1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

khóa luận THỰC TIỄN CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tiễn công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thùy Dung
Trường học Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 212,23 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (9)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu (9)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (12)
  • 7. Cấu trúc khóa luận (12)
  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN (13)
    • 1.1. Khái niệm chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (13)
      • 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (13)
      • 1.1.2 Ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (21)
      • 1.1.3 Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng (22)
    • 1.2 Sự cần thiết về quy định của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng (27)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.21 2.1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật hiện hành (30)
    • 2.1.1 Quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (30)
    • 2.1.2 Phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (30)
    • 2.1.4 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (32)
    • 2.1.5 Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (34)
    • 2.1.6 Việc chia sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu (35)
    • 2.2 Thực trạng pháp luật về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung (37)
      • 2.2.1 Hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân (37)
      • 2.2.2 Trình tự, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (40)
      • 2.2.3 Nhận xét chung về thực tiễn thực hiện chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (42)
      • 2.2.4 Thực tiễn về công chứng văn bản thỏa thuận tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (42)
      • 2.2.5 Thực tiễn về công chứng văn bản chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại VPCC Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (49)
    • 2.3 Những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận (51)
      • 2.3.1 Vướng mắc trong quy định của pháp luật chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (51)
      • 2.3.2 Vướng mắc trong thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản (54)
  • CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG (64)
    • 3.1 Kiến nghị về hoàn thiện quy định của pháp luật (64)
      • 3.1.1. Hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ (64)
      • 3.1.2 Sửa đổi quy định về khái niệm "Công chứng" (65)
      • 3.1.3 Bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu công chứng (65)
      • 3.1.5. Quy định về cách xác định người ký văn bản công chứng, chứng thực và điểm chỉ (69)
    • 3.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển các tổ chức hành nghề công chứng (70)
    • 3.3 Triển khai đồng bộ, nghiêm túc quy định pháp luật về đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng (73)
    • 3.4. Tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng pháp luật hôn nhân và gia đình đặc biệt là các quy định về tài sản chung của vợ chồng (73)
    • 3.5. Vấn đề trách nhiệm pháp lý của công chứng viên cũng như xây dựng quy chế để đảm bảo thực hiện trách nhiệm này (74)
    • 3.6. Kiện toàn, nâng cao năng lực cho các công chứng viên (75)
    • 3.7. Hoàn thiện một bước trình tự, thủ tục thực hiện các việc công chứng, chứng thực; giải quyết khiếu nại (77)
    • 3.8. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và giải thích pháp luật (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................69 (82)

Nội dung

THỰC TIỄN CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG

Tình hình nghiên cứu

Quan hệ hôn nhân là mối quan hệ tất yếu để phát triển xã hội, các vấn đề về hôn nhân và gia đình luôn được đọc giả cũng như cơ quan lập pháp chú ý đến Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình nói chung và chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nói riêng. Tuy nhiên, về việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì chưa có nhiều người đề cập tới cũng như nghiên cứu về nội dung này. Bản thân tác giả cũng đã nhận thấy vẫn đề công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung rất quan trong về mặt hoàn thiện pháp lý nhưng lại ít có người nghiên cứu, điều này dẫn đến việc công chúng thiếu tài liệu tìm hiểu về nội dung này.

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân : “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Cừ (2005) “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam”, tác giả Phạm Hồng

Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

Đề tài "Thực tiễn công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Thủy nguyên thành phố Hải Phòng" sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực tiễn công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Cụ thể, đề tài sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:

 Phân tích các quy định pháp luật liên quan đến thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Việt Nam. vii

 Nghiên cứu thực trạng công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, bao gồm các mục đích, phạm vi, nội dung, các vấn đề thường gặp và cách giải quyết.

 Đánh giá hiệu quả và độ chính xác của công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và độ chính xác của công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Tóm lại, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thủ tục công chứng và thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này, thực trạng và những hạn chế trong quá trình thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hà Nội.

Từ đó, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện thực tiễn hoạt động công chứng và quản lý, giải quyết các bất cập có trong quá trình tạo lập văn bản thỏa thuận cũng như công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyệnThủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Các kết quả nghiên cứu từ đề tài này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan nhà nước và các bên liên quan trong việc thực hiện, giải quyết các tranh chấp liên quan đến chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài " Thực tiễn công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ", các phương pháp nghiên cứu sử dụng bao gồm:

Phỏng vấn : Trao đổi trực tiếp với các công chứng viên để hiểu rõ về quá trình thực hiện văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Ngoài ra, phỏng vấn còn giúp nhận diện được các khó khăn, bất cập và các giải pháp thực tế mà các công chứng viên đã áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Khảo sát tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như các quy định pháp luật, các mẫu văn bản thỏa thuận, các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức chức năng, giúp cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá và đề xuất các giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả công tác công chứng.

Quan sát: Quan sát thực tế các hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng, giúp cung cấp thông tin cần thiết về quy trình thực hiện, các khó khăn, bất cập và cách giải quyết các vấn đề liên quan đến thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Phân tích nội dung: Phân tích nội dung các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, giúp hiểu rõ hơn về nội dung và các yếu tố cần thiết để thực hiện thỏa thuận này Ngoài ra, phân tích còn giúp tìm ra các điểm mạnh và yếu của các văn bản thỏa thuận và đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. ix

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Dựa trên thực tiễn, hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là không nhiều Nguyên nhân phần lớn do cộng động chưa biết đến vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng như làm thế nào để văn bản thỏa thuận này được thực hiện đúng pháp luật và có giá trị chứng cứ về sau Bài luận này sẽ là cơ sở tài liệu giúp đọc giả hiểu rõ nhất về vấn đề công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận đề tài có kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của hợp đồng. x

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Khái niệm chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

 Khái niệm tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Nhìn tổng quát, tài sản được hiểu là các nguồn lực hữu hình hoặc vô hình, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của một chủ thể nhất định, có khả năng mang lại cho lợi ích cho các chủ thể đó Tài sản đóng một vai trò quan trọng, cũng như là vấn đề trung tâm của mọi mối quan hệ trong xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự ( sau gọi là BLDS ) năm 2015 thì: “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hình thành trong tương lai.”

Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng nhau xây dựng gia đình, cùng nhau nuôi dậy con và cùng tạo lập tài sản để đảm bảo cho sự phát triển của mối quan hệ hôn nhân Và vấn đề tài sản chung của vợ chồng cũng đã được pháp luật Việt Nam quy định rõ trong Luật hôn nhân và Gia đình ( sau gọi là Luật HN&GĐ ).

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 :

“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. xi

2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3 Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.” Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 :

“ 1 Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”

Xác định tài sản chung: Để đảm bảo cho cuộc sống chung của vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần phải có một khối tài sản đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội của nó như phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt cho nuôi dạy con Luật Hôn nhân và Gia đình được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định tài sản chung của vợ chồng và các quy phạm của nó được áp dụng chủ yếu trong điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp.

Theo đó ngoài việc pháp luật dự liệu về căn cứ nguồn gốc, thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì pháp luật còn căn cứ vào nguyên tắc để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng đang có tranh chấp nhưng không đủ cơ sở chứng minh là tài sản riêng của vợ chồng thì được coi là tài sản chung. Quy định này xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên xii

Như vậy căn cứ để xác lập tài sản chung của vợ chồng trước hết phải dựa trên thời kỳ hôn nhân của vợ chồng:

Theo quy định tại Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 “ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” và “ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến này chấm dứt hôn nhân”

Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát sinh của tài sản Tài sản chung của vợ chồng hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình có nêu rõ tài sản chung vợ, chồng bao gồm:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra;

- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng Trong đó, theo Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP;

Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân gồm các khoản nêu tại Điều 9 Nghị định 126/2014 gồm:

Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi vợ hoặc chồng nhận được về ưu đãi người có công hoặc gắn với nhân thân của người đó.

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

Thu nhập hợp pháp khác.

- Quyền sử dụng đất vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. xiii Đặc điểm chế độ sở hữu chung của vợ chồng:

Theo quy định tại Điều 213 BLDS 2015 quy định :

“1 Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2 Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3 Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4 Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5 Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”

Sự cần thiết về quy định của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng

Việc có quy định rõ ràng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng là cần thiết vì những lý do sau:

Bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan: Khi có quy định rõ ràng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, các bên liên quan sẽ được bảo vệ quyền lợi của mình Điều này giúp giảm thiểu tranh chấp và xung đột giữa các bên có thể sảy ra.

Tăng tính minh bạch và công bằng: Quy định rõ ràng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng giúp tăng tính minh bạch và công bằng trong quá trình chia tài sản Các bên có thể tin tưởng vào xxv kết quả của việc chia tài sản và không phải lo lắng về những sai sót hay thiếu sót trong quá trình này. Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Việc có quy định rõ ràng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng giúp đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Các tổ chức công chứng sẽ thực hiện quy trình công chứng đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật, giúp đảm bảo tính hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu về quyền lợi của các bên. Điều chỉnh quyền sở hữu: Quy định rõ ràng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng giúp điều chỉnh quyền sở hữu của các bên liên quan Nhờ đó, các bên sẽ được quyền sở hữu tài sản của mình một cách rõ ràng và không bị xảy ra tranh chấp hay mâu thuẫn.

Tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động công chứng: Việc có quy định rõ ràng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng giúp tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động công chứng Các tổ chức công chứng phải đảm bảo quy trình chia tài sản được thực hiện chính xác, đúng quy trình và tuân thủ pháp luật Việc thực hiện hoạt động chia tài sản chung một cách chuyên nghiệp sẽ tạo niềm tin và uy tín cho các tổ chức hành nghề công chứng trong mắt khách hàng và cộng đồng Ngoài ra, tính chuyên nghiệp còn giúp các tổ chức hành nghề công chứng thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Trong chương I, tác giả định hướng tập trung tìm hiểu một số vấn đề lý luận về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Những lý luận được nêu ra sẽ giúp đọc giả hiểu rõ khái niệm của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung, những yếu tố cần có trong văn bản thỏa thuận này và vai trò của việc công chứng văn bản thỏa thuận này Tác giả cũng đã tìm hiểu pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quy trình thực hiện việc chia tài sản chung, phương thức chia tài sản chung, hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. xxvi xxvii

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.21 2.1 Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật hiện hành

Quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một quyền của các bên liên quan trong quan hệ hôn nhân Theo pháp luật Việt Nam, trong thời kỳ hôn nhân, các chủ thể trong quan hệ hôn nhân có quyền yêu cầu thỏa thuận chia tài sản chung theo tỷ lệ 50 – 50 hoặc tỷ lệ khác tùy thuộc vào thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án.

Việc chia tài sản phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng, và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan Nếu các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung, tòa án sẽ quyết định việc chia tài sản dựa trên quy định của pháp luật và các chứng cứ liên quan.

Phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phụ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia hoặc khu vực Tuy nhiên, dưới đây là một số phương thức chia tài sản chung thường được áp dụng:

 Phương thức chia đôi: Tài sản chung được chia đều 50/50 cho cả hai bên. Đây là phương thức chia tài sản chung phổ biến nhất và đơn giản nhất.

 Phương thức chia theo nhu cầu và khả năng: Tài sản chung được chia tùy theo nhu cầu và khả năng của từng bên Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp một trong hai bên có nhu cầu và khả năng sử dụng tài sản chung nhiều hơn bên kia.

 Phương thức chia theo đóng góp: Tài sản chung được chia theo tỷ lệ đóng góp của mỗi bên Đây là phương thức chia tài sản chung công bằng và thường được xxviii áp dụng trong trường hợp một trong hai bên đã đóng góp nhiều hơn cho tài sản chung.

 Phương thức chia theo giá trị: Tài sản chung được chia theo giá trị thực của mỗi tài sản Đây là phương thức chia tài sản chung chính xác nhất và công bằng nhất, tuy nhiên việc xác định giá trị thực của từng tài sản có thể gặp khó khăn.

 Phương thức chia theo thỏa thuận: Các bên có thể tự thỏa thuận về phương thức chia tài sản chung theo ý muốn của mình Tuy nhiên, phương thức này phải đảm bảo tính hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về chia tài sản chung.

Tuy nhiên, việc chia tài sản chung không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng Trong trường hợp có sự tranh chấp về việc chia tài sản chung hoặc một bên muốn yêu cầu được chia tài sản khác với tỷ lệ đóng góp ban đầu, thì phương thức chia tài sản chung có thể được thực hiện bằng các phương thức khác như đấu giá tài sản chung, chuyển quyền sử dụng tài sản chung cho một bên và bồi thường tài sản chung cho bên còn lại Tuy nhiên, các phương thức này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình và pháp luật về công chứng.

2.1.3 Hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực pháp lý và ràng buộc đối với các bên tham gia ký kết Điều này có nghĩa là khi các bên tham gia đã ký kết thỏa thuận chia tài sản chung và đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết, thì thỏa thuận này sẽ trở thành một văn bản có hiệu lực pháp lý và được xem là hợp lệ trong mọi tình huống.

Ngoài ra, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng có thể được sử dụng làm tài liệu chứng minh trong các vụ tranh chấp tài sản, nếu có sự bất đồng giữa các bên về việc chia tài sản Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp xảy ra sau này, các bên nên thực hiện việc lập thỏa thuận này một cách cẩn thận, đảm bảo tính minh bạch và công bằng. xxix

Nếu có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, văn bản thỏa thuận sẽ được sử dụng làm căn cứ để giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, nếu có một bên không đồng ý với thỏa thuận đã ký kết trước đó và muốn yêu cầu thay đổi hoặc bãi bỏ thỏa thuận này, thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến việc thay đổi hoặc bãi bỏ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Cần khẳng định, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng Dù vợ, chồng tiến hành chia toàn bộ tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ, chồng vẫn là chế độ tài sản theo luật định Việc chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại chỉ thay đổi hình thức sở hữu từ chung sang riêng đối với những tài sản nhất định Những tài sản còn lại không nằm trong thỏa thuận vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Khối tài sản chung của vợ chồng mang tính chất mở, chừng nào hôn nhân còn tồn tại thì khối tài sản đó còn tiếp tục phát sinh và thay đổi Do đó, ngay cả trong trường hợp vợ chồng phân chia toàn bộ tài sản chung thì cũng không làm thay đổi chế độ tài sản trong tương lai Nội dung này cũng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định”.

Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực pháp lý và có thể được sử dụng như bằng chứng trong trường hợp có tranh chấp về tài sản sau này Tuy nhiên, nếu thỏa thuận này vi phạm các quy định pháp luật hiện hành, thì nó sẽ bị coi là vô hiệu.

Hậu quả pháp lý của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể như sau:

 Thỏa thuận chia tài sản chung được xác lập và thực hiện đúng quy định pháp luật sẽ có hiệu lực pháp lý Tài sản được chia sẽ có tính chất riêng tư và không bị can thiệp, tranh chấp sau này. xxx

 Nếu trong thỏa thuận chia tài sản chung có điều khoản vi phạm quy định của pháp luật, thỏa thuận đó sẽ không có hiệu lực và bị coi là vô hiệu.

 Nếu thỏa thuận chia tài sản chung được xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng không thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu pháp lý, nó có thể bị đánh giá là không hợp lệ và bị từ chối sử dụng như bằng chứng trong vụ tranh chấp về tài sản sau này.

 Nếu một trong hai bên đã ký kết thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nhưng sau đó một trong hai bên muốn yêu cầu điều chỉnh hoặc huỷ bỏ thỏa thuận này, họ phải đến trước toà án để yêu cầu giải quyết và các quyết định của toà án sẽ có hiệu lực.

Vì vậy, khi thực hiện thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, các bên cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và tính hiệu lực của thỏa thuận này trong trường hợp có tranh chấp về tài sản sau này.

Việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến hai hậu quả pháp lý cụ thể : a Hậu quả pháp lý về nhân thân

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể gây ra ảnh hưởng đến nhân thân của các bên liên quan đến việc chia tài sản Cụ thể, việc tranh chấp và xung đột trong quá trình chia tài sản có thể dẫn đến căng thẳng, bất đồng giữa vợ chồng và thậm chí có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa họ Hơn nữa, nếu một bên cảm thấy bị thiệt thòi trong quá trình chia tài sản, họ có thể cảm thấy tổn thương, bị tổn hại về tinh thần và có thể dẫn đến sự mất tin tưởng với người kia.

Ngoài ra, nếu có tranh chấp và xung đột liên quan đến việc chia tài sản chung, các bên có thể phải tốn kém thời gian, tiền bạc và năng lượng để giải quyết tranh chấp đó thông qua các phương tiện pháp lý, như đưa ra tòa án Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tài chính và tâm lý của các bên liên quan đến tranh chấp.

Do đó, việc thực hiện quá trình chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân một cách minh bạch, công bằng và thoả đáng sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu xxxi cực đối với nhân thân của các bên liên quan và giúp duy trì mối quan hệ hôn nhân và gia đình được tốt đẹp hơn. b Hậu quả pháp lý về tài sản.

Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có hậu quả pháp lý về tài sản, bao gồm:

 Quyền sở hữu tài sản: Thỏa thuận chia tài sản chung sẽ quyết định quyền sở hữu tài sản giữa hai bên trong hôn nhân Sau khi tài sản được chia, mỗi bên sẽ sở hữu tài sản của mình và có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế và tặng lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

 Trách nhiệm tài chính: Thỏa thuận chia tài sản chung sẽ xác định trách nhiệm tài chính của từng bên sau khi kết thúc hôn nhân Trong đó, bên nào có nhiều tài sản hơn sẽ chịu trách nhiệm tài chính hơn khi chia tài sản.

 Hạn chế quyền thừa kế: Nếu trong thỏa thuận chia tài sản chung đã được ký kết giữa hai bên trong hôn nhân thì sau này khi một trong hai bên qua đời, người đó sẽ không thể yêu cầu thừa kế tài sản chung vì tài sản đã được chia rõ ràng trong thỏa thuận.

 Hạn chế quyền khởi kiện: Nếu có tranh chấp về tài sản trong thỏa thuận chia tài sản chung, bên thua kiện không thể khởi kiện lại về vấn đề đó sau này.

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1 Căn cứ pháp lý của việc chấm dứt hiệu lực của văn bản chia tài sản chung vợ chồng xxxii

Khoản 1 Điều 41 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “ Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung”

Luật HN&GĐ 2014 quy định hình thức thỏa thuận về việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được thành lập văn bản Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3 Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung

- Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Phần tài sản mà vợ, chồng được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

- Quyền và nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

4 Hiệu lực của việc chấm dứt việc chia tài sản chung

Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận về việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng tương tự như thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Việc chia sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp nhất định, bao gồm:

 Không tuân thủ quy định pháp luật: Nếu việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không tuân thủ quy định pháp luật hoặc thỏa thuận không hợp lệ, thì quyết xxxiii định chia tài sản sẽ bị vô hiệu và phải được tiến hành lại theo quy định của pháp luật.

 Sai sót trong quá trình chia tài sản: Nếu có sai sót trong quá trình chia tài sản chung, các bên có thể đưa ra đơn kháng nghị và yêu cầu xem xét lại quyết định chia tài sản Nếu có bằng chứng đủ mạnh, quyết định chia tài sản có thể bị vô hiệu và phải tiến hành lại.

 Giả mạo, lừa đảo: Nếu một trong hai bên giả mạo, lừa đảo trong quá trình chia tài sản chung, thì quyết định chia tài sản sẽ bị vô hiệu và bên giả mạo, lừa đảo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 Tình trạng vi phạm pháp luật: Nếu trong thời kỳ hôn nhân, một trong hai bên có hành vi vi phạm pháp luật và tài sản chung bị tịch thu để đền bù thiệt hại, thì phần tài sản đó không được tính vào tài sản chung và không thể chia được.

Ngoài ra, thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân còn bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ 2014 :

"Điều 42 Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2 Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; xxxiv đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Tuy nhiên, việc vô hiệu hóa quyết định chia tài sản chung là một vấn đề phức tạp và phải được xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở bằng chứng và luật pháp hiện hành.

Thực trạng pháp luật về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung

2.2.1 Hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 40 LCC 2014 :

“1 Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây: a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. xxxv

2 Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực

3 Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

4 Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.

5 Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

6 Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

7 Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

8 Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch Công chứng viên yêu cầu người xxxvi yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.”

Căn cứ theo Điều 41 LCC 2014 :

“1 Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.

2 Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

3 Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.”

Theo như quy định của LCC 2014, khi đến các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cần mang theo các giấy tờ sau:

1 Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân; hộ chiếu; thẻ căn cước công dân; hoặc giấy tờ thay thế như chứng nhận quân nhân;

2 Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký xe ô tô; sổ tiết kiệm, cổ phiếu,…… xxxvii

3 Trường hợp tài sản là nhà đất đủ điều kiện tách thửa: phải có thêm các giấy tờ sau:

– Công văn chấp thuận về việc tách thửa của Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;

– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ hiện trạng nhà (nếu có).

4 Trường hợp tài sản thỏa thuận là tài sản riêng thì phải có một trong các giấy tờ sau:

+ Văn bản xác nhận tại thời điểm xác lập quyền sở hữu, sử dụng tài sản người vợ/người chồng chưa đăng ký kết hôn lần nào hoặc đã đăng ký kết hôn nhưng thời điểm đó đã ly hôn hoặc đã đăng ký kết hôn nhưng nhưng người vợ/người chồng của người đó đã chết trước thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; + Văn bản thỏa thuận về việc tài sản là tài sản riêng của người vợ/chồng hoặc Văn bản về việc được tặng cho riêng, thừa kế riêng.

+ Giấy tờ khác chứng minh là tài sản riêng.

2.2.2 Trình tự, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận

2.3.1 Vướng mắc trong quy định của pháp luật chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong Luật HN&GĐ năm 2014, các quy định về tài sản của vợ chồng nói xlix chung và về chia thì sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu chính đáng về tài sản của vợ chồng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình và các chủ thể có liên quan Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tốt hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại các tổ chức hành nghề công chứng trên thực tế Tuy nhiên, một số quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn chưa cụ thể, chưa phủ hợp dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và không có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết yêu cầu công chứng, cụ thể:

Thứ nhất, Luật HN&GĐ quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia tài sản chung trong TKHN và văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật Quy định không nhất thiết phải qua thủ tục công chứng là một quy định mở nhưng lại tạo ra nhiều kế hở, tạo điều kiện cho vợ chồng lợi dụng việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản với những người có quyền lợi liên quan. Thiết nghĩ pháp luật nên quy định theo hướng buộc mọi văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN đều phải được công chứng tại TCHNCC có thẩm quyền để đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản, quyền và lợi ích của vợ chồng và của người thứ ba, Trách nhiệm của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong TKHN chưa được Luật HN&GĐ quy định cụ thể Sau khi chia tài sản chung trong TKHN, quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng vẫn tồn tại, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tổn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Nếu vợ chồng thỏa thuận chia toàn bộ khối tài sản chung trong TKHN thì lợi ích gia đình, lợi ích con cái sẽ được giải quyết như thế nào? nếu một bên vợ hoặc chống rơi vào tình trạng khó khăn, túng thiếu không thể tự trang trải cuộc sống mà bên kia có điều kiện kinh tế, có tài sản riêng thì có phải có trách nhiệm với bên còn lại không? Về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba liên quan đến tài sản vợ chồng pháp luật cũng cần có quy định cụ thể nhằm hạn chế tình trạng vợ chồng có tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với họ l khi thỏa thuận chia phần lớn hoặc toàn bộ tài sản chung cho một bên vợ hoặc chồng không phải thực hiện nghĩa vụ

Thứ hai, Luật HN&GĐ quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và việc chia đó gắn với những hậu quả pháp lý nhất định được quy định tại Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 Tuy nhiên, trong thực tiễn việc vợ chồng thỏa thuận tách một phần tài sản chung ra thành tài sản riêng dưới dạng văn bản cam kết (thỏa thuận) tài sản riêng của vợ chồng diễn ra phổ biến, có những điểm tương đồng với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại chưa được pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể nên còn có nhiều cách hiểu khác nhau khiến cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn không thống nhất, nhất là trong việc xác định hậu quả pháp lý của cam kết (thỏa thuận) tài sản riêng của vợ chồng khi chưa có quy định điều chỉnh cụ thể.

Thứ ba, Luật HN&GĐ năm 2014 cho phép vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không đặt ra mục đích cụ thể mà chỉ đặt ra giới hạn thông qua các căn cứ dẫn đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu Quy định như vậy là quá “mở” dẫn đến dễ bị vợ chồng lạm dụng gây hậu quả xấu, làm giảm tính bền vững của chế độ sở hữu chung vợ chồng, ảnh hưởng tới việc duy trì và đảm bảo sự phát triển ổn định của gia đình, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của con cái, quyền lợi của người thứ ba có liên quan và lợi ích chung của xã hội.

Thứ tư, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị tuyên là vô hiệu khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình nhưng pháp luật lại chưa quy định cụ thể thế nào là ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức dẫn đến vô hiệu Điều này tạo không ít khó khăn cho công chứng viên khi công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bởi không có căn cứ xác minh việc chia tài sản chung có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia li đình, con cái Công chứng viên chỉ có thể căn cứ vào thông tin vợ chồng cung cấp và sự cam kết của vợ chồng để quyết định yêu cầu công chứng có đủ điều kiện để thực hiện hay không

Thứ năm, đối với việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba liên quan đến tài sản của vợ chồng, luật quy định việc chia tài sản chung vô hiệu khi nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước và các nghĩa vụ khác về tài sản Tuy nhiên, hành vi trốn tránh này là trốn tránh không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hay chỉ trốn tránh thực hiện một phần nghĩa vụ sẽ được coi là vô hiệu cũng chưa được quy định rõ Ngoài ra, yêu cầu tuyên bố thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu cũng chưa được Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định là một trong những yêu cầu về HN&GĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; việc ai sẽ là người yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận bị Tòa án tuyên vô hiệu cũng chưa được pháp luật quy định. Đây là khiếm khuyết cần khắc phục để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể có liên quan thực hiện quyền yêu cầu của mình.

2.3.2 Vướng mắc trong thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời gian qua, số lượng các trường hợp đến yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng ngày một tăng, góp phần tích cực để vợ chồng có thể dùng tài sản của mình vào những mục đích chính đáng, mang lại những lợi ích thiết thực cho gia đình, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Xã hội càng phát triển thì vợ chồng ngày càng tham gia vào các mối quan hệ kinh tế khác nhau kéo theo nhu cầu về tài sản để thực hiện các giao dịch đó Các Văn phòng công chứng tư ra đời đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trong các giao dịch dân sự Công chứng là một loại hình dịch vụ công ích quan trọng một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn của các giao dịch Các lii văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng Tạo nên sự yên tâm tin tưởng của vợ chồng và những người tham gia giao dịch liên quan tới tài sản của vợ chồng, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra Từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch

Thời gian qua, Luật công chứng đã được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn đặt ra LCC năm 2014 được ban hành thay thế LCC năm

2006 với nhiều nội dung mới, tiến bộ hơn về CCV, tổ chức hành nghề công chứng, về hoạt động nghiệp vụ công chứng và quản lý nhà nước về công chứng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, chất lượng hoạt động công chứng, hạn chế tối đa việc công chứng sai quy định của pháp luật, đặc biệt là vấn đề công chứng các thỏa thuận liên quan tới tài sản của vợ chồng Thông qua những quy định cụ thể, Luật HN&GĐ năm 2014 đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, ấm nó hạnh phúc ở Việt Nam, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực HN&GĐ, tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình cũng như các giao dịch giữa các thành viên gia đình với các chủ thể khác trong xã hội; ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài Những bổ sung về vấn đề tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2014 đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng được sử dụng tài sản một cách linh hoạt, nhanh chóng, hạn chế tối đa những tranh chấp liên quan tới tài sản vợ chồng Việc pháp luật cho phép vợ chồng được thỏa thuận tài sản và được CCV chứng nhận sự thỏa thuận này đã tạo ra rất nhiều cơ hội để vợ chồng sử dụng tài sản một cách linh hoạt, mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho gia đình, xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đã đạt được thì việc công chứng văn bản thỏa thuận tài sản của vợ chồng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc: liii

- Thứ nhất, vướng mắc của Công chứng viên trong việc xác định chính xác mục đích của vợ chồng khi thực hiện giao dịch

Bất kỳ cặp vợ chồng nào khi xác lập các giao dịch liên quan tới tài sản của vợ chồng đều có những mục đích nhất định Tất cả các cặp vợ chồng đến công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản đều đưa ra các lý do chính đảng, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để công chứng viên xác minh được mục đích giao dịch không vi phạm quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Theo quy định của pháp luật: Công chứng là việc Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật Cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng, trong lời chứng của công chứng viên luôn có câu mục đích của giao dịch không vi phạm pháp luật không trái đạo đức xã hội Khi vợ chồng yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản thì lý do mà họ đưa ra luôn có lý do chính đáng Tuy nhiên công chứng viên rất khó có thể đánh giá được lý do đó có chính đáng thật sự hay không, hay nhằm một mục đích nào khác Vì vậy để công chứng văn bản thỏa thuận của vợ chồng về tài sản đòi hỏi công chứng viên phải xác định tính chính xác, khách quan, trung thực trong các thỏa thuận của vợ chồng Điều đó thường được thực hiện như một sự bắt buộc là các bên phải cam kết về những thỏa thuận của mình là trung thực, không nhằm che dấu điều gì khuất tất và tự chịu trách nhiệm về những thỏa thuận đó Như vậy, việc thiếu những quy định, luận giải chính thức thế nào là lý do chính đáng hay nói cách khác, một lý do được coi là chính đáng dựa trên những tiêu chí nào đã gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan công chứng khi vận dụng các quy định của pháp luật Điều này, buộc công chứng viên sẽ phải sử dụng đến kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đánh giá, giải quyết vấn đề và phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, văn bản chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc phải công chứng nếu tài sản đó là bất động sản như nhà ở, QSDĐ Đối với những tài sản này sau khi có sự phân chia hai bên vợ chồng phải tiến hành đăng ký cập nhật lại thông tin về tài sản tại cơ liv quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu riêng của mình Ngoài ra, đối với các văn bản phân chia tài sản khác, nếu các bên có yêu cầu công chứng thì sẽ được công chứng theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong một số trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhận được công chứng thì việc xác minh mục đích chia tài sản chung cũng rất khó khăn, từ đó dẫn đến trường hợp tài sản đã được chia sau đó mới phát hiện ra vi phạm về mục đích của giao dịch Trường hợp phát hiện chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản thì thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu nhưng vẫn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của những người có liên quan bởi khi tài sản đã được tẩu tán thì việc khôi phục lại tình trạng ban đầu không phải lúc nào cũng thực hiện được Nhìn chung quy định về thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn nhiều nhược điểm, vì vậy cần phải có những ràng buộc khắc phục những hạn chế, phát huy được hiệu quả áp dụng Một biện pháp có thể được áp dụng để hạn chế việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác là buộc vợ chồng phải công bố công khai về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trên cơ sở đó những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có thể phát hiện và có kịp thời yêu cầu ngăn chặn việc vợ chồng lợi dụng chia tài sản chung để trốn tránh nghĩa vụ tài sản Có thể nói, hiện nay hầu hết công chứng viên không thể biết chính xác việc xác lập giao dịch có vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội hay không? Việc ngừng giao dịch đối với một tài sản công chứng viên chỉ biết được khi có văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm thời ngừng giao dịch đối với tài sản đó Có thể kể đến các trường hợp; tải sản đang nằm trong quyết định thu hồi của nhà nước, tài sản đang có tranh chấp với người khác, tài sản nằm trong quyết định kê biên của cơ quan thi hành án Thực tế hiện nay, việc đánh giá mục đích của việc công chứng các thỏa thuận về tài sản là chính đáng hay không mang đậm màu sắc chủ quan của công chứng viên Điều đó có thể dẫn tới hệ quả vợ chồng lạm dụng quy định của pháp luật để tiến hành thỏa thuận về tài sản để thực hiện những mục đích mà pháp luật cấm Khi các bên đã có sự thỏa thuận, thống nhất thì họ mới đến Văn phòng công chứng để yêu cầu chứng nhận sự thỏa thuận của họ Họ đã dự liệu được mục lv đích của mình và không có bất kỳ người vợ hay người chồng nào lại đưa ra mục đích mà pháp luật không cho phép Chính vì thế, trên thực tế phần lớn các trường hợp công chứng viên không thể phát hiện ra được việc thỏa thuận của họ có mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật.

- Thứ hai, khó khăn trong việc xác định người yêu cầu công chứng đã biết rõ hậu quả pháp lý của việc xác lập và thực hiện giao dịch liên quan tới tài sản của vợ chồng hay không Hiện nay, các giao dịch liên quan tới tài sản của vợ chồng diễn ra khá phức tạp Bởi trong quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên vợ chồng và dễ nảy sinh tranh chấp Việc vợ chồng tự nguyện thỏa thuận được các vấn đề liên quan tới tài sản của mình có ý nghĩa rất quan trọng, vừa giúp vợ chồng sử dụng tài sản một cách dễ dàng linh hoạt, đồng thời, hạn chế được những tranh chấp phát sinh mà cần sự can thiệp của Tòa án Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra vợ, chồng có thực sự hiểu được hậu quả của việc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của vợ chồng hay chưa Trên thực tế, khi vợ chồng đến VPCC để đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng thì hầu hết họ đều có sự bàn bạc, thống nhất kỹ càng Công chứng viên có trách nhiệm giải thích về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong giao dịch Nội dung của giao dịch có thể được vợ chồng soạn thảo sẵn từ trước nhưng cũng có thể yêu cầu công chứng viên soạn thảo theo nội dung mà vợ chồng đưa ra Đối với trường hợp vợ chồng bàn bạc và đến VPCC yêu cầu công chứng văn bản mà họ đã soạn thảo sẵn từ trước thì có rất nhiều các cặp vợ chồng tự lên mạng tìm hiểu và tải các mẫu văn bản thỏa thuận Sau đó, họ thay đổi thông tin theo hồ sơ của mình Đối với trường hợp vợ chồng đề nghị công chứng viên soạn thảo văn bản theo yêu cầu của họ thì sau khi công chứng viên soạn thảo xong sẽ đưa văn bản cho vợ chồng cùng đọc lại và thống nhất Một thực tế đáng lo ngại mà đang diễn ra khá phổ biến là, rất nhiều cặp vợ chồng chưa hiểu rõ hết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi xác lập và thực hiện giao dịch đó nhưng lại không yêu cầu công chứng viên giải thích lại một cách chi tiết, cụ thể Ngoài ra cũng có thể được nghe công chứng viên giải thích nhưng chưa hiểu rõ cũng không muốn hỏi lại, tự ý bỏ qua Bởi họ có những suy lvi nghĩ rất đơn giản, làm thế nào để có thể sử dụng tài sản vào việc kinh doanh hoặc thực hiện các nghĩa vụ liên quan tới tài sản một cách nhanh chóng, thuận lợi là được, không lường hết được những hậu quả có thể xảy đến Có thể thấy rằng việc giải thích các quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng khi xác lập giao dịch là một điều rất quan trọng Bởi tâm lý khi vợ chồng đang làm ăn ổn định, gia đình hạnh phúc, việc vợ hay chồng quản lý thì sản đều như nhau nên rất nhiều các cặp vợ chồng mặc dù chưa thực sự hiểu hết những quyền lợi và nghĩa vụ của mình nhưng khi công chứng viên hai đều nói đã thực sự hiểu hết tất cả Và trên thực tế, đã phát sinh rất nhiều các giao dịch liên quan tới tài sản mà gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống gia đình, có thể kể đến rất nhiều các trường hợp do được toàn quyền định đoạt tài sản mà người vợ hoặc người chồng đã sử dụng tài sản tham gia vào các tệ nạn xã hội, những hình thức kinh doanh mà pháp luật nghiêm cấm.

- Thứ ba, khó khăn trong việc xác định công sức đóng góp của các thành viên khác đối với tài sản Trong gia đình, tất cả các thành viên đều có nghĩa vụ cùng nhau vun đắp để xây dựng một mái ấm hạnh phúc, đầy đủ cả mặt vật chất lẫn tinh thần Khi con cái còn nhỏ, bố mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ Đến khi con cái đến tuổi trưởng thành, con cái sẽ tham gia vào việc đóng góp để làm giàu cho kinh tế gia đình Trên thực tế, rất khó để xác định rõ ràng những đóng góp của con cái đối với việc tạo lập tài sản chung Đây là một tỉnh huống gặp rất nhiều trong thực tế Tất cả các cặp vợ chồng đến VPCC đều thừa nhận nó là tài sản riêng của vợ chồng, con cái không có bất kỳ đóng góp nào Và khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của một giao dịch thành công thì CCV sẽ phải chứng nhận sự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng Tài sản này được tham gia vào các mối quan hệ kinh tế, khi nó được sử dụng không hợp lý gây nên thiệt hại và toàn bộ tài sản này sẽ bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ với người khác thì các thành viên khác trong gia đình cũng bị ảnh hưởng Khi đó, rất có thể sẽ nảy sinh tranh chấp giữa các thành viên trong việc quản lý, sử dụng tài sản Bởi các con cho rằng, việc bố mẹ tự ý sử dụng tài sản trong khi các con cũng có công sức đóng góp là không đúng Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của gia đình lvii

- Thứ tư, trình độ, nghiệp vụ của một số công chứng viên còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, tại một số VPPC có đội ngũ công chứng viên chủ yếu là người mới được bổ nhiệm, nhiều công chứng viên thuộc đối tượng được miễn qua lớp đào tạo nghề công chứng nên khi thực hiện công tác hành nghề và quản lý hoạt động của Văn phòng gặp nhiều khó khăn và hạn chế Mặt khác công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho công chứng viên thời gian qua chưa được quan tâm nên trong những năm qua nghiệp vụ của đội ngũ công chứng viên chưa được cải thiện nhiều Đặc biệt hiện nay, qua một số năm hoạt động đã xảy ra thực tiễn tại các VPCC vì chạy theo số lượng hợp đồng nên có nhiều sai sót, đặc biệt là sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ công chứng viên dẫn đến chất lượng pháp lý của các hợp đồng giảm sút Một đội ngũ công chứng viên là kiểm sát viên, thẩm phán, điều tra viên đã nghỉ hưu và được giảm thời gian đào tạo nghề công chứng Có thể thấy rằng nghiệp vụ của những công chứng viên này còn nhiều sai sót trong việc kiểm tra hợp đồng, giao dịch Trong quá trình công chứng đã không kiểm tra một cách cụ thể Có thể thấy những lỗi này là do sự bất cẩn của công chứng viên cũng như đội ngũ nhân viên giúp việc do chưa có đầy đủ kinh nghiệm, chưa quan tâm đúng mức đến tất cả các khâu của quá trình thực hiện công chứng. Bên cạnh đó là sự bắt cặp về độ tuổi tối đa đảm nhận công việc của công chứng viên, hiện nay chưa có văn bản quy phạm nào quy định nên dẫn đến ảnh hưởng đến việc hành nghề của công chứng viên Bởi lẽ, khi họ đã ở độ tuổi nghỉ hưu thì trí lực cũng đã bị giảm sút, việc sử dụng các kỹ năng và tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề cũng bị hạn chế đi, điều này khiến cho việc phát hiện ra những điều mà khách hàng có tỉnh lừa dối rất khó Ví dụ: Khi khách hàng đến yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng Công chứng viên giao cho trợ lý kiểm tra hồ sơ rồi soạn thảo văn bản Soạn thảo xong xuôi, sẽ giao cho vợ chồng đọc lại văn bản xem có gì thắc mắc hay cần điều chỉnh nội dung nào. Sau đó, nếu vợ chồng đã đồng ý thì ký vào văn bản trước mặt công chứng viên. Tình trạng này gặp rất nhiều trên thực tế, xuất phát từ việc công chứng viên khi được bổ nhiệm đã ở tuổi có thể phải ở bệnh viện nhiều hơn ở văn phòng, không phát huy được hiệu quả công việc, các kỹ năng về tin học không có, kể cả việc soạn lviii thảo văn bản cũng không làm được Tất cả mọi việc đều do các trợ lý thực hiện, công chứng viên chỉ giám sát để thực hiện đúng quy định của luật công chứng

“người yêu cầu công chứng phải ký trước mặt công chứng viên" Mặc dù Luật công chứng quy định công chứng viên phải chịu trách nhiệm đối với văn bản mà mình công chứng nhưng vẫn có tình trạng công chứng viên còn chưa nắm rõ nội dung của văn bản, trợ lý có làm đúng theo quy định của pháp luật hay không Công chứng viên tin tưởng tuyệt đối vào trợ lý của mình nên khi các bên ký kết xong xuôi văn bản sẽ được công chứng Như vậy chỉ biến "nghề công chứng thành cái sọt" với nhiều người đã không còn khả năng làm việc đồng thời không tương xứng với trách nhiệm pháp lý và ảnh hưởng đến uy tín của nghề này.

Tóm lại, có thể nói việc pháp luật ghi nhận và tôn trọng sự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng mang ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện để vợ chồng có thể sử dụng tài sản của minh nhằm mục đích sinh lời, mang lại những lợi ích thiết thực cho gia đình và xã hội Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc công chứng các văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cũng gặp không ít những rào cản, vì vậy cần có những giải pháp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế từ thực tiễn thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Kiến nghị về hoàn thiện quy định của pháp luật

3.1.1 Hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ

- Quy định cụ thể về nghĩa vụ của vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Quy định về việc chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cần được bổ sung, hoàn thiện một cách chi tiết hơn Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 - Luật HN&GĐ năm 2014, nếu trường hợp vợ, chồng yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung và sau khi chia, vợ chồng không cùng nhau lao động, sản xuất kinh doanh thì gần như không còn khả năng hình thành nên khối tài sản chung nữa. Việc chia toàn bộ tài sản chung dễ gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến đời sống chung của gia đình nên trường hợp này chỉ đặt ra trong những trường hợp đặc biệt Khi đó nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì chi phí cho đời sống chung của gia đình sẽ khó được đảm bảo Luật HN&GĐ cần có quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với đời sống chung của gia đình Sau khi chia tài sản chung, nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì phương án đóng góp tài sản theo tỉ lệ thuận với số tài sản riêng mà vợ chồng được chia để chỉ dùng cho đời sống gia đình cũng như cho việc chăm sóc lẫn nhau giữa vợ và chồng.

- Đối với các quy định liên quan tới việc thỏa thuận tài sản riêng Thực tiễn thực tế cho thấy, công chứng viên quá chú trọng tới việc thỏa thuận của vợ chồng mà không thể điều tra, xác minh trên thực tế nên đã công nhận những thỏa thuận tài sản riêng bất hợp pháp như tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ riêng của một bên vợ, chồng Tuy nhiên, việc điều tra để xác minh những nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng không thuộc thẩm quyền của Công chứng viên Chính vì vậy, nên có quy định công chứng viên có quyền đề nghị Tòa án cung cấp thông tin về các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng lxii

3.1.2 Sửa đổi quy định về khái niệm " Công chứng"

Khoản 1 Điều 2 LCC 2014 quy định "Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng giao dịch) tính chính xác, hợp pháp, không trải đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng Từ khái niệm này, các nhà làm luật đã gói gọn trách nhiệm của Công chứng viên là chứng nhận tính “xác thực", hợp pháp” Tuy nhiên, trách nhiệm này phải chăng là quá nặng nề với công chứng viên Bởi, Công chứng viên không có công cụ hỗ trợ để nhận biết giấy tờ giả mạo, người giả mạo.

Có chăng chỉ bằng những xác nhận ban đầu về ngoại hình, kèm một số giấy tờ để nhận dạng đúng người Vậy vấn đề đặt ra là cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của công chứng viên tới đầu trong việc xác nhận tính “xác thực”, tính "hợp pháp" của hợp đồng, giao dịch Việc quy định rõ sẽ khiến Công chứng viên vững tin hơn trong hoạt động chuyên môn Và đặc biệt, từ đó giảm thiểu được một số tranh chấp về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

3.1.3 Bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu công chứng Điều 62 LCC 2014 quy định “Cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến Hợp đồng giao dịch đã được công chứng” Vậy, vai trò của cơ sở dữ liệu công chứng là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, hiện nay chỉ một số thành phố lớn và một số địa phương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về công chứng (còn gọi là UCHI), còn một số địa phương khác thì chưa xây dựng được Điều này rất dễ khiến cho kẻ xấu lợi dụng để trục lợi Ví dụ: Ông A có một thửa đất, ngày 04/8/2022 ông đồng ý nhận đặt cọc của ông B là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng), hai bên lập Hợp đồng đặt cọc tại Văn phòng công chứng Y, thành phố H Do ông B mới đặt cọc 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) nên ông A chưa bàn lxiii giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B cầm, giữ Đến chiều ngày 05/8/2022, đo cần tiền gấp để tiêu dùng cá nhân, ông A đồng ý bán thửa đất nêu trên cho ông M hai bên lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Văn phòng công chứng T, thành phố H Tuy nhiên, do thành phố H chưa xây dựng cơ sở dữ liệu nên Công chứng viên ở 02 Văn phòng công chứng không biết được thông tin là ông A đã dùng 01 thửa đất để giao dịch với 02 người 21

Từ tình huống giả định trên, có thể thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu về công chứng là để tránh được những tranh chấp không đáng có cho người yêu cầu công chứng Vậy, cần có thêm quy định về việc bắt buộc tất cả các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước phải sử dụng hệ thống UCHI, có chế tài xử lý khi không sử dụng dẫn tới gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng

3.1.4 Xác định phạm vi công chứng hình thức và công chứng nội dung; ngô n ngữ , lời chứng của văn bản công chứng , văn bản chứng thực

Hiện nay pháp luật nước ta cho phép công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực được thực hiện cả những việc thuộc dạng công chứng nội dung lẫn những việc thuộc dạng công chứng hình thức (chứng nhận, chứng thực chữ ký cũng thuộc dạng này) Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một cách phân định chính xác khi nào thì công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực được chứng nhận, chứng thực theo dạng công chứng hình thức và khi nào thì họ phải chứng nhận, chứng thực theo dạng, công chứng nội dung Thêm vào đó, nếu một bên tham gia giao kết là người nước ngoài hoặc nơi thực hiện công chứng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì hợp đồng, giao dịch có thể được thực hiện bằng một ngoại ngữ, Điều bất hợp lý ở đây là cùng một hợp đồng, nhưng nếu được lập bằng tiếng Việt thì được chứng nhận dưới dạng công chứng nội dung còn khi được lập bằng tiếng nước ngoài thì lại được chứng nhận theo dạng chứng nhận chữ ký (công chứng hình thức) Quy định này sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, khó quản lý đối với giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Sau đây chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp giải quyết vấn đề này: lxiv

- Liệt kê các loại giao dịch, hợp đồng chủ yếu bắt buộc phải được lập và chứng nhận, chứng thực theo dạng công chứng nội dung, các loại giao dịch, hợp đóng bắt buộc phải được lập và chứng nhận, chứng thực theo dạng công chứng hình thức Đối với các loại giao dịch, hợp đồng đã được liệt kê trong các văn bản quy phạm pháp luật mà công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực được phép chứng nhận, chứng thực như: Hợp đồng mua bán nhà Hợp đồng thế chấp tài sản, Hợp đồng dịch vụ pháp lý để sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam thì bắt buộc phải được lập bằng tiếng Việt và phải được chứng nhận, chứng thực theo dạng công chứng nội dung (trừ những loại hợp đồng giao dịch mà pháp luật đã quy định rõ là thuộc dạng công chứng hình thức như: không nghĩ hàng hải, biên bản bản đầu giá, biên bản xác nhận vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp tư nhân ) Điều này áp dụng với cả trường hợp khi một bên tham gia giao kết hợp đóng, giao dịch là người không biết tiếng Việt

Quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản Điều 42 LCC 2014 quy định “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chủng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sớm là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản” Tuy nhiên, vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi cũng như khiến cho các công chứng viên áp dụng quy định khác nhau Có một số quan điểm cho rằng, bất cứ hợp đồng, giao dịch công chứng nào có liên quan tới Bất động sản là áp dụng quy định theo Điều 4 LCC 2014 Tuy nhiên lại có một số quan điểm ngược lại, cho rằng chỉ những giao dịch, hợp đồng công chứng mà đối tượng của Hợp đồng là Bất động sản thì mới áp dụng quy định về phạm vi này.

Ví dụ: Ông A có mua bất động sản tại thành phố P Để có thể tự mình thực hiện giao dịch, ông A đề nghị cùng vợ là bà H đang sinh sống ở tỉnh N và yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh N lập văn bản cam kết tài sản ông A mua ở tỉnh P là tài sản riêng Tuy nhiên, công chứng viên L, thuộc Phòng công chứng lxv số 1 tỉnh N không đồng ý chứng nhân vì theo công chứng viên L, thỏa thuận này liên quan tới Bất động sản tại thành phố P nên ông A và bà H phải tới tổ chức hành nghề công chứng ở thành phố P để chứng nhận văn bản trên Ngay sau đó, ông A và bà H đi tới Văn phòng công chứng X, tỉnh N để yêu cầu lập văn bản trên thì công chứng viên của văn phòng đồng ý lập Từ đó cho thấy quy định tại Điều 42 LCC 2014 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng liệt kê rõ các Hợp đồng, giao dịch về Bất động sản gồm những giao dịch gì? Hoặc sửa thành “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng tất cả hợp đồng giao dịch và thỏa thuận liên quan tới bất động sản trong phạm vi tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.

- Đối với các loại hợp đồng thuộc dạng công chứng nội dung nếu tiền nhưng để sử dụng tại nước ngoài và một bên tham gia giao kết là người nước ngoài thì có thể được lập bằng tiếng nước ngoài Công chứng viên sẽ chứng nhận những hợp đồng giao dịch này theo dạng công chứng hình thức (chứng nhận chữ ký) Để đảm bảo tính thống nhất trong hình thức văn bản công chứng, văn bản chứng thực thì việc quy định mẫu lời chứng là cần thiết Tuy nhiên, đây là một công việc đòi hỏi phải có một bề đầy kinh nghiệm thực tiễn lẫn một trình độ lý luận sâu sắc Chính vì vậy, trong điều kiện trước mắt, chúng ta chỉ nên thực hiện Khoản 1, Điều 13, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP và quy định chi tiết những nội dung bắt buộc phải có trong lời chứng của công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực Những nội dung này có thể là: thông tin về cá nhân của dương sư, nội dung tóm tắt của hợp đồng, giao dịch, thời gian, địa điểm công chứng, chứng thực; cách xác định người ký hợp đồng, giao dịch; họ tên, cơ quan công tác của công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực thực hiện việc chứng nhận, chứng thực Đối với những giao dịch, hợp đồng được lập bằng tiếng nước ngoài thì cho phép sử dụng ngoại ngữ đó trong phần lời chứng. lxvi

3.1.5 Quy định về cách xác định người ký văn bản công chứng, chứng thực và điểm chỉ

Như trên đã trình bày, việc xác định chính xác người ký văn bản công chứng, chứng thực là một vấn đề không đơn giản Đã có những trường hợp đương sự sự (người yêu cầu công chứng, chứng thực) bị phát hiện và điều này khiến cho nhiều công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực không thật sự yên tâm khi thực hiện hành vi công chứng, chứng thực Pháp luật hiện hành quy định trong các trường hợp không xác định rõ nhận dạng của người ký văn bản công chứng, văn bản chứng thực thủ công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực có thể yêu cầu đương sự điểm chỉ vào văn bản công chứng, văn bản chứng thực Nhưng đây cũng chỉ là một biện pháp nhằm giảm bớt hậu quả đã xảy ra mà thôi Nói cụ thể hơn thì căn cứ vào dấu vân tay điểm chỉ trên văn bản công chứng, văn bản chứng thực, cơ quan điều tra sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định người đã kỹ mạo văn bản công chứng, văn bản chứng thực chứ không giúp cho việc ngăn ngừa, giảm thiểu số lượng tội phạm này Để khắc phục tình trạng trên, tác giả kiến nghị một số biện pháp sau:

-Quy định cụ thể và thống nhất các loại giấy tờ tuỳ thân mà công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được sử dụng tại Việt Nam hay được phép xuất trình trước các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

- Đối với các loại giấy tờ tuỳ thân do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì quy định một số nội dung cơ bản, thống nhất làm căn cứ để xác định chính xác cá nhân mang giấy tôi tuy thần đó như ảnh (cỡ

426), miêu tả về đặc điểm nhận dạng (ngày, tháng, năm sinh, giới tính, đi hình, dị tật) và chữ ký Đặc biệt, nên coi chữ ký trên các giấy tờ tuỳ thân này là một đang chứ ký chuẩn, chữ ký mẫu để so sánh với chữ ký của đong sự trong văn bản chứng thực, văn bản công chứng Nên giảm thời gian sử dụng của một số loại giấy tờ tuỳ thân để công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực có lxvii thể xác định dễ dàng nhận dạng của người ký văn bản công chứng, chứng thực.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển các tổ chức hành nghề công chứng

- Đối với các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc chuyển dịch bất động sản thì ngoài chữ ký, nhất thiết đương sự phải điểm chỉ Đây cũng là một quy định đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng

- Trong lời chứng của công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực cũng cần nêu rõ cách thức mà công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực sử dụng để xác định nhận dạng của đương sự Nếu công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực xác định đương sự bằng sự nhận biết cá nhân của mình thì họ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

3.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển các tổ chức hành nghề công chứng.

- Với kiến nghị mọi văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều phải công chứng hoặc được Tòa án công nhận thì cần thiết phải có cơ chế hỗ trợ công chứng phát triển Vì vậy, việc cấp phép thành lập mới các văn phòng công chứng tư phải đảm bảo theo quy hoạch, phân bổ hợp lý giữa các vùng, các địa phương Đồng thời, Nhà nước cũng cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả để đảm bảo "chất lượng" công chứng. lxviii

- Về tổ chức thực hiện công chứng các văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng: Cần xây dựng hệ thống thông tin chế công chứng viên có thể kiểm tra thông tin về tài sản, thông tin của người yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản của họ Hiện nay, đa số các địa phương chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về bất động sản, chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin bài bản giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau và giữa các tổ chức hành nghề công chứng với văn phòng đăng ký QSDĐ về tài sản giao dịch; chưa tạo được cơ chế liên thông giữa tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký giao dịch bảo dâm, văn phòng đăng ký QSDD khi thực hiện các thủ tục hành chính đối với các giao dịch về bất động sản Trong thời gian gần đây, từ kinh nghiệm nhiều năm gần bộ và thấu hiểu đối với những khó khăn mà các tổ chức hành nghề công chứng, các CCV đang gặp phải, đội ngũ phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ Phần mềm và Nội dung số OSP đã cùng nhau nghiên cứu, phát triển phần mềm quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn UCHI Từ đó, góp phần ngăn chặn rủi ro cho các tổ chức công chứng Phần mềm UCHI cho phép người dùng tra cứu thông tin toàn bộ dữ liệu ngăn chặn và hợp đồng công chứng đã được đồng bộ lên hệ thống chi với một thao tác tra cứu nhanh gọn và đơn giản; tạo kênh liên lạc, kết nối giữa Sở

Tư pháp với các tổ chức công chứng giúp cho việc quản lý, liên hệ và trao đổi thông tin trở nên nhanh chóng và dễ dàng; bảo mật dữ liệu nội bộ cho các tổ chức hành nghề công chứng Mô hình triển khai kết nối máy chủ tại Sở Tư pháp với máy chủ tại từng tổ chức hành nghề công chứng cho phép chỉ chia sẻ những thông tin cần thiết cho việc xác minh, không chia sẻ các thông tin nội bộ của tổ chức công chứng, đảm bảo sự hoạt động độc lập cho các tổ chức công chứng 65 Hiện nay, trước khi CCV nghiên cứu một hồ sơ liên quan tới một tài sản Bất kỳ thì họ sẽ đúng phần mềm UCHI để kiểm tra xem tài sản đó có đang bị cảnh báo gì không Nếu không có vấn đề gì thì CCV mới được phép công chủng các giao dịch liên quan tới tài sản đó Vì vậy, Sở tư pháp cần có yêu cầu tất cả các VPCC phải cập nhật một cách nhanh chóng ngay sau khi công chứng giao dịch, không để thiếu sót bất kỳ một giao dịch nào trên hệ thống lxix

UCHI Ngoài ra, cũng có rất nhiều tài sản thuộc đối tượng bị cơ quan có liên quan yêu cầu tạm ngừng các giao dịch liên quan tới thì sản này thông qua việc gửi thông báo tới các VPCC Có thể thấy rằng, hiện nay việc CCV từ chối hay chấp nhận yêu cầu công chứng thỏa thuận của vợ chồng liên quan tới mục đích của việc thực hiện giao dịch rất khó có thể xác minh nếu thông qua lời trình bày của vợ chồng CCV chỉ có thể dựa vào các kênh như: thông tin ngăn chặn trên phần mềm UCHI hay có thông báo tạm ngừng giao dịch từ phía các cơ quan chức năng để đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng Chính vì thế, khi có bất kỳ thông tin liên quan tới việc tạm ngừng giao dịch đối với tài sản nào đó của vợ chồng thì các cơ quan chức năng cần gửi ngay tới các VPCC, UBND các tỉnh cần xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương và ban hành quy chế khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng Quy định này nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, to chic Việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng cần tính toán đến an toàn, bảo một, thuận tiện khi khai thác, sử dụng dữ liệu, khả năng kết nối cơ sở dữ liệu với hệ thống thông tin, đất đai, nhà ở, Đối với quy chế khai thác, sử dụng đã liệu công chứng cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trọng quản lý cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu với trách nhiệm trong khai thác sử dụng dữ liệu Bên cạnh việc triển khai xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung cơ sở dữ liệu công chứng và quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng UBND các tinh cần tiếp tục chỉ đạo để đảm bảo sự chia sẻ thông tin đầy đủ, kịp thời giữa Sở Tư pháp với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương Nhiều vụ việc CCV công chứng hợp đồng, giao dịch (nhiều nhất lại là liên quan đến bất động sản, những tài sản có giá trị lớn) có dấu hiệu vi phạm pháp luật một cách cố ý, công chứng hợp đồng giao dịch khi chưa có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, coi nhẹ các quy định của pháp luật, coi nhẹ việc tuân theo đạo đức xã hội, thiếu cẩn trọng trong thẩm định hồ sơ Tất cả những hành vị trên của CCV và của các tổ chức hành lxx nghề công chứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân Có thể do trình độ, năng lực của CCV đó yếu, kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ chưa đủ để đáp ứng Tuy nhiên trên thực tế nhiều sai phạm không hoàn toàn xuất phát từ nguyên nhân vừa nêu Rất nhiều những sai phạm trong số đó sau khi được các cơ quan điều tra hay các đoàn thanh tra, kiểm tra vào cuộc tìm hiểu, xem xét,kết luận đã rút ra được nguyên nhân sâu xa xuất phát từ chính sự sai phạm về đạo đức hành nghề của CCV Đó là một sự vi phạm hoàn toàn mang tính chủ quan, nhằm mục đích trục lợi có chú ý của CCV khi thực hiện việc công chứng Để hạn chế tình trạng này, cùng với quy định CCV thực hiện không đúng quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của CCV, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Đồng thời, nên quy định chi tiết hơn từng vì phạm cụ thể của CCV sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào, mức độ bao nhiêu

Triển khai đồng bộ, nghiêm túc quy định pháp luật về đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng

Cơ quan chức năng cần quán triệt việc thực hiện đúng quy định pháp luật đối với đội ngũ cán bộ tiến hành đăng ký tài sản Đồng thời thường xuyên tổng kết, cập nhật số liệu về tình hình thực hiện đăng ký tài sản chung của vợ chồng để rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng triển khai thực hiện quy định pháp luật hiệu quả hơn

Tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng pháp luật hôn nhân và gia đình đặc biệt là các quy định về tài sản chung của vợ chồng

là các quy định về tài sản chung của vợ chồng.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của vợ chồng về các quy định liên quan đến tài sản của vợ chồng như quy định pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, hình thức, thủ tục thực hiện các giao dịch về tài sản, quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản chung… lxxi

Vấn đề trách nhiệm pháp lý của công chứng viên cũng như xây dựng quy chế để đảm bảo thực hiện trách nhiệm này

Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng cần phải thực hiện ngay Trong những năm qua, mặc dù những công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực đã góp một phần to lớn vào việc đảm bảo cho các giao dịch, hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại được diễn ra một cách an toàn, hợp pháp nhưng cũng có một số cá nhân có tình làm trái các quy định của pháp luật hoặc do trình độ hiểu biết pháp luật non kém đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho cá nhân, tổ chức Bản thân những cá nhân này đã phải gánh chịu sự trừng phạt nghiệm khác của pháp luật kể cả ở mức cao nhất nhưng những thiệt hại vật chất do họ gây ra thì lại không thể khác phục được trong một sớm, một chiều Để giải quyết tình trạng này, chúng ta cầu xác định rõ thẩm quyền công chứng, chứng thực thuộc về chính bản thân công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực Về nguyên tắc, công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực phải chịu trách nhiệm cá nhân về những việc do mình chứng nhận, chứng thực bao gồm cả trách nhiệm hình sự, dân sự Tuy nhiên cũng không thể loại bỏ hay hạ thấp vai trò của cơ quan chủ quản các cá nhân này trong việc xây dựng cũng như duy trì, thực hiện một quy chế nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của công chứng viên và những người có thẩm quyền chứng thực Do đặc thủ công tác, chỉ có công chứng viên là người thực hiện việc chứng nhận một cách chuyên trách còn phần lớn những người có thẩm quyền chứng thực khác đều thực hiện công tác chứng thực kiêm nhiệm, chi phòng công chứng là cơ quan chuyên trách việc công chứng còn Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền và cơ quan đại diện tại nước ngoài là cơ quan kiêm nhiệm công tác này, nên chúng ta cắn xây dựng cho công chứng viên, phòng công chứng một quy chế đảm bảo thực hiện trách nhiệm dân sự riêng và các cơ quan còn lại một quy chế riêng Cụ thể đối với công chứng viên: Thực hiện việc trích lập quỹ bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên từ nguồn phí và lệ phí mà các công chứng viên thu được trong quá trình thực lxxii hiện công chứng của mình Tỷ lệ này có thể từ 10% đến 20% Quỹ bảo hiểm nghề nghiệp này sẽ gắn liền với cá nhân từng công chứng viên trong suốt thời gian công tác của họ Trong trường hợp công chứng viên đó được biệt phái, điều động sang phòng công chứng khác thì quỹ bảo hiểm cũng được chuyển sang theo Khi quỹ bảo hiểm đã đạt đến giới hạn theo quy định của pháp luật (giới hạn này được quy định cụ thể cho từng khu vực), thì công chứng viên được hưởng một phần Phần còn lại sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước Khi xảy ra thiệt hại cần phải bồi thường thì quỹ bảo hiểm sẽ đứng ra bởi thường cho công chứng viên Công chứng viên sẽ có trách nhiệm bồi hoàn lại cho quỹ theo tỷ lệ thích hợp Để nâng cao trách nhiệm của công chứng viên cũng nên cho các công chứng viên được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định trong số phí và lệ phí mà họ thu được Điều này khiến cho công chứng viên nhiệt tình hơn trong công tác, chịu khó học hỏi, cải tiến phương pháp làm việc để có thể giải quyết được tốt hơn, nhanh hơn nhu cầu công chứng, chứng thực của cá nhân, tổ chức Để thực hiện được vấn đề này thì bước đầu nên thí điểm chuyển hoạt động một số phòng công chứng sang cơ chế dịch vụ hành chính công và áp dụng biện pháp quản lý thu chi theo nguyên tắc tự trang trải trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, chế độ tài chính hiện hành.

Kiện toàn, nâng cao năng lực cho các công chứng viên

Đây là biện pháp vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài Một văn bản quy phạm pháp luật dù có chặt chẽ đến đầu, khoa học đến đầu nhưng nếu không được thi hành, thực hiện một cách nghiêm túc thì vẫn không phát huy được tác dụng tiên thực tế Việc đào tạo và tái đào tạo các công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực phải được quan tâm một cách đúng mức Để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, chúng ta cần áp dụng một số biện pháp như sau: Thực hiện nghiêm túc việc đào tạo công chứng viên, và nếu có thể là cả những người có thẩm quyền chứng thực tại trưng Đào tạo các Chức danh Tư pháp Đối với những người có thẩm quyền chứng thực không có lxxiii điều kiện tham gia khoá đào tạo này, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho những trường hợp như vậy Cán bộ giảng dạy ở những lớp tập huấn này chính là những công chứng viên có trình độ, kinh nghiệm công tác tại các phòng công chứng ở tỉnh, thành phố đó

- Đối với những phòng công chứng có nhiều việc và có đủ điều kiện về nhân sự, từng bước nên "chuyên ngành hoá" công chứng viên Nói cách khác, các công chứng viên, ngoài việc phải thực hiện mọi hành vi công chứng thuộc thẩm quyền công chứng của cơ quan mình thì nên tập trung nghiên cứu vào một loại việc nhất định nhằm nâng cao trình độ về lĩnh vực mà mình phụ trách Biện pháp này sẽ giúp cho việc cập nhật thông tin, nâng cao trình độ của các công chứng viên không bị dàn trải Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên áp dụng ở phạm vi hẹp bởi vì hiện nay chúng ta không đủ số lượng công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực cũng như các giao dịch, hợp đồng phát triển không đồng đều trên các lĩnh vực nên dễ dẫn đến tình trạng có bộ phận thì làm không hết việc trong khi bộ phận khác thì lại có quá ít vụ việc để giải quyết Cũng có ý kiến cho rằng nên phân cấp công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực theo bác để từ đó xác định mức độ phức tạp của hợp đồng, giao dịch mà công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực được quyền giải quyết Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm này bởi vì rất khó có thể đánh giá chính xác mức độ khó của các giao dịch, hợp đồng để công chứng, chứng thực.

Hiện nay trên thế giới, một số quốc gia đã áp dụng chế độ tập sự cho công chứng viên Theo đó trước khi được bổ nhiệm chính thức, công chứng viên phải trải qua một thời gian tập sự nhất định Đây là một quy định nhằm giúp cho công chứng viên tương lai có thể làm quen với công việc thực tế của một công chứng viên trước khi được bổ nhiệm chính thức Trong tương lai, chúng ta cần xây dựng một chiến lược phát triển đội ngũ công chứng viên, tránh tình trạng do yêu cầu thực tế, phải bổ nhiệm những công chứng viên chưa đạt tiêu chuẩn Nên có định hướng năng dẫn tỷ lệ công chứng viên trên số lxxiv dân Tuy nhiên, khi xây dựng chiến lược này các nhà chức trách cán phải cân nhắc một cách tỉ mỉ các yếu tố khách quan (nhu cầu chứng nhận hợp đóng.giao dịch ) cũng như chủ quan (nguồn bổ nhiệm công chứng viên) không chạy theo số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng công chứng viên.

Hoàn thiện một bước trình tự, thủ tục thực hiện các việc công chứng, chứng thực; giải quyết khiếu nại

Cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục, trình tự công chứng, là một trong những chủ trương lớn mang tính thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng trong phân định hướng cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 có viết “Đẩy mạnh cải cách hành chính" Trước đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) ngày 18/06/1997 đã chỉ rõ cần phải “cải tiến nội dung, thủ tục công chứng để phục vụ thuận tiện cho nhân dân" Đồng thời, công tác cải cách thủ tục công chứng, chứng thực, một công tác trong tâm trọng việc cải cách công tác tư pháp, cũng đã được Nghị quyết số 38/CP ngày 04/05/1994 của Chính phủ để cập đến Theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ CP và Thông tư số 03/2001/TP-CC thì hiện nay pháp luật chỉ quy định trình tự, thủ tục một số loại việc công chứng, chứng thực cụ thể trà không có một quy định nào mang tính nguyên tắc Điều này dẫn đến việc không thống nhất, thiếu khoa học trong các thao tác của công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực khi thực hiện các việc công chứng, chứng thực cụ thể Để khắc phục tình trạng này, theo tác giả Bộ Tư pháp cần phải ban hành trình tự, thủ tục có tính chất định khung cho các việc công chứng, chứng thực Ví dụ như khi thực hiện công chứng bản dịch thì công chứng viên phải tiến hành những thủ tục gì, đương sự phải xuất trình những loại giấy từ gì Trước mắt, tuỷ vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, có thể giao cho Sở Tư pháp thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ương quy định một cách chi tiết, cụ thể trình tự của các việc công chứng, chứng thực thông thường lxxv

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và giải thích pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng pháp luật hôn nhân và gia đình đặc biệt là các quy định về tài sản chung của vợ chồng nói chung và các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng Cần đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của vợ chồng về các quy định liên quan đến tài sản của vợ chồng như quy định pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, hình thức, thủ tục thực hiện các giao dịch về tài sản, quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản chung… Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao trình độ nhận thức là việc làm cần thiết và cấp bách Bởi vì có được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh mà không đưa vào cuộc sống thì hệ thống pháp luật và các văn bản ấy chỉ nằm trên giấy tờ, không phát huy được tác dụng Cho nên chúng ta cần phải tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật nhất là luật HN&GĐ, luật công chứng đến từng hộ gia đình, từng thành viên trong gia đình Ngày nay, việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, mạng internet; biên soạn sách đề cương; tờ rơi phổ cập pháp luật; thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoạt động xét xử của Tòa án Việc làm này sẽ giúp mọi người ý thức được quyền sở hữu của mình, cũng như ý thức và trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình, định hướng hành vi của người dân phù hợp với quy định của pháp luật Bên cạnh tuyên truyền pháp luật thì việc giải thích pháp luật là điều cần thiết bởi không phải mọi người dân đều hiểu được và hiểu đúng quy định của pháp luật do trình độ nhận thức, cách thức suy nghĩ…và vấn đề đó là khác nhau Để pháp luật được vận dụng và hiểu thống nhất việc giải thích pháp luật được đặt ra bằng nhiều cách có thể giải thích trực tiếp như đặt ra các văn phòng tiếp dân, giải thích các thắc mắc hoặc giải thích gián tiếp qua điện thoại, báo, đài làm cho mọi người hiểu đúng và hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật Trong lĩnh vực HN&GĐ, việc tuyên truyền, giải thích nâng cao nhận thức của vợ chồng là điều cần thiết, giúp các bên tự bảo vệ quyền lợi của mình trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau khi ly hôn về nhân thân, tài sản cũng như trong việc phân định nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng, khi xác lập mối quan hệ mà phát lxxvi sinh nghĩa vụ thì phải có bằng chứng, sự đồng ý của các bên,… một cách rõ ràng và hợp pháp Khi phát sinh tranh chấp các bên có chứng cứ xác thực, bảo vệ quyền lợi của mình hoặc trong việc đăng ký tài sản của vợ chồng, các bên vợ, chồng cần phải hiểu được lợi ích của việc đăng ký tài sản nhằm tránh những khó khăn khi có sự kiện ly hôn xảy ra đồng thời nhà nước cũng quản lý được về quyền sở hữu đối với tài sản đó Khi ý thức pháp luật của vợ chồng được nâng cao thì họ sẽ hiểu được những gì mình đang thực hiện và hậu quả pháp lý như thế nào,…làm cho các bên thận trọng khi quyết định một vấn đề, không xảy ra hậu quả đáng tiếc Như vậy, việc nâng cao trình độ pháp lý của vợ chồng thông qua hình thức tuyên truyền, giải thích pháp luật cũng hạn chế được một phần tranh chấp giữa các đương sự nói chung và giữa vợ chồng nói riêng trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực tài sản Khi có tranh chấp xảy ra, Tòa án cũng có nhiều chứng cứ xác thực để giải quyết nhanh chóng, khách quan, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên.

Tóm lại, quy định của Luật HN&GD năm 2014 về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN đã cho thấy sự tiến bộ và phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện để vợ chồng được tự do thỏa thuận chia tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tài sản vào những mục đích nông hợp pháp Việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN rất đa dạng, không chỉ thể hiện dưới dạng một văn bản chia tài sản chung mà còn có thể được thể hiện dưới dạng thỏa thuận tách một phần tài sản chung thành tài sản riêng và việc công chứng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN đem lại những hiệu quả thiết thực như: tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, thủ tục nhanh gọn, đảm bảo hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, phòng ngừa tranh chấp Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, việc công chứng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN cũng gặp phải một số hạn chế, vướng mắc như: khó khăn trong việc áp dụng quy định của pháp luật khi chưa có hướng dẫn cụ thể; chất lượng của một bộ phận không nhỏ CCV chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các TCHNCC với nhau và giữa các TCHNCC với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các lxxvii

TCHNCC Vì vậy, trong thời gian tới cần hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ và các văn bản pháp luật có liên quan, nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm những sai phạm trong hoạt động công chứng để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN. lxxviii

Bài luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về nội dung, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động của các quy định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Qua đó chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế, vướng mặc trong quy định pháp luật cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp ý đối với hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nói chung cũng như hoạt động công chứng nói riêng Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài này, tác giả đã thực hiện những nội dung sau :

- Nêu và phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định pháp luật về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn thực hiện tại các TCHNCC trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Tìm hiểu, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn thực hiện tại các TCHNCC trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, từ đó chỉ ra những bất cập, vướng mặc, hạn chế trong quy định của pháp luật hiện nay.

- Đưa ra giải pháp góp phần nhằm nâng cao hiểu quả thực hiện hoạt động công chứng.

Như vậy, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tác giả hoàn thành bài luận gửi tới bạn đọc và mong sẽ giúp mọi người hiểu rõ về nội dung “ Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.” lxxix

Ngày đăng: 01/06/2024, 08:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Nguyễn Hồng Hải (2003), "Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành", Luật học, (5), tr.26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành
Tác giả: Nguyễn Hồng Hải
Năm: 2003
[7] Nguyễn Hồng Nam (2009), "Chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn", http://www.luathoc.cafeluat.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn
Tác giả: Nguyễn Hồng Nam
Năm: 2009
[8] Nguyễn Phương Lan (2002), "Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân", Luật học, (6), tr. 22-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trongthời kỳ hôn nhân
Tác giả: Nguyễn Phương Lan
Năm: 2002
[9] Nguyễn Văn Cừ (2000), "Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại", Toà án nhân dân, (9), tr. 18-22. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đangtồn tại
Tác giả: Nguyễn Văn Cừ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2000
[10] Phi Yến (2011), "Chia tài sản chung của vợ chồng phải chứng minh công sức đóng góp", http://www.baohaugiang.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia tài sản chung của vợ chồng phải chứng minh công sứcđóng góp
Tác giả: Phi Yến
Năm: 2011
[2] Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội.https://thongtinphapluatdansu.wordpress.com Link
[11] Ý nghĩa và hệ quả đằng sau việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. https://luatminhkhue.vn/;lxxx Link
[12] Tài sản thuộc sở hữu chung hoặc sở hữu riêng của vợ chồng được pháp luật quy định qua các thời kỳ khác nhau. https://luatminhkhue.vn/ Link
[13] Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào? https://tiasanglaw.com/ Link
[16] Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là quyền sử dụng đất có phải công chứng, chứng thực không? (2023). https://luatpt.com.vn/ Link
[17] Công chứng thỏa thuận tài sản vợ chồng (05/09/2022 ). https://www.dichvucongchungquangninh.vn/ Link
[18] Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung? Thời điểm thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?.https://thuvienphapluat.vn/ Link
[1] Phạm Hồng Minh Hoàng (2013), “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam:, Luật học, tr.8-11 Khác
[8] Nguyễn Văn Cừ, Lê Thu Trang (2017), Thực hiện việc chia tài sản chung của vợ chồng tại Tòa án nhân dân, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Một số vấn đề về thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Khác
[14] Học viện Tư pháp (1994), Tập bài giảng: Công chứng, luật sư, giám định hộ tịch 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[15] Nguyễn Phương Lan (2016), Một số vấn đề áp dụng tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8 (304)- 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w