1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng nghiệp vụ chiết khấu tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong tpbank

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Nghiệp Vụ Chiết Khấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong - Tpbank
Tác giả Nguyễn Tấn Pháp, Nguyễn Tú Uyên, Lê Hạnh Nguyên, Phạm Khánh Hưng, Bùi Minh Tú, Nguyễn Trung Kiên
Người hướng dẫn Đào Thu Thuỷ
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, thực trạng hoạt động chiết khấu tại các ngân hàng thươngmại Việt Nam nói chung và TPBank nói riêng đang phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu sửdụng c

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương I Cơ sở lý luận đề tài 3

1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3

2 Nghiệp vụ chiết khấu 3

Chương II Nghiệp vụ chiết khấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 8

1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 8

2 Thực trạng nghiệp vụ chiết khấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 15

Chương III Một số giải pháp về chiết khấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 22

PHẦN KẾT LUẬN 24

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, thực trạng hoạt động chiết khấu tại các ngân hàng thươngmại Việt Nam nói chung và TPBank nói riêng đang phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu sửdụng công cụ thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng cao Tuy nhiên, nghiệp vụnày vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như quy trình thực hiện còn phức tạp, chính sáchchưa linh hoạt, rủi ro trong quá trình thực hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ

Chiết khấu là một trong những nghiệp vụ ngân hàng quan trọng, đóng vai trò then chốttrong việc cung cấp vốn lưu động cho doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động thương mạiquốc tế, việc nghiên cứu và hoàn thiện nghiệp vụ này tại TPBank là vô cùng cần thiết.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, TPBank cần khôngngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì khả năng cạnh tranh trên thịtrường tài chính ngân hàng

Những bất cập trong nghiệp vụ chiết khấu nếu không được nghiên cứu và khắc phụckịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng Về mặt tài chính, ngân hàng có thể đốimặt với sự sụt giảm doanh thu từ hoạt động chiết khấu, tăng chi phí vận hành do quytrình chưa tối ưu, và đặc biệt là gia tăng rủi ro tín dụng khi thiếu các biện pháp kiểmsoát hiệu quả Về mặt thị trường, TPBank có thể mất đi lợi thế cạnh tranh và thị phầnvào tay các đối thủ trong bối cảnh các ngân hàng đang không ngừng đổi mới và hoànthiện dịch vụ của mình Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển dàihạn và vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính

Trong vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành ngânhàng, cùng với xu hướng số hóa và hiện đại hóa các dịch vụ tài chính, việc nghiên cứu

đề tài này không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn mang tính ứng dụng thực tiễncao Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng và nâng cao chấtlượng dịch vụ chiết khấu, nhóm quyết định chọn đề tài "Phân tích thực trạng nghiệp vụchiết khấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong" làm đề tài nghiên cứu

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụchiết khấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

Chương I Cơ sở lý luận đề tài

1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính đóng vai trò trung gian trongnền kinh tế, chủ yếu thực hiện hai chức năng chính là nhận tiền gửi và cấp tín dụng.Ngân hàng tiếp nhận vốn từ cá nhân và doanh nghiệp thông qua các hình thức gửi tiếtkiệm, tài khoản thanh toán và các sản phẩm tài chính khác Sau đó, ngân hàng sử dụng

số tiền này để cho vay, phục vụ nhu cầu tài chính của khách hàng trong các lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời thu phí lãi suất từ các khoản vay này.Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ thanh toán, giúp khách hàngthực hiện giao dịch tài chính nhanh chóng và an toàn, cũng như dịch vụ quản lý tài sản

và tư vấn đầu tư Ngân hàng thương mại không chỉ đóng góp vào việc duy trì ổn địnhtài chính mà còn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung cấp nguồn vốn chocác dự án phát triển, từ đó tạo ra việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộngđồng Sự phát triển và hoạt động hiệu quả của ngân hàng thương mại là một yếu tốthen chốt trong hệ thống tài chính quốc gia

2 Nghiệp vụ chiết khấu

2.1 Khái niệm chiết khấu

Chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ cấp tín dụng NHTM thỏa thuận mua lạicác giấy tờ có giá (GTCG) chưa đến hạn thanh toán của khách hàng Chiết khấu là loạihình tín dụng gián tiếp, trong đó NHTM sẽ thanh toán trước cho các giấy tờ có giá khichưa đến hạn, với điều kiện khách hàng đề nghị chiết khấu phải chuyển nhượng quyền

sở hữu giấy tờ có giá đó cho ngân hàng

2.2 Đối tượng chiết khấu

Đối tượng chiết khấu là các giấy tờ có giá bao gồm: GTCG không sinh lời và GTCGsinh lời Cụ thể:

 GTCG không sinh lời là loại GTCG không mang lại cho người sở hữu nó mộtmức lợi tức nào GTCG không sinh lời bao gồm thương phiếu và hổi phiếu Cơ

sở phát hành các chứng tử này xuất phát từ các giao dịch thương mại trongnước và ngoài nước

Trang 7

 GTCG giá sinh lời: là loại GTCG mà khi hữu nó, người chủ sở hữu sẽ nhậnđược một hoặc nhiều khoản lợi tức trong thời gian lưu hành của GTCG GTCGsinh lời bao gồm: trái phiếu tín phiếu, kỳ phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,chứng chỉ tiền gửi Cơ sở phát hành chứng từ này là dựa vào các giao dịch tàichính, thực hiện chu chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn.

2.3 Phân loại chiết khấu

2.3.1 Căn cứ theo tính chất rủi ro

Nghiệp vụ chiết khẩu được chia làm 2 loại: chiết khẩu có truy đòi và chiết khẩu miễntruy đòi

 Chiết khẩu có truy đòi: là nghiệp vụ chiết khẩu mà NHTM sẽ tiến hành mua lạicác loại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng Khi đến thờiđiểm đáo hạn của GTCG, nếu NHTM không nhận được sự thanh toán tử người

có nghĩa vụ thanh toán GTCG thì NHTM được phép truy đòi số tiền đã chiếtkhấu cho khách hàng đề nghị chiết khẩu GTCG nêu trên Vì đặc điểm này nênmức độ rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là thấp hơn so với nghiệp vụ chiết khấumiễn truy đòi, do mức lãi suất mà ngân hàng thu được sẽ thấp

 Chiết khẩu miễn truy đòi: Trong trường hợp chiết khẩu miễn truy đòi thì khiđến thời điểm đáo hạn của giấy tờ có giá, nếu người có nghĩa vụ thanh toánGTCG không thanh toán thì ngân hàng không dược phép truy đòi số tiền chiếtkhẩu đã trả cho khách hàng sử dụng dịch vụ chiết khấu

2.3.2 Căn cứ theo thời hạn

Chiết khấu thì nghiệp vụ chiết khẩu được chia làm 2 loại: chiết khẩu không hoàn lại vàchiết khẩu có hoàn lại

 Chiết khấu không hoàn lại: là nghiệp vụ chiết khấu mà trong đó NHTM sẽ mualại các giấy tờ có giá từ người thụ hưởng và nắm quyền sở hữu giấy tờ có giá đócho đến khi nó đáo hạn Trong trường hợp chiết khấu không hoàn lại thì thờihạn chiết khấu được tỉnh từ ngày chiết khẩu cho đến ngày đáo hạn của giấy tờ

có giá được chiết khẩu

 Chiết khấu có hoàn lại (chiết khấu có kỳ hạn): là nghiệp vụ chiết khấu mà trong

đó người chiết khẩu cam kết mua lại giấy tờ có giả đã chiết khẩu sau một thời

4

Trang 8

gian chiết khấu nhất định Trong trường hợp chiết khẩu có hoàn lại thì thời hạnchiết khấu được tính từ ngày chiết khấu cho đến ngày người chiết khẩu mua lạigiấy tờ có giá đã chiết khấu.

2.4 Ý nghĩa của chiết khấu

- Đối với khách hàng:

Thông qua nghiệp vụ chiết khấu mà khách hàng của ngân NHTM (doanh nghiệp và cánhân) có ngay một lượng tiền cần thiết để phục vụ cho nhu cầu của sản xuất kinhdoanh, hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng

- Đối với Ngân hàng thương mại:

Thông qua nghiệp vụ chiết khẩu các NHTM thực hiện được nghiệp vụ cấptín dụng chokhách hàng và tạo ra thu nhập cho ngân hàng gồm lãi chiết khẩu và phí chiết khẩu Đadạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó đa dạng hóa nguồn thu nhập củangân hàng Linh hoạt trong việc quản trị thanh khoản tại NHTM: khi ngân hàng phátsinh nhu cầu thanh khoản thì ngân hàng có thể sử dụng những GTCG đã chiết khẩucho khách hàng để tái chiết khẩu hoặc vay cầm cố GTCG tại ngân hàng trung ương vàcác NHTM khác một cách nhanh chóng

2.5 Điều kiện chiết khấu

- Đối với khách hàng đề nghị chiết khấu: Vì chiết khấu một hình thức cấp tín dụng, do

đó điều kiện đối với khách hàng đề nghị chiết khẩu cũng tương tự như diều kiện đốivới khách hàng đề nghị cấp tín dụng

- Đối với GTCG được chiết khấu: Để được ngân hàng chấp nhận chiết khẩu, GTCGchiết khẩu phải thỏa mãn các điều kiện sau:

 Thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng đề nghị chiết khẩu;

 GTCG đem chiết khẩu phải chưa đến hạn thanh toán; (tức là thời hạn chiếtkhẩu nằm trong thời hạn còn hiệu lực của GTCG)

 Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cẩm

cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác)

 Được thanh toán (vốn và lãi) theo quy định của tổ chức phát hành;

Trang 9

2.6 Quy trình chiết khấu

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chiết khấu

NHTM tiến hành hướng dẫn khách hàng đề nghị chiết khẩu phải lập hồ sơ đề nghịchiết khẩu theo mẫu quy định của NHTM Hồ sơ đề nghị chiết khẩu bao gồm cáctài liệu như: giấy đề nghị chiết khẩu; bảng kê chứng từ kèm theo bản gốc cácGTCG được chiết khẩu; các giấy tờ khác chứng minh năng lực về pháp lý về hành

vi của người xin chiết khấu

Bước 2: Thẩm định hồ sơ chiết khấu

Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét mức độ thỏa mãn các điều kiện cũng nhưmức độ rủi ro của khách hàng đề nghị chiết khẩu và GTCG được chiết khẩu Nếuchấp thuận chiết khẩu, NHTM thông báo cho khách hàng mức chiết khẩu Trongtrường hợp từ chối chiết khấu thi NHTM phải hoàn trả lại cho khách hàng GTCGkhông được chiết khẩu kèm theo văn bản trả lời có ghi rõ lý do từ chối chiết khẩu

Bước 3: Ký hợp đồng chiết khấu xác nhận đồng ý chiết khấu

Sau khi ra quyết định đồng ý chiết khẩu, ngân hàng và khách hàng tiến hành kýhợp đồng chiết khẩu hoặc kỷ xác nhận đồng ý chiết khấu vào giấy đề nghị chiếtkhẩu Đây là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo tính pháp lý cho việc thực hiện cácthủ tục chiết khẩu cần thiết

Bước 4: Chuyển nhượng GTCG và thanh toán tiền chiết khấu.

Khách hàng tiến hành chuyển nhượng GTCG được chấp nhận chiết khấu choNHTMtheo quy định của pháp luật về chuyển nhượng Trên cơ sở các GTCG dãđược chuyển nhượng, NHTM thanh toán số tiền chiết khấu khách hàng dượchưởng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Bước 5: Theo dõi thu nợ.

Đến hạn thanh toán của GTCG đã được chiết khấu, NHTM xuất trình các GTCG

đó để đôi tiền người có nghĩa vụ thanh toán Trong trường hợp GTCG không đượcthanh toán thì NHTM có quyền khởi kiện chính người mắc nợ (kể cả những người

có nghĩa vụ liên đới với món nợ trên chứng từ, nếu có) theo quy định của pháp luật.Riêng đối với trường hợp chiết khẩu thương phiếu có truy đòi, nếu đã được NHTM(với tư cách là người sở hữu) xuất trình hợp lệ mà vẫn không dược thanh toán thì

6

Trang 10

NHTM có quyền truy đòi khách hàng đề nghị chiết khấu Việc truy đòi như trêndây, sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng chiết khấu

Sau khi được thanh toán đầy đủ số tiền tử người có nghĩa vụ thanh toán GTCG thìNHTM tiến hành thanh lý hợp đồng chiết khấu với khách hàng và lưu hồ sơ chiếtkhẩu

Trang 11

Chương II Nghiệp vụ chiết khấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

TPBank có tên gọi đầy đủ là ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong(TPBank), được thành lập ngày 05/05/2008, bởi 5 cổ đông lớn là Tập đoàn Vàng bạc

Đá quý DOJI, Tập đoàn FPT, MobiFone, Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia ViệtNam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore

Tháng 8/2008: TiênPhongBank khai trương TiênPhongBank chi nhánh Hà Nội, đồngthời gia nhập chính thức liên minh mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam - SmartLink.Cho ra mắt mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7

Tháng 9/2008: TiênPhongBank chính thức đăng ký với UBCK hoạt động dưới hìnhthức Công ty đại chúng

8

Trang 12

Tháng 10/2008: TiênPhongBank khai trương TiênPhongBank - Chi nhánh Tp HCM

và ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Tháng 12/2008: Sau hơn năm tháng đi vào hoạt động, TiênPhongBank nhận chứng chỉISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của TiênPhongBank Đây làcột mốc quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động quản trị, quản lý toàn diện theochuẩn mực quản lý của quốc tế đối với hoạt động Ngân hàng

Năm 2009: Sau một năm hoạt động, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất củaTiênPhongBank được tổ chức tại tháng 3/2009 với việc thông qua các báo cáo, nghịquyết quan trọng là định hướng phát triển cho TiênPhongBank trong năm 2009 và cácnăm tiếp theo Trong năm này TPBank khai trương các chi nhánh tại Cần Thơ, HảiPhòng, Đà Nẵng

Năm 2010: TiênPhongBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng3/2010 và tại năm này, TiênPhongBank chính thức được kết nối liên thông với hệthống 1.100 máy ATM của Ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC) Bằngviệc kết nối này, ngoài việc giao dịch tại toàn bộ ATM của các ngân hàng trong liênminh thẻ Smartlink, Banknet, chủ thẻ ATM của TiênPhong Bank có thể giao dịchthêm tại 1.100 ATM của Ngân hàng Đông Á Tháng 7/2010, TiênPhongBank nhậnGiải thưởng về tỉ lệ điện chuẩn trong Thanh toán Quốc tế năm 2009 do Ngân hàngWells Fargo (Mỹ) trao tặng Tháng 8/2010, TiênPhongBank tiến hành tăng vốn điều lệlên 2.000 tỷ đồng Và trong năm 2010 Ngân hàng khai trương TiênPhongBank - Sởgiao dịch tại Hà Nội và Chi nhánh Sài Gòn

Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8/2011 và Đại hộiđồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 4/2011 Đồng thời, trong năm 2011,TiênPhongBank còn khai trương Chi nhánh tại Đồng Nai, An Giang, Quỹ tiết kiệmKhâm Thiên và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi

Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương cácPhòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng Tháng 11/2012,

Trang 13

TiênPhongBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử

do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn

Năm 2013: Ngân hàng chính thức tham gia thị trường vàng vào tháng 1/2013; đạt giải

“Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” vào tháng 3/2013; tổ chức Đại hội đồng Cổ đông

3 vào tháng 4/2013; ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold và Thẻ tiêu dùng Đatiện ích - các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng7/2013; đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 vào tháng 11/2013; ra mắtnhận diện thương hiệu mới với tên viết tắt là TPBank và đón nhận bằng khen của Thủtướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu vào tháng 12/2013.Đồng thời, trong năm 2013, TPBank khai trương rất nhiều Chi nhánh và phòng giaodịch

Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBanktrên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản MobileBanking và Internet Banking vào tháng 9/2014 và vào tháng 12/2014, TPBank khaitrương trụ sở mới tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Đồng thời, trong năm

2015, Ngân hàng đã khai trương rất nhiều Chi nhánh trên toàn quốc

Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa điểm trêncác địa bàn trên toàn quốc

Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank Biz –HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng TPBank WorldMasterCard vào tháng 8/2016 Ngân hàng cũng đã đưa vào hoạt động hơn 10 điểmgiao dịch mới trong cả nước theo phê duyệt của NHNN Việt Nam

Năm 2017: TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7LiveBank; vào tháng 07/2017, TPBank ra mắt trợ lý ảo T`aio phục vụ khách hàng nhờứng dụng trí thông minh nhân tạo; tháng 10/2017, TPBank ra mắt ứng dụng thanh toánbằng mã QR-TPBank QuickPay

10

Trang 14

Năm 2018: TPBank ra mắt dịch vụ nộp thuế hải quan điện tử 24/7; tháng 2/2018,TPBank nhận chứng chỉ quốc tế ISO 20000 về quản lý dịch vụ công nghệ thông tin;tháng 3/2018, TPBank được xếp vào Top 100 Ngân hàng bán lẻ mạnh nhất Châu ÁThái Bình Dương do Tạp chí The Asian Banker đánh giá; tháng 11/2018, TPBank kỉniệm 10 năm thành lập, đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhànước trao tặng.

Năm 2019: Vốn điều lệ của TPBank đạt 8.566 tỷ đồng

Năm 2020: TPBank là 1 trong 4 ngân hàng được Moody's xếp hạng cao và giữ nguyêntriển vọng ổn định

Năm 2021: Vốn điều lệ TPBank đạt 10.717 tỷ đồng vào tháng 2; tháng 12/2021,TPBank nâng vốn điều lệ lên hơn 15.817 tỷ đồng

Năm 2022: TPBank ra mắt nền tảng Ngân hàng Số hoàn toàn mới dành cho Doanhnghiệp (TPBank Biz) vào tháng 4/2022; tháng 5/2022, TPBank ra mắt thẻ tín dụng100% online TPBank Evo phê duyệt và cấp hạn mức tín dụng chỉ sau 15 phút đăng kýtrực tuyến; tháng 6/2022, TPBank ra mắt hệ thống Ngân hàng tiện lợi (TPBankLiveBank+) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam; tháng 12/2022, Dịch vụ tài chính ngânhàng TPBank được Bộ Cong thương công nhận là “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”.Năm 2023: Năm 2023, TPBank tiếp tục giữ ngôi vương tại Việt Nam năm thứ hai liêntiếp trong danh sách "Ngân hàng vững mạnh nhất châu Á Thái Bình Dương" của TheAsian Banker Duy trì nền tảng quản lý rủi ro xuất sắc, TPBank khẳng định vị thếtrong hàng ngũ những định chế tài chính bền vững nhất.Cùng chuỗi thành công kéodài suốt 10 năm, tổng tài sản của TPBank vượt 356.600 tỷ đồng, với vốn điều lệ hơn22.000 tỷ đồng

1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức, quản lý của Ngân hàng bao gồm:

1 Đại hội đồng Cổ đông

2 Hội đồng Quản trị

Ngày đăng: 31/12/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN