MỤC LỤC
Sở giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, được thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá. - Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn là mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất. - Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn cả hai nguyên tắc trên thì lấy mức giá cao nhất.
- Chỉ số giá giao dịch trên tổng lượng hàng hoá giao dịch trong từng ngày, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và các mức giá được khớp đối với từng loại hàng hoá được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa. - Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh, nội dung khớp lệnh bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác theo quy định của Điều lệ hoạt động. - Các thông tin khác được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HểA.
Đánh giá tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam được ra đời vào ngày 01/09/2010 với kỳ vọng đạp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nghị định số 51/2018/NĐ-CP đã tạo bước đệm quan trọng cho Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã kết nối liên thông với 6 Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới, khẳng định vị thế trên bản đồ thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quốc tế, bao gồm: Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago – CME Group; Sở Giao dịch liên lục địa – ICE; Sở giao dịch kim loại London – London Metal Exchange (LME); Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange – OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore – SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives Berhad – BMD. - Nông sản: ngô, ngô mini, đậu tương, đậu tương mini, dầu đậu tương, khô đậu tương, lúa mì Chicago, lúa mì Chicago mini, lúa mì Kansas, gạo thô.
- Kim loại: Bạch kim, bạc, đồng COMEX, đồng LME, đồng mini, đồng micro, quặng sắt, nhôm, niken, kẽm, thiếc, chì. - Năng lượng: dầu Brent, dầu Brent mini, dầu WTI, dầu WTI mini, dầu WTI micro, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên, khí tự nhiên mini, xăng pha chế. Bởi sự đa dạng các mặt hàng giao dịch mà thời gian giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cũng được điều chỉnh linh động, mở 23/24h/ngày từ Thứ 2 – Thứ 6.
Đối với loại hàng còn lại: Thời gian mở phiên thay đổi tùy theo sở giao dịch liên thông, hầu hết đều mở 23/24h/ngày. Có rất nhiều phiên giá giao dịch lên tới trên 7.000 tỷ đồng, chứng tỏ sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước đối với thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam ngày càng tăng. Sau khi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được Bộ Công Thương cho phép liên thông với các Sở Giao dịch quốc tế, thị trường giao dịch hàng hóa trong nước đã được tổ chức vận hành một cách ổn định và bền vững, là tiền đề cho những bước phát triển đột phá.
Tổng kết ngày giao dịch 24/2/2022, giá trị giao dịch tại SGDHH Việt Nam lần đầu tiên vượt mức 10.000 tỷ đồng, là một dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Cú hích từ nhóm nông sản và năng lượng: Theo Khối Quản lý Giao dịch SGDHH Việt Nam, giá trị giao dịch hàng hóa trong ngày 24/2/2022 đạt 10.294 tỷ đồng; trong đó nhóm các mặt hàng nông sản chiếm 49% và nhóm năng lượng chiếm 30% dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Với hơn 4.000 tài khoản mở mới trong năm qua, toàn thị trường hiện có gần 25.000 tài khoản đang hoạt động, với tốc độ tăng ổn định qua từng tháng.
Từ tháng 04/2022 đến tháng 02/2023, khối lượng giao dịch tại SGDHH Việt Nam luôn đạt trên 80 triệu hợp đồng mỗi tháng, với tình hình phát triển đồng đều, SGDHH Việt Nam hứa hẹn đem lại tình hình giao dịch tích cực và nổi bật trong khu vực Đông Nam Á.
Thiếu quy định rừ ràng về hoạt động giao dịch qua SGDHH ở nước ngoài, thuế và tính pháp lý của hợp đồng niêm yết. - Mô hình tổ chức sở giao dịch hàng hóa chưa hợp lý và tổ chức hoạt động giao dịch yếu: Mô hình tổ chức theo đơn vị còn mang nặng tính hành chính và thiếu một số đơn vị chức năng tạo của SGDHH. SGDHH chưa tập trung thiết lập đầy đủ các đơn vị chức năng như Trung tâm thanh toán bù trừ và Trung tâm giao nhận hàng hóa.
Do vậy, hoạt động thanh toán bù trừ, quản trị rủi ro trong giao dịch chưa được đảm bảo. Đồng thời, không chủ động được trong việc đáp ứng các nhu cầu giao nhận hàng hóa vật chất. Quy trình phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị như Trung tâm thanh toán và Trung tâm giao nhận hàng hoặc các đơn vị với nhau chưa gắn kết, liên thông với nhau; việc xử lý, tháo gỡ những vướng mắc trong q trình triển khai công việc còn chậm, lúng túng.
- Hợp đồng giao dịch chưa phù hợp với các khách hàng là những người sản xuất, người có nhu cầu giao dịch hàng hóa vật chất. Hợp đồng của các SGDHH của Việt Nam đưa ra chưa có chức năng thay thế và sử dụng được khi thực hiện ký quỹ tại ngân hàng. Mục đích của hợp đồng đưa ra chủ yếu phục vụ các đối tượng là các nhà đầu cơ, doanh nghiệp kinh doanh tài chính, số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Hợp đồng hàng hóa phải sinh của SGDHH chịu sự cạnh tranh của một số ngân hàng trong nước đang hoạt động môi giới giao dịch hàng hóa cho các SGDHH nước ngồi. Kết luận về tình hình sử dụng phương thức giao dịch tại sở giao dịch.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tự mình ký các hợp đồng đào tạo với các trường đại học, với công ty tư vấn đào tạo để trang bị, đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng liên quan cho nhà quản lý và nhân viên của doanh nghiệp mình.