1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu Đa dạng nguồn gen cây thuốc của dân tộc mường, thu thập lưu giữ và bảo tồn tại tỉnh thanh hóa năm 2024

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng kế hoạch nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây thuốc của dân tộc Mường, thu thập lưu giữ và bảo tồn tại tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Tác giả Nguyễn Thành Đạt, Bùi Thị Hồng Giang, Võ Thị Giang, Võ Thị Thu Hiền, Trần Lê Khánh Huyền, Nguyễn Thị Vân Lam, Nguyễn Ngọc Xuân Mai, Phạm Thị Hoài Nhi, Phan Như Quỳnh, Đặng Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn Ths. Huỳnh Minh Đạo
Trường học Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
Chuyên ngành Dược liệu - Dược cổ truyền
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 8,41 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, đa dạng nguồn gen cây thuốc còn thể hiện ở phần lớn số loài thực vật sử dụng làm thuốc ở Việt Nam được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh nghiệm sử dụng của các dân tộc ở kh

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG KHOA DƯỢC - BỘ MÔN DƯỢC LIỆU-DƯỢC CỔ TRUYỀN

- -

BÁI TIỂU LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC CỦA DÂN TỘC MƯỜNG, THU THẬP LƯU GIỮ VÀ BẢO TỒN TẠI TỈNH THANH HÓA NĂM 2024

Đà Nẵng, tháng 8 năm 2024

4

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG KHOA DƯỢC - BỘ MÔN DƯỢC LIỆU-DƯỢC CỔ TRUYỀN

- -

BÀI TIỂU LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC CỦA DÂN TỘC MƯỜNG, THU THẬP LƯU GIỮ VÀ BẢO TỒN TẠI TỈNH THANH HÓA NĂM 2024

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1 Nguyễn Thành Đạt

2 Bùi Thị Hồng Giang

3 Võ Thị Giang

4 Võ Thị Thu Hiền

5 Trần Lê Khánh Huyền

6 Nguyễn Thị Vân Lam

7 Nguyễn Ngọc Xuân Mai

8 Phạm Thị Hoài Nhi

9 Phan Như Quỳnh

10 Đặng Thị Quỳnh Trang

2

Trang 3

Đà Nẵng, tháng 8 năm 2024

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

I TỔNG QUAN 5

1 Dân tộc Mường 5

1.1 Nguồn gốc 5

1.2 Phân bố 5

1.3 Nền văn hóa – phong tục tập quán 5

2 Đa dạng tài nguyên thuốc 6

2.1 Đa dạng tài nguyên thuốc tại Việt Nam 6

2.2 Đa dạng tài nguyên thuốc dân tộc Mường 7

II NỘI DUNG 7

1 Chuẩn bị 7

1.1 Khảo sát tiền trạm 7

1.2 Lực lượng điều tra 12

1.3 Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, tài liệu phục vụ cho quá trình điều tra 12

1.4 Tập huấn 14

2 Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu 14

2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

3 Công việc xử lý sau điều tra 17

III KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

3

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng ở Việt Nam, cây thuốc có một

vị trí và vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng Cho đến nay Việt Nam được ghi nhận có 6784 loài thực vật và nấm, có công dụng làm thuốc Nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam không những đa dạng về thành phần loài, chủng, giống, dưới loài mà còn rất đa dạng theo các vùng sinh thái Bên cạnh đó, đa dạng nguồn gen cây thuốc còn thể hiện ở phần lớn số loài thực vật sử dụng làm thuốc ở Việt Nam được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh nghiệm sử dụng của các dân tộc ở khắp các vùng miền trên toàn quốc Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ông cha ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về điều trị và phòng bệnh bằng bài thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số rất có hiệu quả, mà ngày nay chúng ta cần phải học tập, thừa kế, khai thác phát huy những kinh nghiệm, những bài thuốc quý đó nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân Với phương châm kết hợp giữa y học hiện đại với thuốc Mường là một trong những phương châm cơ bản của nền y học nước ta, mang ba tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng Tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều nhất với đồng bào người Mường chiếm 8,7% Đáng chú ý tại 2 huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc dân tộc Mường chiếm 66,7% dân số Kinh nghiệm chữa bệnh của các ông lang, bà mế cũng là một nét đặc trưng, góp phần duy trì tri thức bản địa từ đời này qua đời khác của đồng bào các dân tộc nơi đây Tuy nhiên, trong những năm gần đây thực trạng khai thác tràn lan và sự thiếu ý thức của một số cá nhân, tổ chức đã làm nguồn tài nguyên dược liệu ngày một cạn kiệt, một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Đứng trước tình hình đó, cần có các biện pháp nghiên cứu, bảo tồn lưu giữ đa dạng các nguồn gen có giá trị dược liệu Một trong các phương pháp có hiệu quả, được sử dụng phổ biến là điều tra khảo sát, thu thập, lưu giữ và nhân giống các nguồn gen đã được triển khai thực hiện

4

Trang 5

I TỔNG QUAN

1 Dân tộc Mường

Dân tộc Mường là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, cư trú chủ yếu tại các bản làng miền núi cao phía Bắc Việt Nam Người Mường có số dân đứng hàng thứ 9 trong số

54 dân tộc ở Việt Nam, với gần 1 triệu người

1.1 Nguồn gốc

Người Mường có nguồn gốc xa xưa ở Mường Hải Nam (Trung Quốc) Người Mường

ở Việt Nam có 3 nhóm: Mường Tuyển, Mường Nga Hoàng và Mường Làn Tẻn (còn gọi là Mường Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17)

1.2 Phân bố

Người Mường có nhiều nhóm dân tộc, sinh sống tại hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ [2]

1.3 Nền văn hóa – phong tục tập quán

Người Mường sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và ruộng nước Ngoài lúa họ còn trồng màu Nông cụ sản xuất thô sơ nhưng kỹ thuật canh tác đã có nhiều tiến bộ Một số nghề thủ công đã phát triển như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu… Thức ăn của người Mường chủ yếu là măng, rau, thỉnh thoảng có thịt cá Họ nuôi nhiều lợn, gà nhưng chủ yếu dùng trong những ngày ma chay, cưới xin, lễ tết Nhà có

3 loại khác nhau: nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà đất (nhà trệt)

Đàn ông Mường để tóc dài búi sau gáy, hoặc để chỏm tóc trên đỉnh đầu Ngày nay, hầu hết đã cắt tóc ngắn Y phục thường gồm quần và áo ngắn, áo dài Trang phục của

Trang 6

phụ nữ phong phú hơn, giữ được nhiều nét trang trí hoa văn truyền thống Phụ nữ Mường để tóc dài Cô dâu trong ngày cưới đội mũ Dưới chế độ cũ, cưới xin gồm nhiều nghi lễ phức tạp Có hai hình thức ở rể: có thời hạn và vĩnh viễn Ma chay phản ánh nhiều tục lệ xa xưa, ở một vài vùng có tục hỏa táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên Người Mường có nhiều tín ngưỡng về thần linh, ma quỷ, có một số tục lệ thờ cúng phức tạp và tốn kém

Người Mường có quan hệ họ hàng chặt chẽ và thông qua tên đệm để xác định dòng

họ, vai vế của người đó trong quan hệ dòng họ

Người Mường có nền văn hoá và lịch sử lâu đời Mặc dù cơ sở kinh tế nói chung còn thấp kém, nhưng tri thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học dân tộc cổ truyền Người Mường không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Mường hoá, gọi chữ Nôm Mường

2 Đa dạng tài nguyên thuốc

2.1 Đa dạng tài nguyên thuốc tại Việt Nam

Việt Nam được biết đến với nguồn tài nguyên cây Dược liệu phong phú và

đa dạng, phản ánh sự giàu có của hệ sinh thái và văn hoá dân gian trong việc sử dụng các loại thảo mộc làm thuốc Nằm trong khu vực Indo - Burma có khí hậu nhiệt đới cận xích Mường, là 1 trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới với trên 36.000 loài thực vật, động vật, vi tảo, vi sinh vật biển trong đó có nhiều loài đặc hữu quý hiếm Với chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm hình thành và phát triển của công đồng các dân tộc, đã kết kinh nhiều giá trị về văn hóa, kinh tế, xã hội Nền y dược học cổ truyền, dược liệu được hình thành và phát triển cho tới ngày nay,

đã ghi nhận tri thức sử dụng 5.117 loài thuộc 1.823 chi của 362 họ thực vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong số 13.766 loài thực vât được ghi nhận ở Việt Nam Có nhiều loài cây dược liệu quý, hiếm đặc hữu vừa có công dụng chữa bệnh vừa có giá trị kinh tế cao, được phân bố rộng khhp trên cả nước, như: sâm Ngọc linh, sâm Lai Châu, sâm vũ diệp, bảy lá một hoa, lan kim tuyến, tam thất hoang, bách hợp, thông đỏ, vàng đhng, hoàng liên ô rô, hoàng liên gai, thanh thiên quỳ, bình vôi…

Trang 7

2.2 Đa dạng tài nguyên thuốc dân tộc Mường

Đồng bào dân tộc Mường đã tích lũy được nhiều vốn y học cổ truyền quý giá từ nhiều thế hệ Những vị thuốc đó chủ yếu hái lượm ở rừng, ven suối, ít khi trồng sẵn với hơn trăm cây thuốc, từ nhiều loài khác nhau

Không phải ngẫu nhiên mà người Mường lại tích lũy được một kho tàng y học dân gian phong phú đến vậy Chính điều kiện sống tự nhiên ở vùng sâu từ thuở sơ khai đã "kích hoạt" sự sáng tạo, chủ động trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đa số các gia đình người Mường đều tự chữa những bệnh thông thường cho người nhà theo kinh nghiệm của gia đình, dòng tộc Mỗi làng, mỗi bản của người Mường đều có những thầy thuốc giỏi bốc thuốc chữa bệnh

II NỘI DUNG

1 Chuẩn bị

1.1 Khảo sát tiền trạm

Khảo sát tiền trạm là một bước quan trọng để đảm bảo nghiên cứu thực địa được thực hiện hiệu quả và suôn sẻ Đối với đề tài "ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY THUỐC CỦA DÂN TỘC MƯỜNG, THU THẬP LƯU GIỮ VÀ BẢO TỒN TẠI TỈNH THANH HÓA NĂM 2024", việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp chúng ta nhm bht được các yếu tố quan trọng và lên kế hoạch chi tiết cho nghiên cứu Dưới đây là các bước

và điều kiện cần chuẩn bị cho khảo sát tiền trạm:

Trang 8

1.1.1 Xác định mục tiêu khảo sát tiền trạm

- Mục tiêu chính: Xác định các điểm quan trọng và thu thập thông tin sơ bộ về cộng

đồng và điều kiện thực địa

- Thông tin cần thu thập: Tình hình địa lý, xã hội, văn hóa, cơ sở hạ tầng, và các yếu

tố có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu

1.1.2 Lên kế hoạch khảo sát

Lập ra 2 đoàn điều tra được phân công các địa bàn để tiến hành khảo sát tiền trạm

- Đoàn 1: làng Ma, làng Minh, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc

- Đoàn 2: làng Liên Sơn, làng Mòng, huyện Cẩm Thủy

Bản đồ chi tiết huyện Ngọc Lặc

Trang 9

Bản đồ chi tiết huyện Cẩm Thủy

- Lịch trình khảo sát:

+ Liên hệ với chính quyền địa phương

Ngày 16/8/2024: Các đoàn trưởng di chuyển đến UBND huyện Cẩm Thủy, UBND huyện Ngọc Lặc để liên hệ và làm việc với chính quyền địa phương:

o Trình bày về mục đích nghiên cứu, kế hoạch điều tra và xin phép tiến hành điều tra

o Lên kế hoạch phối hợp và hỗ trợ điều tra Tìm hiểu sơ bộ về mặt hành chính

o Xin gặp gỡ trưởng thôn, người dân bản địa có kinh nghiệm về các loài thực vật tại địa bàn điều tra để tìm hiểu kỹ hơn

o Xin phép được tạm trú tại Nhà văn hóa thôn trong thời gian thực hiện điều tra

Trang 10

+ Gặp gỡ các trưởng thôn, người dân địa phương:

o Ngày 20/8/2024: 2 đoàn điều tra tiến hành di chuyển đến địa bàn đã được phân công để gặp gỡ trưởng thôn và người dân địa phương nhhm tìm hiểu

về các đặc điểm về địa hình, thảm thực vật, phong tục tập quán - xã hội Từ

đó xây dựng các mối quan hệ tốt với người dân, gần gũi với người dân, dễ dàng phối hợp trong công việc

o Cùng trưởng thôn và người có kinh nghiệm về các loài cây thuốc tại địa phương dự kiến các tuyến điều tra và điểm điều tra đảm bảo tính điển hình,

có thể ghi nhận một cách đầy đủ số lượng loài cây thuốc

o Ngoài ra, đoàn xem xét về tinh hình thời tiết, giao thông và cơ sở hạ tầng

có điểm nào thuận lợi hay không thuận lợi đến quá trình thực hiện điều tra

- Lịch trình điều tra:

Ngày 5/9/2024: tập trung tại trường ĐH kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng và lên đường đến địa điểm tập trung tại trường ĐH Dược Hà Nội

Ngày 6/9/2024: chuẩn bị đầy đủ hành lý, thiết bị phục vụ cho chuyến nghiên cứu tại trường ĐH Hà Nội, sau đó chia ra làm 2 đoàn lên đường

+ Đoàn 1: làng Ma, làng Minh xã Quảng Trung huyện Ngọc Lặc

o Ngày 7/9/2024: Đoàn di chuyển đến Nhà văn hóa làng Ma, đây sẽ là nơi tạm trú trong thời gian thực hiện điều tra

Trang 11

o Tuần 1 và tuần 2 (09/09 - 18/09/2024) điều tra tại làng Ma

o Tuần 3 và tuần 4 (19/09 - 2/10/2024) di chuyển đến Nhà văn hóa làng Minh

và tiến hành điều tra tại làng Minh

o Ngày 6/10/2024: Đoàn di chuyển về

+ Đoàn 2: làng Liên Sơn, làng Mòng huyện Cẩm Thủy

o Ngày 7/9/2024: Đoàn di chuyển đến Nhà văn hóa, đây sẽ là nơi tạm trú trong thời gian thực hiện điều tra

Trang 12

o Tuần 1(09/09 - 18/09/2024) điều tra tại làng Liên Sơn

o Tuần 2 (19/09 - 02/10/2024) Đoàn di chuyển đến Nhà văn hóa làng Ma điều tra tại làng Mòng

o Ngày 6/10/2024: Đoàn di chuyển về

- Chuẩn bị tài chính: Đảm bảo đủ kinh phí cho các chi phí liên quan đến khảo sát,

bao gồm chi phí di chuyển, ăn ở, và các chi phí khác

1.2 Lực lượng điều tra

- Nhóm điều tra gồm có 9 người:

Trang 13

+ Anh Nguyễn Thành Đ và Chị Phan Như Q là Thạc sỹ Dược liệu - Dược học cổ

truyền: đảm nhận chính trong việc nhận biết và đánh giá cây thuốc

+ Chị Võ Thị Thu H, chị Trần Lê Khánh H, chị Nguyễn Thị Vân L là sinh viên

năm 5 ngành Dược học: hỗ trợ tìm kiếm, thu thập và nhận biết cây thuốc + Chị Nguyễn Ngọc Xuân M, chị Phạm Thị Hoài N: nhân viên kỹ thuật đảm nhận công việc hậu cần

+ Chị Đặng Thị Quỳnh T, chị Nguyễn Thị Hiền M: chuyên gia địa chất

- Ngoài ra còn có 2 tình nguyện viên là Võ Thị G, Bùi Thị Hồng G là người dân bản địa giúp dẫn đường

1.3 Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, tài liệu phục vụ cho quá trình điều tra

- Dụng cụ và thiết bị thu thập dữ liệu: Máy ghi âm; Máy ảnh và máy quay video;

Máy tính bảng hoặc laptop; Sổ tay và bút

- Dụng cụ hỗ trợ di chuyển và đánh dấu vị trí: Bản đồ địa phương; La bàn; Máy đo

khoảng cách hoặc GPS cầm tay

- Dụng cụ thu thập và làm tiêu bản: Dao, thuổng, kéo

cht cành (có nối dài), cặp mang, cặp ép, giấy báo cũ, nhãn, phiếu mô tả, túi nilon và túi giấy chuyên dụng, cồn đốt, dung dịch bảo quản mẫu tạm thời…

Trang 14

- Các loại biểu mẫu điều tra in sẵn, tài liệu và giấy tờ liên quan:

+ Giấy phép và thư xin phép tiến hành khảo sát; Danh sách các liên hệ quan trọng (trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng và các cơ quan địa phương) + Danh sách câu hỏi phỏng vấn

+ Các biểu mẫu khảo sát liên quan đến cây thuốc và tri thức bản địa

+ Tài liệu hướng dẫn phỏng vấn và các thẻ thông tin cần thiết

- Tài liệu tra cứu

- Dụng cụ bảo hộ và cá nhân: Dụng cụ y tế sơ cứu (bông, băng, gạc, thuốc sát

khuẩn, ), các loại thuốc phòng bệnh (Thuốc giảm đau - hạ sốt, thuốc đường tiêu hóa, thực phẩm bổ sung sức khỏe…), quần áo và giày phù hợp; Kem chống nhng và thuốc chống côn trùng

Trang 15

- Phương tiện di chuyển: xe máy

- Dự trữ thức ăn

1.4 Tập huấn

- Thời gian và địa điểm: ngày 4/9/2024: 9h sáng tại Hội trường tầng 1 cơ sở 2 trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

- Nội dung buổi tập huấn:

+ Giới thiệu cụ thể về kế hoạch đợt điều tra

+ Hướng dẫn quy trình và phương pháp

+ Giới thiệu trước một số cây thuốc quan trọng (là đối tượng tìm kiếm) có triển vọng phát hiện ở khu vực điều tra

+ Phân chia thành các tổ nhóm chuyên môn, kỹ thuật

2 Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu

- Các nguồn gen cây thuốc của đồng bào người Mường tại huyện Cẩm Thủy, huyện Ngọc Lặc thuộc tỉnh Thanh Hóa

- Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ cuối tháng 08/2024 đến 10/2025 Địa điểm tại huyện Cẩm Thủy và huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm thu mẫu

2 điểm làng gồm làng Ma, làng Minh xã Quảng Trung huyện Ngọc Lặc và 2 điểm làng Liên Sơn, làng Mòng huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa Các điểm lên kế hoạch thực hiện dựa vào thông tin Hội Đông y huyện cung cấp

2.

2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Trang 16

Điều tra khảo sát, thu thập nguồn gen các loài cây thuốc theo quy trình điều tra cây thuốc của Viện Dược liệu, nguồn gen có thể là cây giống, hom giống, hạt giống Một số cây thuốc quan trọng (khai thác, nghiên cứu bảo tồn, mới…) được ghi nhận vào “Phiếu điều tra cây thuốc trên thực địa”

2.

2 3 Phương pháp giám định tên cây và lập danh mục

Thu thập, xác định tên khoa học bằng phương pháp xây dựng thông tin, dữ liệu loài (hình ảnh, địa điểm thu thập) so sánh hình thái, kết hợp với các khóa phân loại trong thực vật chí Việt Nam

Phương pháp so sánh hình thái: dựa vào các đặc điểm hình thái, giải phẫu của cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản Trong quá trình giám định, sử dụng khóa phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1999- 2000) Ngoài ra còn tra thêm: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2009), Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012)

Lập danh mục: sau khi định loại thì tiến hành lập danh mục Danh mục được sắp theo

từng chi, từng họ theo cách sắp xếp của Brummitt, 1992 Trật tự các loài thực vật trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ được sắp xếp theo trật tự A, B, C v.v

2.

2 4 Phương pháp xử lý số liệu

Dùng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu

2.

2 5 Phương pháp điều tra tình hình khai thác sử dụng dược liệu

Ngày đăng: 10/12/2024, 10:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN