1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG, BỒI HOÀN CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

21 50 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng đã góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi công chứng; các giao dịch dân sự, kinh tế được công chứng ngày càng đảm bảo và an toàn về mặt pháp lý... Bên cạnh những mặt tích cực này, thực tiễn hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý nhà nước và tự quản của tổ chức xã hội nghề công chứng, kéo theo tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng... gây ra tình trạng công chứng sai vì lợi nhuận ngày càng có nguy cơ gia tăng, ví dụ như: không xác định đúng và đủ chủ thể tham gia giao dịch; ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyện; người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được nhưng không có người làm chứng; chứng thực bản sao không có bản chính... Khi đó, các bên quay sang kiện công chứng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được quy định tại Chương XX (Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) của Bộ luật dân sự năm 2015, nếu là công chứng viên tại các Phòng Công chứng thì còn có thể bị xử lý trách nhiệm theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/12/2012 của Chỉnh phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Luật Công chứng năm 2014 cũng quy định: Nếu công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng; người yêu cầu công chứng; người có hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định pháp luật; tổ chức cá nhân hành nghề công chứng bất hợp pháp thì tùy mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho các bên cũng có nhiều quan điểm trái chiều, chưa thống nhất từ cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và Tòa án. Vấn đề áp dụng luật nào để giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng; căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường, nguồn tài chính bồi thường thiệt hại,... là những vấn đề chưa được pháp luật thực định quy định một cách cụ thể, còn nhiều mâu thuẫn, thiếu đồng nhất trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết. Điều này đặt ra vấn đề nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng để áp dụng đúng quy định và có sự thống nhất là yêu cầu hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của Công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật” làm đề tài cho báo cáo kết thúc môn học “Nghề công chứng và công chứng viên” của mình.

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

1 NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN

Chuyên đề: Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của Công chứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Trang 2

MỤC LỤC

II.Nội dung

1 Lý luận2 Thực tiễn

- Những mặt đạt được- Những mặt hạn chế- Tình huống minh họa

3 Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng đã gópphần rất lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đi công chứng; các giaodịch dân sự, kinh tế được công chứng ngày càng đảm bảo và an toàn về mặt pháp lý Bêncạnh những mặt tích cực này, thực tiễn hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quảnlý nhà nước và tự quản của tổ chức xã hội nghề công chứng, kéo theo tình trạng cạnhtranh không lành mạnh, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng gây ra tìnhtrạng công chứng sai vì lợi nhuận ngày càng có nguy cơ gia tăng, ví dụ như: không xácđịnh đúng và đủ chủ thể tham gia giao dịch; ý chí của các chủ thể tham gia giao dịchkhông tự nguyện; người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, khôngký, điểm chỉ được nhưng không có người làm chứng; chứng thực bản sao không có bảnchính Khi đó, các bên quay sang kiện công chứng và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được quy định tại Chương XX (Trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) của Bộ luật dân sự năm 2015, nếu là công chứngviên tại các Phòng Công chứng thì còn có thể bị xử lý trách nhiệm theo Luật trách nhiệmbồi thường của nhà nước năm 2017, Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019,Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/12/2012 của Chỉnh phủ quy định về xử lý kỷ luậtviên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức Luật Công chứng năm 2014cũng quy định: Nếu công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng; người yêu cầu côngchứng; người có hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chứchành nghề công chứng vi phạm quy định pháp luật; tổ chức cá nhân hành nghề côngchứng bất hợp pháp thì tùy mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt viphạm hành chính hoặc xử lý hình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật.

Tuy nhiên, việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho các bên cũng có nhiều quanđiểm trái chiều, chưa thống nhất từ cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và Tòa án.Vấn đề áp dụng luật nào để giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng;căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường, nguồn tài chính bồi thườngthiệt hại, là những vấn đề chưa được pháp luật thực định quy định một cách cụ thể, còn

Trang 4

nhiều mâu thuẫn, thiếu đồng nhất trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết Điều này đặtra vấn đề nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về bồi thường, bồi hoàn tronghoạt động công chứng để áp dụng đúng quy định và có sự thống nhất là yêu cầu hết sứccấp bách trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài.

Chính vì vậy, em chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của Côngchứng viên trong hoạt động công chứng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phápluật” làm đề tài cho báo cáo kết thúc môn học “Nghề công chứng và công chứng viên”

Trang 5

II.NỘI DUNG1.Lý luận

1.1 Khái niệm

Trên thực tế luôn tồn tại một quy luật khách quan của thực tiễn cho thấy rằng: khimột người nào đó gây ra thiệt hại (dù vô tình hay cố ý) thì phải chịu trách nhiệm đối vớihành vi mình gây ra đối với người bị thiệt hại Cho tới hiện tại thì trách nhiệm bồi thườngthiệt hại không còn là quy tắc đạo đức mà đã được pháp điển hóa, ghi nhận thành một chếđịnh quan trọng, được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 360, Điều 363 về tráchnhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và Chương XX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng Tuy nhiên, Bộ luật dân sự không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thườngthiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực

chịu trách nhiệm … Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi ngườisống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích củamình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Khi một người viphạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịubất lợi do hành vi của mình gây ra Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổnthất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.

Do đó, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm

dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hạicho người khác phải có trách nhiệm đền bù những tổn thất, mất mát mà họ gây ravề mặt vật chất và tinh thần nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do hành vithiệt hại gây ra và sự bất lợi cho người bị hành vi đó tác động đến.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồithường thiệt hại theo hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thựchiện không đúng các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.Việc xác định bên nào có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này đãđược các bên thỏa thuận, cam kết thực hiện một cách rất chi tiết, tỉ mỉ trong bản hợpđồng đã giao kết Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm

Trang 6

của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tínhmạng, các quyền nhân thân mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệthại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có giao kết hợp đồng nhưng hành vigây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng.

Trong hoạt động công chứng khi công chứng viên tiếp nhận và giải quyết mộtyêu cầu công chứng thì giữa các chủ thể này không giao kết với nhau bất cứ một bảnhợp đồng nào dưới dạng hợp đồng cung cấp dịch vụ và căn cứ vào bản chất của tráchnhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng và tính chất đặc thù của công chứng viên thì trách nhiệm bồi thường thiệthại của công chứng viên phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như sau: Trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng là mộtdạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân công chứng viêngây ra khi thi hành chức nghiệp Hành vi gây thiệt hại của công chứng viên trong

quá trình tác nghiệp là việc công chứng viên không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng quy trình, thủ tục công chứng, gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng

1.2 Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của Công chứng viên trong hoạt động công chứng

Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng (ban hành kèm theo Thông tư số11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp) đã ghi rõ: “Công chứnglà một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng đảm bảo tính an toàn pháp lý, ngăn ngừatranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi íchcủa nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.”

Công chứng là một hoạt động đặc thù, nghề công chứng là một nghề có yêu cầuchuyên môn rất cao và nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro Trong quá trình hoạt động củamình, công chứng viên có thể gây thiệt hại dẫn đến việc phát sinh trách nhiệm bồi thường,bồi hoàn trong hoạt động công chứng

Trang 7

Hiện nay, việc quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường và bồi hoàntrong hoạt động công chứng chủ yếu được quy định trong các văn bản quy phạm phápluật như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 584, 585, 587, 588, 589, 597, 598), Luật côngchứng năm 2014 (khoản 5 Điều 33, Điều 37, 38,71,72), Luật Trách nhiệm bồi thường củanhà nước năm 2017 (Điều 7, Điều 14), Luật Viên chức năm 2010 (Điều 55) và Nghị địnhsố 27/2012/NĐ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chứcvà trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức (chương 3) (sau đây gọi tắt là nghịđịnh 27/2012/NĐ-CP), Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quyđịnh của bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hiệu lực từngày 01/01/2023 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP).

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 (tại khoản 1 Điều 584) và Luật Trách nhiệm bồithường của Nhà nước năm 2017 (tại Điều 7) thì chỉ cần tồn tại thiệt hại xảy ra trong thựctế, có hành vi trái luật (không thuộc trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường),có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và thiệt hại thực tế xảy ra thì đã làm phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không cần phải xem xét yếu tố có lỗi hay khôngcó lỗi của người gây thiệt hại.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật công chứng năm 2014 thì tổ chức hành nghềcông chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chứckhác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổchức mình gây ra trong quá trình công chứng Công chứng viên, nhân viên hoặc ngườiphiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại thì phải hoản trả lại một khoản tiền cho tổ chứchành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyđịnh của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng cóquyền yêu cầu tòa án giải quyết

Như vậy, trong trường hợp công chứng viên có lỗi trong việc công chứng thìnguyên tắc bồi thường như sau:

(i) Tổ chức hành nghề công chứng bồi thường cho người yêu cầu công chứng;

Trang 8

(ii) Công chứng viên hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồithường;

Với quy định này thì tổ chức hành nghề công chứng chỉ có thể phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nếu có lỗi của công chứng viên,nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trìnhcông chứng Trong Luật công chứng năm 2014, thì yếu tố lỗi lại được đề cập và quy địnhcụ thể.

Tuy nhiên, nếu căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ cácyếu tố: phải có thiệt hại xảy ra; phải có hành vi trái luật; phải có mối quan hệ nhân quảgiữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái luật (thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hànhvi trái luật và ngược lại hành vi trái luật và nguyên nhân gây ra thiệt hại; phải có lỗi cố ýhoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại) Theo quy định này thì để buộc người gây thiệt hạiphải bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật,có thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái luật, ngườigây ra thiệt hại phải có lỗi.

02/2022/NQ-Như vậy, có thể thấy những quy định ở trên đã không thống nhất với nhau.

Vấn đề bồi hoàn (hoàn trả) cho tổ chức hành nghề công chứng được quy định ởđiều 38 Luật công chứng 2014 và vấn đề này cũng được quy định tại một số văn bản phápluật cụ thể như sau:

- Bộ luật Dân sự năm 2015:

Theo Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại dongười của pháp nhân gây ra: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gâyra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệthại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiềntheo quy định của pháp luật”.

Trang 9

Theo Điều 598 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP) có quy định về bồi thường thiệt hại do người thi hànhcông vụ gây ra như sau: “Thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụgây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì Nhà nước có trách nhiệmbồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.Trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường thì Tòa án xem xét, thụ lý,giải quyết theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”

- Quy định ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác: Điểm c khoản 2 Điều 7Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; khoản 2 Điều 55 Luật Viên chứcnăm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019; Điều 25 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP

Ngoài ra thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về cách để xác định khi nào thì côngchứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề côngchứng bị xem là có lỗi trong hoạt động công chứng, và khi xảy ra trách nhiệm bồi thường,bồi hoàn trong hoạt động công chứng thì sẽ áp dụng quy định của luật nào (Luật Viênchức năm 2010; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Luật công chứngnăm 2014 hay Bộ luật Dân sự năm 2015)?

Về vấn đề xác định lỗi thì đa số các công chứng viên khi hành nghề đều cho rằngnếu mình đã thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự, thủ tục, quy trình công chứng quyđịnh tại Điều 40, 41 Luật công chứng năm 2014 mà sau này xảy ra thiệt hại do giấy tờ bịlàm giả, chủ thể giao kết hợp đồng sử dụng giấy tờ tùy thân giả thì công chứng viênkhông có lỗi do đó tổ chức hành nghề công chứng không phải bồi thường Trong khi đasố các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng đều cóliên quan đến hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu với thủ đoạn rất tinh vi của tội phạm (màcông chứng viên lại không phải là giám định viên tư pháp về vấn đề này nên khó pháthiện hoặc không thể phát hiện giấy tờ giả mạo) Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụnglại có cách hiểu và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ, việc liên quan đếnbồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng hoàn toàn không thống nhất với cáchhiểu và áp dụng pháp luật trong quá trình hoạt động công chứng của các công chứng viêncũng như giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau.

Trang 10

Về vấn đề xác định luật áp dụng thì cũng còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều.Hiện nay chúng ta có hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng là Phòng Công chứngvà Văn phòng công chứng Trong đó, Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc Sở Tư pháp (khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014); Văn phòng Công chứngđược tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh (khoản 1 Điều 22 Luật Côngchứng 2014) Về công chứng viên thì có công chứng viên của các Phòng Công chứng(viên chức); công chứng viên hợp danh của Văn phòng Công chứng và công chứng viênlàm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại văn phòng Công chứng Về nhân viên của tổchức hành nghề công chứng thì có thể là viên chức (nếu được tuyển dụng và làm việc tạicác phòng công chứng) hoặc là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng Vì thế, tùytheo mỗi loại hình tổ chức hành nghề công chứng, hình thức hành nghề của công chứngviên, mỗi loại nhân viên lại có các quan điểm khác nhau về lựa chọn luật áp dụng trongquá trình giải quyết việc bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng Có trườnghợp nếu thời điểm thực hiện hành vi công chứng trước ngày 01/07/2020 (ngày luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 cóhiệu lực) mà làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứngdo lỗi của công chứng viên giữ chức vụ Trưởng phòng thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật Trách nhiệm bồi trường của Nhà nước năm 2017 (vì đây là công chức) Nếutrường hợp, công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng (nhưng không phải làTrưởng phòng) thực hiện hành vi công chứng mà làm phát sinh trách nhiệm bồi thưởng,bồi hoàn trong hoạt động công chứng thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Viên chứcnăm 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP (vì công chứng viên này là viên chức) Nếutrường hợp công chứng viên làm việc tại văn phòng công chứng thực hiện hành vi côngchứng mà làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng thìsẽ áp dụng Luật công chứng năm 2014 và các quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 2015).

Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng là mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp củacông chứng viên đã được quy định tại Điều 37 Luật công chứng 2014 cũng như tại

Ngày đăng: 06/05/2024, 13:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w