng lái khác mua hoặc vẫn bán theo giá thị trƣờng cho thƣơng lái cũ. Dù cho có chọn trƣờng hợp nào đi chăng nữa, nông dân vẫn bị ép giá. Đây là trƣờng hợp xảy ra khá phổ biến đối với vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm của nông hộ. Lý giải cho vấn đề này phải nói đến sự lỏng lẻo trong thỏa thuận giữa nông hộ và thƣơng lái thu mua. Thông thƣờng hoạt động này diễn ra rất đơn giản, chỉ là sự thỏa thuận miệng giữa hai bên mà không có bất cứ chứng nhận nào mang tính pháp lý, vì vậy đến lúc giá cả thay đổi, thƣơng lái có quyền không thực hiện theo những gì đã thỏa thuận, mọi thiệt hại vẫn là nông dân gánh chịu. Chính vì vậy, nông dân cần phải tìm ra hƣớng đi mới cho mình trong vấn đề đầu ra cho hàng nông sản.
4.3 ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ CỦA NÔNG HỘ
Qua những nghiên cứu đã tham khảo của các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Kiều Diễm (2012) về ảnh hƣởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập cùng với một số nghiên cứu khác của các tác giả: Mai Văn Nam và Huỳnh Thị Đan Xuân (2011), Bùi Văn Trịnh và cộng sự (2011), Rahman (2003) về những yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ. Các biến đƣa vào mô hình gồm có rủi ro giá (RRGIA), số lao động của hộ (LAODONG), trình độ học vấn (TRINHDOHOCVAN), diện tích đất nông nghiệp (DATNN), chi phí
giống (CPGIONG), chi phí vật tƣ nông nghiệp (CPVTNN), chi phí khác
(CPKHAC), thông tin thị trƣờng (TTDAURA), kinh nghiệm sản xuất
(KINHNGHIEM) và thu nhập phi nông nghiệp (PHINONGNGHIEP).
Mô hình nghiên cứu có dạng nhƣ sau:
THUNHAP = β0 + β1RRGIA + β2LAODONG + β3TRINHDOHOCVAN
+ β4DATNN + β5CPGIONG + β6CPPHANBON + β7CPKHAC +
β8TTDAURA + β9KINHNGHIEM + β10PHINONGNGHIEP + ε
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ cho việc phân tích mô hình nghiên cứu. Bảng 4.6 bên dƣới trình bày kết quả kiểm định ảnh hƣởng của rủi ro giá cả nông sản đến thu nhập của nông hộ. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, mô hình có Sig.F = 0,000 rất nhỏ, cho thấy tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập của nông hộ (triệu đồng/năm) với ít nhất một trong các biến độc lập, nhƣ vậy mô hình hồi quy là có ý nghĩa, phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng đƣợc. Hệ số R2
hiệu chỉnh của mô hình là 0,897 có nghĩa là 89,7% sự biến thiên của thu nhập đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣợc đƣa vào mô hình. Hệ số Durbin-Watson của mô hình bằng 1,945, chứng tỏ mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan (Trọng và Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, độ phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đƣa vào mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008).
Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính ảnh hƣởng của rủi ro giá cả nông sản tới thu nhập của nông hộ
Biến phụ thuộc: THUNHAP – Tổng thu nhập của nông hộ (triệu đồng/năm) Biến Hệ số B Hệ số Sig.F Hệ số VIF
HẰNG SỐ 24,978 0,222 - RRGIA -21,052 0,045** 1,150 LAODONG -2,056 0,668 2,273 TRINHDOHOCVAN -1,833 0,728 1,319 DATNN 0,004 0,000* 3,001 CPGIONG 0,001 0,001* 1,451 CPVTNN 0,000 0,225 1,630 CPKHAC 0,000 0,724 3,058 TTDAURA -1,530 0,855 1,104 KINHNGHIEM -0,397 0,378 1,579 PHINONGNGHIEP 1,320 0,000* 1,988 Sig.F 0,000 Hệ số R2 0,905 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,897 Durbin-Watson 1,945
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu khảo sát trực tiếp năm 2013 Ghi chú: (*):có ý nghĩa ở mức 1%; (**):có ý nghĩa ở mức 5%
Dựa vào kết quả phân tích hồi qui tuyến tính ở bảng 4.6, biến có ý nghĩa thống kê là các biến RRGIA, DATNN, CPGIONG, PHINONGNGHIEP. Trong đó, biến RRGIA tác động nghịch chiều với biến thu nhập. Còn lại các biến
DATNN, CPGIONG, PHINONGNGHIEP có tác động thuận chiều với biến
tổng thu nhập của hộ.
Biến RRGIA (có giá trị là 1 nếu nông hộ gặp rủi ro giá sản phẩm thấp hoặc không ổn định và là 0 đối với nông hộ không gặp rủi ro giá) có hệ số tƣơng quan âm ở mức ý nghĩa 5% cho thấy khi nông hộ gặp rủi ro giá sản phẩm thấp và không ổn định trong sản xuất thì thu nhập của nông hộ sẽ thấp hơn so với những nông hộ không gặp rủi ro giá sản phẩm. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của đề tài cũng nhƣ những nghiên cứu trƣớc đây đã thực hiện. Nhƣ đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết, giá cả là yếu tố gắn liền với thu nhập của nông hộ, khi rủi ro giá xảy ra, giá cả nông sản trên thị trƣờng giảm xuống thấp và không ổn định làm cho thu nhập của nông hộ bị ảnh hƣởng.
Nếu giá nông sản biến động không nhiều, thu nhập có thể bù đắp đƣợc những chi phí sản xuất, trong vụ đó nông dân có thể đủ tiền để trang trải cho những chi phí đầu tƣ và sinh hoạt, may mắn hơn có thể “dƣ dả” đƣợc chút ít. Ngƣợc lại, khi rủi ro biến động giá cao, nông sản rớt giá mạnh, nông hộ có thể không bán đƣợc sản phẩm, dẫn đến thua lỗ, phá sản, Chính vì vậy, nông hộ cần phải nhìn nhận kịp thời tầm quan trọng của yếu tố rủi ro biến động giá để có những giải pháp hiệu quả, hạn chế việc xảy ra rủi ro, gây ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ.
Biến DATNN có ảnh hƣởng tích cực đến thu nhập của hộ. Với hệ số
tƣơng quan dƣơng (β = 0,004) ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy khi nông hộ có diện tích đất nông nghiệp càng nhiều thì tổng thu nhập của hộ sẽ càng cao. Cụ thể, khi những yếu tố khác không đổi, nếu diện tích đất nông nghiệp tăng 1 m2 thì tổng thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 0,004 triệu đồng/năm. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Nhƣ đã giải thích ở cơ sở lý thuyết, đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thiếu của nông hộ, nông hộ có diện tích đất canh tác lớn sẽ dễ dàng cho việc mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm giảm thiểu đƣợc rủi ro nông sản rớt giá do sản xuất chuyên canh, từ đó gia tăng thu nhập cho gia đình. Thực tế khảo sát đã chứng minh, những hộ có diện tích đất nông nghiệp lớn thì thu nhập của hộ cũng cao hơn so với những hộ có ít đất sản xuất.
Biến CPGIONG có hệ số tƣơng quan dƣơng (β = 0,001) ở mức ý nghĩa 1% nghĩa là khi tăng chi phí giống thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng lên. Điều này nghe có vẻ không hợp lý, bởi lẽ khi tăng chi phí giống, nông hộ phải tốn thêm một khoản tiền để đầu tƣ vào sản xuất do đó thu nhập sẽ bị giảm. Tuy nhiên, nhƣ đã đề cập ở phần trƣớc, một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro giá nông sản thấp dẫn đến thu nhập giảm là việc sử dụng giống không đồng nhất và chất lƣợng không đảm bảo. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro, nâng cao thu nhập thì việc đầu tƣ cho con giống là rất quan trọng. Khi nông hộ chú trọng đầu tƣ vào công tác chọn giống, sử dụng những giống tốt, có chất lƣợng thì hiệu quả sản xuất có đƣợc sẽ cao, thu nhập vì thế tăng lên. Vì lý do này, khi tăng chi chí giống sẽ làm thu nhập của nông hộ tăng lên. Theo kết quả ƣớc lƣợng, khi đầu tƣ 1.000 đ cho chi phí con giống thì thu nhập sẽ tăng thêm 0,001 triệu đồng trong điều kiện các yếu yếu tố khác không thay đổi.
Biến PHINONGNGHIEP có hệ số tƣơng quan dƣơng (β = 1,32) có ý nghĩa ở mức 1%. Biến này có tác động thuận chiều với biến tổng thu nhập của hộ và cùng dấu với kỳ vọng ban đầu của đề tài. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng 1 triệu đồng thì tổng thu nhập của nông hộ tăng 1,32 triệu đồng. Qua đó cho thấy, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp góp phần quan trọng làm tăng thu nhập cho
nông hộ. Nhƣ đã đề cập, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp có từ các nguồn nhƣ làm mƣớn, buôn bán, làm dịch vụ, lƣơng công nhân viên chức,… Những hoạt động này thƣờng nhẹ nhàng hơn so với sản xuất nông nghiệp, thu nhập lại cao hơn, đây cũng là giải pháp cho những hộ gia đình không có nhiều tƣ liệu sản xuất, vì lẽ đó nông hộ rất tích cực tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, tạo nguồn thu nhập đa dạng cho gia đình, từ đó góp phần làm tăng tổng thu nhập của hộ.
Các biến khác trong mô hình nhƣ LAODONG, TRINHDOHOCVAN,
CPVTNN, CPKHAC, TTDAURA, KINHNGHIEM không có ý nghĩa về mặt
thống kê. Thực tế khảo sát cho thấy, phần lớn số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động của hộ chủ yếu là học sinh, sinh viên. Những đối tƣợng này tuy có khả năng lao động nhƣng vẫn chƣa tạo ra thu nhập, vẫn còn lệ thuộc vào gia đình, vì thế, số lao động có nhiều hay ít cũng không ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ.
Tƣơng tự, biến TRINHDOHOCVAN của chủ hộ cũng không ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ do qua điều tra, chủ hộ có trình độ học vấn cao thƣờng là những hộ trẻ tuổi, mặc dù có nhiều hiểu biết, cũng nhƣ việc tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trƣờng nhanh hơn nhƣng hộ vẫn thiếu kinh nghiệm sản xuất nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật từ lý thuyết vào thực tế không mang lại hiệu quả cao. Ngƣợc lại, đối với những hộ có kinh nghiệm sản xuất cao thì có thể cái họ có ở đây chỉ là những thói quen gập khuôn đƣợc hình thành trong khoảng thời gian dài, bao gồm những thói quen không mang lại hiệu quả cao cho sản xuất. Vì thế, biến KINHNGHIEM cũng không ảnh hƣởng tới thu nhập của nông hộ.
Đối với các biến CPVTNN, CPKHAC, đây là những chi phí nông hộ đầu tƣ vào sản xuất. Việc đầu tƣ này nhiều hay ít còn tùy thuộc vào quy mô cũng nhƣ chủ quan của nông hộ. Chính vì thế, chƣa thể kết luận rằng chi phí bỏ ra nhiều sẽ làm tăng hay giảm thu nhập. Đôi khi do yếu kém trong việc tính toán nên chi phí bỏ ra nhiều làm thu nhập giảm hoặc có thể do quy mô lớn cần đầu tƣ nhiều để mang lại hiệu quả nhiều hơn, góp phần tăng thu nhập.
Mặc dù việc nắm bắt những thông tin thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm là rất cần thiết nhƣng một số nông hộ vẫn chƣa nhận thức đƣợc đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều nông hộ cho rằng những thông tin này không ảnh hƣởng, thậm chí ảnh hƣởng không tốt đến kết quả sản xuất của họ, vì thế họ không quan tâm đến vấn đề này nên kết quả phân tích cho thấy biến
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO GIÁ CẢ NÔNG SẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ
5.1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƢU KHO VÀ HỖ TRỢ VỐN VAY CHO NÔNG HỘ THÔNG QUA CHỨNG CHỈ LƢU KHO CHO NÔNG HỘ THÔNG QUA CHỨNG CHỈ LƢU KHO
Rủi ro biến động giá cả có tác động rất lớn đến thu nhập của ngƣời nông dân. Bởi lẽ, khó khăn của họ xuất phát từ việc không có nơi để bảo quản sản phẩm chờ giá cả hợp lý để bán, vì vậy buộc họ phải bán ngay sau khi thu hoạch. Đối với những nông hộ có sản phẩm dƣ thừa để dành hoặc không bán đƣợc thì cũng phải gửi vào kho của đại lý hay thƣơng lái mà không có chứng nhận nào dẫn đến nhiều tình huống bị mất mát. Bên cạnh đó, nông dân thiếu vốn sản xuất cũng không thể mang sản phẩm đi thế chấp vì ngân hàng thƣờng chỉ chấp nhận thế chấp là tài sản nhƣ đất đai hay nhà. Vì thế, có một hệ thống lƣu kho an toàn và hoạt động chuyên nghiệp là rất cần thiết.
Hệ thống lƣu kho an toàn sẽ giúp nông dân yên tâm phần nào trong sản xuất vì không cần phải lo đến vấn đề cất trữ và có cơ hội để bán đƣợc sản phẩm với giá cao. Vì thế, việc xây dựng hệ thống lƣu kho rất tốn kém và cần nhận đƣợc sự hỗ trợ lớn từ phía chính phủ. Các kho hàng nên đƣợc xây dựng tại các địa bàn trọng điểm sản xuất nông nghiệp dọc theo hệ thống vận chuyển đƣờng sông để có thể thuận tiện cho việc vận chuyển. Một hệ thống lƣu kho hoàn chỉnh giống nhƣ một công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty đƣợc phép cấp chứng nhận lƣu kho cho nông hộ khi họ đến gửi hàng. Các chứng nhận này có đầy đủ thông tin về mặt hàng, chất lƣợng, số lƣợng và đƣợc xem nhƣ tài sản của nông hộ. Nông hộ có thể đem giấy chứng nhận này đi thế chấp để vay vốn.
Hệ thống lƣu kho này có thể giảm thiểu đƣợc rủi ro từ hai phía. Nông hộ sẽ có nơi để cất trữ hàng hóa của mình và quyết định bán sản phẩm với mức giá hợp lý mà không sợ bị thƣơng lái ép giá. Họ còn có thể vay vốn ngân hàng để trang trải cho những chi phí sản xuất của vụ tiếp theo. Về phía ngân hàng,