BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM ĐỀ BÀI: “Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán... Có thể nói, sự phổ biến
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ BÀI:
“Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán Phân tích một án lệ điển hình để minh họa”
Nhóm 2:
K20FCQ014 - Trần Văn Dũng
K20FCQ015 - Hà Thị Hương Giang
K20FCQ016 - Nguyễn Thị Giang
K20FCQ017 - Nguyễn Thị Thu Hiền
K20FCQ019 - Đỗ Xuân Hoàng
K20FCQ020 - Nguyễn Huy Hoàng K20ACQ048 - Nguyễn Trọng Hoàng K20FCQ021 - Nguyễn Huy Hùng K20FCQ022 - Hà Thị Thu Hương
Hà Nội, 2023
Trang 2I MỞ ĐẦU
Công ước Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (CISG) được đề cập tới trong nhiều tranh chấp thương mại quốc tế với tư cách là luật điều chỉnh nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa ký kết giữa các thương nhân Có thể nói, sự phổ biến của CISG trong giao thương quốc tế qua nhiều thập kỷ không hề thua kém bất kỳ một điều ước quốc tế điều chỉnh lĩnh vực tư nào trên thế giới, trước hết xuất phát từ sự linh hoạt của nội dung các quy định, trong đó có quy định về phạm vi áp dụng, kế đó là sự tham gia của hơn 80 quốc gia lớn nhỏ dưới tư cách thành viên Công ước đã giúp CISG khẳng định được vị trí rất khó thay thế trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế và là nguồn luật đặc biệt quan trọng để giải quyết tranh chấp hợp đồng, bất kể đó là tranh chấp giữa các thương nhân tới từ khu vực Châu Âu, châu Á hay châu Mỹ
CISG là văn bản hài hòa hóa pháp luật nhằm thống nhất các quy phạm được áp dụng để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dù các bên của hợp đồng ở quốc gia nào Công ước CISG là cơ sở trong việc quy định về các vấn đề liên quan tới mua bán hàng hóa quốc tế, về các tranh chấp phát sinh và hướng giải quyết Thực tế cho thấy, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã và đang ngày càng nhiều, và vai trò, tầm quan trọng của CISG cũng được nâng cao Để có thể hiểu rõ hơn về các quy định trong CISG, sau
đây là phần nội dung về “quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán - thông qua một án lệ điển hình để minh họa”.
Trang 3II NỘI DUNG
1 Quy định của CISG về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 1.1 Định nghĩa bồi thường thiệt hại
Theo Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
(1) Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm
(2) Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp
mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Do đó, có thể hiểu bồi thường thiệt hại là biện pháp nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút 1
1.2 Định nghĩa vi phạm hợp đồng
Theo Điều 25 CISG thì vi phạm cơ bản hợp đồng là “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”
2 Căn cứ để bên mua áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do bên bán vi phạm hợp đồng
1 Bồi thường thiệt hại là gì?, Thư viện pháp luật, nguồn:
Trang 4https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-2.1 Cấu thành vi phạm cơ bản
Thứ nhất, phải xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Để xác
định mức độ vi phạm cần phải có hành vi ban đầu là hành vi vi phạm hợp đồng Vi phạm có thể là vi phạm nghĩa vụ do các bên đã thoả thuận trong hợp đồng
Thứ hai, gây thiệt hại đáng kể trên cơ sở hợp đồng Thiệt hại đáng kể là
làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ mong muốn đạt được Và được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào các trường hợp cụ thể
Thứ ba, sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi
phạm, bên vi phạm hợp đồng có khả năng nhìn thấy trước được hậu quả của
sự vi phạm đó Và vi phạm đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó
và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được” Đây là 2
yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không Đồng thời phải phù hợp với quy định tại Điều 8 CISG
2.2 Quy định CISG về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán
Căn cứ theo Ðiều 34 CISG quy định về nghĩa vụ của người bán như sau: “Nếu người bán phải có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng Trong trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý
2 Thanh Thanh, ""vi phạm cơ bản hợp đồng" theo quy định của Công ước Viên," Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, 2021, nguồn:
Trang 5https://lsvn.vn/ban-ve-vi-pham-co-ban-hop-dong-theo-quy-dinh-cua-cong-uoc-nào Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này”
Điều này quy định khi mà bên bán vi phạm hợp đồng trong điều khoản
mà hai bên đã thỏa thuận như việc: giao hàng không đúng thời hạn, thời gian, địa điểm…Bên mua có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo Công ước Viên 1980 - CISG
2.2.1 Phạm vi thiệt hại được đền bù (Điều 74 CISG):
Trong CISG thì chế tài bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 74,
75, 76, 77 trong đó điều 74 được xem là quy định mẫu chốt, xác lập những nguyên tắc chung khi áp dụng chế tài được quy định có hai loại thiệt hại được bồi thường bao gồm:
(1) Tổn thất mà bên bị vi phạm đã gánh chịu Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng thường sẽ là: Những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút về tài sản, chi phí mà bên bị vi phạm trong hợp đồng phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do bên vi phạm hợp đồng gây ra
(2) Khoản lợi bị bỏ lỡ (thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút) đối với bên
bị vi phạm, là hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng được coi là một tổn thất
2.2.2 Tính dự đoán trước của thiệt hại (Điều 75 CISG):
Điều 75 CISG đã quy định về một trường hợp rất thường gặp trong thực tế,đó là trường hợp khi người bán không giao hàng dẫn đến việc người mua phải mua hàng thay thế Điều 75 quy định rất rõ ràng trong trường hợp này, người mua có thể đòi người bán bồi thường chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế Quy định này rất dễ áp dụng, giúp bên bị vi phạm có thể tính toán ngay lập tức khoản tiền đòi bồi thường theo dạng khoản lợi bị bỏ lỡ
Trang 6(thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút) do phải mua hàng thay thế với mức giá cao hơn so với hợp đồng ban đầu với người bán
2.2.3 Mức bồi thường thiệt hại (Điều 76,77 CISG)
Điều 76 quy định công thức tính toán tiền bồi thường trong trường hợp hợp đồng bị huỷ:
(1) Nếu hợp đồng bị hủy bỏ và có thể xác định được giá hàng hóa tại thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ, nếu bên mua không mua hàng thay thế hoặc bên bán không bán lại hàng theo quy định tại Điều 75;
(2) Nếu bên bị vi phạm tuyên bố hủy bỏ hợp đồng sau thời điểm nhận hàng
Điều 77 đề cập đến vấn đề giảm tiền bồi thường do bên đòi bồi thường không tiến hành các biện pháp hợp lý nhằm hạn chế tổn thất:
(1) Trường hợp 1: Nếu bên bị vi phạm muốn viện dẫn vi phạm hợp đồng của bên vi phạm;
(2) Trường hợp 2: Nếu bên bị vi phạm không thực hiện các biện pháp
để hạn chế tổn thất, kể cả khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ
3 Tóm tắt vụ tranh chấp
3.1 Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Bên nguyên đơn: người bán Tây Ban Nha.
Bên bị đơn: người mua Pháp.
Bên giải quyết tranh chấp:
• Tòa thương mại Roman
• Tòa phúc thẩm Grenoble
3.2 Sự kiện pháp lý
Trang 7• Tháng 5-1996, người mua Pháp đã đặt hàng từ người bán Tây Ban Nha 860,000 lít nước cam ép nguyên chất Hai bên đã ký kết Hợp đồng, theo
đó hàng sẽ được giao từng đợt từ tháng 5 đến tháng 12
• Hai bên thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, hai bên đồng ý đợt hàng giao tháng 9 sẽ được giao vào cuối tháng 8, đồng thời người bán sẽ giảm giá hàng cho người mua
• Vào thời gian giao hàng tháng 8, người mua không nhận hàng Đến tháng 9, người mua lại yêu cầu giao hàng
• Ngày 03-09 người bán thông báo không còn nước cam ép để giao và không giao hàng cho người mua
• Người mua đã phải tìm một nhà cung cấp khác với giá cao hơn và từ chối thanh toán tiền những lô hàng trước
• Người bán kiện người mua ra Tòa thương mại Romans
• Tòa án đã yêu cầu người mua Pháp phải thanh toán tiền hàng với lý
do là người bán có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình vì người mua chậm trễ nhận hàng
• Người mua kháng cáo tại Tòa phúc thẩm Grenoble
3.3 Vấn đề pháp lý
Vụ tranh chấp trên bao gồm ba yếu tố:
(i) Bên bán không cung cấp hàng hóa cho bên mua theo thỏa thuận
Bên mua không thanh toán tiền hàng và tìm bên cung cấp khác
(ii) Bên mua yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá
mua hàng hóa
(iii) Người mua và người bán trong vụ tranh chấp có trụ sở thương mại
ở các quốc gia là thành viên của Công ước CISG thì có thể áp dụng CISG được không?
Trang 8Yếu tố được gọi là sự kiện khởi đầu xảy ra tranh chấp khi bên bán (i)
không cung cấp hàng hóa Yếu tố (ii) là sự kiện bên bán yêu cầu bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá Yếu tố (iii) là luật pháp điều chỉnh
Cần phải xác định người mua có vi phạm cơ bản hợp đồng không? Có căn cứ xác định hành vi vi phạm của người bán hay không? Trách nhiệm phát sinh do vi phạm hợp đồng là gì?
3.4 Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo những quy định tại Chương I về phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980, Hợp đồng mua bán hàng hoá ở trường hợp này đáp ứng
đủ các yếu tố:
• Chủ thể là 2 bên có trụ sở thương mại tại 2 nước khác nhau (Pháp và Tây Ban Nha), và cả 2 quốc gia này đều là quốc gia thành viên của Công ước
• Đối tượng hàng hoá của hợp đồng là nước cam ép, không năm trong danh sách các loại hàng hoá mà Công ước viên không áp dụng
Do đó, nguồn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại trong trường hợp này là Công ước viên 1980 (Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế)
4 Tóm tắt lập luận của các bên
4.1 Lập luận của nguyên đơn
Thứ nhất: Có thể thấy, các quy định trong hợp đồng là sự tự do ý chí
thỏa thuận mua bán của các bên Căn cứ theo các điều 25, 63, 64 của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Người mua hiểu rằng “Nếu người bán muốn hủy hợp đồng, một cách hợp lý phải yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình và cho thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ nhận hàng.” Do vậy, Nguyên đơn cho rằng căn cứ để người bán hủy hợp đồng là không có cơ sở pháp lý, người mua
Trang 9không vi phạm cơ bản về hợp đồng vì trong hợp đồng không có quy định giới hạn về số ngày chậm nhận hàng để bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng theo điều 25 – CISG Do vậy, người bán không có quyền đơn phương hủy hợp đồng
Thứ Hai: Trong hợp đồng ban đầu, hợp đồng quy định rằng, hàng sẽ
được giao từng đợt từ tháng 5 đến tháng 12 Theo đó, người bán hoàn toàn phải chủ động nguồn hàng sẵn sàng để giao theo quy định Người bán chưa từng đề cập tới việc nước cam ép không bền và cần thiết phải cô đặc lại nếu
để đến sau tháng 8 Việc rút ngắn thời gian nhận hàng từ tháng 9 về tháng 8 là
đề xuất của người bán qua đó giúp gia tăng lợi ích cho người bán như giảm chi phí lưu kho, được lợi về vấn đề tỷ giá, vấn đề mùa vụ thu hoạch ảnh hưởng tới giá thu mua của người bán giảm xuống… Người mua đồng ý thỏa thuận đơn giản vì lợi ích tài chính do được Người bán ưu đãi giảm giá mà không có ý thức về việc sẽ có nguy cơ bị hủy hợp đồng vì trong quy định hợp đồng không có quy định cụ thể số ngày chậm nhận hàng
Thứ ba: Có thể thấy, Các quy định trong hợp đồng là sự tự do ý chí
thỏa thuận mua bán của các bên Theo đó đơn hàng thay thế của người mua cho tới tháng 12-1996 có đối tượng là nước cam ép nguyên chất của mùa năm
1996, điều đó cho thấy, việc cô đặc nước cam ép của người bán ngay lập tức khi người mua chậm nhận hàng là chưa thuyết phục, vì hàng giao tháng 9 vẫn trong khoảng thời gian bên người bán có thể giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng
Do vậy, Người bán hoàn toàn phải chủ động trong việc tính toán thời gian, nguồn hàng đề hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Ngoài ra, khi hàng cần phải giao để đảm bảo tiêu chuẩn hình thức, chất lượng quy định trong hợp đồng, để đảm bảo lợi ích và trách nhiệm thực hiện hợp đồng của các bên người bán phải tính toán để gia hạn một thời gian bổ sung hợp lý để người
Trang 10mua nhận hàng, nếu người mua không nhận hàng trong thời hạn bổ sung này thì người bán mới được hủy hợp đồng Ở đây, người bán đã hủy hợp đồng không có căn cứ
Thứ tư: Việc người bán tự động từ chối giao hàng là vi phạm hợp
đồng, điều này buộc người mua phải mua hàng thay thế với giá cao hơn Điều
74, 75- CISG cho phép người mua đòi bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá giữa giá hợp đồng và giá mua hàng thay thế
Thứ năm: Người bán đưa ra thêm lý do về tỷ giá biến động cho biện
pháp giải thích không gia hạn thời gian bổ sung cho người bán là một lý lẽ không thuyết phục, vì người bán hoàn toàn có thể đòi bồi thường thiệt hại theo điều 74- CISG
Thứ sáu: Người bán chưa gửi văn bản hỏi người mua khi nào có thể
nhận hàng, và nói rõ rằng, trong trường hợp người mua không nhận hàng, thì
sẽ huỷ hợp đồng đối với phần hàng hóa chưa giao Trường hợp này, Người bán không gia hạn cho người mua, và sau đó, người bán không giao hàng khi người mua yêu cầu, như vậy, người bán đã vi phạm hợp đồng
4.2 Lập luận của bị đơn
Người bán nhấn mạnh rằng việc người mua chậm trễ nhận hàng đã gây
ra những vấn đề phải cất trữ hàng hóa vào kho và buộc người bán phải cô đặc nước cam ép để để đảm bảo nước cam ép nguyên chất không bị hỏng và vì vậy không thể tiếp tục giao hàng Người bán cũng nhấn mạnh thêm rằng, khi xem xét tới sự khẩn cấp phải cất trữ, bảo quản hàng hóa và sự biến động tỷ giá, người bán không có giải pháp nào khác ngoài giải pháp phải xử lý hàng hóa như vậy và vì vậy việc yêu cầu một thời hạn bổ sung hợp lý là không cần thiết
4.3 Lập luận của cơ quan tài phán:
Trang 11Căn cứ vào Điều 1.1- CISG, vì người mua và người bán trong vụ tranh chấp có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên của Công ước (Pháp
và Tây Ban Nha), nên Tòa phúc thẩm áp dụng CISG là nguồn luật giải quyết tranh chấp
Hợp đồng ban đầu quy định rằng, việc nhận hàng sẽ là vào tháng 9 Việc giao hàng vào cuối tháng 8 là đề xuất sửa đổi hợp đồng của người bán,
và được người mua chấp nhận Tòa án thấy rằng, trong hợp đồng ban đầu, trong hợp đồng được sửa đổi cũng như khi người mua chậm nhận hàng, người bán chưa từng đề cập tới việc nước cam ép không bền và cần thiết phải cô đặc lại nếu để đến sau tháng 8 Đối với người mua, việc giao hàng vào cuối tháng
8 đơn giản là sự tương xứng với một lợi ích tài chính (được giảm giá) Người mua không thể hiểu rằng việc chậm một vài ngày nhận hàng bị coi như là một
vi phạm cơ bản hợp đồng chiểu theo Điều 25- CISG Hơn nữa, tòa án cũng thấy rằng, đơn hàng thay thế của người mua cho tới tháng 12-1996 có đối tượng là nước cam ép nguyên chất của mùa năm 1996, điều đó cho thấy, việc
cô đặc nước cam ép của người bán ngay lập tức khi người mua chậm nhận hàng là chưa thuyết phục
Trong trường hợp không có bất kỳ vi phạm cơ bản nào, người bán nên gia hạn cho người mua một khoảng thời gian bổ sung hợp lý để nhận hàng Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của người bán, theo quan điểm của các thẩm phán, phải được hiểu là chấm dứt hợp đồng một cách sai trái
Việc người bán từ chối giao hàng là vi phạm hợp đồng, điều này buộc người mua phải mua hàng thay thế Điều 74, 75- CISG cho phép người mua đòi bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá giữa giá hợp đồng và giá mua hàng thay thế
Người bán đưa ra thêm lý do về tỷ giá biến động cho biện pháp giải thích không gia hạn thời gian bổ sung cho người bán là một lý lẽ không thuyết