1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa đánh giá tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên thế giới và tại việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (6)
    • 1.1. Khái niệm sở giao dịch hàng hóa (6)
    • 1.2. Đặc điểm của giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa (6)
      • 1.2.1. Đặc điểm (6)
      • 1.2.2. Tác dụng (8)
    • 1.3. Các loại giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa (8)
    • 1.4. Kỹ thuật tiến hành nghiệp vụ tự giao tại ở giao dịch hàng hóa (9)
      • 1.4.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng của sở giao dịch hàng hóa (9)
      • 1.4.2. Người môi giới và hãng hoa hồng giao dịch (10)
      • 1.4.3. Sở thanh toán (10)
      • 1.4.4. Quá trình tiến hành giao dịch (10)
    • 1.5. Quy định về phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa (11)
  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA (13)
    • 2.1. Tình hình giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới (0)
    • 2.2. Đánh giá tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên thế giới (21)
    • 2.3. Tình hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (21)
    • 2.4. Đánh giá tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (25)
  • CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (27)
    • 3.1. Kết luận về tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch (27)
      • 3.1.1. Về sở giao dịch hàng hóa trên thế giới (27)
      • 3.1.2. Về sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (27)
    • 3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (28)
  • KẾT LUẬN (27)
  • Tài liệu tham khảo (30)

Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1.Khái niệm sở giao dịch hàng hóaSở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua môi giới do sởgiao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế cho nhau được và hầu hết là mua khống, bán khống nhằm đầu cơ để hưởng chênh lệch giá.

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa là một cách thức mua bán được tiến hành dựa vào các quy tắc nhất định tại sở giao dịch hàng hóa

Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hàng, tuy vậy bản chất chung của Sở Giao dịch hàng hóa là "một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập".

Đặc điểm của giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

Về thời gian và địa điểm giao dịch:

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa chỉ diễn ra ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định, hai bên giao dịch có thể thỏa thuận giao dịch thông qua ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa vào bất cứ thời gian và địa điểm nào

Hiện tại, có rất nhiều sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, nổi bật như sở giao dịch hàng hóa tại Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore đều nắm giữ vị trí quan trọng trên thị trường giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa quốc tế Có thể kể đến như:

Thời gian mở cửa của mỗi sở giao dịch đều được quy định khác nhau, thường từ 9h đến 12h, từ 3h đến 5h Ngoài khung giờ này là giao dịch ngoài hành lang.

Những hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa quốc tế là những hàng hóa phải được tiêu chuẩn hóa cao, giá cả biến động lớn, phức tạp và hàng hóa thường có lượng cung cầu lớn, như: Ngũ cốc, bông, đường ăn, cà phê, ca cao, dầu thực vật, gỗ, kim loại mầu, dầuthô và kim loại quý, vàng, bạc Giá cả của thị trường giao dịch thông thường cũng như sở giao dịch hàng hóa cũng đều phải chịu sự tác động của cùng một quy luật kinh tế hàng hóa

Về mục đích của giao dịch:

Tại sở giao dịch hàng hóa, người tham gia giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa có thể là bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào Mục đích tiến hành giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa của những người tham gia khác nhau: để phối hợp với giao dịch thông thường, lợi dụng giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa để chuyển dịch rủi ro biến động giá cả, hoặc nhằm thu lợi nhuận trên thị trường sở giao dịch hàng hóa, hoặc chuyên đầu cơ hưởng chênh lệch giá

Về các điều kiện giao dịch, đã được quy định sẵn theo hợp đồng mẫu của sở giao dịch:

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa đi đến thỏa thuận qua phương thức rao giá hoặc cạnh tranh giá trên thị trường công khai nhiều bên Điều khoản hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, hơn nữa các thông tin của giao dịch, bao gồm cả giá cả đều được công bố ra ngoài. Mỗi loại mặt hàng giao dịch đều có hợp đồng mẫu riêng.

Về quan hệ luật pháp của hai bên giao dịch:

Hai bên trong giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa không gặp mặt nhau, thực hiện hợp đồng cũng không cần hai bên phải tiếp xúc trực tiếp Tất cả việc mua bán đều thông qua môi giới Sau khi thỏa thuận giao dịch, hai bên giao dịch không thiết lập quan hệ luật pháp trực tiếp.

Về phương thức thực hiện hợp đồng:

Trong giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa, hợp đồng hai bên ký kết phần lớn là hợp đồng giao dịch kỳ hạn Bên bán có thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng thực tế theo quy định của hợp đồng giao dịch kỳ hạn, bên mua cũng có thể tiếp nhận hàng thực tế theo quy định của hợp đồng đó Nhưng phần lớn là mua khống, bán khống chứ không phải mua giao hàng và nhận hàng thực tế

Thứ nhất, giá công bố tại sở giao dịch có thể được coi là một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế.

Thứ hai, nhờ mua khống, bán khống mà việc mua bán tại sở giao dịch diễn ra rất nhanh, tiết kiệm được chi phí lưu thông.

Thứ ba, các thương gia có thể sử dụng sở giao dịch để làm nơi tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến việc buôn bán của mình.

Các loại giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

Giao dịch giao ngay (Spot transaction)

Giao dịch giao ngay còn được gọi là giao dịch hiện vật (Physical transaction) là giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng Hợp đồng giao ngay được kỷ trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch giữa những người có sẵn hàng muốn giao ngay và người có nhu cầu được giao ngay Vì vậy, đó là hợp đồng hiện vật

Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction)

Là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hàng.

Vì nội dung giao dịch là mua khống, bán khống nhằm đầu cơ hưởng chênh lệch giá nên giao dịch này còn gọi là giao dịch khổng (Fective transaction) Trong giao dịch kỳ hạn, căn cứ vào cơ chế đầu cơ, người ta chia thành hai loại người đầu cơ: Người đầu cơ giá xuống (Bear) và người đầu cơ giá lên (Bull).

Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging)

Là nghiệp vụ được các nhà sản xuất công thương, các nhà buôn nguyên liệu, các hãng kinh doanh hay hãng XNK sử dụng nhằm tránh cho mình những sóng gió rủi ro về giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính của giao dịch trong thực tế bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch Nghĩa là, bên cạnh việc bản ra trong thực tế thì mua vào ở sở giao dịch và ngược lại bên cạnh việc mua vào trong thực tế thì bản ra trong sở giao dịch nhằm chuyển dịch những sóng gió rủi ro về giá cả của giao dịch trong thực tế, tránh hoặc giảm các tổn thất do biến động giá cả gây nên Vì tiến hành song song như vậy nên còn gọi là nghiệp vụ bảo hiểm song trùng.

Kỹ thuật tiến hành nghiệp vụ tự giao tại ở giao dịch hàng hóa

1.4.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa của các nước thường đều là các tổ chức hội viên phi doanh lợi Cơ quan quản lý sở giao dịch hàng hóa thường do hội đồng quản trị, cơ quan chấp hành và các loại ủy ban hợp thành Cơ quan chấp hành hỗ trợ Hội đồng quản trị thực hiện các chức trách có liên quan tới nghiệp vụ Các Ủy ban cấp dưới gồm Ủy ban quản lý giao dịch, Ủy ban giáo dục và doanh tiêu, Ủy ban hội viên, Ủy ban trọng tài và Ủy ban hợp đồng v.v

- Cung cấp địa điểm giao dịch: Địa điểm doanh nghiệp của sở giao dịch gồm có một ngôi nhà lớn, ở chính giữa là một "đài tròn" để giao dịch, chung quanh đài tròn là những bậc thang không cao lắm để cho khách hàng đứng Trong ngôi nhà của sở giao dịch còn có một trạm điện thoại để thông tin về giá cả.

- Đặt ra các quy tắc giao dịch tiêu chuẩn.

- Phụ trách giám sát và chấp hành quy tắc giao dịch.

- Đặt ra hợp đồng tiêu chuẩn.

- Thiết lập cơ quan trọng tài, giải quyết các tranh chấp giao dịch.

- Phụ trách thu thập và thông tin tin tức giao dịch cho khách hàng.

1.4.2 Người môi giới và hãng hoa hồng giao dịch

Trong số những người giao dịch trong cuộc có một số tiến hành giao dịch vì lợi ích của mình được gọi là người môi giới Người môi giới, có người chỉ tiến hành giao dịch cho một công ty, có người thì tiến hành giao dịch cho nhiều khách hàng phi hội viên bên ngoài sở giao dịch

Hãng hoa hồng giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa:

Là công ty hoặc tổ chức, cá nhân tiến hành dịch vụ giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa, mục đích của nó là nhận hoa hồng qua việc thay mặt tiến hành giao dịch Hãng hoa hồng thường là có tư cách ra lệnh cho người môi giới tiến hành giao dịch cho đông đảo khách hàng ngoài cuộc Nó có trách nhiệm cao đối với sở giao dịch hàng hóa, sở giao dịch thanh toán và khách hàng

Sở thanh toán (Clearing house) là cơ quan độc lập tiến hành quyết toán đối với hợp đồng mua bán trong sở giao dịch hàng hóa Trong sự phát triển của giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa, sự sáng lập ra sở thanh toán đã hoàn hiện chế độ giao dịch hàng hóa tại đây, đảm bảo giao dịch hàng hóa được tiến hành thuận lợi, trở thành trung tâm của cơ chế vận hành của sở giao dịch hàng hóa.

1.4.4 Quá trình tiến hành giao dịch

Việc tiến hành giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá thường diễn ra qua các bước sau:

1, Khách hàng ủy nhiệm mua hoặc bán hộ mình và nộp tiền bảo đảm ban đầu Nội dung giấy ủy nhiệm được đăng ký vào một quyển sổ riêng và được chuyển ngay đến sở giao dịch cho thư ký của người môi giới sở giao dịch biết.

2, Người Mua giới ra “đài tròn" ký hợp đồng mua hoặc bán Trong lúc đó, trên đài cao của sở giao dịch, nhân viên ghi chép của sở ghi lên bảng yết giá (Quotation) giá cả, số lượng và thời gian giao hàng Nếu đến cuối ngày mà một loại giao dịch nào đó không có hợp đồng ký kết thì nhân viên ghi chép ghi lên giá công bố có liên quan chữ "N" (chữ đầu của từ tiềng Anh "Nominal" có nghĩa là "Danh nghĩa").

3, Người môi giới trao hợp đồng cho khách hàng Khách hàng ký vào phần cuống và trả phầncuống ấy cho người môi giới, còn mình giữ lấy hợp đồng.

4, Tới thời hạn, khách hàng lại trao hợp đồng cho người môi giới để người này đến thanh toán tại sở thanh toán bù trừ (Clearing house).

Quy định về phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, được thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá

Phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá dựa trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá sau đây:

- Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất.

- Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn là mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất.

- Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn cả hai nguyên tắc trên thì lấy mức giá cao nhất.

Quy định thực hiện công bố của Sở Giao dịch hàng hóa:

- Chỉ số giá giao dịch trên tổng lượng hàng hoá giao dịch trong từng ngày, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và các mức giá được khớp đối với từng loại hàng hoá được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.

- Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh, nội dung khớp lệnh bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác theo quy định của Điều lệ hoạt động.

- Các thông tin khác được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Đánh giá tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên thế giới

- Có tổ chức hoạt động giao dịch và cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa, giúp quá trình giao dịch luôn được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi

- Đưa ra các qui tắc giám sát và thực thi những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối với thương nhân hoạt động kinh doanh ở Sở Giao dịch hàng hóa; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các thành viên và các giao dịch nhằm đảm bảo cho các giao dịch được vận hành lành mạnh và hiệu quả.

- Minh bạch và công khai, luôn cung cấp thông tin về hàng hóa hiện tại và lịch sử, giúp cho các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch dựa trên thông tin minh bạch và công khai này.

- Khả năng giao dịch liên thông lớn, với các Sở Giao dịch Hàng hóa khác trên toàn thế giới, giúp cho việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn và có thể giảm thiểu rủi ro giao dịch đối với nhà đầu tư.

- Hạn chế lớn nhất là còn tồn tại các hạn mức giao dịch, mỗi sở giao dịch đều quy định một hạn mức giao dịch nhất định mà doanh nghiệp có sức mua lớn không thể thực hiện giao dịch trong một lần mua.

- Thị trường biến động mạnh, giá cả dao động liên tục, khó dự đoán đòi hỏi phải theo dõi thường xuyên.

- Có thể đặt nhầm lệnh bởi đặc thù thị trường 2 chiều, nhà đầu tư có thể mua hoặc bán, vì thế cần lưu ý tránh sai sót.

Tình hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam – Mercantile Exchange of Vietnam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại ViệtNam

Lịch sử hình thành và phát triển

Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam được ra đời vào ngày 01/09/2010 với kỳ vọng đạp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới SGDHH Việt Nam chính thức được liên thông với các Sở Giao dịch thế giới theo Nghị định số 51/2018/NĐ-CP ngày 09/04/2018

Nghị định số 51/2018/NĐ-CP đã tạo bước đệm quan trọng cho Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã kết nối liên thông với 6 Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới, khẳng định vị thế trên bản đồ thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quốc tế, bao gồm: Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago – CME Group; Sở Giao dịch liên lục địa – ICE; Sở giao dịch kim loại London – London Metal Exchange (LME); Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange – OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore – SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives Berhad – BMD.

Sau 3 năm kể từ khi được liên thông với thị trường thế giới, quy mô của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với 32 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới toàn quốc, niêm yết giao dịch 42 mặt hàng

Hàng hóa giao dịch chính

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam hiện niêm yết 42 sản phẩm thế mạnh và có nhu cầu đầu tư lớn tại thị trường Việt Nam, bao gồm:

- Nông sản: ngô, ngô mini, đậu tương, đậu tương mini, dầu đậu tương, khô đậu tương, lúa mì Chicago, lúa mì Chicago mini, lúa mì Kansas, gạo thô.

- Nguyên liệu công nghiệp: cà phê Robusta, cà phê Arabica, cacao, bông, đường trắng, đường 11, cao su RSS3, cao su TSR20, dầu cọ thô.

- Kim loại: Bạch kim, bạc, đồng COMEX, đồng LME, đồng mini, đồng micro, quặng sắt, nhôm, niken, kẽm, thiếc, chì.

- Năng lượng: dầu Brent, dầu Brent mini, dầu WTI, dầu WTI mini, dầu WTI micro, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên, khí tự nhiên mini, xăng pha chế.

Bởi sự đa dạng các mặt hàng giao dịch mà thời gian giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cũng được điều chỉnh linh động, mở 23/24h/ngày từ Thứ 2 – Thứ 6. Đối với loại hàng nông sản: Phiên 1 bắt đầu từ 7h sáng đến 19h45; phiên 2 bắt đầu từ 20h30 đến 1h20 (ngày hôm sau) Đối với loại hàng còn lại: Thời gian mở phiên thay đổi tùy theo sở giao dịch liên thông, hầu hết đều mở 23/24h/ngày

Khối lượng và giá trị giao dịch

Trong năm 2021, tổng khối lượng giao dịch tại SGDHH Việt Nam đạt 759.236 hợp đồng mặc dù hậu quả ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid đến nền kinh tế còn kéo dài, với trị khoảng 739.000 tỷ đồng Trung bình mỗi tháng giao dịch 69.021 hợp đồng, với giá trị khoảng 67.000 tỷ đồng/tháng Khối lượng trung bình phiên là 3.204 hợp đồng với giá trị trung bình gần 3.500 tỷ đồng mỗi phiên, tăng trưởng 150% so với năm 2020 Có rất nhiều phiên giá giao dịch lên tới trên 7.000 tỷ đồng, chứng tỏ sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước đối với thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam ngày càng tăng

Sau khi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được Bộ Công Thương cho phép liên thông với các Sở Giao dịch quốc tế, thị trường giao dịch hàng hóa trong nước đã được tổ chức vận hành một cách ổn định và bền vững, là tiền đề cho những bước phát triển đột phá Tổng kết ngày giao dịch 24/2/2022, giá trị giao dịch tại SGDHH Việt Nam lần đầu tiên vượt mức 10.000 tỷ đồng, là một dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Cú hích từ nhóm nông sản và năng lượng: Theo Khối Quản lý Giao dịch SGDHHViệt Nam, giá trị giao dịch hàng hóa trong ngày 24/2/2022 đạt 10.294 tỷ đồng; trong đó nhóm các mặt hàng nông sản chiếm 49% và nhóm năng lượng chiếm 30% dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Theo báo cáo Tổng kết cuối năm của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) năm

2022, khối lượng giao dịch tại SGDHH Việt Nam đã tăng hơn 30% so với năm 2021 Giá trị giao dịch trung bình đạt gần 5.000 tỷ đồng mỗi ngày, trong đó có những ngày đạt kỷ lục hơn 10.000 tỷ đồng Với hơn 4.000 tài khoản mở mới trong năm qua, toàn thị trường hiện có gần 25.000 tài khoản đang hoạt động, với tốc độ tăng ổn định qua từng tháng.

Từ tháng 04/2022 đến tháng 02/2023, khối lượng giao dịch tại SGDHH Việt Nam luôn đạt trên 80 triệu hợp đồng mỗi tháng, với tình hình phát triển đồng đều, SGDHH ViệtNam hứa hẹn đem lại tình hình giao dịch tích cực và nổi bật trong khu vực Đông Nam Á.

Đánh giá tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

- Thị trường liên thông quốc tế, tính thanh khoản lớn.

- Có cơ sở pháp lý rõ ràng: Luật thương mại số 36/2005/QH11, ND 51/2018/NĐ- CP…, đối tác được kết nối trực tiếp qua sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, được pháp luật Việt Nam bảo hộ, thị trường mới nhiều ưu đãi.

- Hợp đồng giao dịch có tiêu chuẩn, khối lượng, điều kiện giao dịch tương tự với một số hợp đồng của các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới.

- Cơ sở hạ tầng thông tin đã có những bước phát triển tốt (2016-2022): Việt Nam đứng thứ 77 trong số 176 về chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IDI) năm 2020.

- Giao dịch hai chiều, lệnh bán khống giúp có cơ hội lợi nhuận ngay cả khi giá giảm.

- Không thuế giao dịch, không lãi vay/ phí qua đêm, không phí quản lý tài khoản.

- Không giới hạn biên độ giao dịch hoặc có biên độ mở rộng.

- Dữ liệu thực, đáng tin cậy, bảng giá real-time, do các Sở quốc tế cung cấp.

- Chất lượng hàng hóa chưa có sự đồng đều, tính đa dạng các mặt hàng khiến cho sở giao dịch chưa thể tập trung quản lý chất lượng từng mặt hàng, vì thế chưa có mặt hàng nổi trội Các mặt hàng nông sản tuy là thế mạnh nhưng lại chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô và tiêu chuẩn chất lượng, hoạt động sơ chế, bảo quản, vận chuyển còn lạc hậu dẫn đến giá thành thấp và tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, tỷ lệ bị loại cao, giá bị áp mức thấp hơn so với cùng mặt hàng trên thế giới

- Cơ sở pháp lý về sở giao dịch hàng hóa thiếu tính hệ thống, đồng bộ bởi sự chồng chéo giữa các quy định của các bên liên quan như các Bộ, Ngân hàng nhà nước,doanh nghiệp, chưa phù hợp với sự phát triển thực tiễn, hệ thống pháp luật chưa tập trung, phân tán ở nhiều văn bản khác nhau Thiếu qui định cụ thể điều chỉnh giao dịch qua SDGHH như lệ phí, phí, hoạt động thanh toán, đặc biệt là về điều kiện đối với Trung tâm thanh toán dẫn đến SGDHH có thể gặp rủi ro trong hoạt động giao dịch Thiếu quy định rõ ràng về hoạt động giao dịch qua SGDHH ở nước ngoài, thuế và tính pháp lý của hợp đồng niêm yết

- Mô hình tổ chức sở giao dịch hàng hóa chưa hợp lý và tổ chức hoạt động giao dịch yếu: Mô hình tổ chức theo đơn vị còn mang nặng tính hành chính và thiếu một số đơn vị chức năng tạo của SGDHH SGDHH chưa tập trung thiết lập đầy đủ các đơn vị chức năng như Trung tâm thanh toán bù trừ và Trung tâm giao nhận hàng hóa Do vậy, hoạt động thanh toán bù trừ, quản trị rủi ro trong giao dịch chưa được đảm bảo Đồng thời, không chủ động được trong việc đáp ứng các nhu cầu giao nhận hàng hóa vật chất Quy trình phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị như Trung tâm thanh toán và Trung tâm giao nhận hàng hoặc các đơn vị với nhau chưa gắn kết, liên thông với nhau; việc xử lý, tháo gỡ những vướng mắc trong q trình triển khai công việc còn chậm, lúng túng.

- Hợp đồng giao dịch chưa phù hợp với các khách hàng là những người sản xuất, người có nhu cầu giao dịch hàng hóa vật chất Hợp đồng của các SGDHH của Việt Nam đưa ra chưa có chức năng thay thế và sử dụng được khi thực hiện ký quỹ tại ngân hàng Mục đích của hợp đồng đưa ra chủ yếu phục vụ các đối tượng là các nhà đầu cơ, doanh nghiệp kinh doanh tài chính, số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ Hợp đồng hàng hóa phải sinh của SGDHH chịu sự cạnh tranh của một số ngân hàng trong nước đang hoạt động môi giới giao dịch hàng hóa cho cácSGDHH nước ngồi Thiếu sự liên thông, hội nhập với thị trường quốc tế.

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - phân tích phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa đánh giá tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên thế giới và tại việt nam
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w