Luận văn thạc sĩ Luật học: Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng

88 0 0
Luận văn thạc sĩ Luật học: Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

CHIA TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG TRONG THỜI KỲ HON NHAN VA THUC TIEN THUC HIEN TAI TO CHUC

HANH NGHE CONG CHUNG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC (Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 2

CHIA TÀI SAN CHUNG CUA VO CHONG TRONG THỜI KỲ HON NHAN VA THUC TIEN THUC HIEN TAI TO CHUC

HANH NGHE CONG CHUNG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số : 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN PHƯƠNG LAN

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 3

trợ và giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Phương Lan Các số liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

MAI THỊ THÙY LINH

Trang 4

Thời kỳ hôn nhân

Ủy ban nhân dân

Văn phòng Công chứng

Trang 5

BANG DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE CONG CHUNG VĂN BẢN THOA THUẬN CHIA TÀI SAN CHUNG CUA VQ CHONG TRONG THỜI KỲ HON NHÂN TAI TO CHỨC HANH NGHE CONG CHỨNG -. <- 5< << Error! Bookmark not defined 1.1 Khái quát về công chứng văn ban thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công chứng 8 1.1.1 Khải niệm và đặc điểm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn 1.1.2 Ý nghĩa của chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân 14 1.1.3 Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghệ công CHUNG +- + scs‡EEEEEEeEEEvrkerrtee 15 1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công CHUNG seeneeeneninnsaiiisiainiiiaglESIEEASEIISASESKESNSERESEEKEIKTSSKTSEEIEANEENSSEESSMISSESENSXASE-BEOIE 27 1.2.1 Chia tài sản chung của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2) Ï4R «c5 + 33331113335 EE£35EEESEEEEkereeeees 27 1.2.2 Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia tai sản chung của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 37 KET LUẬN CHƯNG 5° 5£ s2 s£S£Es£SsES£EsES£Es£EsEs£EsESsEseEsEse sess se 43 CHƯƠNG 2 THUC TIEN THUC HIỆN CONG CHUNG VAN BAN THỎA THUAN CHIA TAI SAN CHUNG CUA VO CHONG TRONG THỜI KY HON NHAN TAI TO CHUC HANH NGHE CONG CHUNG VA MOT SO KIEN NGHI HOAN 8601107222277 44 2.1 Thực tiễn thực hiện công chứng văn ban thỏa thuận chia tai sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công chứng 44 2.1.1 Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời TT 00 TRÌN eT 46

Trang 6

chong trong thời kỳ hôn nÌhÂN 52-5 EESE‡EEEEEEEEEEEEEE121E11211121111121 11 te 32 2.2 Vướng mắc từ thực tiễn thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công 2.2.1 Vướng mắc trong quy định của pháp luật chia tài sản chung của vợ chong /49/158//108/9/8/191/8/7/12/;PEREERRREERERE a 56 2.2.2 Vướng mắc trong thực hiện công chứng van bản thỏa thuận chia tài san chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân - + Ss+E‡EEEtEEEEEEEEkerrkerkee 59 2.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chat lượng công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành

2.3.1 Về hoàn thiện quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ NON niẪN - - - c 311833911831%918 8319918199111 11191111118 111181111 cv 61 2.3.2 Về thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận chia tài san chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhÂNH 2-5-5 SE EÉEEEEEEEEEEEEEEE1E111121111111111 1111 xe 63

950 00/0077 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Gia đình là tế bào của xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, là nơi những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống cùng chung sống, nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau Sự phát triển tốt đẹp, hạnh phúc của gia đình là nền tang cho sự phát triển bền vững va phon thịnh của xã hội Vì vậy, van đề xây dựng và bảo vệ gia đình được tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan tâm, trong đó Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn chú trọng quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc bằng nhiều biện pháp tác động khác nhau nhăm điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình (HN&GD).

Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, cùng nhau chung song suốt đời Khi chưa kết hôn, giữa hai bên nam hoặc nữ có thé có tài sản riêng và có toàn quyên đối với tài sản của mình còn khi bước vào đời sống hôn nhân, vợ chồng sẽ cùng tạo lập, duy trì, sử dụng và định đoạt những tài sản chung vì lợi ích chung của vo chéng va của gia đình Tuy nhiên, trong cuộc song hiện dai, khi xã hội van động va phát triển, nhu cầu sử dụng tài sản riêng của mỗi cá nhân là rất lớn Vì lý do chủ quan hay khách quan nao đó mà vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (TKHN) bởi vậy, việc pháp luật cho phép vợ chồng được quyền tự do thỏa thuận định đoạt tài sản chung của mình nhưng vẫn đảm bảo các nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng với các thành viên trong gia đình và với người thứ ba là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Trên cơ sở kế thừa các quy định tiến bộ của pháp luật qua các thời kỳ và bé sung những điểm mới phù hợp, chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN theo Luật HN&GD năm 2014 đã có những thay đổi tích cực, phù hợp với sự phát triển của xã hội Các quy định này đang từng bước đi vào đời sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại các cơ quan, tổ chức có thâm quyền nói chung và tại tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC) nói riêng Việc nghiên cứu dé tài: “Chia tai sản chung của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân và

Trang 8

Chia tai sản là nội dung luôn được dé cập khi xét đến việc giải quyết những van đề của quan hệ hôn nhân Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực HN&GD, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN dưới nhiều cấp độ khác nhau như:

Nhóm giao trình, sách chuyên khảo: Giáo trình Luật HN&GD Việt Nam(Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2013) nghiên cứu quy định của Luật HN&GD dưới góc độ chung nhất, mang tinh tổng quát nhất; các vẫn đề liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN cũng được phân tích dưới góc độ khái quát chung chứ không phân tích chuyên sâu va cụ thé.

Nhóm các bài nghiên cứu trên báo, tạp chí chuyên ngành: Bài viết của tác giả Nguyễn Phương Lan về “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân ” đăng trên Tạp chí Luật học số 6 năm 2002; bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Hải về “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành ” đăng trên Tạp chí Luật học số 5 năm 2003; bài viết của tác giả Phan Tan Pháp, Nguyễn Nho Hoàng về “M6t số vấn dé về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1 năm 2012; bài viết của tác giả Phùng Trung Tập về “Việc chia tài sản chung của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân ” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 năm 2012 Các bài viết này thường tập trung phân tích một khía cạnh nhỏ của chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN chứ không phân tích toàn diện các khía cạnh của chế định.

Nhóm các luận văn, luận án:

- Luận án Tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Cừ (năm 2005) về “Ché độ tài sản của vợ chong theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” nghiên cứu một cách toàn diện tất cả các vấn đề chung về chế độ tài sản của vợ chồng trong đó bao gồm việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Tuy

Trang 9

- Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Hong Vân (năm 2016) về “Chia tai sản chung của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân -Một số vấn đề lý luận và thực tién” và Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Lưu Việt Thắng (năm 2017) về “Chia tài sản chung của vợ chỗng trong thời kỳ hôn nhân và thực tiễn áp dụng tại TAND quận Dong Da” đã nghiên cứu khá toàn diện về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN theo Luật HN&GD năm 2014 Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật lại chủ yếu liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án chứ không đề cập nhiều đến hoạt động công chứng của TCHNCC.

- Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Lại Thị Hồng (năm 2012) về “Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chong” đã phân tích một số van dé lý luận về công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng và việc áp dụng pháp luật giải quyết các trường hợp thỏa thuận tài sản của vợ chồng trong thực tiễn, đưa ra những vướng mắc bất cập và kiến nghị hoàn thiện Tuy nhiên, công trình nghiên cứu dựa trên quy định của Luật HN&GD năm 2000 nay đã hết hiệu lực thi hành.

- Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thu Hong (năm 2012) về “Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chong” phân tích, làm rõ những van đề pháp lý về công chứng các văn bản liên

quan đến tài sản của vợ chồng: đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về thực

trạng thực hiện việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng trong thực tiễn hoạt động công chứng Tuy nhiên, công trình nghiên cứu dựa trên quy định của Luật HN&GD năm 2000 nay đã hết hiệu lực thi hành.

- Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Đoàn Thị Lương (năm 2018) về “Các truéng hợp thỏa thuận về tài sản vợ chẳng - Thực tiễn tại

văn phòng công chứng” trình bày một sô vân đê lí luận chung về thỏa thuận tài san

Trang 10

luật về van dé này.

Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tuy nhiên, những công trình này thường tập trung nghiên cứu về mặt lý luận, còn việc nghiên cứu về mặt thực tiễn công chứng việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC chưa nhiều Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu dựa trên quy định của Luật HN&GD năm 2000 nay đã hết hiệu lực thi hành nên mặc dù vẫn chứa đựng những tư liệu tham khảo có giá trị nhưng đã không còn bat kịp với sự thay đổi và cải tiến trong quy định của pháp luật Công trình nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Lương là một trong số ít những công trình được nghiên cứu theo Luật HN&GD năm 2014 về van đề thỏa thuận tai sản của vợ chồng trong đó có việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN và thực tiễn tại VPCC Bởi vậy, nghiên cứu việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN theo quy định của pháp luật hiện hành và tìm hiểu thực tiễn thực hiện tại TCHNCC là rat cần thiết.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận dé nghiên cứu các quy định của luật thực định về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đánh giá những điểm hợp lý hay chưa hợp lý, qua đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong TKHN và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn công chứng tại TCHNCC.

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC.

Trang 11

- Thực tiễn công chứng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC.

- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC dưới góc độ pháp luật và áp dụng pháp luật.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN và thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc công chứng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC.

* Phạm vi nghién cứu:

Nghiên cứu việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài chung của vợ chồng trong TKHN theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan Về mặt thực tiễn, nghiên cứu những trường hợp cụ thé về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vo chồng trong TKHN được thực hiện tại TCHNCC.

TCHNCC được lựa chọn để nghiên cứu về thực tiễn công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại luận văn này là VPCC Việc lựa chọn VPCC là đối tượng nghiên cứu xuất phát từ lý đo: trong các TCHNCC thì số lượng VPCC chiếm đa số lại phân bồ rộng rãi khắp các địa phương trên cả nước; việc giải quyết yêu cầu công chứng được thực hiện bởi công chứng viên (CCV) đã được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ công chứng: trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu công chứng nhanh chóng, hiệu quả nên được người dân ưu tiên lựa chọn

Trang 12

Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực HN&GD Bên cạnh đó, dé đạt được mục đích nghiên cứu luận văn còn vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tong hợp, so sánh, thong kê nhằm làm rõ các van dé trong luận văn.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về ý nghĩa khoa học, luận văn nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn của việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành nên có thê sử dụng làm tải liệu tham khảo hữu ích cho các chủ thé nghiên cứu pháp luật.

Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn cung cấp những kiến thức pháp luật về chế độ tài sản của vợ chong, về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN, những thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là đối tượng của công chứng, thủ tục công chứng giúp cho người đọc là những cá nhân không hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là các cặp vợ chồng có thể tự mình nghiên cứu lý thuyết và ứng

dụng vào thực tiễn, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.

Ngoài ra, những kiến nghị được đề xuất trong luận văn cũng phần nào đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN; nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật để giải quyết việc công chứng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC trên thực tiễn.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 02 chương:

Chương 1 Một số van đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về công chứng văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công chứng

Trang 14

VO CHONG TRONG THOI KY HON NHAN TAI TO CHUC HANH NGHE CONG CHUNG

1.1 Khái quát về công chứng văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công chứng

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

1.1.1.1 Khải niệm chia tài san chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân * Khái niệm tài sản chung của vợ chong

Tài sản theo nghĩa Từ điển Tiếng Việt là “ca cải, vật chất dùng vào mục dich sản xuất và tiêu dùng” Dưới góc độ pháp lý, tài sản được Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa một cách khái quát tại Điều 105: “Tai sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tài sản”” Trong quan hệ hôn nhân, ngoài yếu tố tình cảm thì vợ chồng phải cùng nhau chung sức, chung lòng, chung ý chí xây dựng, vun đắp, tạo lập nên khối tài sản chung, nhằm đảm bảo nhu cầu của đời sống chung, chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc con cái Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vo chéng truc tiếp tạo ra hoặc tạo ra ngang bằng nhau Tài sản chung có thể chỉ do vợ hoặc chồng tạo ra trong TKHN.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất - là hình thức sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng có thể phân chia khi vợ chồng có ly do chính đáng hay khi quan hệ hôn nhân chấm dứt Luật HN&GD năm 2014 quy định hai căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng là nguồn gốc và thời điểm phát sinh tài sản, cụ thé:

- Vé nguôn goc tài san:

' Từ dién tiếng Việt (1994), Trung tâm Từ điển hoc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

? Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015

Trang 15

được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch băng tài sản riêng.

- Về thời điểm phát sinh tài sản:

Việc xác định tài sản chung của vợ chồng căn cứ vào sự tôn tại của quan hệ hôn nhân Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian ton tại quan hệ vợ chong, được tinh từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày cham dứt hôn nhân ”, có nghĩa là khoảng thời gian quan hệ hôn nhân ton tại trước pháp luật, được tính từ khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn và chấm dứt khi một bên VỢ, chồng chết hoặc vợ chồng ly hôn.

Đối với một quan hệ hôn nhân thông thường được pháp luật thừa nhận, TKHN sẽ bắt đầu từ ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào số đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên, công nhận họ là vợ chồng hợp pháp Đối với trường hợp nam, nữ có quan hệ chung sống vợ chồng khác thì cách xác định thời điểm bắt đầu TKHN được Luật HN&GD quy định riêng với từng trường hợp Khi phát sinh sự kiện ly hôn hoặc vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng là đã chết thì quan hệ hôn nhân cham dứt tại thời điểm được xác định theo quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên đây có thé hiểu rằng: “Tai sản chung của vợ chong là khối tài sản được tạo lập, phát triển bằng công sức lao động của vợ, chong trong thời kỳ hôn nhân, từ sự định đoạt hợp pháp của chủ sở hữu tài sản (thừa kế, tặng cho), từ sự thỏa thuận của vợ chông hoặc từ nguôn gốc hợp pháp khác được pháp luật thừa nhận Tài sản chung của vợ chong thuộc sở hữu chung vợ chong, do vợ chồng cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cau thiết yếu của vợ chong,

của gia đình và thực hiện các nghĩa vụ tài san chung của vợ chong”.

Trang 16

* Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Vợ chồng kết hôn với mục đích cùng nhau vun đắp tình cảm gia đình, tạo lập kinh tế để xây dựng gia đình 4m no, hạnh phúc Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được đưa lên vị trí hàng đầu, không có sự phân biệt rach roi nguồn gốc tài sản và tai sản cua ai Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc hội nhập quốc tế, day mạnh quan hệ giao thương làm phát sinh nhu cầu có tài sản riêng dé thực hiện hoạt động kinh doanh riêng của vợ, chồng Hơn nữa, trong cuộc sống có thé phát sinh những nghĩa vụ về tài sản đối với riêng người vợ, người chồng hoặc khi cuộc sống vợ chồng không “êm 4m”, phát sinh các mâu thuẫn thì vấn dé phân định tài sản chung, tài sản riêng giữa vợ chồng được đặt ra Vì vậy, Luật HN&GD năm 2014 cho phép vợ, chồng hay cả hai vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong TKHN mà không cần phải nêu rõ lý do Quy định này thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt tai sản chung của vo chồng, đáp ứng nhu cầu có tài sản riêng dé đảm bảo thực hiện nghĩa vụ riêng của vợ, chồng trong TKHN.

Căn cứ theo quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng và từ những phân tích trên đây có thé đưa ra khái niệm: “Chia tai sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhan là việc vợ chong thỏa thuận hoặc yêu cẩu Tòa án chia một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chỗng cho mỗi bên vợ, chong trên cơ sở dam bảo quyên và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ chong và người thứ ba có liên

quan ”.

1.1.1.2 Đặc điểm chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Xuất phat từ đặc thù của quan hệ HN&GD, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN có những đặc điểm sau:

- Vo, chong có quyền như nhau trong việc yêu câu chia tài sản chung của vợ chong trong TKHN

Trong quan hệ hôn nhân, vo, chồng bình đăng với nhau, có quyền, nghĩa vu ngang nhau về moi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyên, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật Nếu như trong xã hội trước đây, người chồng thường là người quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản của gia đình thì ngày nay,

Trang 17

vợ, chồng đều có quyền như nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung vợ chong Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN, pháp luật cho phép một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của mình Vợ chồng bình đăng với nhau trong việc đưa ra yêu cầu, ngoài vợ, chồng không còn chủ thể nào khác được quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN.

- Việc chia tài sản chung của vợ chông trong TKHN dựa trên nguyên tắc bình

dang, ton trọng sự thỏa thuận

Việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được pháp luật tôn trọng và cho phép tuy nhiên, nó chỉ hợp pháp khi được xác lập trên cơ sở tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc hay bị chi phối bởi một tác nhân nào khác Sự tự nguyện ở đây phải xuất từ hai phía tức là, vợ chồng phải cùng hướng đến một mục đích chung trong việc định đoạt và phân chia tài sản đồng thời nhận thức được những hậu quả pháp ly phát sinh sau khi chia tài sản chung trong TKHN.

Vợ chồng bình dang trong việc yêu cầu chia tài sản chung trong TKHN Khi tham gia giao kết thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN, vợ chồng được tự do thể hiện ý chí, cùng nhau bàn bạc, thống nhất các nội dung liên quan đến việc định đoạt tài sản, không bên nào được áp đặt ý chí của mình dé bên kia phai mién cưỡng dong ý.

- Vợ chong có quyên thỏa thuận chia một phan hoặc toàn bộ tài sản chung trong

Chia tài san chung của vợ chồng trong TKHN nhằm mục đích tạo điều kiện cho VỢ, chồng có nguồn von dé đầu tư, kinh doanh riêng; thực hiện các nghĩa vụ riêng về tài sản hoặc những mục đích phù hợp khác vì vậy, căn cứ vào nhu cầu thực tế, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tai sản chung Thỏa thuận chia tài sản chung phải được xác lập bằng sự thống nhất ý chí giữa vợ chồng sau khi đã bàn bạc, trao đôi trên cơ sở tự nguyện dé đi đến quyết định về việc định đoạt tài sản phù hợp với quy định của pháp luật Khi chia tài sản chung, vợ chồng có thể thỏa thuận một phân hoặc toàn bộ tai sản chung sẽ giao cho một bên vo, chong, chia đêu cho vợ

Trang 18

chồng hoặc chia theo thỏa thuận khác Việc pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận chia một phan hoặc toàn bộ tài sản chung trong TKHN là tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, đây cũng là điểm khác biệt giữa thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng với việc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung bởi việc chia tài sản chung do Tòa án thực hiện không căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng mà tài sản chung được chia đôi khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bồ là đã chết và chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình, công sức đóng gop, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp; lỗi khi chia tài sản chung trong TKHN hoặc khi vợ chồng ly hôn.

- Việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chông trong TKHN phải được lập thành văn bản

Thỏa thuận chia tài sản chung trong TKHN giữa vợ và chồng được xác định là một giao dịch dân sự do đó, cần đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định của Luật HN&GD là phải lập thành văn bản Bang văn bản, ý chí đích thực và nội dung thỏa thuận phân định tài sản chung của vợ chồng được ghi nhận đầy đủ; là căn cứ để vợ, chồng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình và để những chủ thể có liên quan biết và có cách ứng xử tương ứng, phù hợp Ngoài ra, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là cơ sở giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi phát sinh mâu thuẫn hoặc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyên lợi của người thứ ba đồng thời góp phần ngăn chặn hành vi chia tài sản chung nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc dé thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

CCV chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dich bang văn bản vì vậy, văn bản là hình thức bắt buộc đối với thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN nếu muốn được CCV xem xét và công chứng.

- Việc chia tài sản chung của vợ chông trong TKHN không được trái pháp luật

và đạo đức xã hội

Vợ chồng được tự do thỏa thuận các nội dung liên quan đến việc chia tài sản chung trong TKHN tuy nhiên, sự thỏa thuận này được pháp luật điều chỉnh trên cơ sở

Trang 19

hài hòa và đảm bảo tôn trọng lợi ích chính đáng của các chủ thê khác trong xã hội Tức là, mọi sự thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của bat kỳ cá nhân, tổ chức nào Day là nguyên tắc quan trọng, nhằm hạn chế tối đa trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong TKHN với mục đích thiếu lành mạnh, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho người khác.

- Việc chia tài sản chung của vợ chong trong TKHN không được làm ảnh hưởng đến quyên lợi của gia đình, con cái và của người thứ ba

Luật HN&GD năm 2014 có quy định cụ thé về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, theo đó: “Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyên, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động va không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mắt nang lực hành vi dân sự hoặc không co khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình "” Trong mọi trường hop, du chia một phần hay toàn bộ khối tài sản chung thì vợ chồng cũng phải đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với con cái, đối với lợi ich tổng thé của gia đình Ngoài ra, VỢ chồng không được thực hiện việc chia tài sản chung trong TKHN nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba liên quan đến tài sản của vợ chồng.

- Việc chia tài sản chung của vợ chông trong TKHN không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật, không làm thay đổi chế độ tài sản chung của vợ chong

Luật HN&GD xác định việc chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện trong ba trường hợp sau: trong TKHN, khi ly hôn, khi một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng là đã chết Trong đó, chỉ có trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật Vợ chồng vẫn bình đăng về quyền và nghĩa vụ trong mọi mặt của đời

3 Khoản 4 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 20

sống gia đình, có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN cũng không làm thay đôi chế độ tài sản chung của vợ chồng bởi quan hệ hôn nhân vẫn tôn tại, nếu chia một phan tai sản chung thì vợ chồng vẫn còn những tài sản chung khác, nếu chia toàn bộ tài sản chung thì vợ chồng có thể cùng nhau xây dựng, vun đắp để tạo lập nên khối tài sản chung mới Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với việc duy trì hôn nhân, duy trì cuộc sống gia đình cũng như nghĩa vụ đối với người thứ ba.

1.1.2 Ý nghĩa của chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với bản thân vợ chồng mà còn đối với những người có quyền và lợi ích liên quan, đặc biệt là trong bối cảnh các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đa dạng như hiện nay.

Thứ nhất, chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là cơ sở để vợ chồng được tự do tham gia vào các quan hệ xã hội riêng biệt; phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống gia đình hay nhằm đáp ứng những nhu cầu, nghĩa vụ riêng về tài sản của cá nhân vợ, chồng Chế định này tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng dé phân định rõ vai trò, trách nhiệm của vợ, chồng trong quản ly, sử dụng và định đoạt tài san chung sao cho phù hợp; giúp giải quyết nhanh chóng nhu cau sử dụng tai sản vào mục đích riêng của vợ chồng đồng thời giảm thiểu rủi ro trong trường hợp tài sản đã chia gặp van dé, bảo vệ quyên và lợi ich chung cho cả gia đình Chính nhờ quy định này mà những mâu thuẫn giữa vợ chồng liên quan đến vẫn đề tài sản bị loại bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận.

Thứ hai, trong đời sông chung vo chồng khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột, có khi xảy ra đến đỉnh điểm và không thể dung hòa nhưng vì muốn gìn giữ gia đình, không làm ảnh hưởng tới con cái hoặc uy tín, danh dự của nhau nên vợ chồng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung Việc pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản chung trong TKHN thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản

Trang 21

của vợ chồng, giúp vợ chồng tiếp tục duy trì đời sống chung, thực hiện tốt quyền va nghĩa vụ với nhau va với gia đình.

Thứ ba, quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba có liên quan đến tài sản

của vợ chồng Trước khi kết hôn vợ hoặc chồng có thé có nghĩa vụ về tài sản chưa

thực hiện hoặc trong TKHN khi tham gia vào các quan hệ xã hội vợ, chồng phát sinh những nghĩa vụ dân sự riêng phải thực hiện đối với người thứ ba Trong trường hợp này, nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ thì vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong TKHN để dùng phần tài sản riêng đã chia thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba có liên quan.

Thứ tr, việc pháp luật điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN đánh dấu bước chuyên quan trọng về chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng: giúp vợ chồng có được sự độc lập, tự quyết về tài chính khi tham gia vào các quan hệ kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống gia đình Quy định này cũng thể hiện cách thức nhìn nhận hiện đại của các nhà làm luật, là giải pháp dung hòa mối quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, đáp ứng những đòi hỏi của cuộc song.

1.1.3 Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công chứng

1.1.3.1 Khái niệm công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Khái niệm công chứng lần đầu tiên được đề cập đến trong Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác công chứng nhà nước, theo đó: “Công chứng nhà nước là một hoạt động của Nhà nước nhằm giúp công dân, các cơ quan, tô chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp

li, hợp pháp hóa các văn ban, sự kiện đó, làm cho các văn ban, sự kiện đó có hiệu lực

Trang 22

thực hiện” Với khái niệm này, công chứng là hoạt động mang tính quyền lực công với nhiệm vụ là “lập và xác nhận các văn bản, sự kiện” và “hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện” theo yêu cầu của công dân, các cơ quan, tô chức nhằm đạt được mục đích là

“làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện”.

Theo Nghị định số 45/HDBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thì: “Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đông và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tô chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tô chức), góp phan phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các hợp dong và giấy tờ đã được công chứng

Tir khái niệm nay cho thay công chứng van là hoạt động đặc thù co giá tri chứng cứ

chỉ do nhà nước thực hiện, mục đích của công chứng được xác định rõ ràng hơn là “chứng nhận tính xác thực các hợp đông và giấy tờ” và lần đầu tiên khang định “giá tri chứng cứ” của hợp đồng, giấy tờ được công chứng Tại Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, khái niệm công chứng về cơ bản được giữ nguyên như Nghị định số 45/HĐBT, có sự thay đổi khi đưa ra khái niệm “công chứng” thay vì “công chứng nhà nước”; xác định chủ thê công chứng bao gồm “công chứng nhà nước” và “ủy ban nhân dân cấp có thâm quyền” thực hiện việc chứng nhận và chứng thực các hợp đồng, giấy tờ theo quy định của pháp luật Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực đã tach bạch khái niệm công chứng với khai niệm chứng thực, xác định chủ thể công chứng là “Phòng công chứng” (PCC) và mục đích của công chứng vẫn là “chứng nhận tính xác thực” của hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, từ những văn bản đầu tiên cho đến trước khi Luật Công chứng ra đời, khái niệm công chứng luôn găn liên với hoạt động của nhà nước, thực hiện việc chứng

* Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác công chứng nhà

Ÿ Điều 1 Nghị định số 45/HDBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động

công chứng nhà nước

Trang 23

nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch, giấy tờ nhằm đảm bảo hiệu lực, giá trị của văn bản được công chứng.

Luật Công chứng năm 2006 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 đã đưa ra khái niệm công chứng có đầy đủ các yếu tố: chủ thể, mục đích, đối tượng, phạm vi của công chứng, cụ thể: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp dong, giao dịch khác (sau đây goi là hợp dong, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng ”" Điềm mới của khái niệm này là xác định chủ thể thực hiện công chứng là cá nhân CCV, mục đích công chứng hướng đến không chỉ đơn thuần là “tính xác thực” mà còn bao gồm cả “tính hợp pháp” của hợp

đồng, giao dịch và việc chứng nhận đó được thực hiện theo quy định của pháp luật

hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức Khái niệm này là một mốc mới, mang tính đột phá trong lý luận về công chứng, góp phần đưa hoạt động công chứng ở Việt Nam đi vào chuyên nghiệp hóa, chuyền dan sang xã hội hóa hoạt động công chứng.

Luật Công chứng năm 2014 được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 20/06/2014 tiếp tục có sự thay đổi về khái niệm công chứng, theo đó: “Công chứng là việc công chứng viên của một t6 chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp dong, giao dịch dân sự khác bang văn bản (sau đây gọi là hop đồng, giao dịch), tỉnh chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi la bản dịch) mà theo quy định cua pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng ”” Với khái niệm này, chủ thé thực hiện công chứng là CCV của một TCHNCC, đối tượng của công chứng được mở rộng bao gồm cả chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.

Có thể thấy, tại mỗi giai đoạn khác nhau, khái niệm công chứng lại có những thay đổi nhất định Sự thay đổi này không những thé hiện quan điểm chính thức của

Š Điều 2 Luật Công chứng năm 2006

7 Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014

Trang 24

nhà nước về bản chất công chứng mà còn phản ánh kỹ thuật lập pháp, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta qua từng thời kỳ Tuy nhiên, các khái niệm công chứng đều có chung một mục đích hướng tới là nhằm đảm bảo hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và người thứ ba.

Thỏa thuận chia tài sản chung của vo chồng trong TKHN là hành vi thé hiện ý chí tự nguyện của vợ chồng trong việc định đoạt, phân chia khối tài sản chung trong TKHN Thỏa thuận này có thé được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khái niệm công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể đưa ra khái niệm công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN như sau: “Công chứng văn bản thỏa thuận chia tài san chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chung chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của thỏa thuận chia tai sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật hoặc vợ chẳng tự nguyện yêu cầu công chứng ”.

1.1.3.2 Giá trị pháp lý của công chứng văn ban thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng là văn bản được tạo lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định; được chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp bởi CCV là người am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công chứng nên có giá trị pháp lý cao hơn hắn văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN không qua công chứng.

Để bảo đảm giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng, CCV phải xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của thoả thuận vợ chồng Cụ thể:

“Tinh xác thực” có thé hiểu là đúng với sự thật, nghĩa là các tình tiết, sự kiện nêu trong văn bản công chứng phải đúng với thực tế khách quan Đối với văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN, CCV cần xác định chính xác chủ

Trang 25

thé tham gia giao kết là vợ chồng trên cơ sở những thông tin, giấy tờ về nhân thân mà họ cung cấp; xác định tại thời điểm giao kết vợ, chồng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và xác thực ý chí tự nguyện của vợ chồng khi tham gia giao kết, đảm bảo không có sự lừa dối, ép buộc hay bat kỳ yếu tô nào khác tác động hoặc gây ảnh hưởng CCV cũng cần xác định văn bản, tài liệu, sự kiện pháp lý và các thông tin liên quan đến yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là có thật để đảm bảo tính xác thực của văn bản công chứng.

“Tinh hợp pháp” có nghĩa là phù hợp với quy định của pháp luật Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản chung trong TKHN nhằm tạo điều kiện dé vợ chồng có thé sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, mang lại những giá trị vật chất phục vụ nhu cầu của bản thân và đời sống gia đình Tuy nhiên, việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN cũng phải đáp ứng điều kiện không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội Tức là, mọi sự thỏa thuận của vợ chồng đều phải tuân thủ những điều kiện mà pháp luật đưa ra, phù hợp với đạo đức xã hội và không gây ảnh hưởng tiêu cực tới quyên và lợi ích hợp pháp của bat kỳ cá nhân, tô chức nào Việc xem xét tính hợp pháp cũng được thể hiện ở việc: xác định chủ thê tham gia giao kết thỏa thuận là vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp; xác định tài

sản là đối tượng của thỏa thuận là có thật, thuộc sở hữu chung của vợ chồng, không có

tranh chấp và được phép giao dịch thông qua việc yêu cầu vợ chồng cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh hoặc CCV tự thực hiện việc xác minh tai cơ quan, tổ chức có thâm quyên

Với văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp, đáp ứng đủ điều kiện về nội dung và hình thức theo quy

định của pháp luật và được CCV chứng nhận thì văn bản đó sẽ phát sinh giá trị pháp

lý Theo quy định của Luật Công chứng, giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong TKHN được công chứng bao gồm giá trị thi hành và giá trị chứng cứ:

Về giá trị thi hành, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan Xét trong mối

Trang 26

quan hệ giữa các bên giao kết thì hiển nhiên những gi họ đã thỏa thuận họ phải có nghĩa vụ thực hiện Sự thỏa thuận băng van bản được chứng nhận bởi CCV là cơ sở dé vợ chồng tôn trong va nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của minh Ngoài ra, các bên liên quan có thể là cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tôn trọng và thi hành đúng những nội dung được ghi nhận trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng.

Về giá trị chứng cứ, theo khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Hop dong, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp dong, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hop bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu” Việc công chứng văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là sự ghi nhận ý chí của vợ chồng trong việc thoả thuận về tài sản bang sự chứng kiến, xác nhận của CCV khi đáp ứng day đủ các yêu cau về nội dung và hình thức mà pháp luật quy định bởi vậy, văn bản đó có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong văn bản không phải chứng minh Nếu trong quá trình thực hiện thỏa thuận đã ký các bên phát sinh tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, khi đó văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng có giá trị chứng cứ, là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh Tuy nhiên, néu văn bản công chứng đó không hợp pháp và bị Tòa án tuyên bồ là vô hiệu thì giá trị chứng cứ của văn bản sẽ không phát sinh 1.1.3.3 Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân

Hoạt động công chứng được thực hiện bởi CCV của một TCHNCC Khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “76 chức hành nghề công chứng bao gôm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy

định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan ” Đây là quy

định được kế thừa từ Luật Công chứng năm 2006, luật đầu tiên ghi nhận VPCC là một trong hai hình thức TCHNCC bên cạnh PCC đã được quy định tại Nghị định SỐ 75/2000/NĐ-CP Sự ra đời của VPCC đã khắc phục được sự quá tải của các PCC, xóa

Trang 27

bỏ độc quyền của Nhà nước trong lĩnh vực công chứng: nâng cao chất lượng, hiệu qua của hoạt động công chứng: đưa công chứng đến gần hơn với người dân, tạo điều kiện để người dân hình thành ý thức sử dụng công cụ pháp lý, biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình trong đời sống dân sự.

Mặc dù pháp luật quy định hai hình thức TCHNCC khác nhau nhưng địa vị pháplý của PCC và VPCC trong hoạt động công chứng là hoàn toàn như nhau Hai mô hình TCHNCC này đều được quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch bằng văn bản theo quy định của pháp luật trong đó có văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản thì: “Công chứng viên của tô chức hành, nghệ công chứng chỉ được công chứng hợp dong, giao dịch về bat động sản trong phạm vi tỉnh, thành pho trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyển liên quan đến việc thực hiện các quyên đối với bat động sản” Với thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN có tài sản là động sản thì không bị giới về phạm vi công chứng nên vợ chồng có quyền lựa chọn bất kỳ một TCHNCC nào trên lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dé yêu cầu công chứng Còn với thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN có tài sản là bất động sản thì bị giới hạn bởi phạm vi địa hạt vì vậy, vợ chồng chỉ có quyền lựa chọn TCHNCC có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng với nơi có bất động sản dé yêu cầu công chứng.

1.1.3.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN chịu ảnh hưởng cua nhiều yếu t6 với mức độ tác động khác nhau cụ thê là:

1.1.3.4.1 Quy định của pháp luật liên quan đến công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Mục đích công chứng hướng tới là đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Vì vậy, quy định của

Trang 28

pháp luật trong các van ban luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự, Luật HN&GD, Luật Công chứng, Luật Đất đai, Luật Nha ở và các văn ban hướng dẫn khác có liên quan là căn cứ để CCV chứng nhận nội dung của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN theo đúng quy định của pháp luật.

CCV với tư cách là người áp dụng pháp luật phải năm rõ quy định của pháp luật ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau và vận dụng các quy định đó trong toàn bộ quy trình công chứng từ khi tiếp nhận yêu cầu công chứng cho đến khi CCV ký vào văn bản công chứng, đóng dau của TCHNCC và lưu trữ hồ sơ công chứng Chính vi vậy, vai trò của hệ thống quy phạm pháp luật là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của văn bản công chứng và thê hiện ở một số vấn đề sau:

Thứ nhất, quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN, về công chứng cần rõ rang; các từ ngữ dùng trong văn bản luật phải đơn giản, dễ hiểu, đơn nghĩa, diễn giải chân thực nhất mỗi quan hệ pháp luật mà nó hướng tới thì việc áp dụng pháp luật trong thực hiện công chứng mới dé dang và hiệu quả Nếu các quy định của luật không rõ ràng, không đầy đủ, còn mâu thuẫn sẽ dẫn đến tình trạng mỗi CCV lại đưa ra cách hiểu khác nhau, dẫn đến cách áp dụng pháp luật khác nhau hoặc hiểu sai lệch ban chất pháp lý của van đề.

Thứ hai, sự thông nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau cũng là một trong các yếu t6 ảnh hưởng đến hoạt động công chứng văn ban thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Mặc dù với mỗi ngành luật khác nhau sẽ có những vấn đề pháp lý đặc thù, tuy nhiên với những vấn đề chung nhất thì cần có sự thong nhất dé đảm bảo tính khả thi của văn bản công chứng và việc công chứng được thực hiện đúng quy định của pháp luật Chính sự thống nhất này sẽ hạn chế được việc bỏ sót các quy định liên quan ở các văn bản khác nhau trong cùng lĩnh vực hoặc trong các lĩnh vực có liên quan.

1.1.3.4.2 Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức của công chứng viên CCV là chủ thê của hoạt động công chứng, cung cấp dich vụ công do nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bao đảm an toàn pháp ly cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phan bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của cá

Trang 29

nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Luật Công chứng quy định các tiêu chuẩn về bổ nhiệm CCV và người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đó sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm dé hành nghề công chứng Với vai trò và vi thé mà pháp luật đã ghi nhận, dé dam bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động công chứng, CCV cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của CCV

Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của văn ban công chứng Các yêu cầu công chứng mà CCV nhận được có thê liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật từ dân sự, thương mại, đất đai, HN&GD Chỉ cần một quy định của pháp luật được áp dụng không đúng cũng có thé làm anh hưởng đến hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng Vì vậy, CCV phải nắm vững các quy định của pháp luật, mối liên kết, liên hệ giữa các quy định đó dé có thé vận dụng chính xác vào từng yêu cầu công chứng cụ thể và phải đảm bảo thực hiện công chứng theo đúng thủ tục pháp luật quy định.

Bên cạnh kiến thức pháp luật, CCV cần phải được dao tạo một cách chuyên nghiệp và bài bản về kỹ năng hành nghề công chứng; cách áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tế công việc cũng như cách thức giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề Ngoài ra, CCV cũng cần phải có hiểu biết nhất định về các van dé kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội để phòng ngừa các tranh chấp có thé phát sinh trong các giao dịch dân sự.

Thứ hai, tuân thủ quy định về các nguyên tắc hành nghề công chứng, quyền và nghĩa vu cua CCV và các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện

Đề đảm bảo việc hành nghề theo đúng quy định của pháp luật, CCV cần tuân thủ Hiến pháp và các quy định của pháp luật nội dung có liên quan đến hoạt động công chứng như Bộ Luật Dân sự, Luật Công chứng, Luật HN&GD, Luật Đất đai, Luật Nhà ở ; luôn khách quan, trung thực đồng thời phải tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng dé đáp ứng những chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử khi hành nghề CCV phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của minh theo quy định của pháp luật và không được thực hiện các hành vi CCV không được làm.

Trang 30

1.1.3.4.3 Trình độ hiểu biết pháp luật của người yêu cầu công chứng

Người yêu cầu công chứng (NYCCC) là một chủ thê của hoạt động công chứng, có quyền đưa ra yêu cầu công chứng đồng thời phải cung cấp các thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc công chứng cho CCV dé thực hiện việc công chứng Dé hoạt động công chứng được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao thì trình độ hiểu biết pháp luật của NYCCC có những anh hưởng nhất định, cụ thé:

NYCCC có những kiến thức pháp luật cơ bản, biết được quyền và nghĩa vụ của mình khi đưa ra yêu cầu công chứng thì sự phối hợp giữa NYCCC và CCV trong hoạt động công chứng sẽ thuận lợi hơn Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho CCV dé thực hiện việc công chứng phải đảm bảo đúng sự thật Nghiêm cắm NYCCC cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tây xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng Nếu NYCCC vi phạm nghĩa vụ này, CCV và TCHNCC có quyền từ chối yêu cầu công chứng.

Không phải NYCCC nào cũng hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực mình yêu cầu công chứng Vi vậy, CCV can giải thích, phố biến cho họ về quyền và nghĩa vụ khi tham gia giao kết, nội dung của thỏa thuận và hậu quả pháp ly phát sinh dé tránh trường hợp NYCCC không hiểu, hiểu không đúng hoặc chưa rõ về các nội dung của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng

trong TKHN.

1.1.3.4.4 Chính sách kinh tế - xã hội và tập quán của địa phương

Đối với từng địa phương, các chính sách kinh tế - xã hội mang tính định hướng cho sự phát triển của địa phương đó Khi kinh tế - xã hội càng phát triển, các quan hệ dân sự phát sinh càng nhiều và đa dạng thì việc năm bắt các chính sách kinh tế - xã hội của địa phương giúp CCV dự liệu được các quan hệ xã hội có thé phát sinh trong tương lai và có phương hướng giải quyết công việc cho phù hợp.

Bên cạnh vẫn đề liên quan đến chính sách kinh tế - xã hội thì tập quán địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công chứng, bởi trong một số quan hệ dân sự, nếu các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì tập quán sẽ được áp dụng dé giải quyết quan hệ đó Các nhà làm luật không thé dự trù được tất cả

Trang 31

các tình huống pháp ly, các quan hệ dan sự có thé phat sinh trong thực tiễn đời sống xã hội Vì vậy, với những quan hệ dân sự pháp luật không quy định thì CCV có thể vận dụng các tập quán địa phương được pháp luật cho phép áp dụng để giải quyết vấn đề

của các bên tham gia giao dịch.

1.1.3.4.5 Sự phối hợp của các cá nhân, tô chức và cơ quan hữu quan

Trong hoạt động công chứng, đối với những thông tin cần phải được làm rõ mà NYCCC không thé cung cấp tài liệu, giấy tờ chứng minh thì CCV có thé tiễn hành việc xác minh, trong trường hợp không xác minh được thì có quyền từ chối yêu cầu công chứng Khi thực hiện việc xác minh, vai trò của các cá nhân, cơ quan, tô chức cung cấp thông tin là hết sức quan trọng, những thông tin họ cung cấp làm sáng tỏ các vấn đề chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu công chứng, giúp CCV có đủ căn cứ pháp lý để công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN theo quy định của pháp luật Vì vậy, CCV cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức và cơ quan hữu quan.

1.1.3.5 Ý nghĩa của công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng có ý nghĩa thiết thực và là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo giá trị pháp ly của thỏa thuận; hạn chế tranh chấp có thé phát sinh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng, người thứ ba có liên quan Cụ thê:

- Đảm bao gia trị pháp ly cua văn bản thỏa thuận chia tai sản chung của vợ chồng trong TKHN

Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN thê hiện ý chí tự nguyện của vợ chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết pháp luật về HN&GD nói chung và pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN nói riêng của một bộ phận người dân còn hạn chế, họ không biết cách phản ánh ý chí đích thực vào nội dung văn bản thỏa thuận hoặc không hiểu rõ nên không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật khiến cho văn bản thỏa thuận được tạo lập không có giá trị pháp lý Bằng hoạt động công chứng,

Trang 32

CCV có thé hướng dẫn, giải thích cho vợ chồng về các quy định của pháp luật có liên quan, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản sau khi chia, xác định ý chí đích thực và chứng nhận sự thỏa thuận của vợ chồng theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định Boi vậy, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng luôn đảm bảo giá trị pháp lý trừ trường hợp bị Tòa án tuyên vô hiệu.

Giá trị pháp lý của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được công chứng thể hiện ở việc văn bản đó không chỉ có hiệu lực thi hành đối với vợ chồng mà còn có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan bao gồm cá nhân, tổ chức và co quan nha nước có tham quyên Trong trường hợp xảy ra tranh chấp và các bên yêu câu Tòa án giải quyết thì văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng phát sinh từ thỏa thuận.

- Tôn trọng quyên tự định đoạt tài sản của vợ chong, giúp giải quyết kịp thời nhu câu sử dụng tài sản vào những mục đích riêng phù hợp với quy định của pháp luật và giảm ap lực công việc cho Toa an

Pháp luật cho phép vợ chồng được quyền tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung trong TKHN Nếu như việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được thực hiện tại Tòa án phải tuân theo một quy trình tố tụng chung, diễn ra trong thời gian dài, mất nhiều công sức và tiền bạc của đương sự thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN tại TCHNCC lại là việc CCV chứng nhận sự thỏa thuận, định đoạt tài sản của vợ chồng theo thủ tục công chứng, diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm Việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu chính đáng về tài sản của vợ chồng mà còn góp phan hạn chế tranh chấp có thé phát sinh giữa vợ chồng; giúp Tòa án giảm tải áp lực công việc dé thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của minh.

- Giúp phòng ngừa các tranh chap có thé phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ich hop pháp của vợ chong, của người thứ ba liên quan đến tài sản của vợ chong

Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được tạo lập

trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của vợ chong, có sự chứng nhận của CCV về tính xác

Trang 33

thực, tinh hợp pháp sé là căn cứ pháp ly dé vợ chồng thực hiện quyên va nghĩa vụ về tài sản của mình theo thỏa thuận, hạn chế được các tranh chấp có thể phát sinh giữa vợ chồng Trường hợp vợ chồng tham gia vào các mối quan hệ xã hội riêng làm phát sinh những nghĩa vụ riêng phải thực hiện thì với sự tư van, hướng dẫn của CCV về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, hậu quả pháp ly phát sinh sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có thê đưa ra phương thức thoả thuận chia tài sản chung tốt nhất vừa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người thứ ba mà không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của gia đình.

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại tổ chức hành nghề công chứng

1.2.1 Chia tài sản chung của vợ chéng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1.2.1.1 Quyên yêu cau chia tài sản chung của vợ chẳng trong thời kỳ hôn nhân

Quyền yêu cau chia tài sản chung trước hết được ghi nhận tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015: “Truong hợp sở hữu chung có thé phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyên yêu cau chia tài sản chung ” Day là quyền tự định đoạt đối với tài sản chung của đồng sở hữu Trong quan hệ hôn nhân, tài sản chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và vợ chồng bình đăng với nhau

trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản chung đó Xuất phát từ nhu

cầu thực tế của vợ chồng, khoản 1 Điều 38 Luật HN&GD năm 2014 cho phép chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN bằng quy định: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chong có quyên thỏa thuận chia một phan hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyển yêu cau Tòa án giải quyết” Căn cứ vào các quy định này, quyền yêu cầu công chứng văn ban thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN thuộc về người vợ và người chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp và nội dung thỏa thuận là dé chia một phan hoặc toàn bộ tài sản chung trong TKHN.

Trang 34

Ngoài vợ, chồng không có chủ thé nào khác được quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Mặc dù khoản 2 Điều 219 Bộ luật dan sự năm 2015 quy định: “7rường hợp có người yêu cẩu một người trong số các chủ sở hữu chung

thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài

sản riêng không đủ dé thanh toán thì người yêu cầu có quyển yêu cẩu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung ` tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Ngay cả khi vợ, chồng có nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba thì người thứ ba cũng không có quyền yêu cầu họ, hay yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của họ trong TKHN Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng, chỉ những cá nhân với tư cách là vợ chồng hợp pháp của nhau mới được pháp luật cho phép thực hiện quyền yêu cau chia tai sản chung của vợ chồng trong

Việc thỏa thuận chia tài sản chung trong TKHN giữa vo va chong được xác định là một giao dịch dân sự, do đó bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung thì các bên giao kết cũng cần đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Người yêu cau công chứng là cả nhân phải có năng lực hành vi dán sự ” Vì vậy, chỉ khi cả hai bên vợ chồng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có quyền yêu cầu công chứng văn ban thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN Đối với trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị mat năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người chồng hoặc người vợ của họ chỉ có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN.

1.2.1.2 Phương thức chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Luật HN&GD ưu tiên sự thỏa thuận cua vo chồng về việc chia tài sản chung trong TKHN, nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN phải được lập thành văn bản, được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định pháp luật Khi chia tài sản chung trong TKHN, vợ chong có thé thỏa

Trang 35

thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản, cách thức và phương thức chia do vợ chồng tự thỏa thuận.

Chia một phần tài sản chung có nghĩa là vợ chồng thỏa thuận chỉ chia một lượng nhất định trong khối tài sản chung vợ chồng Một phan tài sản có thể chỉ gồm quyền sử dụng đất, chỉ một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá còn các tài sản khác không chia vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng Khi chia một phan tài sản chung, vo chồng có thé thỏa thuận phần tài sản đem chia sé giao cho một bên vợ, chồng, chia đều cho vợ chồng hoặc chia theo thỏa thuận khác Ví dụ, vợ chồng ông A và bà B có một khối tài sản chung bao gồm: quyền sở hữu 01 căn hộ chung cư, 01 chiếc xe ô tô và 02 chiếc xe máy, nay ông bà thỏa thuận chia một phan tài sản chung là chiếc xe ô tô cho ông A dé dùng vào việc đầu tư kinh doanh dịch vụ vận chuyền Trong trường hop này, tài sản chung đem chia được giao cho người chồng, thành tài sản riêng của người chồng dé thực hiện việc dau tư kinh doanh thu lợi nhuận Quy định chia một phần tài sản chung trong TKHN đáp ứng mong muốn chính đáng về tài sản của vợ chồng: đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ hoặc chồng với người thứ ba (nếu có) đồng thời hạn chế khả năng thỏa thuận vô hiệu bởi khi chia một phan tài sản chung thì vợ chồng vẫn còn những tài sản khác để duy trì cuộc sống chung nên thường không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái hoặc việc thực hiện các nghĩa vụ khác về tài sản của vợ chồng.

Chia toàn bộ tài sản chung là việc chia tất cả tài sản chung hợp nhất mà vợ chồng tạo dựng được trong TKHN tại thời điểm chia Khi chia toàn bộ tài sản chung trong TKHN, vợ chồng có thê thỏa thuận chia đều tài sản cho mỗi bên hoặc chia cho một bên vợ, chồng nhận hết khối tài sản hoặc chia theo thỏa thuận khác Nếu việc thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong TKHN gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái hoặc đến việc thực hiện các nghĩa vụ khác về tài sản của vợ chồng thì thỏa thuận đó sẽ bị coi là vô hiệu Ví dụ, trước hôn nhân ông A có vay nợ riêng một khoản tiền là 150 triệu đồng Do không muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ, vợ chồng ông A thỏa thuận chia toàn bộ tải sản chung cho vợ là bà B Việc ông A không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Trang 36

khiến cho quyền lợi của chủ nợ - người thứ ba trong trường hợp này không được bảo đảm vì vậy, thỏa thuận chia tài sản chung giữa vợ chồng ông A và bà B sẽ bị coi vô hiệu Việc chia toàn bộ tai sản chung của vợ chồng trong TKHN có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ hôn nhân, đời sống chung của gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba có liên quan Vì vậy, vợ chồng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn và chỉ thực hiện việc chia toàn bộ tài sản chung trong những trường hợp thực sự cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật.

1.2.1.3 Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 39 Luật HN&GD năm 2014: “Thdi điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chỗng là thời điểm do vợ chong thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản Trong trường họp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chong có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuán thủ hình thức mà pháp luật quy định” Như vậy, đối với thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN là một văn bản công chứng thì thời điểm có hiệu lực được xác định theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 là khi CCV chứng nhận văn bản ký tên và đóng dấu của TCHNCC nơi mình công tác vào văn bản Đây là thời điểm pháp luật chính thức thừa nhận thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN, là mốc thời gian chuyên giao quyền sở hữu đối với tài sản va là cơ sở pháp lý dé phân chia hoa lợi, loi tức phát sinh từ tài sản.

Luật HN&GD cũng xác định rõ quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Ví dụ, vợ chồng ông A và bà B nợ ngân hàng X một khoản tiền là 500 triệu đồng Sau đó vợ chồng ông bà thỏa thuận chia khối tài sản chung có tổng trị giá là 600 triệu đồng thành hai phần bằng nhau cho ông A va bà B dé đầu tư kinh doanh riêng Ông A kinh doanh thua lỗ va mat khả năng trả nợ Trong trường hợp này, khoản vay phát sinh trước thời điểm vợ chồng ông A, bà

Trang 37

B chia tài san chung nên vẫn có hiệu lực pháp lý; ngân hang X có quyên đòi lại khoản tiền vay và hai vợ chồng ông A, bà B đều có nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp giữa vợ chồng ông bà và ngân hàng có thỏa thuận khác Quy định này góp phan làm ổn

định các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản của vợ chồng, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của người thứ ba trong giao dịch dân sự Khi đó thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ là căn cứ dé bên thứ ba đòi quyên và lợi ích hợp pháp của mình.

1.2.1.4 Các trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu và trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng

Một trong những thay đổi quan trọng trong quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN theo Luật HN&GD năm 2014 so với Luật HN&GD năm 2000 đó là mở rộng sự lựa chọn các trường hợp chia tài sản chung cho vợ chồng Nếu Luật HN&GD năm 2000 đặt ra các trường hợp chia tài sản chung nhằm mục đích “dau tw kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dán sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác ` thìLuật HN&GD năm 2014 quy định việc chia tài sản chung theo hướng “Jam những việc mà pháp luật không cấm” Việc không quy định cu thé các trường hợp chia tài sản chung như Luật HN&GD năm 2014 là cách xây dựng luật theo hướng mở, cho phép VỢ chồng được tự do lựa chọn, xác định các trường hợp cần chia tài sản chung trong TKHN cho phù hợp với nhu cầu thực tế cuộc sống Quy định này cũng nhằm đảm bảo quyền tự thỏa thuận định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung của mình.

Tuy nhiên, việc không quy định không có nghĩa là Luật HN&GD năm 2014 hoàn toản bỏ ngỏ cho vợ chồng tự do định đoạt việc chia tài sản chung trong TKHN Việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN được tự do trong khuôn khổ cho phép, tức là Luật HN&GD năm 2014 đặt ra những giới hạn nhất định thông qua các căn cứ dẫn đến việc chia tài sản chung trong TKHN bị vô hiệu tại Điều 42, cụ thể như sau:

Trang 38

“1 Anh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyên, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi mình;

2 Nhằm tron tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bôi thường thiệt hại;

c) Nghia vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; d) Nghia vụ trả nợ cho ca nhân, tô chức;

da) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GD là xây dung gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, bảo vệ, chăm sóc trẻ em Bất kỳ mưu cầu riêng về tài sản nào cũng không thê đứng trên trách nhiệm bảo vệ, vun đắp gia đình và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái Vì vậy, nếu việc thỏa thuận chia tách khối tài sản chung của vợ chồng trong TKHN gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con cái thì sẽ không được pháp luật công nhận Ví dụ, dé phục vu hoạt động đầu tư kinh doanh, vợ chồng ông A và bà B muốn thỏa thuận chia hết khối tài sản chung của vợ chồng trong TKHN cho ông A Tuy nhiên, bà B không có việc làm, việc chia hết khối tài sản chung có thê day cuộc sống gia đình vào tình trang khó khăn, không dam bảo chi tiêu, nuôi day con cái thì vợ chồng ông bà không được phép thực hiện thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung đó.

Xác định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyên, lợi ích hợp pháp của con cái hay không là một trong những yêu cầu đặt ra với CCV khi thực hiện việc công chứng Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con cái có thể hiểu là việc chia tài sản chung của vợ chồng khiến cho đời sống chung của gia đình lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính; thu nhập mà vợ chồng có được không đủ cho việc duy trì đời sống sinh hoạt hàng ngày; con cái không được nuôi dưỡng, chăm sóc đầy

Trang 39

đủ, không được chăm lo việc học tập va phat triển lành mạnh Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng, CCV nên đặt ra các câu hỏi đối với vợ, chồng để xác minh sự ảnh hưởng của việc chia tài sản chung đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con cái và đề nghị vợ, chồng cam kết những thông tin cung cấp hoàn toàn là sự thật, nếu có sự lừa đối thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Nếu xét thấy yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN có thê gây ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con cái thì CCV có quyền từ chối công chứng.

Dé bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của người thứ ba liên quan đến tài sản của vợ chồng, Luật HN&GD năm 2014 đã quy định các trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN vô hiệu do trồn tránh thực hiện một số nghĩa vụ dân sự như sau:

- Trường hợp chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng Xuất phát từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam, vợ chồng phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái; chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già. Nếu việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN nhăm trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng thì thỏa thuận đó sẽ bi coi là vô hiệu Ví dụ, ông A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của mình là cháu B Do không muốn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, vợ chồng ông A và bà C thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung cho bà C, khiến ông A không còn tài sản và không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì thỏa thuận chia tài sản chung này mặc nhiên vô hiệu.

- Trường hợp chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại,

nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tô chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật Pháp luật cho phép vợ chồng thỏa thuận chia tai sản chung trong TKHN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng tham gia vào các quan hệ xã hội; các hoạt động đầu tư, kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ riêng về tài sản Tuy nhiên, việc thỏa thuận chia các tài sản đang là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác như: thé chấp, cầm cố hoặc đang là đối tượng trong các giao dịch khác về tài sản nham tron tránh các nghĩa vụ cân thực hiện sẽ bi coi là gian đôi, khuât tat và

Trang 40

thỏa thuận chia tai sản chung đó sẽ vô hiệu Ví dụ, ông A vay của bà C một khoản tiền là 500 triệu đồng, được bảo đảm bằng quyền sử dụng dat thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông A và bà B trong TKHN thì ông A, bà B không được quyền lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng thửa đất trên nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ tra nợ cho bà C.

Khi công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN, CCV cần kiểm tra các nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba nhằm đảm bảo thỏa thuận được thiết lập không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với bat kỳ chủ thé nào Hiện nay tại một số tỉnh, thành phố đã có kết nỗi phần mềm quản lý cơ sở dit liệu công chứng và thông tin ngăn chặn UCHI, CCV có thé sử dụng phần mén này tra cứu thông tin hợp đồng đã được công chứng, lịch sử giao dịch và tình trạng ngăn chặn của tài sản dé xác định tài sản có được phép giao dịch hay không Đối với các địa phương chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu công chứng và thông tin ngăn chặn thì việc kiểm tra các nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba được thực hiện căn cứ vào những giấy tờ, tài liệu vợ, chồng cung cấp cùng sự cam kết việc chia tài sản chung không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, néu đáp ứng đủ điều kiện công chứng thì CCV thực hiện thủ tục công chứng thỏa thuận chia tài sản chung theo quy định của pháp luật Ngoài ra, các TCHNCC cũng nên có sự kết nối, chia sẻ thông tin với nhau và với cơ quan nhà nước có thẩm quyền dé việc xác minh, năm bắt thông tin về tài sản là đối tượng của công chứng được thực hiện hiệu quả.

1.2.1.5 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

1.2.1.5.1 Hậu quả pháp lý về nhân thân

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong TKHN không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không có gi thay đổi so

với trước khi chia tài sản chung.

Quan hệ nhân thân gắn liền với mỗi cặp vợ chồng, không thé chuyên giao cho người khác và chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân kết thúc Mặc dù có thé sau khi chia

Ngày đăng: 11/04/2024, 09:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan