BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ CHÍNH SÁ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HIỆN NAY GIẢNG VIÊN: THS ĐỖ THỊ NGỌC LỆ
SINH VIÊN THỰC HIỆN
TP THỦ ĐỨC, THÁNG 12 NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1
ĐIỂM 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu tiểu luận 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 3
1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người 3
1.1 Con người là là vốn quý nhất, mang tính chỉnh thể về mặt lịch sử và xã hội 3
1.2 Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng và tiến bộ xã hội 4
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người 5
2.1 Con người là trung tâm của mọi chính sách hoạt động 5
2.2 Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế và xã hội 6
2.3 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng 6
3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng cọn người 6
3.1 Ý nghĩa 7
3.2 Nội dung 7
3.3 Phương Pháp 8
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH “TRỒNG NGƯỜI” VÀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 8
Trang 31 Những chính sách giáo dục của Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh 8 1.1 Đổi mới về phương châm, phương pháp tổ chức, xây dựng nền
giáo dục, phương pháp dạy và học 9
1.2 Coi trọng tài và đức, đề cao vai trò của đội ngũ thầy cô giáo 9
2 Nền tảng tư tưởng về chính sách “trồng người” và chính sách nâng cao nguồn nhân lực 10
2.1 Giáo dục và đào tạo là nền tảng quan trọng nhất 10
2.2 Phát triển toàn diện con người 11
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN HIỆN NAY 12
1 Chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay 12
2 Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay 12
3 Nguyên nhân 13
4 Giải pháp 14
4.1 Nhà nước cần xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực 14
4.2 Nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân cả nước 14
4.3 Cần có những chính sách đãi ngộ, thu hút, ưu tiên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực nền tảng 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
ĐIỂM
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Sinh thời Hồ Chí Minh cho rằng, mục tiêu của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội để đi đến giải phóng con người Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung
tư tưởng của Người
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác – Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Người cho rằng, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”[1] Kế tục quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương phải xây dựng và phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện
2 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận của Hồ Chí Minh về con người như vị trí, vai trò, các phẩm chất, tư tưởng, giá trị
Những chủ trương và quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
3 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về các quan điểm, quan niệm, vai trò,
vị trí, giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới; hình thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để Đảng đề ra đường lối, chủ trương về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ tư tưởng hồ chí minh về con người
- Làm sáng tỏ nội dung tư tưởng hồ chí minh về chính sách “trồng người” và chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đảng cộng sản việt nam hiện nay
- Làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng, kết hợp chặt chẽ các phương pháp như: phương pháp logic, phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, …
5 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH “TRỒNG NGƯỜI”
VÀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐẢNG CỘNG SẢN HIỆN NAY
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người
Mặc dù Hồ Chí Minh không có tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng trong
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người có một vị trí đặc biệt, được coi trọng như mục tiêu thiêng liêng, cao cả của sự nghiệp cách mạng, thấm đượm và thường trực trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Người, tỏa sáng trong từng việc làm,
cử chỉ, hành vi, ân cần, tôn trọng, quan tâm đến từng người và mọi người.1
1.1 Con người là là vốn quý nhất, mang tính chỉnh thể về mặt lịch sử và xã hội
Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý nhất, luôn trân trọng sinh mệnh của mỗi con người, rất chú trọng tiết kiệm sức người, luôn luôn nhìn nhận những mặt tiến bộ, tích cực của mỗi con người, coi trọng những phần thiện, dù nhỏ nhất ở mỗi người Người nhìn nhận con người trong tính đa dạng, như năm ngón tay dài ngắn khác nhau, như bao nhiêu triệu con người Việt Nam có người thế này người thế kia nhưng đều có điểm chung là người Việt Nam, và dù thế nào, ít hay nhiều đều có lòng yêu nước Hồ Chí Minh đã tổng kết, một dân tộc dù nhỏ bé sẽ không bị một dân tộc lớn gấp hàng chục lần thôn tính và đồng hóa nếu dân tộc ấy phát huy được sức mạnh con người những phẩm chất tinh thần, tư tưởng và văn hóa Đối với dân tộc Việt Nam, con người làm ra lịch sử, nhân dân là chủ thể của lịch sử, là chân lý cụ thể, sinh động đã được Hồ Chí Minh củng cố và nâng cao thành triết lý nhân sinh Triết lý nhân sinh này đã được phát huy và đã được chứng minh hùng hồn trong lịch sử hiện đại của dân tộc
Các mối quan hệ xã hội không phải nhất thành bất biến, cho nên bản chất của con người cũng biến đổi cùng với biến đổi của các quan hệ xã hội Quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng: “Bản chất hay bản tính của con người là bất biến” C.Mác đã bác bỏ:
“Toàn bộ lịch sử chỉ là sự biến đổi liên tục của bản tính con người”2cho nên cần phải nghiên cứu: “bản chất đó thay đổi như thế nào trong mỗi thời đại lịch sử nhất định” 3 Con người ở đây vừa là mỗi thành viên cụ thể, vừa là những cộng đồng người cụ thể trong xã hội Những quan hệ xã hội mà Hồ Chí Minh quan tâm là những quan hệ gắn
1 Báo Nhân Dân Điện Tử, ngày 16/05/2020.
2 Luận cương về Feuerbach (1845), Karl Marx
3 Luận cương về Feuerbach (1845), luận cương thứ 6, Karl Marx
Trang 8bó với mọi người, với cộng đồng, tạo thành những cộng đồng xã hội từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng, những cộng đồng gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc đã tạo thành cộng đồng bền vững được bồi đắp trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước Từ đó đã hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân tộc chân chính mà Hồ Chí Minh coi là: “động lực vĩ đại”, “động lực duy nhất, thúc đẩy sự phát triển của đất nước” Dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh cho rằng con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội,
là chủ thể của các mối quan hệ trong lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, lao động sáng tạo của người là giá trị cao nhất, nhân bản nhất của mỗi con người
1.2 Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng và tiến bộ xã hội
Con người, tự do và hạnh phúc của con người là vấn đề trung tâm trong tư tưởng Hồ Chí Minh Mục tiêu cao nhất và bao trùm mà Người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời là độc lập, tự do và hạnh phúc của con người Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Người là quá trình đấu tranh vì mục đích giải phóng con người
Con người là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người Hồ Chí Minh nhấn mạnh Đảng và Nhà nước phải luôn quan tâm, chăm lo đến người dân: “ hễ còn người việt nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ” , Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục,…để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
Người căn dặn: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân” Nếu dân đói, dân rét, dân dốt là Đảng có lỗi Trách nhiệm đối với đời sống của nhân dân hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ xã hội, vào giai tầng lãnh đạo
xã hội
Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người là sự nghiệp của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của
cả dân tộc, với tinh thần “phải đem sức ta mà giải phóng cho ta” Hồ Chí Minh nhìn thấy sức mạnh của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam không
Trang 9chỉ những gì đã được bộc lộ, mà còn ở những gì tiềm ẩn bên trong những lực lượng to lớn ấy
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
Theo Hồ Chí Minh, "trong bầu trời không quý bằng nhân dân trong thế giới không
gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"
2.1 Con người là trung tâm của mọi chính sách hoạt động
Quán triệt, vận dụng và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng con người, trong Cương lĩnh, đường lối, các nghị quyết, Đảng ta luôn kiên định quan điểm xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới” Hầu hết trong các kỳ đại hội, Đảng ta đều dành một4 lượng thời gian nhất định bàn về con người, khẳng định con người là trung tâm, chủ thể của mọi hoạt động
Ngày 15-10-2024, tại Hưng Yên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Tỉnh uỷ Hưng Yên tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” Trong thư, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ: Thực hiện quan điểm nhất quán
và xuyên suốt về quyền con người là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nhiều kỳ tích, đạt được những thành tựu vĩ đại sau 79 năm thành lập nước và gần 40 năm đổi mới đất nước
Đường lối đổi mới của Đảng đã không ngừng được bổ sung, phát triển và dần hoàn thiện, trong đó, về xây dựng con người, Đảng ta luôn khẳng định: Con người là nguồn vốn của mọi nguồn vốn, là nguồn lực quan trọng nhất của mọi nguồn lực, giá trị cao
4 Đại hội XIII của Đảng, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Trang 10nhất của mọi giá trị Con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là sức sống của đổi mới, là trung tâm của sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước
2.2 Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế và
xã hội
Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Theo Người: “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và
từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”
Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam… Chính trị, văn hoá, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người Con người
là động lực chỉ có thể thực hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
2.3 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
Hồ Chí Minh khẳng định động lực lớn nhất của cách mạng Việt Nam chính là đại đoàn kết dân tộc “ Đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, đại thành công” Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lenin “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Người tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, Người khẳng định rằng công nông là gốc cách mạng, nước lấy dân làm gốc
3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng cọn người
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn chủ nghĩa Cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình” Đó chính là mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội hướng tới: giải phóng con người nhằm phát triển mọi tiềm năng, giá trị nhân cách của con người.5
5 Hoatieu.vn, Thanh Ngân, ngày 30/06/2022.
Trang 113.1 Ý nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, trong mỗi con người đều có cái mới cái cũ, cái tốt cái xấu, cho nên phải phấn đấu để những cái tốt, cái mới ngày càng nhiều hơn, những cái xấu, cái cũ ngày càng mất dần đi Bởi vậy, cần tổ chức tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm lan toả sâu rộng cái tốt, cái mới trong toàn dân tộc, đồng thời làm cho cái cũ, cái xấu càng bị thu hẹp và mất dần đi trong đời sống xã hội
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra những cơ chế, chính sách rất phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn của con người Giáo dục, bồi dưỡng, phát huy con người bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào cuộc sống và thực tiễn công tác
3.2 Nội dung
C.Mác cho rằng, con người phát triển toàn diện là nấc thang tất yếu, là kết quả hiển nhiên của sự nghiệp giải phóng và phát triển con người do giai cấp công nhân khởi xướng và lãnh đạo Vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội Đây là một quá trình lâu dài, phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và của chính bản thân mỗi người
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn
bó chặt chẽ với nhau Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông) Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đao đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên…); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng