TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU LỰC CỦA CÔNG CỤ XÚC TIẾN BÁN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SAMSUNG GALAXY A
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU LỰC CỦA CÔNG CỤ XÚC TIẾN BÁN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SAMSUNG GALAXY A51 TRONG TRUYỀN THÔNG MARKETING TẠI CÔNG TY
Trang 2Hà Nội, Tháng 6/2021
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU LỰC CỦA CÔNG CỤ XÚC TIẾN BÁN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SAMSUNG GALAXY A51 TRONG TRUYỀN THÔNG MARKETING TẠI CÔNG TY
Trang 4Hà Nội, Tháng 6/2021
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… 1
1 Lý do chọn đề tài……… 2.
2 Mục tiêu nghiên cứu……… 2
3 Đối tượng nghiên cứu……….2
4 Phạm vi nghiên cứu………2
5 Kết cấu của tiểu luận……… 2
Chương 1 Cơ sở lý luận về truyền thông marketing và công cụ truyền thông marketing xúc tiến bán 1.1 Khái niệm truyền thông Marketing……… 4…
1.1.2 Khái niệm truyền thông Marketing tích hợp IMC………4
1.1.3 Các công cụ truyền thông marketing ………4
1.2 Xúc tiến bán (Khuyến mãi)……….4
1.2.1 Khái niệm xúc tiến bán……….4
1.2.2 Bản chất của xúc tiến bán……… 4.
1.2.3 Vai trò của xúc tiến bán………5
1.3 Đối tượng và các hình thức của xúc tiến bán……… 6.
1.3.1 Xúc tiến bán với trung gian marketing……… 6
1.3.1 Xúc tiến bán với người tiêu dùng……….7
Chương 2: Thực trạng hiệu lực của công cụ xúc tiến bán đã áp dụng tại Samsung Electronics……… 8
Trang 62.1 Giới thiệu chung về Samsung Electronics……….8
2.1.1 Lịch sử hình thành………8
2.1.2 Giới thiệu về sản phẩm Samsung Galaxy A51……… 9…
2.1.3 Đánh giá thị trường ……… 10
2.1.3.1 Quy mô thị trường………10
2.1.3.2 Nhu cầu khách hàng……….11
2.1.3.3 Thị phần, đối thủ cạnh tranh của Samsung tại Việt Nam và trên thế giới………11
2.1.3.4 Xác định thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu………13
2.1.4 Mục tiêu Marketing và mục tiêu truyền thông Marketing…….14
2.2 Thực trạng xúc tiến bán của Samsung Galaxy A51………14
2.2.1 Chương trình xúc tiến bán của Samsung Galaxy A51………….14
2.2.2 Hiệu quả của chương trình xúc tiến bán……… 17
2.2.3 Đánh giá hiệu quả của chương trình xúc tiến bán……… 21
Chương 3: Những ưu, nhược điểm của hoạt động xúc tiến bán Samsung Galaxy A51 và đề xuất giải pháp……….23
3.1 Những ưu điểm, nhược điểm của hoạt động xúc tiến bán Samsung Galaxy A51……….23
3.2 Đề xuất giải pháp để hoạt động xúc tiến bán hiệu quả hơn…… 24…
KẾT LUẬN………26 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Hình 2.3 Thị phần Smartphone Samsung tại
Việt NamHình 2.4 Quà tặng ưu đãi dành cho KH đặt
trước Samsung Galaxy A51Hình 2.5 Thị phần Galaxy A51 trên thế giới
quý 1 2020Hình 2.6 Thị phần smartphone toàn cầu từ
Quý 1 2018 – Quý 1 2020
Trang 9
Lời mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo cuối năm 2019 Thị trường quảng cáo số Việt Nam củaAdsota, thị trường Việt Nam hiện nay có đến 43,7 triệu người đang sử dụngcác thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%.Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có sốlượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốcgia phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Đức hay đại diện cùng khu vựcĐông Nam Á là Indonesia
Với sự ra mắt của nhiều mẫu điện thoại giá rẻ, smartphone đang trở thànhvật “bất ly thân” trong đời sống thường ngày của người Việt khi có đến gần50% dân số sở hữu smartphone Chính vì thế thị trường Việt Nam luôn làmiếng bánh béo bở của các ông lớn trong ngành smartphone như Samsung,Apple, Oppo, Huawei… hướng đến và đầu tư Trong bối cảnh đó, chúng ta
đã chứng kiến những cú chết yểu của Mobistar, Sony, Asus… do sự yếukém trong truyền thông marketing cũng như định hướng chiến lược sailầm Nhưng ông lớn Samsung thì không như vậy, họ đưa ra những dòng sảnphẩm thương hiệu toàn cầu nhưng giá rất "Việt Nam", lại có dịch vụ cộngthêm, ưu đãi, chất lượng mẫu mã luôn cải tiến, các chương trình truyềnthông, quảng cáo chuyên nghiệp, đã khiến nhiều người tiêu dùng Việt Namyêu mến và lựa chọn Minh chứng cho thấy Samsung đang chễm trệ ở ngôiđầu bảng thị trường smartphone Việt, và là một thách thức to lớn đối vớiđối thủ nào có ý định lăm le gia nhập thị trường này Sự thành công củaSamsung chủ yếu đến từ sản phẩm với mẫu mã đa dạng, thiết kế thanh lịch,đầy đủ các phân khúc từ giá rẻ đến cao cấp cùng với công nghệ đột phá, đã
và đang gây được thiện ý với người tiêu dùng Việt Không chỉ vậy, cácquảng cáo, chiến lược marketing - bán hàng đúng đắn đã đánh trúng tâm lý
Trang 10“ngon – bổ - rẻ” của người Việt và trong số đó chương trình xúc tiến báncủa Samsung cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của hãng ngàyhôm nay, chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Thực trạng hiệulực của công cụ xúc tiến bán tại Samsung” Trong bài, em sẽ đề cập trọngtâm đến hoạt động xúc tiến bán của công ty cho sản phẩm Galaxy A51,đánh giá hiệu quả của công cụ truyền thông marketing đó và chỉ ra được
ưu, nhược điểm của công cụ xúc tiến bán và đề ra những giải pháp thíchhợp để phát huy được những lợi thế và làm giảm những tồn tại, hạn chế
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là mô tả được thực trạng hoạt động truyền thôngmarketing của Samsung và chỉ ra được sự ảnh hưởng của công cụ xúc tiếnbán tới hiệu quả truyền thông của công ty Trên cơ sở đó chỉ ra được cácưu- nhược điểm và đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiệnhoạt động truyền thông marketing
3 Đối tượng nghiên cứu
Tập đoàn Samsung, cụ thể hơn là Samsung Electronics với sản phẩmSamsung Galaxy A51
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các lý thuyết và ứng dụng của công cụ truyềnthông marketing xúc tiến bán Và tính hiệu quả của công cụ này tạiSamsung Electronics với sản phẩm Samsung Galaxy A51 ở giai đoạn từtháng 12 năm 2019 đến hết quý 1 năm 2020
5 Kết cấu của tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông marketing và công cụ truyền thông marketing xúc tiến bán.
Trang 11Chương 2: Thực trạng hiệu lực của công cụ xúc tiến bán đã áp dụng tại Samsung Electronics
Chương 3: Những ưu , nhược điểm của hoạt động xúc tiến bán Samsung Galaxy A51 và đề xuất giải pháp
Kết luận
Trang 12Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông marketing và công
cụ truyền thông marketing xúc tiến bán.
1.1 Khái niệm Truyền thông Marketing
Là toàn bộ các hoạt động nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm/ dịch vụ/thương hiệu và bản thân doanh nghiệp cho khách hàng, tạo sự nhận biết,xây dựng lòng tin và thúc đẩy hành động mua của họ
1.1.2 Khái niệm Truyền thông Marketing tích hợp (IMC):
Theo Don Schultz: Truyền thông MKT tích hợp là một quá trình kinhdoanh mang tính chiến lược được sử dụng để lên kế hoạch, phát triển, thựchiện và đánh giá các chương trình truyền thông thương hiệu có tính thuyếtphục, có khả năng đo lường và được phối hợp tác động tới khách hàng,người tiêu dùng, nhân viên, khách hàng tiềm năng và những người có liênquan khác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Mục đích nhằm thu lợinhuận trong ngắn hạn và xây dựng thương hiệu, giá trị cổ đông trong dàihạn
1.1.3 Các công cụ truyền thông Marketing tích hợp
Có 6 công cụ truyền thông marketing: Quảng cáo; Xúc tiến bán; Bán hàng
cá nhân; Quan hệ công chúng (PR); MKT trực tiếp; MKT tương tác
1.2 Xúc tiến bán (Khuyến mãi)
1.2.1 Khái niệm xúc tiến bán
Xúc tiến bán là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc cung cấp nhữnggiá trị tăng thêm hoặc động cơ kèm theo sản phẩm cho lực lượng bán hàng,nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích chính là làmtăng lượng bán hàng ngay lập tức
1.2.2 Bản chất của xúc tiến bán
Trang 13Xúc tiến bán đề cập đến bất kỳ ưu đãi của nhà sản xuất, nhà bán lẻ và ngay
cả những tổ chức phi lợi nhuận cũng sử dụng để làm thay đổi tạm thời gáitrị hay giá cả nhận thức của một thương hiệu Nhà sản xuất sử dụng xúctiến bán với trung gian marketing hay với người tiêu dùng để mua mộtthương hiệu và khuyến khích lực lượng bán của mình để họ tích cực bánhàng Thực sự, xúc tiến bán hàng phục vụ trong ngắn hạn, định hướng hành
vi khi xúc tiến bán được thiết kế để thúc đẩy hành vi mua thương hiệu củanhà kinh doanh – chủ thể của hoạt động xúc tiến bán
Chương trình xúc tiến bán có nhiệm vụ tạo nên thương hiệu ngay lập tứccủa khách hàng Chương trình xúc tiến có khả năng ảnh hưởng tới hành vibởi nó cung cấp cho khách hàng giá trị cao hơn trong ngắn hạn và có thểtạo cho khách hàng cảm thấy tốt hơn về kinh nghiệm mua hàng
Ngày nay, hoạt động xúc tiến bán cũng đã được các tổ chức phi lợi nhuận
sử dụng phổ biến và cực kỳ có hiệu quả nếu được sử dụng một cách hợp lýnhư một phần của chương trình truyền thông marketing tích hợp
1.2.3 Vai trò của xúc tiến bán
Các hoạt động xúc tiến bán tới trung gian marketing và tới người tiêu dùng
sẽ cung cấp cho lực lượng bán hàng của nhà sản xuất những công cụ cầnthiết trong việc tích cực và nhiệt tình bán hàng tới những người mua là nhàbán buôn và bán lẻ Đó là nhân viên bán hàng có một động cơ để tập trungđặc biệt đẩy mạnh bán những thương hiệu đang được xúc tiến bán.Các hình thức như chiết khấu thương mại, giảm giá, các cuộc thi và khuyếnkhích đại lý, những chương trình hỗ trợ quảng cáo được sử dụng trong nỗlực đẩy từ nhà sản xuất tới các trung gian marketing (chúng được coi nhưchiến lược đẩy) nhằm cung cấp nhà bán lẻ với những thương hiệu được xúctiến bán
Trang 14Việc sử dụng xúc tiến bán với người tiêu dùng phục vụ để kéo một thươnghiệu vào kênh phân phối bằng việc cung cấp cho người tiêu dùng với một
lý do đặc biệt để mua một thương hiệu được xúc tiến trên cơ sở dùng thửhoặc mua lặp lại
1.3 Đối tượng và và các hình thức của xúc tiến bán
1.3.1 Xúc tiến bán với trung gian marketing
Mục tiêu của xúc tiến bán với trung gian Marketing
Các nhà sản xuất có những mục tiêu chính đáng cho việc sử dụng xúc tiếnbán với trung gian marketing, những mục tiêu đó bao gồm: 1 Giới thiệusản phẩm mới hay được cải tiến; 2 Tăng phân phối những sản phẩm cókích thước và đóng gói mới; 3 Duy trì hoặc tăng không gian trưng bày củanhà sản xuất; 4 Dành được những vị trí trưng bày ngoài những nơi trưngbày thông thường; 5 Giảm lượng hàng tồn kho và tăng khả năng quayvòng vốn; 6 Đạt được những tính năng sản phẩm trong các quảng cáo bánlẻ; 7 Chống lại hoạt động cạnh tranh; 8 Bán nhiều nhất có thể tới ngườitiêu dùng cuối cùng
Các hình thức của xúc tiến bán với trung gian marketing
∙ Chiết khấu thương mại: có ba hình thức chính trong CKTM: CK từ hóa
đơn, CK từ quảng cáo, CK trưng bày
∙ Trưng bày tại điểm bán
∙ Các chương trình đào tạo bán hàng
∙ Triển lãm thương mại (Hội chợ)
∙ Hợp tác quảng cáo: Có ba hình thức chính của quảng cáo hợp tác: hợp tác
quảng cáo theo chiều ngang, hợp tác quảng cáo theo chiều dọc; hợp tácquảng cáo quảng cáo thành phần (nguyên liệu)
Trang 151.3.2 Xúc tiến bán với người tiêu dùng
Mục tiêu của xúc tiến bán với người tiêu dùng
Một tổ hợp xúc tiến các nhà quản trị phải lên kế hoạch cho xúc tiến bánhướng đến khách hàng thông qua việc phân tích tình hình và xác định vaitrò cụ thể của xúc tiến bán
Với những vai trò khác nhau, các nhà marketing đưa ra các mục tiêu chothương hiệu mới và cũ: dùng thử rồi mua; tăng tiêu thụ thương hiệu cũ; duytrì lượng khách hàng hiện có; hướng tới phân đoạn thị trường cụ thể; tăngcường truyền thông marketing hỗn hợp và xây dựng giá trị thương hiệu.Những lợi ích cho người tiêu dùng từ hoạt động xúc tiến bán:
∙ Những lợi ích vật chất (chức năng): được tiết kiệm tiền; giảm chi phí
quyết định và tìm kiếm; cải thiện chất lượng sản phẩm
∙ Những lợi ích vô hình: tạo cảm giác là người mua hàng khôn ngoan khi
tận dụng các chương trình xúc tiến; đạt được mức đủ kích thích mua đượcsản phẩm mà trước kia không mua được; đạt được giá trị giải trí
Các hình thức của xúc tiến bán với NTD
∙ Mẫu hàng dùng thử
∙ Phiếu mua hàng giảm giá; quà tặng
∙ Các cuộc rút thăm trúng thưởng; thêm khối lượng giá không đổi
∙ Giảm giá
∙ MKT sự kiện
∙ Hậu mãi và hoàn tiền
∙ Các chương trình thường xuyên (tích điểm)
Trang 16Chương 2 Thực trạng hiệu lực của công cụ xúc tiến bán đã áp dụng tại SamSung Electronics
2.1 Giới thiệu chung về Samsung Electronics
2.1.1 Lịch sử hình thành
Samsung Electronics là một công ty IT và điện tử mũi nhọn của tập đoànSamsung (Hàn Quốc) Các sản phẩm chiến lược của hãng bao gồm máytính cá nhân, tivi, điện thoại, màn hình, thiết bị điện tử tiêu dùng (điều hòa,
tủ lạnh), chất bán dẫn và thiết bị mạng viễn thông Samsung Electronics làtập đoàn điện tử lớn thứ 2 thế giới hiện tại
Việt Nam là quốc gia sản xuất hầu hết các sản phẩm điện thoại Samsung.Hiện Samsung có 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng vàcác thiết bị đeo thông minh tại Bắc Ninh và Thái Nguyên Công suất củamỗi nhà máy này hiện có thể sản xuất 120 triệu chiếc mỗi năm
Tính đến thời điểm hiện tại, với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu và pháttriển (R&D) tại Hà Nội vào tháng 3/2020 đã chính thức đưa Việt Nam trởthành công xưởng sản xuất di động lớn nhất của Samsung ở nước ngoài.Song song đó, Samsung cũng trở thành nhà đầu tư có vốn đầu tư nướcngoài lớn nhất ở Việt Nam với con số lên tới 17,3 tỷ USD
Tên đơn vị tại Việt : Công ty TNHH Điện Tử Samsung Vina
Địa chỉ: Số 2, đường Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1800-588-890
Website: https://www.samsung.com/vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/SamsungVietnam
Trang 17Hình 2.1 Tình hình kinh doanh của Samsung Electronics
Nguồn: Samsung Electronics
2.1.2 Giới thiệu sản phẩm Samsung Galaxy A51
Tiên phong đột phá với Camera
độc đáo, nghệ thuật như máy ảnh
chuyên nghiệp Thỏa sức lưu giữ
khoảnh khắc với bộ 4 Camera sau
48MP ấn tượng
Hình 2.2 Hình ảnh sản phẩmSamsung Galaxy A51
Nguồn: Samsung.com
Công nghệ AI thông minh giúp nhận diện 30 chủ thể, tùy chỉnh thông số,tối ưu hóa hình ảnh để cho ra những bức ảnh chất lượng tốt nhất GalaxyA51 đẳng cấp với màn hình tràn viền vô cực 6.5’’ thời thượng Côngnghệ Full HD+ Màn hình Super AMOLED cho hình ảnh sống động, sắcnét, trải nghiệm giải trí đẳng cấp Thân máy mỏng nhệ bậc nhất với
Trang 187.9mm thoải mái trải nghiệm Mặt lưng được thiết kế mặt cắt kim cươngtinh tế với 3 màu sắc trẻ trung thời thượng: xanh Crush, Đen Funky,Trắng Trendy Bên trong, máy chạy hệ điều hành Android 10, sức mạnh xử
lý của máy được cung cấp bởi con chip 8 nhân tốc độ 2.3GHz, đi kèm dunglượng RAM 6GB và người dùng sẽ có 128GB bộ nhớ trong để lưu trữ dữliệu (có hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD với dung lượng tối đa lên tới512GB) Dung lượng pin ấn tượng 4000mAh cùng công nghệ sạc nhanh
ưu việt 15W Chỉ với 10 phút sạc cho 3 giờ liên lạc, 3 giờ xem phim và
10 giờ nghe nhạc, cho trải nghiệm giải trí xuyên suốt ngày dài Tại thờiđiểm ra mắt, Samsung Galaxy A51 được bán với mức giá 7.990.000 đồng
2.1.3 Đánh giá thị trường
2.1.3.1 Quy mô thị trường
Cùng với sự phát triển của Internet, sản lượng điện thoại “smartphone” bán
ra ngày càng tăng Theo công ty khảo sát thị trường IDC, doanh sốsmartphone toàn cầu năm 2018 giảm 0,3% so với 2017, đạt 1,456 tỉ thiết bịbán ra Trước đó, các chuyên gia dự báo mức giảm 0,2%, tương đương1,462 tỉ máy Tuy nhiên, IDC tin rằng doanh số smartphone toàn cầu sẽtăng 3% từ năm 2019 và tới 2022 sẽ có 1,645 tỉ thiết bị bán ra Con số ướctính này tương đương tỷ lệ tăng trưởng hằng năm đạt 2,4%
IDC tính toán rằng điện thoại chạy nền tảng Android sẽ chiếm tới 84,8%tổng số smartphone toàn cầu trong 2018, tương đương 1,246 tỉ máy Doanh
số các máy chạy iOS dự kiến đạt 221,4 triệu trong năm 2018, chiếm 15,1%thị phần
Theo DigiTimes Research, sản lượng smartphone năm 2019 đạt mức 1,37
tỷ máy Trong tương lai, thị trường smartphone sẽ tiếp tục tăng trưởngnhưng sẽ có dấu hiệu của sự chậm lại Ta có thể thấy quy mô thị trường củangành smartphone là toàn thế giới, với tiềm lực vững mạnh, Samsung đang
Trang 19tranh đấu ngôi vương smartphone trước các đối thủ sừng sỏ như Apple,Huawei, Oppo… (tài liệu tham khảo phụ lục 1)
Nhu cầu của khách hàng khi sở hữu một chiếc điện thoại thường là để liênlạc, ngoài ra còn để chơi game, làm việc, nghe nhạc, chụp hình và rất nhiềudịch vụ khác Những yếu tố về cấu hình, đặc biệt là camera luôn là lựachọn đầu tiên của khách hàng khi mua sản phẩm, đồng thời là thách thứccũng như đòi hỏi Samsung phải thực sự cho ra đời nhiều ý tưởng đột phámới cho cấu hình smartphone ngày nay nếu muốn khẳng định vị trí củamình trong lòng người tiêu dùng
2.1.3.3 Thị phần, đối thủ cạnh tranh của Samsung tại Việt Nam và trên thế giới
Tại Việt Nam: Sẽ không sai khi nói Samsung là ông vua smartphone Việt
Nam, sở hữu thị phần đáng kinh ngạc, có lúc lên đến 51% vào tháng 3 năm
2019 Tuy nhiên trước sức ép từ đối thủ cạnh tranh Oppo- 1 hãngsmartphone giá rẻ, Samsung đang dần đánh mất thị phần ngay tại chính thịtrường mà hãng đang giữ vị trí độc tôn này Và hãng thực sự cần phải cóchiến lược marketing bài bản, cũng như cho ra mắt một sản phẩm chấtlượng, đẹp mắt, vừa túi tiền với thu nhập trung bình của người Việt Nam.Trong thời gian qua, Samsung vẫn tiếp tục giữ vị trí đứng đầu về doanh sốbán hàng Ngay sau đó là OPPO, giữ vị trí thứ 3 là Apple…
Trang 20Với xu hướng tiêu dùng hàng nội địa Việt Nam, Samsung đang phải đốimặt với một hãng điện thoại mới nổi là Vsmart- sở hữu thông số máy ấntượng với mức giá khá rẻ
Thị phần Smartphone Samsung và thị phần Smartphone Việt Nam được thểhiện tại hình 2.3 ( tài liệu tham khảo phụ lục 2)
Hình 2.3 Thị phần smartphone Samsung
Nguồn: Gfk.com Tại thế giới: Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, rất nhiều hãng
điện thoại xuất hiện trên thị trường Samsung sẽ phải đối mặt với các ônglớn như Apple, Huawei, OPPO, LG hay Nokia,…
Những lệnh cấm vận của Mỹ dành cho Huawei vào tháng 5 không đủ đểSamsung có thể nhân cơ hội này gia tăng thị phần, hãng Apple đã tận dụngtốt hơn và ngay ngày 20/9/2019 Apple cho ra mắt bộ đôi sản phẩm Iphone
11 và I phone 11 Pro Max làm cuộc đua thị phần thị với Samsung ngắn hơnbao giờ hết Cộng với việc Oppo, Huawei liên tục cho ra mắt các sản phẩmcấu hình “ khủng” mà giá rẻ như cho, đây là thách thức vô cùng lớn màSamsung cần phải vượt qua Nhưng nhìn chung vị trí số 1 của thế giới vẫn