1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày thị phần của các thương hiệu Điện thoại di Động trên thị trường việt nam hiện nay

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thị phần của các thương hiệu điện thoại tại Việt Nam có thể bao gồm nhiều yếu tố: - Tình hình kinh tế và sức mua của người tiêu dùng.. Th ị trường Thị trư

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY THỊ PHẦN CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

VIỆT NAM HIỆN NAY

HỌ TÊN: LÊ PHƯƠNG ANH

MSSV: 050611230048

LỚP: L32 HỌC KỲ: II NH: 2023 -2024

GVHD: TS LÊ KIÊN CƯỜNG

TP.HCM, THÁNG 6 NĂM 2024

Trang 2

i

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi thầy Lê Kiên Cường,

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận

Sự tận tâm, nhiệt tình và những lời khuyên quý báu của thầy đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này Em đặc biệt trân trọng những buổi trao đổi, thảo luận với thầ , nhờ đó y

em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và có thêm nhiều góc nhìn mới về đề tài cũng như cách trình bày hoàn chỉnh của bài tiêu luận

Em cũng xin cảm ơn thầy đã dành thời gian xem xét, chỉnh sửa và góp ý cho bài tiểu luận của em Nhờ những góp ý quý báu của thầy, em đã có thể hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất

Cuối cùng, em xin kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong

sự nghiệp giảng dạy

Trân trọng,

Lê Phương Anh

L32

Trang 3

ii

MỤC L C Ụ

LỜI CẢM ƠN i

MỞ ĐẦU iii

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG BÀI TIỂU LUẬN 2

1.1 Khái niệm về thị trường và các yếu tố liên quan đến thị trường 2

1.1.1 Thị trường 2

1.1.2 Các hình thức cơ bản của thị trường 2

1.1.3 Chức năng của thị trường 2

1.1.4 Thị phần và vai trò của thị phần đối với doanh nghiệp trong thị trường 4

1.2 Cung và cầu trong thị trường 5

1.2.1 Cung là gì? 5

1.2.2 Cầu là gì? 5

1.2.3 Mối quan hệ giữa cung và cầu 5

1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ PHẦN CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 7

2.1 Diễn biến thị trường điện thoại di động tại Việt Nam 7

2.1.1 Sơ lược về thị phần các thương hiệu điện thoại di động tại Việt Nam năm 2022 7

2.1.2 Báo cáo thị phần các thương hiệu điện thoại di động tại Việt Nam trong 2023 8

2.1.2.1 Diễn biến thị phần các thương hiệu ĐTDĐ tại Việt Nam trong quý I/2023 8

2.1.2 Tình hình thị phần các thương hiệu ĐTDĐ tại Việt Nam trong quý II/2023 9

2.1.2.3 Biến động thị phần các thương hiệu ĐTDĐ tại Việt Nam trong quý III/2023 11

2.1.2.4 Diễn biến thị phần các thương hiệu ĐTDĐ tại Việt Nam trong quý IV/2023 12

2.2 Nguyên nhân dẫn đến những diễn biến trong thị trường điện thoại di động tại Việt Nam 14

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

iii

MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp điện thoại thông minh tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước và quốc tế Nắm bắt thị phần của các thương hiệu điện thoại trên thị trường Việt Nam là điều cần thiết để đánh giá sức cạnh tranh, xu hướng phát triển và tiềm năng của thị trường này Bài tiểu luận này sẽ trình bày thị phần của các thương hiệu điện thoại ở Việt Nam trong những năm gần đây đồng thời phân tích và chỉ

rõ nguyên nhân của những diễn biến đó

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thị phần của các thương hiệu điện thoại tại Việt Nam có thể bao gồm nhiều yếu tố:

- Tình hình kinh tế và sức mua của người tiêu dùng

- Chiến lược kinh doanh và tiếp thị

- Cạnh tranh từ các thương hiệu mới

- Chiến lược phân phối và mở rộng kênh bán hàng

- Công nghệ và phát triển

Bố cục bài tiểu luận:

- Chương 1: Các khái niệm chung về thị trường trong bài tiểu luận

- Chương 2: Phân tích thị phần của các thương hiệu điện thoại di động trên thị trường Việt Nam

Trang 5

2

TRƯỜNG TRONG BÀI TIỂU LUẬN

1.1 Khái niệm về thị trường và các yếu tố liên quan đến thị trường

1.1.1 Th ị trường

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông

lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ Trong kinh tế học, quan niệm thị trường được mở rộng hơn, nơi xuất hiện các chủ thể buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa đối tượng người mua và người bán có quan

hệ cạnh tranh

Cơ chế xuất hiện thị trường bao gồm: sự phân công lao động trong xã hội và sự xuất hiện của các chủ thể kinh tế độc lập

1.1.2 Các hình th ức cơ bản củ a th ị trường

Chợ truyền thống: là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh (mua bán) giữa người mua – người bán thường được tổ chức định kỳ, vào một số ngày trong tuần hoặc tháng, , tại một địa điểm cụ thể ở quy mô nhỏ Người mua có thể mặc cả hay thỏa thuận trực tiếp với người bán để có mức giá tốt nhất với nhu cầu và giá trị sản phẩm

Chợ online hay còn gọi là thị trường thương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức : mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua internet Thay vì đến các khu chợ truyền thống, người mua có thể truy cập các trang web hoặc ứng dụng TMĐT để tìm kiếm, so sánh giá

cả, đặt hàng và thanh toán trực tuyến Hàng hóa sau đó sẽ được giao đến tận nhà hoặc địa điểm người mua mong muốn

Siêu thị: là một loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại, có quy mô lớn, thường được đặt

ở các khu vực tập trung đông dân cư Siêu thị cung cấp nhiều loại hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân với mức giá niêm yết

1.1.3 Chức năng của thị trường

Thị trường đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, cung cấp cho các

Trang 6

3

chủ thể kinh tế môi trường để thực hiện các hoạt động kinh tế Do đó, chức năng cơ bản của thị trường là cung cấp thông tin, công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa và điều tiết & kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng

Cung cấp thông tin: Thông tin thị trường là dữ liệu về giá cả, số lượng, chất

lượng, nhu cầu, nguồn cung của các loại hàng hóa, dịch vụ Thông tin này được cung cấp bởi các nhà sản xuất, nhà kinh doanh, người tiêu dùng và các tổ chức nghiên cứu thị trường giúp người sản xuất và người tiêu dùng đưa ra quyết định , hợp lý về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Nhờ có thông tin thị trường, người sản xuất có thể biết được nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm nào đang bán chạy và giá cả thị trường, Từ đó, người sản xuất có thể quyết định sản xuất những sản phẩm mà người tiêu dùng cần, với số lượng và chất lượng phù hợp cùng giá cả cạnh tranh

Công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa: Thông qua cơ chế cung cầu, thị trường phản ánh nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm ,

và dịch vụ Khi một sản phẩm được nhiều người mua, điều đó cho thấy nó có giá trị sử dụng cao và được xã hội công nhận Ngược lại, nếu sản phẩm không được ưa chuộng, nó sẽ có giá trị thấp hoặc thậm chí không có giá trị Giá cả là thước đo giá trị xã hội của hàng hóa trên thị trường

Điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng: Nhờ vào cơ chế cung cầu, thị trường phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng về các loại hàng hóa, dịch vụ Dựa trên thông tin này, nhà sản xuất sẽ quyết định sản xuất gì, với số lượng bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thị trường Khi nhu cầu cao, giá cả tăng, giúp tạo động lực phát triển sản xuất Ngược lại, khi nhu cầu thấp, giá cả giảm, buộc nhà sản xuất phải giảm sản xuất hoặc tìm cách cải tiến sản phẩm để thu hút người tiêu dùng Đối với người tiêu dùng, thị trường cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với mức giá khác nhau Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình Khi giá cả sản phẩm tăng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm hơn, hoặc chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế Ngược lại, khi giá cả sản phẩm giảm, người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn

Trang 7

4

1.1.4 Th ị phầ n và vai trò c a th ủ ị phần đối v i doanh nghi ớ ệp trong th ị trường

Thị phần – market share là thuật ngữ biểu thị chỉ số phần trăm sản lượng tiêu thụ

mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trên thị trường Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Thị phần doanh nghiệp cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó thu được lợi nhuận lớn và có nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngành Để đạt được thị phần lớn, doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm chiếm lợi thế trước đối thủ

Vai trò của thị phần bao gồm:

Xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Thị phần giúp

doanh nghiệp xác định được vị thế của doanh nghiệp mình và những đối thủ cạnh tranh Từ đó, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có những phương án phù hợp để bảo vệ thị phần một cách lâu dài, bền vững

Xác định tốc độ phát triển của doanh nghiệp: Thị phần doanh nghiệp chiếm lĩnh

được trên thị trường sẽ phản ánh tốc độ, mức độ doanh nghiệp phát triển Chỉ số thị phần lớn đồng nghĩa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả Ngược lại nếu thị phần nhỏ chứng tỏ hiệu quả kinh doanh còn thấp hoặc doanh nghiệp mới ra mắt thị trường Chỉ số market - share thấp đồng nghĩa tốc độ phát triển của doanh nghiệp đang chậm lại Do đó cần xem xét và thay đổi các chiến lược một cách hiệu quả để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tạo động lực phát triển, xây dựng nguồn nhân lực thích hợp: Đây là thời điểm

doanh nghiệp đã có những cơ sở để nghiên cứu xây dựng nguồn lực nhân sự thích hợp hoặc tạo động lực tăng trưởng Tại thời điểm thị phần còn thấp, thương hiệu cần gấp rút tạo thêm nguồn nhân lực thích hợp để xây dựng và thực hiện Trong trường hợp thị phần cao và phát triển tốt thì xác định thị phần sẽ tạo động lực để doanh nghiệp phát triển và phát huy tốt ưu thế hiện có

Trang 8

5

1.2 Cung và cầu trong thị trường

Trong kinh tế học, cung, cầu và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau Khi giá hàng hóa tăng, lượng cung tăng theo thì lượng cầu giảm và ngược lại Cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường nhằm kéo giá cả về mức cân bằng.

1.2.1 Cung là gì?

Cung của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ

mà nhà cung cấp đưa ra trên thị trường, ở các mức giá khác nhau

Mức cung sẽ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào các yếu tố như: giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, công nghệ, số lượng nhà sản xuất, kỳ vọng của nhà sản xuất đối với thị trường

1.2.2 C u là gì?

Cầu là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua tương ứng với giá cả và thu nhập Cần phân biệt cầu với nhu cầu: Nhu cầu là sự mong muốn cần thiết, trong khi cầu còn phải đáp ứng thêm khả năng chi trả

Cầu của hàng hóa phụ thuộc vào giá hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của khách hàng cũng như kỳ vọng đối với sản phẩm

1.2.3 M i quan h ố ệ giữ a cung và c u

Trên thị trường, cung – cầu – giá cả có mối quan hệ mật thiết với nhau, quyết định

và chi phối lẫn nhau

❖ Nếu nhu cầu tăng (đường cầu thay đổi về bên phải) và nguồn cung vẫn không đổi, thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn

❖ Nếu nhu cầu giảm (đường cầu dịch chuyển về bên trái) và nguồn cung vẫn không đổi, thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn

❖ Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung tăng (đường cung dịch chuyển về bên phải), thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn

❖ Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung giảm (đường cung dịch chuyển về bên trái), thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn

Trang 9

6

1.2.4 Nh ng y u t ữ ế ố ảnh hưởng đến cung và cầu

Giá hàng hóa và dịch vụ: Giá bán là yếu tố đầu tiên và lớn nhất ảnh hưởng đến

cung và cầu Giá hàng hóa càng cao thì cầu càng giảm và ngược lại

Giá cả của hàng hóa và dịch vụ có liên quan: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và

cầu của một sản phẩm cũng hiện diện trong giá cả của dịch vụ và hàng hóa khác có liên quan Bởi lẽ trên thị trường có nhiều sản phẩm tương đồng với các mức giá khác nhau Nếu giá cả các mặt hàng có thể thay thế cho nhau có sự chênh lệnh về giá thì những mặt hàng bán giá thấp hơn sẽ có lượng cầu cao hơn

Thu nhập: Thu nhập cá nhân cũng ảnh hưởng đến cung và cầu Nếu thu nhập của

người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của họ cũng tăng Từ đó người bán hàng sẽ tăng gia sản xuất làm cung tăng để đáp ứng đủ lượng cầu

Thị hiếu của xã hội: Thị hiếu (sự yêu thích của khách hàng) đối với một mặt hàng

cũng ảnh hưởng đến cung và cầu của mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định

Chất lượng hàng hóa: Khi chọn mua một sản phẩm, người tiêu dùng rất coi trọng

yếu tố chất lượng dù sản phẩm đó có mức giá cao hay thấp

Tổng dân số: Nếu dân số đông thì lượng cầu về các loại hàng hóa tất yếu, nhu yếu

phẩm sẽ rất cao Do đó, các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ thường ưu tiên buôn bán ở những nơi đông người, đặc biệt là khu dân cư

Sử dụng công nghệ: Sự tiên bộ trong công nghệ sẽ ảnh hưởng đến cung và cầu

Khi áp dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn cùng với chất lượng tốt hơn dẫn đến lượng cung tăng

Cơ hội sinh lời: Yếu tố sinh lời ảnh hưởng rất lớn đến lượng cung hàng Nếu một

sản phẩm nào đó có tiềm năng và cơ hội sinh lời cao, các nhà sản xuất sẽ tăng lượng sản xuất, mở ra cánh cửa mới cho việc phân phối

Trang 10

7

THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1 Diễn biến thị trường điện thoại di động tại Việt Nam

Thị phần các thương hiệu điện thoại di động tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều biến động mạnh mẽ

2.1.1 Sơ lượ c v ề thị phầ n các thương hiệu điệ n tho ại di động tại Việt Nam năm 2022

Trong năm 2022, thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam vẫn được dẫn đầu bởi các thương hiệu quen thuộc như Samsung, Apple, Xiaomi và Oppo Trong đó Samsung dẫn đầu với 39%, tiếp theo sau đó là Oppo với khoảng 20%, Xiaomi với 13%, Apple khoảng 17% và 17% còn lại dành cho những thương hiệu khác

Tuy nhiên, so về doanh số bán ra, thị trường điện thoại của Việt Nam trong năm

2022 lại có sự sụt giảm đáng kể so với các năm trước Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế ảm đạm trong năm vừa qua, nhu cầu sở hữu điện thoại của người dùng Việt không còn lớn

Kể cả vào thời điểm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào 3 tháng cuối năm, số lượng smartphone tiêu thụ cũng chỉ đạt 2,6 triệu máy Số liệu này cho thấy thị trường điện thoại tại Việt Nam giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021 Có thể thấy, dù đã trải qua một thời gian, nhưng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Trang 11

8

Hình 2.1.1 Thị trường điện thoại tại Việt Nam trong cuối năm 2021 và 2022

2.1.2 Báo cáo th ị phần các thương hiệu điệ n tho i ạ di độ ng t i ạ Việ t Nam trong 2023

Thị phần các hãng điện thoại tại Việt Nam năm 2023 đã có nhiều thay đổi, biến động kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm và sức tiêu thụ của thị trường này 2.1.2.1 Di n bi n th ễ ế ị phần các thương hiệu ĐTDĐ tại Việt Nam trong quý I/2023

Tiếp nối với mức tiêu thụ ảm đạm vào cuối năm 2022, đầu năm 2023 thị trường Việt Nam vẫn chưa có nhiều khởi sắc Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Counterpoint Research (2023), quý I năm 2023 có thể được xem là thời điểm tệ nhất trong lịch sử ngành tính đến hiện tại GDP Việt Nam cũng chỉ tăng 3.3% trong quý I/2023, một trong những số liệu thấp nhất được ghi nhận trong thời gian gần đây

Hình 2.1.2.1 Thị trường điện thoại tại Việt Nam đầu năm 2022 và 2023

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN