1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Bài 8đ) Báo cáo kết thúc học phần cc2 2024, Quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng – Giải pháp hoàn thiện pháp luật

19 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng – Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Tác giả Nguyễn Thị Anh Nguyên
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành Nghề Công Chứng Và Công Chứng Viên
Thể loại Báo Cáo Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Quảng Trị
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 48,17 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Ngày nay, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng phát triển các hoạt động kinh tế đang diễn ra ngày càng sôi nổi chính vì vậy hoạt động công chứng càng trở nên quan trọng. Hoạt động công chứng là hoạt động thiết thực nhất nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, ổn định, góp phần ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã mang lại sự phát triển đáng kể cho ngành công chứng, nâng cao sự an toàn pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng và điều này cũng đồng nghĩa với việc cần hoàn thiện hơn nữa các quy định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong hoạt động này. Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 2013 ghi nhận. Các chế định về giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hệ thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội, một mặt tạo cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác có ý nghĩa bắt buộc các cơ quan nhà nước phải tôn trọng quyền khiếu nại của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng sẽ góp phần ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng chống những hành vi sai phạm xảy ra trong hoạt động công chứng, bảo vệ được quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng. Chính vì tầm quan trọng của chủ đề này, em lựa chọn đề tài: “Quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng - Giải pháp hoàn thiện pháp luật” cho bài báo cáo kết thúc môn học “Nghề công chứng và công chứng viên”. 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về các quy phạm pháp luật liên quan về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng và thực tiễn áp dụng những quy định đó để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng. Từ đó rút ra một số giải pháp, kiến nghị giúp các quy định về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng được hoàn thiện hơn. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: Một là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu xác định đặc điểm của khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng. Hai là, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giải quyết, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng. Ba là, nghiên cứu thực tiễn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề đề tài nghiên cứu. 4. Cơ cấu bài báo cáo: Nội dung của bài báo cáo gồm 04 chương như sau: Chương I: Khái quát chung về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng. Chương II: Những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng. Chương III: Thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng. Chương IV: Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất để hoàn thiện pháp luật. NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo: 1.1. Khiếu nại: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại năm 2011 quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). 1.2. Tố cáo: Tổ cáo là việc cá nhân theo thủ tục do Luật tố cáo năm 2018 quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018).

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH

KHÁC

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN:

NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN

Tên đề tài:Quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại,

tố cáo trong hoạt động công chứng – Giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Nguyên Sinh ngày 08 tháng 02 năm 1999 SBD 030Lớp: CC26 Đà Nẵng Công chứng khóa: K26 tại Đà Nẵng.

Quảng Trị, ngày 12 tháng 03 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU: 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 3

1 Khái niệm khiếu nại, tố cáo: 3

1.1 Khiếu nại: 3

1.2 Tố cáo: 3

2 Đặc điểm khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng: 4

2.1 Đặc điểm khiếu nại trong họạt động công chứng: 4

2.2 Đặc điểm tố cáo trong hoạt động công chứng: 5

3 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng 5

3.1 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong hoạt động công chứng 5

3.2 Nguyên tắc giải quyết tố cáo trong hoạt động công chứng 6

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG: 6

1 Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động công chứng: 6

1.1 Giải quyết khiếu nại trong nội bộ tổ chức hành nghề công chứng: 7

1.2 Giải quyết khiếu nại đối với Trưởng Phòng công chứng/Trưởng Văn phòng công chứng: 7

1.3 Giải quyết khiếu nại đối với hành vi từ chối bổ nhiệm công chứng viên 8

1.4 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định miễn nhiệm công chứng viên 8

1.5 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật 8

1.6 Giải quyết khiếu nại đối với việc thu phí, lệ phí 9

1.7 Giải quyết khiếu nại đối với hành vi công chứng trái pháp luật: 9

1.8 Giải quyết khiếu nại đối với hành vi từ chối cho phép thành lập Văn phòng công chứng 9

1.9 Giải quyết khiếu nại đối với hành vi từ chối cấp giấy đăng kí hoạt động của Văn phòng công chứng 10

2 Thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động công chứng: 10

2.1 Giải quyết tố cáo đối với hành vi công chứng trái pháp luật của Công chứng viên 11 2.2 Giải quyết tố cáo đối với hành vì công chứng trái pháp luật của Trưởng Phòng Công chứng, Trường Văn phòng công chứng 11

2.3 Giải quyết tố cáo đối với hành vi tiêu cực, tham nhũng của nhân viên hoặc công chứng viên 11

2.4 Giải quyết tố cáo đối với hành vi tiêu cực, tham nhũng của Trưởng Phòng Công chứng, Trưởng Văn phòng công chứng 12

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG: 12

1 Những mặt đạt được 12

2 Những mặt hạn chế 13

Trang 3

Tình huống minh hoạ: 14

CHƯƠNG IV NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 15

1 Nguyên nhân: 15

2 Giải pháp, kiến nghị - đề xuất: 15

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu:

Ngày nay, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng phát triển các hoạt động kinh tế đang diễn ra ngày càng sôi nổi chính vì vậy hoạt động công chứng càng trở nên quan trọng Hoạt động công chứng là hoạt động thiết thực nhất nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, ổn định, góp phần ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã mang lại sự phát triển đáng kể cho ngành công chứng, nâng cao sự an toàn pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng và điều này cũng đồng nghĩa với việc cần hoàn thiện hơn nữa các quy định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong hoạt động này

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp 2013 ghi nhận Các chế định về giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hệ thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội, một mặt tạo cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác có ý nghĩa bắt buộc các cơ quan nhà nước phải tôn trọng quyền khiếu nại của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng sẽ góp phần ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng chống những hành vi sai phạm xảy ra trong hoạt động công chứng, bảo vệ được quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng Chính vì tầm

quan trọng của chủ đề này, em lựa chọn đề tài: “Quy định của pháp luật về thủ tục

giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng - Giải pháp hoàn thiện pháp luật” cho bài báo cáo kết thúc môn học “Nghề công chứng và công chứng viên”.

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về các quy phạm pháp luật liên quan về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng và thực tiễn áp dụng những quy định đó để

Trang 5

giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng Từ đó rút ra một số giải pháp, kiến nghị giúp các quy định về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng được hoàn thiện hơn

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:

Một là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam Nghiên cứu xác định đặc điểm của khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng

Hai là, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc giải quyết, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng

Ba là, nghiên cứu thực tiễn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề đề tài nghiên cứu

4 Cơ cấu bài báo cáo:

Nội dung của bài báo cáo gồm 04 chương như sau:

Chương I: Khái quát chung về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng

Chương II: Những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng

Chương III: Thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng

Chương IV: Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị - đề xuất để hoàn thiện pháp luật

NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT

ĐỘNG CÔNG CHỨNG

1 Khái niệm khiếu nại, tố cáo:

1.1 Khiếu nại:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại năm 2011 quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó

là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011)

1.2 Tố cáo:

Trang 6

Tổ cáo là việc cá nhân theo thủ tục do Luật tố cáo năm 2018 quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018)

2 Đặc điểm khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng:

2.1 Đặc điểm khiếu nại trong họạt động công chứng:

Về hình thức khiếu nại, việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn khiếu

nại hoặc khiếu nại trực tiếp Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì cần có đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 và người khiếu nại thực hiện ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn; trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại kí tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản Trường hợp nhiều người khiếu nại cùng một nội dung thì cử người đại diện

Về chủ thể thực hiện khiếu nại, công chứng viên, người yêu cầu công

chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đều có thể là người có quyền khiếu nại Bên cạnh đó, chủ thể thực hiện khiếu nại là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật và người khiếu nại cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật là trái pháp luật, xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mới đủ điều kiện trở thành chủ thể khiếu nại

Về đối tượng khiếu nại, theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 và Luật

công chứng 2014 thì hầu như các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng đều trở thành đối tượng khiếu nại, bao gồm: tập sự nghề công chứng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ công chứng viên, thành lập, chuyển đổi, giải thể, thay đổi nội dung hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, đăng ký hành nghề,

Về thời hiệu, tùy theo tính chất của khiếu nại sẽ có các quy định về thời

hiệu giải quyết khiếu nại từng vụ việc khác nhau

Về thẩm quyền giải quyết, căn cứ vào phạm vi khiếu nại, đối tượng khiếu

nại, người bị khiếu nại để xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại Nhìn chung thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức (như: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Giám đốc Sở và tương đương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở, thuộc cấp huyện hoặc người có thẩm quyền trong khi thi hành công vụ Duy nhất có Tổng thanh tra Chính phủ tham gia giải quyết khiếu nại với

tư cách Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang

Trang 7

bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 24 Luật Khiếu nại 2011) Như vậy, việc giải quyết khiếu nại liên quan đến hoạt động công chứng do Trưởng phòng Trưởng văn phòng công chứng, Giám đốc Sở tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc có thể khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính

2.2 Đặc điểm tố cáo trong hoạt động công chứng:

Về hình thức tố cáo, đảm bảo đúng theo quy định pháp luật với một trong

hai hình thức: gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp Tố cáo bằng bất kì hình thức nào cũng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết gồm tên, địa chỉ, nội dung và chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo Trường hợp nhiều người tố cáo trực tiếp phải cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo

Về chủ thể, cá nhân thực hiện quyền tố cáo có năng lực hành vi dân sự và

đảm bảo về độ tuổi

Về đối tượng, hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động công

chứng, mà không thuộc phạm vi bị cấm tố cáo như: Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật, mạo danh người khác để tố cáo; lợi dụng việc tố cáo tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tính của người khác, vi phạm quy định pháp luật về tố cáo

Về thời hiệu, tùy theo từng hành vi vi phạm pháp luật công chứng bị tố cáo

sẽ có các quy định về thời hiệu giải quyết theo từng hành vi khác nhau

Về thẩm quyền giải quyết, tố cáo hành vi vi phạm của người thuộc tổ chức

hành nghề công chứng nào thì tổ chức hành nghề công chứng đó chịu trách nhiệm giải quyết; tố cáo hành vi vi phạm của người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng nào thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của tổ chức hành nghề công chứng đó có trách nhiệm giải quyết

3 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng 3.1 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong hoạt động công chứng

Nguyên tắc chung của việc giải quyết khiếu nại là phải đảm bảo đúng pháp luật, bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời Nhà nước khuyến khích việc hoà giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời các khiếu nại

Trang 8

trong phạm vi của mình, áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại Các chủ thể giải quyết khiếu nại có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại các quyết định hành chính, quyết định kỷ luật của mình, nếu có sai sót phải kịp thời khắc phục, sửa chữa

3.2 Nguyên tắc giải quyết tố cáo trong hoạt động công chứng

Tố cáo hành vi vi phạm của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó chịu trách nhiệm giải quyết; tố cáo hành vi vi phạm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết

Có 02 nhóm nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 4 Luật Tố cáo 2018:

Một là, việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng

thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật

Hai là, việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo an toàn cho người tố cáo; bảo

đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG:

1 Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động công chứng:

Khiếu nại trong hoạt động công chúng mang tính đặc thù vì các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập dưới hai hình thức là Phòng Công chứng và Văn phòng công chúng Đối với Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở

Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, khi có khiếu nại liên quan đến hoạt động công chứng được giải quyết theo Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) Đối với Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập, khi có khiếu nại liên quan đến hoạt động công chứng được giải quyết theo quy định chung về khiếu nại Theo đó, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động công chứng như sau:

Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày

nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà khiếu nại không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại

Trang 9

2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết; đồng thời thực hiện những công việc sau:

- Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do

- Thực hiện kiểm tra các điều kiện đảm bảo việc thụ lý khiếu nại Kiểm tra đơn hoặc bản ghi nội dung khiếu nại và điều kiện về chủ thể thực hiện quyền khiếu nại

Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại: là công việc rất quan trọng được

thực hiện ngay sau khi khiếu nại đã được thụ lý Việc xác minh nội dung khiếu nại thông qua các hình thức kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại và kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp

Bước 3: Tổ chức đối thoại Để tiến hành đối thoại người giải quyết khiếu

nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình Việc đối thoại phải được lập thành biên bản

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu

nại là văn bản do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ban hành trong các lần giải quyết khiếu nại

Bước 5: Công bố quyết định giải quyết khiếu nại.

1.1 Giải quyết khiếu nại trong nội bộ tổ chức hành nghề công chứng:

Giải quyết khiếu nại đối với các hành vi: từ chối công chứng, vi phạm thời hạn công chứng, thu phí, thù lao, chi phí khác trong hoạt động công chứng; công chứng trái pháp luật, lưu trữ hồ sơ, cấp bản sao công chứng,

Trưởng phòng, Trưởng Văn phòng giải quyết khiếu nại lần đầu, Giám đốc

Sở Tư pháp giải quyết khiếu nại lần hai

1.2 Giải quyết khiếu nại đối với Trưởng Phòng công chứng/Trưởng Văn phòng công chứng:

Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền giải quyết lần đầu, Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố giải quyết khiếu nại lần hai

1.3 Giải quyết khiếu nại đối với hành vi từ chối bổ nhiệm công chứng

Trang 10

Trong thời hạn không quá 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trường Bộ tư pháp thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra Toà án

1.4 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định miễn nhiệm công chứng viên

Vì không được quy định trong Luật Công chứng nên không có quyền khiếu nại quyết định miễn nhiệm Công chứng viên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Theo Luật Khiếu nại 2011, trong thời hạn không quá 30 ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ tư pháp thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra Toà án

Vì quyết định miễn nhiệm công chứng viên là một quyết định hành chính nên người bị miễn nhiệm công chứng viên nếu xét thấy lợi ích hợp pháp của mình

bị xâm hại (trừ trường hợp miễn nhiệm công chứng viên để giao công việc khác hoặc bổ nhiệm vào vị trí khác) thì vẫn có quyền khiếu nại đên Bộ trưởng Bộ Tư pháp

1.5 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật

Đối với Phòng công chứng, việc kỷ luật đối với viên chức được quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

và Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định về xử

lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức Các hình thức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị áp dụng một trong ba hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc Viên chức quản

lí thì có thêm hình thức kỷ luật: cách chức

Viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật Thời hiệu khiếu nại lần hai là

10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu Thời hạn thụ

lý là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý Một hành vi vi phạm không được xử

lý kỷ luật 02 lần Việc miễn nhiệm Công chứng viên không phải là một hình thức

kỷ luật

Ngày đăng: 13/10/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w