Tăng cường an toàn và hiệu quả cho hoạt động giao nhận NỘI DUNG CHÍNH CỦA INCOTERMS 2020 ÁP DỤNG 11 ĐIỀU KIỆN CỦA INCOTERMS 2020 EXW Giao hàng tại xưởng có nghĩa là hàng hóa được giao ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
- - - - - -
TIỂU LUẬN MÔN HỌC : KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Đề tài 3: Thực trạng của các thương nhân Việt Nam trong các hoạt động thương mại quốc tế khi áp dụng điều kiện cơ sở giao hàng CIP theo INCOTERM (2010; 2020)
Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Nam Thanh
Sinh viên thực hiện: Dương Ái Phương
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU VẤN ĐỀ (tr.3)
I.1 Giới thiệu về quá trình hình thành, vai trò và ý nghĩa của INCOTERM
trong thương mại quốc tế (tr.4)
-Quá trình hình thành của Incoterm (tr.4)
-Vai trò của Incoterm trong thương mại quốc tế (tr.6)
-Ý nghĩa của Incoterm trong thương mại quốc tế (tr.6)
I.2 Nêu các nội dung chính của Incoterm
-Incoterm 2010 (tr.6)
-Incoterm 2020 (tr.7)
I.3 Phân biệt sự khác nhau của Incoterm 2010 và 2020 (tr.10)
I.4 Trách nhiệm, chi phí và chuyển các rủi ro cho các bên khi áp dụng điều
kiện giao hàng CIP
-Trách nhiệm của các bên (tr.11)
-Chi phí mà 2 bên phải trả (tr.12)
-Rủi ro khi áp dụng điều kiện giao hàng CIP (tr.12)
THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY (tr.12)
II.1 Mô tả tổng quan về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp (tr.12)
II.2 Hợp đồng mua bán quốc tế giữa doanh nghiệp với một doanh nghiệp nước ngoài với điều kiện giao hàng CIP
-Bố cục hợp đồng ngoại thương (tr.14)
-Hợp đồng chi tiết theo điều kiện CIP (tr.15)
TẾ KHI ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG CIP (tr.23) III.1 Đánh giá ưu điểm nhược điểm khi áp dụng CIP trong mua bán quốc tế (tr.23)
III.2 Thương nhân VN khi nào thì nên áp dụng điều kiện CIP trong mua bán quốc tế (tr.24)
TỔNG KẾT (tr.25)
TÀI LIỆU THAM KHẢO (tr.26)
Trang 3MỞ ĐẦU VẤN ĐỀ
1 Tính chất cơ bản của đề tài nghiên cứu.
Tính phổ biến: Incoterms được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi các doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động mua bán quốc tế
Tính thống nhất: Incoterms cung cấp một bộ quy tắc chung để xác định trách nhiệm của người bán
và người mua, giúp giảm thiểu tranh chấp và hiểu lầm giữa các bên
Tính linh hoạt: Incoterms cung cấp nhiều điều kiện giao hàng khác nhau để phù hợp với nhu cầu đa
dạng của các doanh nghiệp
Tính tự nguyện: Việc sử dụng Incoterms không bắt buộc, nhưng các doanh nghiệp nên sử dụng
Incoterms để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho các giao dịch mua bán quốc tế
2 Đối tượng nghiên cứu.
Bài tiểu luận này tập trung nghiên cứu về bộ quy tác và các điều kiện trong việc giao nhận hàng hóaquốc tế ( thương mại quốc tế) – INCOTERM
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Làm rõ về các nguyên tắc và điều kiện trong Incoterm của việc mua bán quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, trên cơ sở những kiến thức lý luận và thực tiễn của bản thân, nghiên cứu đề tài dựa trên phân tích, tổng hợp, tham khảo một số giáo trình, tài liệu,…
5 Kết cấu tiểu luận.
Ngoài phần mục lục, mở đầu vấn đề, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán của các thương nhân Việt Nam hiện nay
Chương 3: Đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động mua bán quốc tế khi áp dụng điều kiện cơ sở giao hàng CIP
Trang 4I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành, vai trò và ý nghĩa của INCOTERM trong thương mại quốc tế.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH INCOTERM
• Năm 1923: ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (commercial trade terms)
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ICC, sau khi ra đời vào năm 1919, là thúc đẩy thương mại quốc tế, muốn vậy phải hiểu được các điều kiện thương mại mà các thương nhân đang dùng Việc này đã được thực hiên thông qua một nghiên cứu 6 điều kiên thương mại thông dụngnhất ở 13 nước Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào năm 1923, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt, không thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại
• Năm 1928: Rõ ràng, trong sáng hơn
Để xem xét những khác biệt về giải thích đã được xác định trong nghiên cứu trước, ICC đã triển
khai một nghiên cứu thứ hai Lần này nghiên cứu đã mở rộng ra việc giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại trên 30 nước.
• Năm 1936: Hướng dẫn cho doanh nhân toàn cầu
Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành (có ký hiệu R trong vòng tròn – ®) đã ra đời Các điều kiện Incoterms 1936 bao gồm FAS, FOB, C&F, CIF,
Ex Ship và Ex Quay
• Năm 1953: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt
Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II nên phiên bản bổ sung của Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950 Đến năm 1953, phiên bản đầu tiên của Incoterms mới
được phát hành lại Ba điều kiện mới được bổ sung dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.
• Năm 1967: Chỉnh sửa việc giải thích sai- bổ sung 2 điều kiện mới là DAP VÀ DDP.
ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incoterms nói về việc giải thích sai của phiên bản trước đó Hai điều kiện mới được bổ sung là DAF và DDP
• Năm 1976: Tiến bộ trong vận tải hàng
không-Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên là nguyên nhân của việc bổ sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport.
• Năm 1980: Sự tăng lên nhanh chóng của vận tải container
Trang 5Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container cùng với quá trình xử lý chứng từ
mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms Phiên bản mới đã bổ sung thêm điều kiện FRC (Free Carier), quy định cho trường hợp hàng hóa được giao tại một địa điểm ở trên bờ, chẳng hạn là CY (Container Yard) chứ không phải là lan can tàu.
• Năm 1990: Sửa đổi hoàn chỉnh
Phiên bản thứ 5 của Incoterms đã đơn giản hóa điều kiện Free Carier bằng cách bỏ hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể, như FOR, FOT, FOB Air Port Tất cả các điều kiện trên có thể thay thế bằng điều kiện FCA (Free Carier … at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm chỉ định).
• Năm 2000: Sửa đổi nghĩa vụ thông quan
Mục “giấy phép, ủy quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất.
• Năm 2010: Phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế
Incoterms® 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm các điều kiện DAT và DAP Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc hợp tác chia sẻ thông tin và những thay đổi để thực hiện việc bán hàng nhiều lần trong hành trình (string sales).
• Năm 2020- vẫn 11 điều kiên;đổi tên DAT thành DPU; nâng cấp FCA và thay đổi mức bảo hiểm trong điều kiện CÌF và CIP.
Đây là phiên bản mới nhất, có hiệu lực từ 01/01/2020 với 11 quy tắc: EXW (giao tại xưởng), FCA (giao cho người chuyên chở), FAS ( giao dọc mạn tàu), FOB( giao hàng trên tàu) CPT (cước phí trả tới), CFR (tiền hàng và cước phí), CIP (cước phí và bảo hiểm trả tới), CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí), DAP (giao tại địa điểm), DPU (giao tại địa điểm đã dở xuống), DDP (giao đã trả thuế)
VAI TRÒ CỦA INCOTERMS
Ngôn ngữ quốc tế: INCOTERMS được xem là ngôn ngữ quốc tế trong vận tải và giao nhận
hàng hóa ngoại thương
Bộ quy tắc giúp hệ thống hóa: INCOTERMS là bộ quy tắc giúp hệ thống hóa các tập quán
thương mại quốc tế, sử dụng phổ biến khắp thế giới
Xác định giá cả mua bán: Là cơ sở vô cùng quan trọng để doanh nghiệp xác định giá cả mua
bán hàng hóa
Trang 6Căn cứ pháp lý quan trọng: Là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp, thực hiện
khiếu nại nếu có phát sinh giữa người bán và người mua trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương
Thúc đẩy tốc độ đàm phán: Là phương tiện giúp đẩy nhanh tốc độ đàm phán, soạn thảo hợp
đồng ngoại thương, tổ chức và thực hiện hợp đồng
Ý NGHĨA CỦA INCOTERMS
Đảm bảo sự hiểu biết và thống nhất giữa các bên:
Tăng tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh:
Giảm thiểu tranh chấp và rủi ro:
1.2Nêu các nội dung chính của Incoterms.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA INCOTERMS 2010
Incoterms 2010 là tập hợp các quy tắc quốc tế về giao nhận hàng hóa được ban hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện giao hàng, mỗi điều kiện quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua trong quá trình giao nhận hàng hóa
a) Phân loại các điều kiện giao hàng:
Nhóm E: Xuất khẩu (EXW)
Nhóm F: Vận tải chính bằng đường biển (FCA, FOB, FAS)
Nhóm C: Vận tải chính bằng bất kỳ phương tiện nào (CPT, CFR, CIP, CIF)
Nhóm D: Giao hàng đã đến (DAP, DDP, DAT)
b) Các điều kiện giao hàng cụ thể:
EXW (Ex Works): Giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định )
FCA (Free Carrier): Giao hàng cho người chuyên chở (địa điểm quy định )
FAS (Free Alongside Ship): Giao hàng dọc mạng tàu (cảng bốc quy định )
FOB (Free On Board): Giao hàng lên tàu (cảng giao hàng xác định )
CFR (Cost and Freight): Giá thành và cước phí vận tải (cảng đến xác định )
CIF (Cost, Insurance and Freight): Giá thành, cước phí vận tải và bảo hiểm (cảng đến xác định )CPT (Carriage Paid To): Cước phí vận tải trả đến (địa điểm đến xác định )
Trang 7CIP (Carriage and Insurance Paid To): Cước phí vận tải và bảo hiểm trả đến (địa điểm đến xác định )
DAP (Delivered At Place): Giao hàng tại địa điểm (địa điểm đến xác định )
DDP (Delivered Duty Paid): Giao hàng đã bao gồm thuế (địa điểm đến xác định )
c) Các yếu tố được quy định trong Incoterms 2010:
Điểm giao hàng: Xác định nơi người bán bàn giao trách nhiệm cho người mua
Chi phí vận chuyển: Xác định người chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí vận chuyển.Bảo hiểm: Xác định người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa
Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa: Xác định người chịu rủi ro trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển
Thủ tục hải quan: Xác định người chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan
d) Tầm quan trọng của Incoterms 2010:
Incoterms 2010 giúp thống nhất các quy tắc giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế.Giúp giảm thiểu tranh chấp giữa người bán và người mua
Giúp đơn giản hóa quá trình giao nhận hàng hóa
Tăng cường an toàn và hiệu quả cho hoạt động giao nhận
NỘI DUNG CHÍNH CỦA INCOTERMS 2020
ÁP DỤNG 11 ĐIỀU KIỆN CỦA INCOTERMS 2020
EXW
Giao hàng tại xưởng có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua khi người bán đặt hàng hóadưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm được chỉ định(ví dụ: nhà máy hoặc nhà kho, xưởng,…); địa điểm được chỉ định này không nhất thiết phải làmột cơ sở của người bán
Khi giao hàng, người bán không có nghĩa vụ phải xếp hàng lên phương tiện vận tải do người muachỉ định tới lấy hàng, không phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu
FCA
Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách:
- Cách thứ nhất, khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúngđược xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng
Trang 8- Cách thứ hai, khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giaokhi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do ngườimua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡxuống.
Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao chongười mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua chịu
CIP
Cước phí và bảo hiểm trả tới có nghĩa là hàng hóa và rủi ro được chuyển cho người mua khingười bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại mộtnơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trảchi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm được chỉ định Ngoài ra người bán sẽ phảimua bảo hiểm cho hàng hóa
Khi sử dụng điều kiện CIP, người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàngcho người chuyên chở chứ không phải giao hàng đến điểm đích
DAP
Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định
DPU
Giao hàng tại địa điểm dỡ hàng có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến quy định Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định và dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải
DPU là điều kiện duy nhất mà yêu cầu người bán dỡ hàng xuống tại nơi đến Do đó, người bán nên chắc chắn rằng mình có đủ khả năng để có thể tổ chức việc dỡ hàng tại nơi đến, hoặc nếu không thì nên cân nhắc sử dụng điều kiện DAP (Giao hàng tại nơi đến)
DDP
Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan nhập khẩucho hàng hóa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng
Trang 9để đỡ tại nơi đến quy định Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.
FOB
Giao hàng trên tàu có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảngxếp hàng chỉ định hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏngcủa hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thờiđiểm này trở đi
Người bán, hoặc phải giao hàng lên trên tàu hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy Từ
“mua lại” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theochuỗi) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu
FAS
Giao hàng dọc mạn tàu có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua khi hàng hóa được đặt dọcmạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàngchỉ định Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạntàu, và người mua chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ thời điểm này
Người bán, hoặc phải giao hàng dọc mạn tàu hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy Từ
“mua lại” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theochuỗi) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu
Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao chongười mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua chịu
CIF
Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng
để giao hàng như vậy Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng được giaolên tàu Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí, phí bảo hiểm và cước phí cần thiết để đưahàng hóa tới cảng đến quy định
Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua nếumất mát hư hỏng hàng hóa
CFR
Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàngnhư vậy Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng được giao lên tàu Ngườibán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng đến quyđịnh
Với điều kiện CFR, người bán không có nghĩa vụ gì với người mua về việc ký kết hợp đồng bảohiểm, vậy nên nếu cần người mua nên tự mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh rủi ro
SỰ KHÁC NHAU GIỮA INCOTERM 2010 VÀ INCOTERM 2020
Trang 10 INCOTERMS 2020 có rất nhiều điểm khác biệt so với INCOTERMS 2010 Trong đó, có nhiều điều kiện được sửa đổi, lược bỏ, tối ưu hay có những điều khoản mới đã được thay thế
và thêm mới Vậy INCOTERMS 2020 khác INCOTERMS 2010 ở những điểm nào?Loại bỏ các điều kiện: EXW, FAS và DDP
Đối với INCOTERMS 2020 các điều kiện EXW và FAS sẽ không được áp dụng một cách rộng rãi đối với các dịch vụ vận chuyển quốc tế Thêm vào đó, có 1 số cách sử dụng của các điều kiện EXW và FAS sẽ bị mâu thuẫn với Bộ luật Hải quan mới của EU
TÁCH DDP THÀNH 2 ĐIỀU KIỆN MỚI
DDP trong INCOTERMS 2010 sẽ bị loại bỏ trong INCOTERMS 2020 Thay thế vào đó là 2điều kiện mới chính là: DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan)
và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan)
DTP (Delivered at Terminal Paid) được hiểu là yêu cầu người bán phải chịu trách nhiệm về các loại chi phí bao gồm chi phí vận tải và chi phí hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến ga, cảng biển, cảng hàng không,…
DPP (Delivered at Place Paid) được hiểu là yêu cầu người bán phải chịu các loại chi phí baogồm chi phí vận tải, chi phí hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến địa điểm đã thỏa thuận mà không phải là các loại ga vận tải
MỞ RỘNG ĐIỀU KIỆN FCA
Khác với INCOTERMS 2010, trong INCOTERMS 2020 điều kiện FCA sẽ được chia thành
2 điều kiện nhỏ là điều kiện FCA cho vận tải đường bộ và điều kiện FCA vận tải đường biển
THÊM TÙY CHỌN “On-Board” VÀO ĐIỀU KIỆN FCA
Trong INCOTERM 2020 khi vận chuyển hàng hóa theo điều kiện FCA (Free Carrier), ngườimua hàng và người bán có thể thỏa thuận với nhau và yêu cầu xuất trình vận đơn on-board sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu để thanh toán với ngân hàng
THAY ĐỔI TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ TRONG ĐIỀU KIỆN CIP/CIF
Trong INCOTERMS 2010 thì người bán hàng hóa chỉ mua bảo hiểm với mức tối thiểu là ICC (C)
Còn trong INCOTERMS phiên bản mới 2020, người bán hàng hóa sẽ được quy định chỉ được mua bảo hiểm với mức tối đa là ICC (A)
Trang 11ĐIỀU KIỆN DAT CHUYỂN THÀNH DPU
DAT là viết tắt của cụm từ Delivered-at-terminal Trong incoterm 2020, điều kiện DAT sẽ được thay thế bằng điều kiện DPU (Delivery-at-Place Unloaded) Điều này đồng nghĩa với việc người bán hàng hóa sẽ phải chịu trách nhiệm khi giao hàng đồng thời sẽ chuyển giao rủi ro cho người mua hàng hóa sau khi hàng hóa đã được mang xuống phương tiện vận tải tại nơi giao hàng được chỉ định
KHI ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CIP
Trách nhiệm
Người bán:
-Giao hàng cho người chuyên chở, chọn phương tiện vận chuyển phù hợp và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn
-Mua bảo hiểm cho lô hàng
-Đóng gói hàng hóa đúng theo tiêu chuẩn quốc tế
-Cung cấp cho người mua đầy đủ các thông tin về hàng hóa (tên sản phẩm, số lượng )-Hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu
Người mua:
-Trả tiền cho người bán theo hợp đồng
-Nhận hàng từ người chuyên chở và chịu toàn bộ trách nhiệm kể từ khi nhận hàng tại địa điểm chỉ định và về đến kho của mình
-Hoàn thành các thủ tục thông quan nhập khẩu
Chi phí
Người bán:
-Cước phí vận chuyển
-Phí vận chuyển nội địa,quốc tế
-Chi phí xếp hàng lên tàu
-Phí bảo hiểm
-Phí thông quan xuất khẩu
Trang 122.1 Mô tả tổng quan về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hoạt động công ty TIGIFOOD
Công ty Lương thực Tiền Giang (TIGIFOOD) được thành lập vào ngày 02 tháng 10 năm 1992
theo Quyết định số 785/QĐ.UB của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tiền Giang
Tuy nhiên, TIGIFOOD đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển:
Năm 1975: Tiền thân là xí nghiệp lương thực tỉnh Tiền Giang
Năm 1992: Chuyển đổi thành Công ty Lương thực Tiền Giang theo Quyết định số 785/QĐ.UB.Năm 1995: Trở thành thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam theo Quyết định tiếp nhận số 043/TCT/TCLĐ-QĐ
Năm 2006: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Lương thực Tiền Giang
Năm 2018: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Lương thực Tiền Giang
TIGIFOOD là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh gạo với chuỗi giá trị
cung ứng khép kín, từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm Doanh nghiệp sở hữu năng lực cạnh tranh mạnh mẽ và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào thị trường gạo chất lượng cao
a) Chuỗi cung ứng của tigifood gồm hoạt động:
Lúa nguyên liệu:
Trang 13 Hợp tác với các hợp tác xã, nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, đảmbảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.
Áp dụng mô hình cánh đồng lớn, cung cấp giống lúa, kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm cho nông dân
Mạng lưới phân phối rộng khắp trong nước và quốc tế
Hợp tác với các đại lý, nhà phân phối uy tín để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá thương hiệu
b) Hoạt động kinh doanh:
Xuất khẩu:
Thị trường chính: Châu Phi, Châu Á, Trung Đông
Gạo xuất khẩu đa dạng: gạo trắng, gạo thơm, gạo nếp
Đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế
Nội địa:
Cung cấp gạo cho các hệ thống siêu thị, đại lý, cửa hàng tạp hóa
Phát triển thương hiệu gạo TIGIFOOD trên thị trường nội địa
Đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
c) Năng lực cạnh tranh:
Nguồn nguyên liệu:
Vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm
Mô hình cánh đồng lớn giúp kiểm soát chất lượng lúa từ khâu gieo trồng
Công nghệ:
Hệ thống nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến
Kiểm soát chất lượng chặt chẽ bằng hệ thống quản lý ISO, HACCP
Thương hiệu:
Thương hiệu gạo TIGIFOOD uy tín, được người tiêu dùng tin cậy
Mạng lưới phân phối rộng khắp trong nước và quốc tế