Thực trạng này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu chi tiết hơn về các yếu tố ảnh hưởng cụ thể, nhằm hiểu rõ hơn về tác động của việc sử dụng thiết bị thông min
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NHÓM 1 LỚP: 241_SCRE0111_14
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÔNG MINH LÊN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Trọng Nghĩa
Hà Nội – 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với giảng viên Vũ Trọng Nghĩa- Trường Đại học Thương mại – Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã giúp đỡ trong quá trình tìm kiếm tài liệu để bổ sung kiến thức trong quá trình thực hiện luận văn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những khách hàng đã giành thời gian trả lời bảng câu hỏi khảo sát và đóng góp ý kiến quý báu làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và hình thành kết quả nghiên cứu này
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 1 – K60HT – Đại học Thương mại
Trang 3MỤC LỤC TRANG
LỜI CẢM ƠN 2
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 6
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 6
1.2 Đề tài nghiên cứu 8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 8
1.5 Phạm vi nghiên cứu 9
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11
2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 11
2.1.1 Thiết bị thông minh 11
2.1.2 Giấc ngủ 12
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng của thiết bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ 16
2.2 Các kết quả của nghiên cứu trước đó 19
Nghiên cứu của (Phạm Thị Thanh Ngân và cộng sự, 2023) 19
Nghiên cứu của (Trần Đức Sĩ, Nguyễn Thanh Hiệp, 2021) 19
2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 23
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 23
2.1.1 Phương trình nghiên cứu: 23
Thước đo biến số 26
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu 26
Phương pháp chọn mẫu 26
Phương pháp thu thập dữ liệu 27
Phương pháp xử lý số liệu 30
Xử lý và phân tích dữ liệu 33
Kết quả thống kê mô tả 33
2.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 35
2.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 36
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
Kết luận 49
Hạn chế của đề tài 49
Trang 4Kiến nghị 49
Đối với cá nhân 49
Đối với nhà trường 50
Đối với chính phủ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 56
PHỤ LỤC 59
Trang 5CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh bùng nổ cách mạng công nghệ 4.0, các thiết bị thông minh như điệnthoại di động, máy tính bảng và máy tính xách tay đã trở thành những công cụ không thể thiếu, thậm chí trở thành “vật bất ly thân” của đại đa số con người trong xã hội Không chỉ là công cụ giao tiếp, các thiết bị này còn là phương tiện phục vụ cho việc học tập, làmviệc, giải trí và tương tác xã hội Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đại học nằm trong nhóm người sử dụng thiết bị công nghệ nhiều nhất Theo báo cáo Global Web Index (2022), thếhệ Gen Z, những người sinh từ năm 1997 đến 2012, có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minhlên đến 98%, và trung bình họ dành 4 giờ 9 phút mỗi ngày trên điện thoại di động, lâu nhất trong tất cả các thế hệ Mặc dù thiết bị thông minh mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc sử dụng thiết bị thông minh quá mức và không hợp lý đã gây nên nhiều lo ngại về ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ từ lâu đã được coi là yếu tố thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần Theo chuyên gia về giấc ngủ Matthew Walker, giấc ngủ là điều hiệu quả nhất mà chúng ta có thể làm để lấy lại sức khỏe tinh thần và thể chất của mình mỗi ngày Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chất lượng giấc ngủ bị giảm sút đang rất phổ biến và manglại những hậu quả nghiêm trọng Nghiên cứu của Shu Hui Cheng và cộng sự (2012) đã công bố tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém của sinh viên đại học ở Đài Loan là 54,7% Theo báo cáo của American College Health Association (2019), có tới 60% sinh viên đại học tại Mỹ cho biết chất lượng giấc ngủ của họ suy giảm nghiêm trọng, với hơn 30% gặp khókhăn trong việc duy trì giấc ngủ sâu Thực trạng này đã khiến các nhà khoa học ngày càng chú ý đến mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ và thói quen sử dụng thiết bị thông minh
Các nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng thói quen đa nhiệm và việc sử dụng thiết bị thông minh với cường độ cao là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ Theo nghiên cứu của Mark, Wang và Niiya (2014), thói quen đa nhiệm khi sử dụng thiết bị – tức là sử dụng đồng thời nhiều thiết bị hoặc chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng – khiếnhệ thần kinh bị kích thích quá mức, gây ra căng thẳng và làm giảm khả năng thư giãn Khảo sát của Đại học Stanford (2018) chỉ ra rằng 56% sinh viên thường xuyên thực hiện
đa nhiệm khi sử dụng thiết bị, đặc biệt là vào buổi tối, và điều này làm tăng nguy cơ rối
Trang 6loạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và căng thẳng Ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị cũng đượcchứng minh là một trong những yếu tố chính gây cản trở giấc ngủ Hershner và Chervin (2014) phát hiện rằng ánh sáng xanh từ màn hình ức chế sản sinh melatonin – hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ – dẫn đến tình trạng khó ngủ và mất ngủ Bên cạnh đó,
Exelmans và Van den Bulck (2016) cũng chỉ ra rằng việc dùng thiết bị thông minh trong khoảng thời gian gần giờ đi ngủ làm tăng độ trễ khi vào giấc và giảm thời gian ngủ sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và khả năng làm việc hiệu quả vào ban ngày.Một nghiên cứu của tại Mỹ cho thấy có đến 70% sinh viên sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối, trong đó 30% chỉ ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm, thấp hơn mức khuyến nghị của các chuyên gia y tế là từ 7-9 giờ Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát trên 2.500 sinh viên củađại học tại Hoa Kỳ cho thấy trung bình mỗi sinh viên dành 1 giờ 40 phút mỗi ngày cho Facebook, và 60% thừa nhận rằng họ có thể nghiện điện thoại thông minh (Junco R, 2011) Hệ quả là họ không chỉ gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, mà còn đối mặt với các triệu chứng căng thẳng và suy nhược tinh thần
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động cao trên thế giới Theo báo cáo của We Are Social (2024), có tới 168,5 triệu kết nối di động, tương đương 169,8% dân số Việt Nam, với 6 giờ 18 phút trung bình mỗi ngày dànhcho internet, chủ yếu trên các thiết bị di động Đối với sinh viên – những người đang chịuáp lực từ học tập và công việc – thói quen sử dụng thiết bị thông minh đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống Một nghiên cứu tại Đại học Y Dược Huế cho thấy sinh viên Việt Nam dành trung bình 3,58 giờ mỗi ngày trên điện thoại, và 43,7% sinh viên có dấu hiệu nghiện thiết bị thông minh Điều này dẫn đến tình trạng giảm chất lượng giấc ngủ nghiêm trọng, với nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ sâu và bị gián đoạn giấc ngủ thường xuyên Nghiên cứu của (Dang, 2019) về chất lượng giấc ngủ của thanh niên Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chỉ ra rằng có tới gần một nửa(48%) thanh niên có chất lượng giấc ngủ kém, và trung bình thanh niên dành khoảng 2,3 giờ đồng hồ sử dụng thiết bị điện tử từ 9:00 tối và có một bộ phận không nhỏ (gần 40%) thanh niên sử dụng thiết bị quá 2 giờ trong khoảng thời gian đó
Sinh viên là nhóm đối tượng trẻ và năng động, sử dụng thiết bị thông minh để hỗ trợ học tập và giải trí Tuy nhiên, thói quen sử dụng thiết bị vào ban đêm đã gây ra nhữngảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của các bạn Việc để thiết bị thông minh trong phòng ngủ, tiếp cận các nội dung giải trí trước khi ngủ, và môi trường giấc ngủ bị nhiễu bởi ánh
Trang 7sáng xanh từ màn hình, thói quen đa nhiệm, bức xạ điện từ từ các thiết bị này là những yếu tố có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của sinh viên Thực trạng này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu chi tiết hơn về các yếu tố ảnh hưởng cụ thể, nhằm hiểu rõ hơn về tác động của việc sử dụng thiết bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ của sinh viên.
Trong bối cảnh này, nghiên cứu của chúng tôi đặt mục tiêu đánh giá và phân tích chi tiết các yếu tố tác động từ việc sử dụng thiết bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại Cụ thể, nghiên cứu sẽ xem xét các yếu tố như loại thiết bị sử dụng, số lượng thiết bị có trong phòng ngủ, thói quen đa nhiệm, nội dung và loại ứng dụng tiêu thụ trước khi ngủ, môi trường giấc ngủ, ánh sáng phát ra từ màn hình thiết bị, bức xạ điện từ và sự phụ thuộc vào thiết bị Nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấpthông tin hữu ích, giúp sinh viên nhận thức rõ hơn về các tác động tiêu cực của việc sử dụng thiết bị thông minh đối với giấc ngủ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần
1.2 Đề tài nghiên cứu
Yếu tố tác động của việc sử dụng thiết bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của thiết bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại
Mục tiêu cụ thể:
Xác định yếu tố ảnh hưởng của thiết bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ
Đo lường và đánh giá chiều hướng tác động của từng yếu tố ảnh hưởng của thiết
bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ
Đưa ra giải pháp và kiến nghị
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi tổng quát: Những yếu tố nào của thiết bị thông minh ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại
Câu hỏi cụ thể:
Trang 8 Ánh sáng phát ra từ thiết bị thông minh có ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại không?
Bức xạ điện từ phát ra từ thiết bị thông minh có ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủcủa sinh viên trường Đại học Thương mại không?
Tiếng thông báo ngắt quãng từ thiết bị thông minh có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại không?
+ Loại thiết bị sử dụng trước khi ngủ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinhviên trường Đại học Thương mại không?
+ Số lượng thiết bị thông minh sử dụng trước khi ngủ có ảnh hưởng đến chất lượnggiấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại không?
+ Thời gian sử dụng thiết bị thông minh trước khi ngủ có ảnh hưởng đến chất lượnggiấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại không?
+ Loại ứng dụng sử dụng trước khi ngủ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ củasinh viên trường Đại học Thương mại không?
+ Môi trường ngủ có chứa các loại thiết bị thông minh có ảnh hưởng đến chấtlượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại không?
+ Nội dung tiêu thụ trước khi ngủ có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinhviên trường Đại học Thương mại không?
+ Thói quen đa nhiệm của người dùng có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ củasinh viên trường Đại học Thương mại không?
+ Sự phụ thuộc vào thiết bị thông minh của người dùng có ảnh hưởng đến chấtlượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Thương mại không?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Đại học Thương mại, độ tuổi từ 18-24 Các sinh viên này cần phải đáp ứng điều kiện sử dụng các thiết bị thông minh ít nhất 3 giờ mỗi ngày và có thói quen sử dụng các loại ứng dụng phổ biến như mạng xã hội, giải trí, tin tức, nghe nhạc
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/11/2024 đến tháng 7/11/2024
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Thương mại, tập trung vào việc thu thập dữ liệu từ sinh viên trong trường Ngoài ra, khảo sát có thể thực hiện trực tuyến để đảm bảo tính tiện nghi và phạm vi bao quát trong việc tiếp cậnkhách thể nghiên cứu
Trang 9CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Thiết bị thông minh
2.1.1.1 Khái niệm
Theo (Manuel Silverio, Suresh Renukappa, Subashini Suresh, 2018), thiết bị thông minh là các đối tượng chính được kết nối với nhau trong mạng lưới IoT, có vai trò thiết yếu trong mô hình này Khái niệm được phát triển để định nghĩa thiết bị thông minh dựa trên ba tính năng chính, đó là nhận thức ngữ cảnh, tính tự chủ và khả năng kết nối thiết bị
Theo (Huang, 2017) định nghĩa thiết bị thông minh là một thiết bị điện tử, thường được kết nối với các thiết bị hoặc mạng khác thông qua các giao thức không dây khác nhau như Bluetooth, NFC, Wi-Fi, 5G, LoRa, NB-IoT, ZigBee, v.v., có thể hoạt động tương tác và tự chủ Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến một thiết bị thể hiện một số tính chất của điện toán phổ biến, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo
2.1.1.2 Đặc điểm
Sự hiện diện không ngừng của smartphone cũng như các thiết bị thông minh trong cuộc sống hàng ngày đã tạo ra một môi trường mà người dùng có thể dễ dàng truy cập thông tin và kết nối với người khác mọi lúc mọi nơi (Henry H Wilmer, Lauren Sherman, Jason M Chein, 2017) Điều này không chỉ thúc đẩy thói quen sử dụng thiết bị mà còn dẫn đến những tác động tiêu cực và lâu dài của các thiết bị này lên khả năng suy nghĩ, ghinhớ, chú ý và điều chỉnh cảm xúc của người dùng Nghiên cứu chỉ ra rằng những người
sử dụng thiết bị thông minh thường khó có thể duy trì sự chú ý liên tục, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não
Trong nghiên cứu của (Jon D Elhai, Jason C Levine, Robert D Dvorak, Brian J Hall, 2016), việc sử dụng quá mức hoặc “nghiện” điện thoại có thể gây ra những tác độngcó hại về thể chất, các vấn đề về vai và cổ, về thể chất, các vấn đề học tập Nghiên cứu còn chỉ ra việc sử dụng quá mức hoặc “nghiện” điện thoại có liên quan đến các vụ tai nạngiao thông, bên cạnh đó còn gây ra các bệnh về tinh thần như lo lắng, trầm cảm (người
Trang 10dùng có xu hướng tự cô lập bản thân và giảm sự tương tác với xã hội) và có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi và lối sống.
Theo (Shambare, 2012) điện thoại di động “có thể là cơn nghiện không liên quan đến ma túy lớn nhất của thế kỷ 21” Ngày nay, sinh viên đại học dành hơn 9 giờ mỗi ngàycho điện thoại di động, dẫn đến nghiện Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng bị
nghiện nomophobia Cuộc khảo sát mô tả rằng hầu hết thanh thiếu niên (77%) báo cáo rằng họ lo lắng khi không có điện thoại di động
2.1.2 Giấc ngủ
2.1.2.1 Khái niệm
Theo từ điển Oxford English, giấc ngủ là một tình trạng của cơ thể và lý trí thường xảy ra một vài giờ vào mỗi buổi tối, khi mà các hoạt động thần kinh bị hạn chế, mắt nhắm lại, cơ bắp thư giãn và hầu hết hoạt động của ý thức bị trì hoãn
Từ điển Merriam-Webster đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn Giấc ngủ là “chu kỳ tự nhiên làm gián đoạn ý thức, đồng thời phục hồi năng lượng cho cơ thể”
Từ điển MacMillan Dictionary for Students định nghĩa “Giấc ngủ là một chu kỳ tự nhiên đặc trưng bởi việc làm giảm hoạt động của ý thức, làm gián đoạn hoạt động của cácgiác quan và hầu như ngừng hoạt động tất cả cơ bắp của cơ thể”
Một định nghĩa khoa học khác từ Stedman’s Medical Dictionary chỉ ra rằng giấc ngủ là “một chu kỳ tự nhiên của tâm trí và cơ thể, khi mà mắt nhắm lại và ý thức bị gián đoạn hoàn toàn hoặc gián đoạn một phần, đồng thời giảm sự chuyển động vật lý của cơ thể cũng như làm giảm sự phản ứng của cơ thể đối với các kích thích từ các tác nhân xung quanh”
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra những điểm chung, cơ bản và quan trọng khiđịnh nghĩa về giấc ngủ, đó là:
Giấc ngủ là một chu kỳ tự nhiên
Giấc ngủ có tính lặp lại và diễn ra thường xuyên trong cuộc sống
Giấc ngủ liên quan đến tâm trí và hoạt động của cơ thể
Giấc ngủ liên quan đến sự gián đoạn tạm thời của ý thức
Giấc ngủ liên quan đến sự ngừng hoạt động của cơ bắp
Trang 11Như vậy, giấc ngủ có thể được định nghĩa như sau:
“Giấc ngủ là một trạng thái tự nhiên, có tính chu kỳ, làm gián đoạn tạm thời một phần hay toàn bộ hoạt động của tâm trí và hoạt động cơ bắp cũng như làm giảm khả năngphản ứng của cơ thể đối với các kích thích từ môi trường bên ngoài” (Đức, 2021)
2.1.2.2 Giai đoạn giấc ngủ
Theo nghiên cứu của (Aakash K Patel, Vamsi Reddy, Karlie R Shumway, John F Araujo, 2024) giấc ngủ diễn ra theo năm giai đoạn: thức, N1, N2, N3 và REM Các giai đoạn N1 đến N3 được coi là giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM), với mỗi giai đoạn dẫn đến giấc ngủ sâu hơn dần dần Khoảng 75% giấc ngủ được dành cho các giai đoạn NREM, phần lớn dành cho giai đoạn N2 Một giấc ngủ đêm điển hình bao gồm
4 đến 5 chu kỳ ngủ, với sự tiến triển của các giai đoạn ngủ theo thứ tự sau: N1, N2, N3, N2, REM Một chu kỳ ngủ hoàn chỉnh mất khoảng 90 đến 110 phút Giai đoạn REM đầu tiên ngắn và khi đêm trôi qua, các giai đoạn REM dài hơn và thời gian ngủ sâu (NREM) giảm đi
N1 (Giai đoạn 1) - Ngủ nông (5%)
Giai đoạn ngủ nhẹ nhất và bắt đầu khi hơn 50% sóng alpha được thay thế bằng hoạtđộng tần số hỗn hợp biên độ thấp (LAMF) Cơ xương có trương lực cơ và hơi thở diễn ra đều đặn Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 đến 5 phút, chiếm 5% tổng thời gian ngủ
N2 (Giai đoạn 2) - Ngủ sâu hơn (45%)
Giai đoạn biểu thị giấc ngủ sâu hơn khi nhịp tim và nhiệt độ cơ thể giảm xảy ra đợt bùng phát ngắn, mạnh mẽ của các nơ-ron thần kinh ở hồi thái dương trên, vành đai trước, vỏ não đảo và đồi thị, gây ra dòng canxi vào các tế bào tháp vỏ não Cơ chế này được cholà không thể thiếu đối với tính dẻo của khớp thần kinh Phức hợp K là sóng delta dài kéo dài khoảng một giây và được biết đến là sóng não dài nhất và rõ ràng nhất Phức hợp K được chứng minh là có chức năng duy trì giấc ngủ và củng cố trí nhớ Giấc ngủ giai đoạn
2 kéo dài khoảng 25 phút trong chu kỳ đầu tiên và kéo dài hơn với mỗi chu kỳ tiếp theo, cuối cùng chiếm khoảng 45% tổng thời gian ngủ
N3 (Giai đoạn 3) - Giấc ngủ không REM sâu nhất (25%)
Trang 12N3 còn được gọi là giấc ngủ sóng chậm (SWS) Đây được coi là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ và được đặc trưng bởi các tín hiệu có tần số thấp hơn và biên độ cao hơn, được gọi là sóng delta Đây là giai đoạn khó đánh thức nhất; đối với một số người, tiếng ồn lớn (> 100 decibel) sẽ không dẫn đến trạng thái tỉnh táo Khi mọi người già đi, họ dành ít thời gian hơn cho giấc ngủ sóng delta chậm này và nhiều thời gian hơn cho giai đoạn ngủ N2 Mặc dù giai đoạn này có ngưỡng thức tỉnh lớn nhất, nhưng nếu ai đó bị đánh thức trong giai đoạn này, họ sẽ có một giai đoạn đầu óc mơ hồ tạm thời, được gọi làquán tính giấc ngủ Kiểm tra nhận thức cho thấy những cá nhân bị đánh thức trong giai đoạn này có xu hướng bị suy giảm hiệu suất tinh thần ở mức độ vừa phải trong 30 phút đến 1 giờ Đây là giai đoạn cơ thể sửa chữa và tái tạo mô, xây dựng xương và cơ, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch Đây cũng là giai đoạn xảy ra tình trạng mộng du, kinh hoàng ban đêm.
2.1.2.3 Chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ được đánh giá thông qua việc ngủ đủ và giấc ngủ sâu (bao gồm các giai đoạn giấc ngủ REM và NREM), đồng thời không bị gián đoạn quá mức Điều này có nghĩa là một giấc ngủ chất lượng không chỉ yêu cầu đủ thời gian mà còn phảiđạt được các giai đoạn giấc ngủ sâu, liên tục, giúp phục hồi cơ thể và cải thiện tinh thần, mang lại cảm giác tỉnh táo và tràn đầy năng lượng khi thức dậy vào sáng hôm sau (Max Hirshkowitz và cộng sự, 2015)
Hiệu quả giấc ngủ là tỷ lệ giữa tổng thời gian ngủ với tổng thời gian nằm trên giường, thường được nhân với 100 để chuyển đổi thành phần trăm Hiệu quả giấc ngủ trên 85% được coi là tốt; dưới mức này thường được coi là mất ngủ Giữ trên 90% là lý tưởng Tuy nhiên, hiệu quả giấc ngủ tốt không đảm bảo ngủ đủ giấc
Đó là do hiệu quả giấc ngủ không liên quan đến nhu cầu ngủ của cá nhân Nhu cầu ngủ của mỗi người là số giờ ngủ mà cơ thể người đó cần mỗi đêm và được quyết định bởi
di truyền (tương tự như chiều cao hoặc màu mắt) Nhu cầu ngủ của mỗi người có thể thayđổi trong suốt cuộc đời, nhưng trung bình, một người cần ngủ 8 giờ 10 phút mỗi đêm (cộng hoặc trừ 44 phút) và khoảng 13,5% dân số cần ngủ 9 giờ trở lên (Rise Science and Jeff Kahn, 2024)
Độ trễ của giấc ngủ là khoảng thời gian một người bình thường cần để đi vào giấc ngủ sau khi tắt đèn Mỗi người có một khoảng thời gian chuẩn bị vào giấc ngủ khác nhau
Trang 13Trung bình một người khỏe mạnh mất khoảng 10-20 phút để ngủ sâu Nếu thời gian đi vào giấc ngủ ngắn (dưới 8 phút), trường hợp này biểu thị tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không ngon do chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn (Danielle Pacheco and Dr Anis Rehman,2023)
Theo Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ y học Mỹ (AASM), độ trễ của giấc ngủ là một thước đo sử dụng với các tiêu chí khác khi đánh giá một người về khả năng rối loạn giấc ngủ Các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng như rượu, các cơn đau mãn tính có thể cản trở khả năng ngủ của một người Các loại thuốc cũng gây ảnh hưởng tới độ trễ của giấc ngủ, làm giảm hoặc tăng thời gian đi vào giấc ngủ tùy thuộc vào tác dụng của thuốc.Thời lượng giấc ngủ là lượng thời gian một người dùng để ngủ Thời gian ngủ có thể được đo chỉ trong một khoảng thời gian ngủ hoặc trong suốt 24 giờ một ngày (Eric Suni and Dr Anis Rehman, 2023)
Đối với mỗi nhóm tuổi khác nhau, thời gian ngủ cũng khác nhau Dưới đây là khuyến nghị số giờ ngủ theo nhóm tuổi của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ y học Mỹ (AASM):
Nhóm tuổi Độ tuổi Số giờ ngủ được khuyến nghị
Trẻ sơ sinh 4 – 12 tháng 12 - 16 giờ (bao gồm cả giấc ngủ trưa)
Trẻ mới biết đi 1 – 2 tuổi 11 - 14 giờ (bao gồm cả giấc ngủ trưa)
Trẻ mầm non 3 – 5 tuổi 10 - 13 giờ (bao gồm cả thời gian ngủ trưa)Tuổi đi học 6 – 12 tuổi 9 - 12 giờ
Thiếu niên 13 – 18 tuổi 8 - 10 giờ
Người lớn 18 tuổi trở lên 7 giờ hoặc hơn
Nguồn: (Eric Suni and Dr Abhinav Singh, 2024)
Nghiên cứu của (Kohyama, 2024) chỉ ra rằng việc ngủ đủ thời lượng theo khuyến nghị có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cải thiện chức năng nhận thức và khả năng học tập, mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch và tiểu đường, nhờ vào việc điều chỉnh các yếu tố chuyển hóa và huyết áp Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc còn góp phần giảm căng thẳng, lo
Trang 14âu và cải thiện sức khỏe tâm lý, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng
Thời gian thức sau khi bắt đầu ngủ (WASO) là phép đo được sử dụng để đánh giá giấc ngủ của một người Đây là tổng số phút mà một người thức sau khi bắt đầu ngủ Thức giấc vào ban đêm thường do gián đoạn giấc ngủ và có thể do nhiều yếu tố khác nhau Bao gồm lí do về công việc hoặc gia đình, căng thẳng, sử dụng một số chất kích thích, rối loạn giấc ngủ và môi trường ngủ bị xáo trộn Đối với sinh viên đại học, những người thường có thói quen ngủ không đều và thói quen ngủ kém cũng dễ dẫn đến tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn (Eric Suni and Dr Nilong Vyas, 2023)
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng của thiết bị thông minh lên chất lượng
giấc ngủ
2.1.3.1 Ảnh hưởng sinh học
Theo (McDonough, 2024), ánh sáng xanh là một loại ánh sáng khả kiến có bước sóng từ 380 đến 500 nanomet (nm) Ánh sáng xanh được coi là màu xanh lam, mặc dù nócũng có thể có trong ánh sáng được coi là màu khác, đặc biệt là ánh sáng trắng Ánh sáng xanh có thể được chia thành hai loại phụ: ánh sáng xanh tím năng lượng cao (thường nằmtrong khoảng từ 380 đến 450 nm) và ánh sáng xanh lam ngọc lam (thường nằm trong khoảng từ 450 đến 500 nm) Ánh sáng xanh đóng vai trò duy trì nhịp điệu sinh học và tâm trạng Ánh sáng xanh cũng có liên quan đến các rối loạn tâm trạng, đặc biệt là trầm cảm Những mối liên hệ như vậy được cho là do sự gián đoạn chu kỳ nhịp sinh học, do thiếu hoặc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thiếu ánh sáng xanh có thể gây ra các triệu chứng giống như trầm cảm
Theo (Collins O Molua, Ukpene O Anthony, 2024), bức xạ là mọi vật thể đều phát
ra bức xạ điện từ do dao động nhiệt độ của các phân tử hay nguyên tử hoặc các hạt cấu tạo nên chúng Về cơ bản, bức xạ (hay bức xạ điện từ) là sự kết hợp của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng Điện thoại thông minh cũng là một thiết bị điện, đây là một nguồn phát sóng điện từ, nhờ có kết nối đó mà điện thoại có thể thực hiện trao đổi các thông tin khi di chuyển Bức xạ trênđiện thoại thông minh là những tần số sóng phát ra từ điện thoại, khi chúng hoạt động sẽ gửi đoạn mã lên mạng bằng dãy xung vi ba ngắn liên tiếp nhau với cường độ cao Năm
2011, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cũng phân loại bức xạ điện thoại di
Trang 15động là có khả năng gây ung thư cho con người (Malik, 2020) Lượng bức xạ tiếp xúc khi
sử dụng điện thoại di động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như khoảng cách của người dùng với điện thoại di động, thời gian sử dụng và lượng bức xạ hít vào Nói cách khác bức xạ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, một giấc ngủ ngon đề cập đến thời lượng giấc ngủ, tính liên tục Chất lượng giấc ngủ do bức xạ điện thoại quyết định đã trở thành vấn
đề thời sự của nghiên cứu Bức xạ điện thoại thực sự có thể gây mất ngủ và đau đầu, do đó, việc giảm bức xạ thực sự cần thiết cho sức khỏe của mọi người Bức xạ từ điện thoại
di động trong thời gian ngủ, tác động rõ ràng nhất đến chất lượng giấc ngủ là bốn khía cạnh, bao gồm khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, cảm thấy không khỏe vào buổi sáng, thư giãn và mức độ ngủ sâu
2.1.3.2 Ảnh hưởng môi trường
Các thông báo từ mạng xã hội, email, ứng dụng, hay tin nhắn có thể làm gián đoạn giấc ngủ của sinh viên Khi nhận được thông báo, sinh viên có thể bị giật mình thức giấc, dẫn đến tình trạng bị gián đoạn giấc ngủ Mặc dù giấc ngủ ngắn có thể không làm mất toàn bộ sự tỉnh táo vào ngày hôm sau, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra mệt mỏi và giảm khả năng tập trung vào việc học cũng như công việc (Savoldelli, 2020)Nghiên cứu của (Anne-Marie Chang và cộng sự , 2014) đã có sự so sánh các tác động sinh học của việc đọc sách điện tử phát sáng (LE-eBook) với việc đọc sách in trước khi đi ngủ, làm nổi bật tác động tiêu cực đến giấc ngủ, thời gian sinh học và sự tỉnh táo vào sáng hôm sau Nghiên cứu này làm sáng tỏ những gián đoạn tiềm ẩn do các thiết bị điện tử trong môi trường ngủ gây ra Theo ( Stefan K Höeffgen; Stefan Metzger;
Michael Steffens, 2020) đã thảo luận về tác động của tia vũ trụ đối với thiết bị điện tử trong không gian, nhấn mạnh những thách thức trong việc thử nghiệm thiết bị điện tử do môi trường bức xạ trong không gian Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việchiểu tác động của bức xạ đối với các hệ thống điện tử, bao gồm cả những hệ thống được
sử dụng trong không gian ngủ Hơn nữa, sự hiện diện của các thiết bị điện tử trong phòngngủ là một chủ đề đáng quan tâm, như được nêu bật trong bài viết Có thiết bị điện tử trong phòng ngủ không (2017) và Công nghệ trong phòng ngủ (2024) Các nguồn này chỉ
ra rằng một tỷ lệ đáng kể trẻ em và người lớn sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ của họ, làm dấy lên câu hỏi về những tác động tiềm ẩn của những thói quen như vậy đối với sức khỏe
Trang 162.1.3.3 Ý thức
Sinh viên ngày nay đang sống trong thời đại công nghệ Việc sử dụng các thiết bị thông minh chiếm phần lớn thời gian trong ngày của mọi người với nhiều mục đích khác nhau đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Theo nghiên cứu của
(Nguyễn Thị Hồng Anh, Phạm Thị Thùy Dung, Lưu Quỳnh Trang , 2024), đa số người được hỏi có thời gian sử dụng điện thoại thông minh trung bình 1 ngày từ 4 giờ trở lên Theo một nghiên cứu khác cho thấy trung bình thanh niên dành khoảng 2,3 giờ đồng hồ
sử dụng thiết bị điện tử từ 9:00 tối Điều đáng nói là có một bộ phận không nhỏ (gần 40%) thanh niên sử dụng thiết bị điện tử quá 2 giờ Nghiên cứu của (Đức Sĩ Trần, Thanh Hiệp Nguyễn , 2022) đã tiến hành nghiên cứu trên 874 sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2021, kết quả cho thấy hơn một nửa số sinh viên có CLGN kém sinh viên có thói quen thức khuya và dành nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại thông minh Theo (Nguyễn Thị Thu Hường và 8 người cộng sự khác, 2022) những sinh viên có thời gian sử dụng ĐTDĐ trước khi ngủ từ 2 giờ trở lên có tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém so với những sinh viên có thời gian sử dụng ĐTDĐ trước khi ngủ <1 giờ Theo nghiên cứu (Trang, 2024), những sinh viên sử dụng thiết bị điện tử trên 120 phút có tỷ lệ CLGN kém gấp 0.41 lần so với những sinh viên sử dụng thiết bị điện tử dưới 60 phút trước khi ngủ Những SV có sử dụng điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, máy chơi game, máy nghe nhạc, tivi có CLGN kém hơn so với các sinh viên không sử dụng những thiết bị này trước khi đi ngủ
2.1.3.4 Ảnh hưởng xã hội
Theo (Saba, Kheirinejad., Aku, Visuri., Denzil, Ferreira., Simo, Hosio., 2022) cho thấy việc sử dụng các ứng dụng giải trí và mô phỏng trên giường có xu hướng làm giảm chất lượng giấc ngủ Nghiên cứu (Benjamin, McManus., Andrea, T., Underhill., Sylvie, Mrug., Thomas, Anthony., Despina, Stavrinos , 2020) cho thấy các lĩnh vực khác nhau của thời gian sử dụng màn hình ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khác nhau; thời gian
sử dụng màn hình tương tác cải thiện chất lượng giấc ngủ ở nam giới nhưng làm xấu đi ở nữ giới, cho thấy việc tiêu thụ nội dung và các loại ứng dụng ảnh hưởng đáng kể đến chấtlượng giấc ngủ của thanh thiếu niên
Ngoài ra, có nhiều loại ứng dụng truyền thông và tiêu thụ nội dung khác nhau có thể thay thế thời gian ngủ, rút ngắn thời gian ngủ và dẫn đến hưng phấn quá mức hoặc ác
Trang 17mộng, đặc biệt ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi Việc cha mẹ sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông cũng có thể tạo ra một môi trường ngủ không lành mạnh cho trẻ
em (Jan, Van, den, Bulck., 2010)
2.1 Các kết quả của nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu của (Phạm Thị Thanh Ngân và cộng sự, 2023)
Trong nghiên cứu này, nhóm sinh viên đã sử dụng thang đo ISI (Insomnia Severity Index) để đánh giá tỷ lệ mất ngủ và chỉ ra những yếu tố liên quan dẫn đến việc mất ngủ ở các sinh viên đại học tại TP.HCM Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại 4 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến bằng Google Forms Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mất ngủ là 24,9% và đánhgiá dựa trên những yếu tố như căng thẳng học tập, thói quen sử dụng thiết bị điện tử trướckhi ngủ và mức độ nghiện điện thoại Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có đến 95,7% người tham gia khảo sát có sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ và 60,6% người tham gia có cảm giác nghiện thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại di động
Nghiên cứu của (Trần Đức Sĩ, Nguyễn Thanh Hiệp, 2021)
Theo bài nghiên cứu phân tích dựa trên khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi PSQIvà các câu hỏi về thói quen sinh hoạt của sinh viên năm 1 đến năm 6 của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch về mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ với các yếu tố: thói quen sử dụng điện thoại, hoạt động thể chất và thói quen sinh hoạt Kết quả thu thập được từ 874 sinh viên tham gia trong tổng số 4677 sinh viên cho thấy hơn một nửa số sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém theo thang điểm PSQI Sinh viên dành nhiều thời gian cho điện thoại, đặc biệt là mạng xã hội (78,9%) và trò chuyện/chat (75,3%) Nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh nhưng ít tham gia vào các hoạt động thể chất, đi ngủ và thức dậy muộn dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém
Nghiên cứu của (Son, 2019)
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng nghiện điện thoại thông minh vàmối liên hệ của nó với chất lượng giấc ngủ ở học sinh THPT tại Tân Phú Đông Bằng phương pháp khảo sát cắt ngang trên 276 học sinh, kết quả cho thấy có 29.70% đối tượngcó những dấu hiệu nghiện điện thoại thông minh, đặc biệt ở nam giới Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa nghiện điện thoại và chất lượng giấc ngủ kém là 28.6%
Trang 18trong 1 tháng gần thời điểm nghiên cứu Điều này cho thấy việc lạm dụng điện thoại thông minh đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và khả năng học tập của học sinh, những học sinh không nghiện điện thoại thông minh có chất lượng giấc ngủ tốt hơn gấp 3.97 lần các em nghiện điện thoại thông minh Nghiên cứu khuyến nghị cần có các biện pháp giáo dục và can thiệp để giảm thiểu tình trạng này.
Nghiên cứu của (Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Thiện Trung, Vũ Thị Thu
Hường, 2024)
Nghiên cứu này đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng Trường Đạihọc Tây Nguyên qua nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 155 sinh viên bằng thang đo PSQI Sinh viên tự đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình rất tốt, khá tốt, khá tệ, rất tệ lần lượt là: 41,3%; 29%; 21,3%; 8,4% Các rối loạn khi sinh viên gặp phải thì gián đoạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất (84,5%) là “Không thể ngủ trong vòng 30 phút” với tỷ lệ lặp lại tình trạng < 1 lần/tuần là 40% Chất lượng giấc ngủ kém cùa sinh viên điều dưỡng chiếm 56,8%, nhà trường cần quan tâm và trau dồi nhận thức về tầm quan trọng của giấc ngủ trong sức khỏe, học tập và các yếu tố về các thiết bị sử dụng liên quan đến chất lượng giấc ngủ
Nghiên cứu của (Asmaa Abdelghany Elsheikh, Safaa Abdelfattah Elsharkawy
& Doaa Sadek Ahmed , 2023)
Nghiên cứu này đánh giá mức độ phổ biến của việc sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ và mối liên hệ của nó với chất lượng giấc ngủ và các hoạt động liên quanđến giáo dục ở sinh viên y khoa Bài nghiên cứu có sự tham gia của 1184 sinh viên y khoa cả nam và nữ tại Đại học Al-Azhar ở Cairo Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi tự trả lời để thu thập dữ liệu về đặc điểm cá nhân, việc sử dụng điện thoại thông minhvà các hoạt động học tập; thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng giấc ngủ Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ rất phổ biến (96,5%), với gần một nửa (46,9%) sinh viên y khoa được nghiên cứu sử dụng chúng trong hơn 2 giờ, trong đó phương tiện truyềnthông xã hội đứng đầu danh sách sử dụng (74,2%), tiếp theo là giao tiếp (48,8%) Kết luận rằng: người dùng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ có tỷ lệ chất lượng giấc ngủkém cao hơn đáng kể, khó duy trì giấc ngủ và thời gian ngủ ngắn hơn so với người không
sử dụng
Trang 19Như vậy, nghiên cứu này nhấn mạnh tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ đối với chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu của (Hue Thi Pham, Hsiao-Ling Chuang ,Ching-Pyng Kuo,
Tzu-Pei Yeh, Wen-Chun Liao, 2021)
Nghiên cứu này đã điều tra mối liên quan giữa việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và chất lượng giấc ngủ ở sinh viên Đại học tại Việt Nam Bài nghiên cứu có sựtham gia của 369 sinh viên đến từ 3 ngành khác nhau Những người tham gia phải hoàn thành các cuộc khảo sát tự báo cáo, bao gồm các đặc điểm về nhân khẩu học, lối sống, hành vi sử dụng thiết bị điện tử Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng thang đo PSQI và DASSđể phục vụ cho việc phân tích, đánh giá dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 48,8% sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém và 98,1% sinh viên báo cáo rằng họ có sử dụng ít nhất 1 loại thiết bị điện tử trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ mỗi ngày, trong đó điện thoại thông minh là thiết bị được sử dụng nhiều nhất với 92,3% Việc sử dụng thiết
bị điện tử gần giờ đi ngủ hơn 30 phút có liên quan đáng kể đến chất lượng giấc ngủ kém hơn sau khi điều chỉnh trạng thái trầm cảm, tập thể dục và uống caffeine/rượu vào thời gian sau trong ngày
Như vậy, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc và hạn chế sử dụng ED gần giờ đi ngủ, điều cần thiết để sinh viên đại học có giấc ngủ ngon hơn
Nghiên cứu của (Bülent Devrim Akçay, Duygu Akçay, Sinan Yetkin, 2021)
Nghiên cứu này đã đánh giá những tác động của việc sử dụng thiết bị điện tử di động lên giấc ngủ của sinh viên đại học Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp cắt ngang với sự tham gia của 725 sinh viên (56,5% sinh viên nữ, độ tuổi trung bình = 20,57 tuổi) tới từ khoa Y và khoa Khoa học Sức khoẻ của một trường Đại học công lập Các công cụ thu thập dữ liệu: bảng câu hỏi về những hoạt động vào buổi sáng- buổi tối
(MEQ), bảng đo CLGN Pittsburgh (PSQI), thang đo mức độ buồn ngủ (ESS) và chỉ số mức độ nghiêm trọng của cơn buồn ngủ (SSI) Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số thời gian sử dụng thiết bị di động điện tử và tổng điểm PSQI, ESS và SSI cao hơn ở những học sinh có kiểu thời gian tập trung vào buổi tối; có mối quan hệ tiêu cực giữa tổng thời gian sử dụng thiết bị di động điện tử vào buổi tối với điểm số theo thời gian của sinh viên; tổng thời gian sử dụng thiết bị di động điện tử được xác định là cao hơn ở những
Trang 20học sinh có kiểu thời gian Loại E và chất lượng giấc ngủ của họ kém hơn, mức độ mất ngủ của họ cao hơn, đồng thời họ cũng sẽ buồn ngủ nhiều hơn.
Như vậy, nghiên cứu đã nhấn mạnh sự ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị điện tử lên chất lượng giấc ngủ của sinh viên và điểm số học tập theo thời gian của họ
Trang 212.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào các kết quả rút ra từ phần cơ sở lý luận thì nhóm đề xuất môhình nghiên cứu các tác động của việc sử dụng thiết bị thông minh lên chất lượng giấc ngủ gồm có 4 thành phần chính là: ảnh hưởng sinh học, ảnh hưởng môi trường, ý thức, ảnh hưởng xã hội Tiếp đó, từ mỗi thành phần chính sẽ có những ảnh hưởng tác động cụ thể được nêu
ra
2.1.1 Phương trình nghiên cứu:
Sleepqual = β0 + β1Lightscr + β2Radia + β3Typedev + β4Numdev + β5Timeuse +
β6Sleepenv + β7Nofi + β8Typeapp + β9Content + β10Multi + β11Addiction + ε
Biến độc lập: Sleepqual: Chất lượng giấc ngủ
Trang 22 Lightscr: Ánh sáng phát ra từ màn hình TBTM.
Radia/ EMF: Bức xạ điện từ phát ra từ TBTM
Nofi: Tiếng thông báo ngắt quãng phát ra từ TBTM
Typedev: Loại thiết bị sử dụng trước khi ngủ
Numdev: Số lượng thiết bị sử dụng trước khi ngủ
Timeuse: Thời gian sử dụng TBTM trước khi ngủ
Typeapp: Loại ứng dụng sử dụng trước khi đi ngủ
Sleepenv: Môi trường ngủ có chứa các loại TBTM
Content: Nội dung tiêu thụ trước khi ngủ
Multi: Thói quen đa nhiệm của người dùng
Addiction: Sự phụ thuộc vào TBTM của người sử dụng
BIẾN PHỤ THUỘC
0: Chất lượng giấc ngủ
kém1: Chất lượng giấc ngủ
Trang 23Thước đo biến số
Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI)
Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) là một bảng câu hỏi tự báo cáo được
sử dụng rộng rãi để đánh giá chất lượng giấc ngủ trong khoảng thời gian một tháng Biện pháp này được phát triển bởi Tiến sĩ Daniel Buysse, Tiến sĩ Charles Reynolds, Tiến sĩ Timothy Monk, Tiến sĩ Susan Berman và Tiến sĩ David Kupfer tại Đại học Pittsburgh năm 1989 Đây là một công cụ có giá trị để đánh giá chất lượng giấc ngủ vì nó nắm bắt được nhiều chiều của giấc ngủ, bao gồm cả trải nghiệm chủ quan và các thông số khách quan Theo phương pháp này, chất lượng giấc ngủ của mỗi người sẽ được đánh giá trên 7 phương diện: chất lượng giấc ngủ theo cảm nhận, độ trễ của giấc ngủ, thời gian ngủ, hiểu quả giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, việc sử dụng thuốc ngủ giúp dễ ngủ, rối loạn chức năng trong ban ngày và mỗi điểm thành phần của PSQI dao động từ 0 đến 3, với 3 biểu thị rối loạn chức năng hoặc rối loạn lớn nhất Sau đó, bảy điểm thành phần được cộng lại để có được điểm PSQI toàn cầu, dao động từ 0 đến 21 Điểm cao hơn biểu thị chất lượng giấc ngủ kém hơn, với điểm lớn hơn 5 cho thấy khó khăn đáng kể về giấc ngủ [40]
Thang đo Likert 5 điểm
Thang đo Likert giả định rằng cường độ của một thái độ là tuyến tính, nghĩa là trên một chuỗi liên tục từ không đồng ý mạnh đến đồng ý mạnh và đưa ra giả định rằng thái
độ có thể được đo lường Likert Scales có lợi thế là họ không mong đợi một câu trả lời có/ không đơn giản từ người trả lời, mà là cho phép các mức độ ý kiến, và thậm chí không có ý kiến nào cả Do đó dữ liệu định lượng thu được, có nghĩa là dữ liệu có thể được phântích tương đối dễ dàng Tuy nhiên, giống như tất cả các cuộc khảo sát, tính chính xác của phép đo thái độ theo thang đo Likert có thể bị ảnh hưởng tổn hại do nội dung câu hỏi.Hoàn toàn
không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất – dựa trên tiêu chí thuận tiện – được áp dụng trong nghiên cứu này nhằm thu thập thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng Đối
Trang 24tượng mẫu được chọn từ những sinh viên trường Đại học Thương Mại có thói quen sử dụng thiết bị thông minh trước khi đi ngủ, giúp đảm bảo tính đại diện cho nhóm mục tiêu mà nghiên cứu muốn hướng đến.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: nhóm chúng tôi tham khảo các tài liệu về các nghiên cứu trước cũng như các tạp chí, sách báo, mạng internet nhằm tổng quan được lý thuyết để phục vụ cho luận văn
Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thu thập dữ liệu định
lượng - xin ý kiến sinh viên thông qua biểu mẫu google form 5 mức Biểu mẫu bao gồm đánh giá chất lượng giấc ngủ, hành vi sử dụng thiết bị thông minh, các yếu tố tác động của chúng lên chất lượng giấc ngủ và sự phụ thuộc của chúng
Xây dựng thang đo chính thức
Từ mô hình đề xuất và giải thuyết nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang đo chính thức gồm 34 biến và 11 thành phần như sau:
H1
Loại thiết bị sử dụng
Bạn sử dụng thiết bị thông minh nào sau đây? (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp
án)
H2
Số lượng thiết bị thông minh sử dụng
Bạn sử dụng bao nhiêu thiết bị thông minh được liệt kê trong phòng ngủ vào
lúc trước khi đi ngủ?
H3 Thời gian sử dụng các loại thiết bị trước khi ngủ
7 Tôi thường thức khuya hơn dự định vì dùng thiết bị thông minh vào ban
8 Tôi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi tiếp xúc quá lâu với màn hình thiết bị. TG2
9 Tôi cảm thấy đau đầu hoặc mệt mỏi sau khi sử dụng thiết bị thông minh TG3
Trang 25trong thời gian dài vào buổi tối.
10 Thời gian tôi sử dụng điện thoại hằng ngày lâu hơn như tôi đã dự định TG4
12 Có cảm giác đau ở cổ tay hoặc ở phía sau cổ sau một thời gian hoặc trong lúc
13 Tôi thường gặp khó chịu, như đau mắt hoặc đau đầu, khi sử dụng thiết bị trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. TG7
H4
Mục đích sử dụng
Bạn thường sử dụng thiết bị thông minh này để làm gì trong khoảng thời
gian trước khi đi ngủ? (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án)
H5 Thói quen đa nhiệm
14 Tôi có thói quen chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng hoặc thiết bị khi đang sử dụng DN1
15 Sử dụng nhiều thiết bị hoặc ứng dụng cùng lúc vào ban đêm khiến tôi bị
16 Khi sử dụng nhiều thiết bị hoặc ứng dụng cùng lúc, tôi cảm thấy khó dừng lại
H6 Nội dung tiêu thụ
17 Tôi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng khi tiếp cận với các nội dung có tính
kích thích (vd: nội dung tiêu cực, ly kỳ, hoặc gây tranh cãi) trước khi đi ngủ ND1
18 Tiếp xúc với các nội dung trên thiết bị thông minh trước khi đi ngủ làm giấc ngủ của tôi bị trì hoãn hoặc gián đoạn. ND2
H7 Môi trường ngủ có chứa thiết bị thông minh
19 Tôi thường để điện thoại gần giường hoặc dưới gối khi đi ngủ
MT1
20 Tôi cảm thấy đau đầu hoặc khó chịu khi để điện thoại gần đầu trong khi ngủ MT2
H8 Tiếng thông báo ngắt quãng
21 Tôi thường bị gián đoạn giấc ngủ bởi thông báo hoặc âm thanh từ điện thoại gần giường. TA1
22 Tôi cảm thấy khó quay lại giấc ngủ sau khi thức dậy bởi tiếng thông báo phátra từ thiết bị TA2
H9 Bức xạ điện từ phát ra từ TBTM
23 Tôi nghĩ rằng sóng điện từ từ điện thoại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi khi đặt gần giường. BX1
24 Tôi thường có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, nóng rát quanh tai và da mặt khi tiếp xúc với thiết bị thông minh trong thời gian dài BX2
Trang 26H10 Ánh sáng phát ra từ màn hình TBTM
25 Tôi thường xuyên bị chói mắt hoặc mỏi mắt khi tiếp xúc với ánh sáng từ mànhình thiết bị thông minh vào ban đêm AS1
26 Ánh sáng từ màn hình thiết bị thông minh khiến tôi cảm thấy khó ngủ hơn AS2
27 Tôi nhận thấy ánh sáng từ thiết bị thông minh gây khó chịu cho mắt khi sử
28 Tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi giảm độ sáng màn hình hoặc dùng chế độ bảo vệ mắt vào ban đêm AS4
H11 Sự phụ thuộc vào thiết bị thông minh
29 Tôi cảm thấy lo lắng khi không thể truy cập vào điện thoại vài giờ trước khi
30 Tôi thường kiểm tra điện thoại trước khi ngủ vì sợ bỏ lỡ điều gì quan trọng PT2
31 Tôi cảm thấy không thoải mái khi không có thiết bị thông minh bên cạnh trong lúc ngủ. PT3
32 Tôi cảm thấy khó ngủ khi không thể dùng thiết bị thông minh vào buổi tối trước khi ngủ. PT4
33 Ngay khi thức giấc, tôi sẽ ngay lập tức kiểm tra điện thoại của minh PT5
34 Không bao giờ từ bỏ sử dụng điện thoại, ngay cả khi cuộc sống hằng ngày của tôi đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nó. PT6
Nghiên cứu chính thức
- Thiết kế bảng câu hỏi:
Phần 1: Thông tin cá nhân của các sinh viên được điều tra
Phần 2: Khảo sát về chất lượng giấc ngủ của sinh viên dựa trên thang đo về chỉ số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) Thang PSQI đề cập tới chất lượng giấc ngủ trongvòng một tháng
Bảng hỏi được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu của đề tài Để đo lường các biến quan sát trong Bảng khảo sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Dạng thang
đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Rất ít đến Rất nhiều Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy tương đương thang đo 7 hay 9 điểm
- Kích thước mẫu:
Trang 27Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), phương pháp xác định kích thướcmẫu áp dụng dựa theo phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Tactor Analysis), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay tổng số câu hỏi khảo sát.Kích thước mẫu = số biến quan sát x 5 = 34 x 5 = 170
Ước tính tỷ lệ trả lời khoảng 80%, do đó luận văn thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu phải là 213 Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, nhóm chúng tôi dự kiến khảo sát với kích thước mẫu là 220 Hình thức là khảo sát bằng biểu mẫu google
Nghiên cứu mô tả dữ liệu
Sử dụng phương pháp thống kê tần số (số lần xuất hiện của một quan sát trong biếnquan sát đó) Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để thống kê các nhân tố nhân khẩu học như: độ tuổi, thu nhập, nơi ở hiện tại Phương pháp thống kê mô tả được
sử dụng để phân tích thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát thông qua trị số Mean, giá trị Min – Max, giá trị khoảng cách
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha:
Hệ số Cronbach Alpha dùng để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường
cho một khái niệm cần đo hay không và giúp loại bớt các biến không phù hợp Cronbach Alpha được đánh giá theo nguyên tắc như sau:
Alpha > 0.9: Độ tin cậy rất cao, thang đo rất nhất quán.
Alpha từ 0.8 đến 0.9: Độ tin cậy tốt.
Trang 28 Alpha từ 0.7 đến 0.8: Độ tin cậy chấp nhận được.
Alpha từ 0.6 đến 0.7: Độ tin cậy thấp nhưng có thể chấp nhận được trong một số
trường hợp, tùy vào yêu cầu nghiên cứu
Alpha < 0.6: Độ tin cậy kém, thang đo có thể cần phải xem xét lại.
Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát
trong nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến còn lại của thang đo Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể
Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3: chấp nhận biến
Hệ số tương quan biến – tổng < 0,3: loại biến
Với các biến tương quan > 0,3 nhưng độ tin cậy vãn thấp ta cần sửa lại số liệu sao cho hợp lý để alpha tăng lên > 0,6
Kiểm định giá trị của thang đo
Kiểm định giá trị thang đo là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố nhỏ có ý nghĩa hơn
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem
xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số KMO được áp dụng như sau:
0,5 ≤ KMO ≤ 1: đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố
KMO < 0,5: phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu
Phép xoay Varimax và Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): là những hệ số
tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố Các hệ số này được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo
Giá trị hội tụ: Các biến trong cùng 1 thang đo thể hiện cùng 1 khái niệm nghiên
cứu Hệ số tải nhân tố < 0,5 thì nên loại biến quan sát đó để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến Hệ số này phải thỏa điều kiện > 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2013)
Trang 29 Giá trị phân biệt: các biến trong cùng 1 thang đo có sự phân biệt với các biến
trong cùng 1 thang đo khác, do đó đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu là 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013) và ngược lại nên loại biến này tránh sự trùng lắp giữa các khái niệm nghiên cứu
Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào Các hệ số cần lưu ý trong phân tích hồi quy:
Giá trị R2 (R Square), R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ
ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh phản ánh sát hơn so với R2 Mức giao động của 2 giá trị này từ 0 đến 1, tuy nhiên việc đạt được mức giá trị bằng 1 là gần như không tưởng dù mô hình đó tốt đến nhường nào Giá trị này nằm trong bảng Model Summary Chúng ta chọn mức tương đối là 0.5 để làm giá trị phân ra 2 nhánh ý nghĩa mạnh yếu, từ 0.5 đến 1 thì mô hình là tốt, bé hơn 0.5 là
mô hình chưa tốt Đây là con số nhắm chừng chứ không có tài liệu chính thức nào quy định hồi
Durbin – Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau,
có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4
Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3) Nếu giá trị càng nhỏ, càng gần về 0 thì các phần sai số có tương quanthuận Nếu càng lớn, càng về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch
– Giá trị F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính này có thể suy rộng và áp dụng cho tổng thể được hay không Giá trị Sig của kiểm định
F phải < 0.05
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập ano2
có Beta lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc và ngược lại
Hệ số VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, theo tài liệu thì giá trị F
<10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến Tuy nhiên trên thực tế nghiên cứu của nhiều tác giả thì giá trị F cần < 3 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến
Xử lý và phân tích dữ liệu
Trang 30Kết quả thống kê mô tả
Mô tả mẫu
Để đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện của mẫu nghiên cứu 123 bảng câu hỏi được thu thập lại để sử dụng làm dữ liệu phân tích
Thống kê mô tả biến quan sát
Dựa trên phương pháp nghiên cứu đã trình bày , bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê tần số các thông tin gồm : thiết bị sử dụng trước khi ngủ khi đi ngủ , mục đích sử dụng
Khác ( Đồng hồ thông
minh )
Mục đích sử
Trang 31game sẽ thuộc vào nhóm có tỷ trọng thấp lần lượt chiếm 22,8% ; 16,3% ; 9,8% ; 5,7%
; 4,9% Qua đó cho thấy , sinh viên có xu hướng sử dụng điện thoại di động và máy tính xách tay , bàn trước khi đi ngủ so với các thiết bị còn lại nhằm mục đích khác nhau
- Mục đích sử dụng : Theo kết qủa nhận được từ khảo sát , thiết bị điện tử ngày càng phát triển và ngày càng được mọi người sử dụng nhiều hơn Và được đối tượng trẻ sinh viên dùng trước khi đi ngủ nhằm những mục đích sử dụng khác nhau Ta thấy được mục đích sử dụng nhiều nhất là truy cập Internet ( 82,1% ) ; sử dụng mạng xã hội ( 82,1% ) để theo dõi tin tức , cập nhật thông tin thời tiết , lướt mạng… Trung bình sẽ là : xem phim ( 48,8%) để giải trí và thư giãn sau một ngày ; học tập
( 44,7%) ; chơi game , nhắn tin/ gọi điện ( 40,7%) Và cuối cùng sẽ dùng để kiểm traemail (22%) và chụp ảnh/quay video ( 17,1%) Một số người sử dụng để kiểm tra email về công việc học tập , lên kế hoạch học tập cho hôm sau Tất cả dữ liệu đều chothấy mục đích sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm tuỳ thuộc vào nhu cầu và thói quen của mỗi người
2.1.1.2 Thống kê mô tả các yếu tố tác động tới chất lượng giấc ngủ của sinh viên
+ Yếu tố “tự đánh giá CLGN”
Thể hiện mức độ hài lòng của cá nhân về chất lượng giấc ngủ Tần suất của điểm 1 là cao nhất với 68 người (55.3%) , điều này cho thấy phần lớn người tham gia tự đánh giá CLGN của mình ở mức độ vừa phải
+ Yếu tố “độ trễ giấc ngủ”
Đo lường thời gian trung bình để rơi vào giấc ngủ Điểm 1 chiếm tần suất cao nhất (42 người , 34.1% ) , cho thấy nhiều người gặp một mức độ trễ giấc ngủ trung bình + Yếu tố “thời gian ngủ”
Đo lường tổng số giờ ngủ của người tham gia Điểm 1 (47 người, 38.2%) cũng là mức điểm phổ biến , cho thấy thời gian ngủ của người tham gia chủ yếu ở mức trung bình
+ Yếu tố “hiệu quả giấc ngủ”
Trang 32Đánh giá hiệu quả của giấc ngủ, ví dụ như người tham gia có cảm giác được nghỉ ngơi sau khi ngủ hay không Phần lớn người tham gia đánh giá ở mức 0 và 1, có thể chỉ ra rằng hiệu quả giấc ngủ ở mức thấp đến trung bình,
+ Yếu tố “sự gián đoạn giấc ngủ”
Số lần giấc ngủ bị gián đoạn Phần lớn người tham gia đánh giá ở mức 1 (62.6%) , cho thấy giấc ngủ bị gián đoạn là một vấn đề phổ biến
+ Yếu tố “sử dụng thuốc ngủ”
Tần suất sử dụng thuốc ngủ của người tham gia Phần lớn người tham gia không sử dụng thuốc ngủ (92.7% ở mức 0)
+ Yếu tố “rối loạn chức năng ban ngày”
Các vấn đề về chức năng ban ngày như cảm giác buồn ngủ , mất tập trung do giấc ngủ không đủ Phần lớn người tham gia đánh giá ở mức 0 hoặc mức 1 , cho thấy vấn đề về chức năng ban ngày phổ biến nhưng ở mức độ vừa phải
2.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, tránh gây nhiễu trong quá trình phân tích Hệ số Cronbach's Alpha và Hệ số tương quan biến – tổngtheo như trình bày trong phần Phương pháp xử lý số liệu
Khi biến đo lường thỏa các điều kiện trên sẽ được giữ lại để đưa vào phân tích yếu tố Ngược lại, biến đo lường nào không thỏa mãn một trong các điều kiện trên sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu
Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếuloại biến này
Thời gian sử dụng các loại thiết bị trước khi ngủ (TG): Cronbach’s Alpha =
Trang 33Thói quen đa nhiệm (DN): Cronbach’s Alpha = 0.806
Bảng 2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Như vậy, qua kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo, có 28 biến quan sát của 1 thang đo sẽ được đưa vào phân tích yếu tố, những biến quan sát này giữ nguyên theo những biến quan sát ban đầu đưa vào mô hình
2.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kiểm định giá trị thang đo hay phân tích nhân tố là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích nhân tốkhám phá
Trang 34 Hệ số KMO ( Kalser-Meyer-Olkin ) trong EFA là chỉ số được dùng để xem xét sự
thích hợp của phân tích nhân tố
Hệ số KMO = 0.731 > 0.5 qua đó cho thấy rằng phân tích yếu tố là thích hợp với
dữ liệu nghiên cứu Mức ý nghĩa trong kiểm định Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê ( p
< 0.05 ) , tương đương bác bỏ giả thuyết mô hình nhân tố là không phù hợp , chứng tỏ để
cho thấy dữ liệu phù hợp để tiến hành EFA và có mối tương quan đủ mạnh để phân tích
nhân tố
Ngoài ra 6
phương sai giải thích được ghi nhận là 54.713% ( nhân tố 1 giải thích 38.116% phương
sai và nhân tố 2 giải thích 16.597% phương sai ) Điều này có thể thấy rằng hai nhân tố
chính này đã mô tả hơn một nửa biến thiên trong bộ dữ liệu
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared LoadingsTotal
% of Variance
Cumulative
% of Variance
Cumulati
% of Variance Cumulative %
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy
.731
Bartlett's Test of Sphericity
Approx Square
Chi-159
919
Trang 36Extraction Method: Principal Component Analysis.
Phép xoay Varimax thể hiện giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của từng khái niệm
nghiên cứu
Như đã trình bày trong chương phương pháp nghiên cứu , để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tải nhân tố phải có giá trị lớn hơn 0.5 giữa các biến trong cùng một khái niệm và để đạt giá trị phân biệt thì đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu 0.3 Qua kết quả phân tích thì các hệ số của nghiên cứu đều thoả mãn điều kiện của phân tích nhân tố nên sau khi phân tích nhân tố thì các nhân tố độc lập này được giữ nguyên , không bị tăng thêm hoặc giảm đi nhân tố
Phân tích nhân tố được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt qua thang đo , việc phân tố theo từng yếu tố sẽ giúp cho nhà quản trị nhìn nhận vấn đề một cách bao quát hơn về từng biến quan sát
Trang 372.1.4 Phân tích hồi