1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yếu tố tác Động Đến biến Động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam vai trò của các yếu tố vĩ mô giai Đoạn 2012 2022

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu Tố Tác Động Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam: Vai Trò Của Các Yếu Tố Vĩ Mô Giai Đoạn 2012 - 2022
Tác giả Trần Phương Giang
Người hướng dẫn TS. Phạm Tiến Mạnh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Yếu tố tác động đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò của các yếu tố vĩ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO

CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2012 - 2022

Sinh viên thực hiện : Trần Phương Giang

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Tiến Mạnh

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Yếu tố tác động đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò của các yếu tố

vĩ mô giai đoạn 2012 - 2022" là một nghiên cứu được thực hiện một cách cẩn thận và đáng tin cậy Bài nghiên cứu này là kết quả của quá trình tự tìm hiểu và thực hiện với

sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Phạm Tiến Mạnh, cùng với việc áp dụng các cơ sở

lý thuyết và kiến thức chuyên môn đã được em học và trải nghiệm trong quá trình thực tập

Tất cả các dữ liệu số liệu, bảng biểu, thông tin và kết quả nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy và đã được trích dẫn đầy đủ Mọi nhận xét

và khuyến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân và kinh nghiệm của em

Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự trung thực và độ tin cậy của lời cam đoan này

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

Sinh viên thực hiện khoá luận

Trần Phương Giang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đối với bất kỳ một sinh viên nào thì khóa luận tốt nghiệp luôn là một niềm vinh dự, là thành quả quan trọng của nhiều năm học tập Vì vậy, được có cơ hội làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Yếu tố tác động đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò của các yếu tố vĩ mô giai đoạn 2012 - 2022”

là một niềm vinh dự của em Đây không những là một đề tài bổ ích giúp em vận dụng được những kiến thức đã học vào nghiên cứu mà còn giúp em hiểu thêm được về kinh

tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, giúp ích rất nhiều cho ngành nghề mà em lựa chọn sau này Là một đề tài khó nên trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè

Đầu tiên, em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, các thầy cô trong Trường Học viện Ngân hàng nói chung cùng các thầy cô trong hệ quản

lý sinh viên và khoa Tài chính nói riêng đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy em những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian là sinh viên tại trường, cũng như những sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khoá luận

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn – TS Phạm Tiến Mạnh, người giúp

đỡ em tận tình, trực tiếp chỉ dạy và động viên em trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp Sau cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, bài khoá luận này không thể tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao chất lượng khoá luận, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

Sinh viên thực hiện khoá luận

Trần Phương Giang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ 4

1.1 Thị trường chứng khoán 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại 5

1.1.3 Chức năng 7

1.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế và thị trường chứng khoán 8

1.1.1 Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI 8

1.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 10

1.1.3 Cung tiền M2 13

1.1.4 Tỷ giá hối đoái VND/USD 14

Trang 5

1.1.5 Giá dầu thô 15

1.1.6 Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu 16

1.3 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán 17

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 17

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 20

1.3.3 Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2012 - 2022 28

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 28

2.2 Thực trạng các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam 33

2.2.1 Cung tiền M2 33

2.2.2 Tỷ giá hối đoái VND/USD 34

2.2.3 Giá dầu thô 34

2.2.4 Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu 35

2.2.5 Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI 36

2.2.6 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1 Quy trình nghiên cứu 39

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 42

3.3 Phương pháp nghiên cứu 46

Trang 6

3.4 Mô hình nghiên cứu 51

3.5 Giả thuyết nghiên cứu 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 54

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

4.1 Phân tích thống kê mô tả chuỗi dữ liệu 55

4.2 Kết quả mô hình nghiên cứu 56

4.2.1 Kiểm tra tính dừng các chuỗi dữ liệu 56

4.2.2 Tìm lag tối ưu 58

4.2.3 Kiểm định đồng liên kết Johansen 59

4.2.4 Xây dựng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM 60

4.2.5 Kiểm định mô hình 61

4.3 Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế và thị trường chứng khoán từ mô hình VECM 63

4.3.1 Phân tích từ kết quả mô hình 63

4.3.2 Phân tích từ kết quả hàm phản ứng xung (Impulse Response Function) 68

4.3.3 Phân tích từ kết quả ước lượng phân rã phương sai (Forecast Error Variance Decomposition) 71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75

5.1 Kết luận 75

5.2 Khuyến nghị về chính sách vĩ mô 76

5.2.1 Kiểm soát lạm phát hiệu quả 76

5.2.2 Quản lý tốt chính sách tỷ giá 78

5.2.3 Nâng cao khối lượng sản xuất công nghiệp 79

Trang 7

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

NHNN Ngân hàng Nhà nước

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

IPI Chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production Index) MSCI Chỉ số chứng khoán MSCI World (MSCI World Index) SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán

TTCK Thị trường chứng khoán

IRF Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function)

FEVD Ước lượng phân rã phương sai (Forecast Error Variance

Decomposition) VAR Vectơ tự hồi quy (Vector Autoregression)

VECM Vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của yếu

Hình 2.1: Giá lịch sử chỉ số VN-index giai đoạn 1/2012 – 12/2022 28 Hình 2.2: Cung tiền M2 và tốc độ tăng trưởng cung tiền giai đoạn

1/2012 – 12/2022

33

Hình 2.3: Tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 1/2012 – 12/2022 34 Hình 2.4: Giá dầu Brent giai đoạn 1/2012 – 12/2022 35 Hình 2.5: Giá chỉ số chứng khoán MSCI World giai đoạn 1/2012 –

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 59 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM 60

Trang 10

Bảng 4.6: Kiểm định tính ổn định của mô hình VECM Roots of

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của phần dư

Bảng 4.10: So sánh giữa kỳ vọng và kết quả tương quan giữa các

Hình 4.11: Kết quả phản ứng xung của VNI khi có tác động đột ngột

của các biến VNI (quá khứ), USD, MSCI, M2, CPI, IPI, OIL 70 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng phân rã phương sai của mô hình 71 Hình 4.13: Kết quả ước lượng phân rã phương sai của mô hình 72

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán là một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, tạo ra việc làm, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cũng là một thị trường rất phức tạp, có tính biến động cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yếu tố vĩ mô, để đưa ra quyết định đầu tư và chiến lược kinh doanh hiệu quả Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua Tuy nhiên so với toàn thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như khó khăn

về pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp, tâm lý nhà đầu tư và sự cạnh tranh từ các thị trường khác trong khu vực Các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá và lãi suất đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán nước

ta trong quá khứ và tiếp tục ảnh hưởng trong tương lai

Các nhà đầu tư cần có một cái nhìn rõ ràng về các yếu tố vĩ mô và cách chúng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán để đưa ra các quyết định đầu tư thông minh

Cụ thể, việc nghiên cứu các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá và lãi suất đến thị trường chứng khoán Việt Nam có thể giúp cho các nhà đầu tư đánh giá được rủi ro đầu tư, giảm thiểu các thiệt hại tiềm ẩn và tăng cường lợi nhuận Ngoài

ra, các chính sách và quyết định của các cơ quan quản lý kinh tế cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, vì vậy việc nghiên cứu cũng giúp các chính phủ và nhà quản

lý đưa ra quyết định phù hợp với tình hình thị trường

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán, tuy nhiên sự biến động của nền kinh tế là không ngừng nghỉ mà luôn biến thiên theo thời gian Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, vì vậy cần có các nghiên cứu mới để cập nhật tình hình hiện thời, đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng cao

Trang 12

Với tình hình đó, đề tài luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán trở nên cực kỳ cấp thiết Do vậy, em quyết định lựa chọn đề

tài: “Yếu tố tác động đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò của các yếu tố vĩ mô giai đoạn 2012 – 2022” với mong muốn mang

lại nhiều giá trị thực tiễn cho cả thị trường chứng khoán và nền kinh tế chung

2 Mục tiêu nghiên cứu

Góp phần trong việc đa dạng hóa phương pháp lựa chọn danh mục đầu tư, nghiên cứu này giúp mở rộng khả năng phân tích và đánh giá rủi ro cho các nhà đầu

tư, ngoài hai phương pháp truyền thống là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Đồng thời, nghiên cứu này cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thêm cơ sở

để ra quyết định các chính sách để phát triển thị trường vốn trong tương lai, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn hiệu quả Để cụ thể hóa mục đích chung này, bài viết hướng tới làm sáng tỏ những mục tiêu sau:

Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về tác động của những nhân tố vĩ mô đến thị

trường chứng khoán;

Thứ hai, xác định tác động và mức độ tác động của mỗi nhân tố vĩ mô đến giá

cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn;

Cuối cùng, gợi ý một số khuyến nghị, chính sách theo kết quả thu được từ

nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của bài nghiên cứu là tác động của những nhân tố vĩ mô (bao gồm IPI, CPI, cung tiền, giá dầu, tỷ giá VND/USD, và chỉ số MSCI) tới chỉ số VN-index Phạm vi không gian của bài là trong môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh đó, phạm vi thời gian là trong giai đoạn 2012 – 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Do hạn chế về tiềm lực và thời gian, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trên thị trường thứ cấp để tăng độ tin cậy Cùng với đó, mô hình tự hồi quy

Trang 13

vector VAR và các phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu, kiểm định để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ 1.1 Thị trường chứng khoán

1.1.1 Khái niệm

Thị trường chứng khoán là một phần quan trọng của hệ thống tài chính và kinh

tế, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của một quốc gia Thị trường chứng khoán là một thị trường có tổ chức, nơi các chứng khoán được mua bán theo những nguyên tắc đã được ấn định, như được định nghĩa trong The Longman Dictionary of Contemporary English (1996) Theo Nguyễn Thanh Phương (2017), thị trường chứng khoán được xác định là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn Ngày nay, thị trường chứng khoán bao gồm các công ty niêm yết, nhà đầu

tư, tổ chức tài chính, cơ quan quản lý và nhà môi giới…

Bản chất

Thị trường chứng khoán có bản chất là một hệ thống tài chính tập trung, nơi

mà các nguồn vốn tiết kiệm hoặc tạm thời nhàn rỗi được tập trung và phân phối Thị trường chứng khoán không chỉ đơn thuần là một nơi giao dịch mua bán chứng khoán,

mà còn đóng vai trò như một định chế tài chính trực tiếp Trên thị trường chứng khoán, quá trình vận động và chuyển đổi tư bản tiền tệ từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh được thực hiện Người đầu tư có thể đầu tư vào các công ty thông qua việc mua cổ phiếu hoặc trái phiếu, trong khi các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Bản chất của thị trường chứng khoán còn là quá trình quan trọng trong việc vận động và phân phối tư bản tiền tệ Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn, đồng thời cung cấp cơ chế cho việc giao dịch tài sản tài chính Thị trường chứng khoán giúp di chuyển tư bản tiền tệ từ những người có nguồn tiền

dư thừa sang những người có nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư và phát triển kinh doanh

Chỉ số chứng khoán

Trang 15

Bodie (2013) cho rằng chỉ số giá chứng khoán, khối lượng và giá trị giao dịch

cổ phiếu là những chỉ báo quan trọng để phản ánh hoạt động của thị trường chứng khoán Trong số đó, chỉ số giá chứng khoán là một chỉ số quan trọng để thể hiện sự biến đổi của giá chứng khoán tại một thời điểm so với một thời điểm gốc đã được xác định trước Đây là một thông tin quan trọng và được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu

tư trong quá trình phân tích đầu tư chứng khoán Mỗi thị trường chứng khoán xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu riêng, có thể được tính cho toàn bộ cổ phiếu trên thị trường quốc gia hoặc theo từng ngành, nhóm ngành cụ thể

Theo Nguyễn Thị Như Quỳnh (2019), ở Việt Nam, VN-index được coi là chỉ

số đại diện tiêu biểu nhất cho thị trường chứng khoán Chỉ số này phản ánh mức độ biến động giá của tất cả các mã chứng khoán trên sàn giao dịch HOSE so với một thời điểm gốc được xác định trước Công thức tính chỉ số VN-index như sau:

𝑉𝑁 − 𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥 = 𝑃1𝑖 𝑥 𝑄1𝑖

𝑃0𝑖 𝑥 𝑄0𝑖 𝑥 100 Trong đó: P1i: Giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu tại thời điểm tính toán

P0i: Giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu tại thời điểm gốc

Q1i: Số lượng cổ phiếu giao dịch tại thời điểm tính toán

Q0i: Số lượng cổ phiếu giao dịch tại thời điểm gốc

1.1.2 Phân loại

Theo Nguyễn Thanh Phương (2017), cơ cấu của thị trường chứng khoán có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau:

Căn cứ vào phương thức giao dịch: thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp

Tương đồng với cách phân loại của Đào Lê Minh (2012), việc mua bán chứng khoán có thể được thực hiện trong hai loại thị trường khác nhau Thị trường sơ cấp, còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, là nơi mua bán các chứng khoán mới được phát hành bởi các công ty, tổ chức Nhà nước và chính phủ Người mua chứng khoán trong thị trường sơ cấp mua trực tiếp từ những người phát hành chứng khoán Trái lại, khi các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được mua bán lần thứ hai, ta nói đó là thị trường thứ cấp

Trang 16

Căn cứ vào tính chất đăng ký: Sở Giao dịch Chứng khoán, Thị trường OTC

Sở Giao dịch Chứng khoán là nơi tập trung các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn, đáp ứng các yêu cầu niêm yết của SGDCK và có hệ thống cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh với Hội đồng Quản trị Tại SGDCK, người mua và người bán có thể thực hiện các giao dịch thông qua môi giới của các công ty chứng khoán được cấp phép Ở Việt Nam, SGDCK Hà Nội và SGDCK Hồ Chí Minh là hai sở giao dịch được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán Quốc gia

Thị trường Chứng khoán phi tập trung (OTC) là nơi giao dịch các chứng khoán chưa được niêm yết và không đáp ứng các yêu cầu để giao dịch trên các SGDCK Thị trường này không có hệ thống điện tử giao dịch như các sở giao dịch chứng khoán

Do đó, nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu từ thị trường OTC phải mua trực tiếp tại quầy giao dịch của các công ty chứng khoán

Căn cứ vào công cụ lưu thông: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường công cụ phái sinh…

Các nhà nghiên cứu như Cecchetti (2006) xác định rằng thị trường chứng khoán gồm ba thành phần chính: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường phái sinh Trong đó, thị trường cổ phiếu là nơi mua bán và trao đổi các cổ phiếu đã được phát hành Các doanh nghiệp sử dụng thị trường này để huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trong khi nhà đầu tư mua bán cổ phiếu để thu lợi nhuận Thị trường trái phiếu là nơi giao dịch các công cụ nợ trung và dài hạn, cho phép chuyển nhượng vốn từ người cho vay sang người đi vay Thị trường phái sinh

là thị trường giao dịch các hợp đồng phái sinh như hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi, với mục đích chính là chuyển nhượng rủi ro Luật chứng khoán năm 2019 của Việt Nam cũng đã định nghĩa rõ ràng về các loại chứng khoán tồn tại trên thị trường Chứng khoán được định nghĩa là các tài sản bao gồm

cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác

do Chính phủ quy định

Trang 17

1.1.3 Chức năng

Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế và được sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực Điều này được Phan Ngọc Trung (2016) đồng ý, khi ông cho rằng thị trường chứng khoán là một chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế, vì giá trị cổ phiếu và tài sản tài chính khác đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế và có thể ảnh hưởng đến

kỳ vọng của xã hội Bên cạnh đó, Nguyễn Thanh Phương (2017) đã nêu rõ những chức năng của thị trường chứng khoán như sau:

Công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:

Là kênh huy động và phân bổ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động và phân bổ hiệu quả nguồn vốn từ chủ thể có dư thừa tới chủ thể thiếu vốn, nhờ tính lợi ích từ quy mô và giảm thiểu chi phí giao dịch Trong lĩnh vực này, thị trường chứng khoán không chỉ đáp ứng nhu cầu tiết kiệm trong nền kinh tế mà còn góp phần tích lũy nguồn vốn đầu tư để phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế Đồng thời, thị trường chứng khoán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc nâng cao hiệu suất của nền kinh tế

Công cụ ổn định kinh tế vĩ mô:

Thị trường chứng khoán cũng đóng vai trò là công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong việc thực thi chính sách kinh tế của Chính phủ, như chính sách tài chính

- tiền tệ để ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát Việc phát triển thị trường chứng khoán cung cấp một cơ sở tốt cho việc nâng cao minh bạch, công khai thông tin, chuẩn mực kế toán, kiểm soát và cơ chế quản trị công ty, từ đó giúp Chính phủ nâng cao khả năng quản lý hệ thống thị trường tài chính và giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng

Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán:

Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán cũng có tính chất tích cực Thị trường chứng khoán giúp cho các tham gia mua bán chứng khoán một cách thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp Tính thanh

Trang 18

khoản do thị trường chứng khoán mang lại cũng giúp cho dòng vốn luân chuyển nhanh, tạo thành một kênh huy động và đầu tư vốn hiệu quả

Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn có các chức năng khác như khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào đầu tư, làm giảm áp lực lạm phát, đảm bảo tính thanh khoản cho số tiền tiết kiệm đầu tư dài hạn và tạo thói quen đầu tư Tuy nhiên, ba chức năng chính trên đây là những chức năng quan trọng đặc biệt của thị trường chứng khoán, có tầm quan trọng cả ở mức đơn vị và mức tổng thể

1.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế và thị trường chứng khoán

1.1.1 Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI

Chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production Index - IPI), theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển sản xuất trong ngành công nghiệp hàng tháng, hàng quý và hàng năm Chỉ số này được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, do đó còn được gọi là "chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp" Chính vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phản ánh tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và tốc độ phát triển của từng sản phẩm và nhóm ngành sản phẩm nói riêng Đồng thời, điều này cũng đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan quản

lý Nhà nước, các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin khác

Theo Phan Ngọc Trung (2016), chỉ số sản xuất công nghiệp được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực Chỉ

số này có khả năng phản ánh mức độ phát triển của ngành công nghiệp và khả năng sản xuất của một quốc gia Từ đó, cung cấp thông tin quan trọng để đo lường hiệu suất sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực này Chỉ số sản xuất công nghiệp cho phép theo dõi sự thay đổi của sản xuất công nghiệp theo thời gian, giúp các quản lý và nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh và xác đáng về đầu tư và phát triển ngành công nghiệp

Nhiều nhà nghiên cứu như Andreas & Peter (2009), Liu & Shrestha (2008), Aman Srivastava (2010), Naik & Padhi (2012), Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm

Trang 19

Dương Phương Thảo (2013), Phan Ngọc Trung (2016), Hà Phú Anh (2019) đồng tình rằng chỉ số sản xuất công nghiệp có tương quan cùng chiều với giá chứng khoán Nghĩa là chỉ số này tăng giúp cho thị trường chứng khoán tăng, cụ thể:

Thứ nhất, tương quan với tăng trưởng kinh tế: Như đã đề cập bên trên, chỉ số

sản xuất công nghiệp thường được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường tình hình kinh tế của một quốc gia Chỉ số này tăng thể hiện sự tăng trưởng và sự phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp Điều này có thể tạo ra sự tin tưởng và sự lạc quan trong thị trường chứng khoán, khiến các nhà đầu tư cảm thấy an tâm và gia tăng

sự quan tâm đến cổ phiếu và công ty có liên quan đến ngành công nghiệp đó Kết quả

là, thị trường chứng khoán có thể tăng giá và có xu hướng tăng trưởng

Thứ hai, tác động lên doanh thu và lợi nhuận công ty: Chỉ số sản xuất công

nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp Khi sản xuất công nghiệp tăng, doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong ngành có thể được cải thiện Điều này có thể làm tăng giá trị cổ phiếu của công ty và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và đầu tư trên thị trường chứng khoán

Thứ ba, tương quan với xu hướng lạc quan và tâm lý thị trường: Chỉ số sản xuất

công nghiệp được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình kinh tế và sự phục hồi của một quốc gia Khi chỉ số này tăng cho thấy tín hiệu tích cực về sự tăng trưởng và phục hồi kinh tế, điều này tạo ra một tâm lý lạc quan và sự tin tưởng trong thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có thể có xu hướng gia tăng sự quan tâm và tham gia vào thị trường chứng khoán, dẫn đến sự tăng giá và tăng thanh khoản trên thị trường

Tóm lại, chỉ số sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến thị trường chứng khoán bởi phản ánh tình hình kinh tế và tăng trưởng ngành công nghiệp Sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp có thể làm tăng sự quan tâm và niềm tin của nhà đầu tư, cải thiện doanh thu và lợi nhuận công ty, và tạo ra tâm lý lạc quan trong thị trường chứng khoán Do đó, có thể đặt kỳ vọng rằng chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số chứng khoán có mối quan hệ cùng chiều

Trang 20

1.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI

Theo Lê Thị Tuyết Hoa & Đặng Văn Dân (2017), lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung trong nền kinh tế kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định Lê Minh Trường (2022) định nghĩa lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đồng thời là sự mất giá trị của một loại tiền tệ cụ thể Khi mức giá chung tăng cao, đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, từ đó lạm phát thể hiện sự suy giảm sức mua của đơn vị tiền tệ Điều này

có nghĩa là trong điều kiện bình thường, một đơn vị tiền tệ có khả năng mua một đơn

vị hàng hóa hoặc dịch vụ Tuy nhiên, khi lạm phát xảy ra, giá của hàng hóa và dịch

vụ tăng lên đồng thời giá trị của đơn vị tiền tệ giảm đi Ví dụ, trong điều kiện bình thường, một bát phở có thể mua với giá 25.000 vnđ, nhưng khi lạm phát xảy ra, bạn

có thể phải chi ra 30.000 vnđ để mua một bát phở

Lạm phát là hiện tượng tăng giá cả hàng hóa, và để phân loại lạm phát theo mức độ, các nhà kinh tế thường sử dụng tỉ lệ tăng giá như một tiêu chí chính Trong bối cảnh đó, lạm phát được phân thành ba mức độ khác nhau:

Thứ nhất là lạm phát vừa phải, đây là loại lạm phát có tỉ lệ tăng giá thấp dưới

10% mỗi năm Trong trường hợp này, giá trị của đồng tiền không giảm mạnh, không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi người vẫn tin tưởng giữ tiền để tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Loại lạm phát này thường được các quốc gia duy trì như một yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Thứ hai là lạm phát cao, còn được gọi là lạm phát phi mã, có tỉ lệ tăng giá từ

10% đến 100% mỗi năm Lạm phát phi mã kéo dài trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng nghiêm trọng trong nền kinh tế, đồng tiền mất giá nhanh chóng và ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán Ví dụ, lạm phát cuối năm 2007 đạt mức 12,6%

và đầu năm 2008 là 23%, đã gây ra tác động lớn đến thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu giảm sút trong thời gian dài, khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư gặp khó khăn

Thứ ba là siêu lạm phát, là mức lạm phát trên ba con số, tức tỉ lệ lạm phát lên

đến hàng ngàn % Siêu lạm phát được coi như một căn bệnh ung thư chết người, ảnh hưởng đặc biệt lớn đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Trong tình trạng này,

Trang 21

tiền tệ không còn thực hiện được chức năng trao đổi, vì không ai muốn bán hàng hóa

để đổi lấy những đồng tiền không có giá trị

Lạm phát là hiện tượng tăng giá cả trong nước và ở Việt Nam, nguyên nhân gây ra lạm phát có thể khác nhau Có các nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất là lạm phát do tiền tệ Đây là tình trạng khi một lượng lớn tiền được

đưa vào lưu thông, có thể do Ngân hàng Trung ương tung nội tệ ra thị trường để mua ngoại tệ và giữ cho ngoại tệ không mất giá so với đồng tiền trong nước, hoặc chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách bơm tiền ra thị trường để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoặc đáp ứng nhu cầu thâm hụt ngân sách

Thứ hai là lạm phát do cầu kéo Điều này xảy ra khi tổng cầu tăng mà tổng

cung không thay đổi hoặc tăng chậm hơn Khi đó, một lượng lớn tiền được sử dụng

để mua hàng hóa mà không có sự tương xứng, dẫn đến tăng giá cả Sự chênh lệch giữa cung và cầu càng lớn, thì mức tăng giá càng cao

Thứ ba là lạm phát do chi phí đẩy Điều này xảy ra khi chi phí tăng lên, có thể

xảy ra ngay cả khi có sự thất nghiệp và sử dụng nguồn lực không hiệu quả Mức lương (tiền công) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự tăng lương không kết hợp với tăng năng suất có thể góp phần gây ra lạm phát Trong trường hợp này, để đảm bảo lợi nhuận, các doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến tăng giá cả chung của nền kinh tế

Thứ tư là lạm phát "ngoại nhập" Đây là tình trạng khi giá cả các sản phẩm

trên thị trường thế giới tăng và ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm trong nước Ngoài ra, một yếu tố khác góp phần gia tăng áp lực lên lạm phát là hoạt động đầu cơ, khi những người tham gia tăng giá cả một cách cố tình để kiếm lợi

Về ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán, kết quả của Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013) cho rằng lạm phát có quan hệ cùng chiều với chỉ số chứng khoán Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu khác kết luận rằng lạm phát tác động ngược chiều với thị trường chứng khoán Cụ thể có thể kể đến những nghiên cứu như Andreas & Peter (2009), Liu & Shrestha (2008), Aman Srivastava (2010), Naik & Padhi (2012), Thân Thị Thu Thuỷ & Võ Thị Thuỳ Dương

Trang 22

(2015), Phan Ngọc Trung (2016), Hà Phú Anh (2019) Hầu hết tất cả những nghiên cứu đều phản ánh mức độ lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) Thông thường, sự ổn định của CPI ở mức khoảng 5% được xem là điều kiện lý tưởng để thị trường chứng khoán hoạt động một cách bình thường, tránh được các biến động mạnh do các yếu tố khác liên quan đến thị trường chứng khoán không đổi Tuy nhiên, khi CPI tăng lên, tác động của việc này lên thị trường chứng khoán

sẽ rất lớn và không thể bỏ qua:

Đầu tiên, sự suy giảm giá trị tiền tệ do lạm phát gây ra làm nhà đầu tư mất đi

sự tin tưởng vào tiền tệ và dẫn đến việc tìm kiếm các tài sản khác như cổ phiếu và trái phiếu nhằm bảo vệ giá trị tài sản của mình Tuy nhiên, điều này đồng thời cũng gây ra tác động đáng kể đến thị trường chứng khoán Với sự tăng cường của lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán do sự chuyển đổi từ tiền tệ, áp lực mua bán trên thị trường gia tăng và gây ra sự biến động mạnh mẽ của thị trường

Thứ hai, lạm phát cũng ảnh hưởng lên chi phí của các doanh nghiệp Sự tăng cao

của lạm phát dẫn đến sự tăng chi phí nguyên vật liệu, lao động và vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng

và làm giảm sự hấp dẫn của các công ty trên thị trường chứng khoán Sự suy giảm giá trị cổ phiếu của các công ty là một hệ quả không tránh khỏi trong tình hình này

Thứ ba, lạm phát tạo ra sự không chắc chắn và rủi ro tài chính trong môi trường

kinh doanh Với sự biến động nhanh chóng của giá cả và lạm phát, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định đầu tư chiến lược Sự không chắc chắn này tăng cường rủi ro và có thể dẫn đến sự giảm giá trị của các tài sản trên thị trường chứng khoán

Cuối cùng, lạm phát cũng gây ra sự rút vốn và suy giảm thanh khoản trên thị

trường chứng khoán Khi lạm phát tăng, nhà đầu tư thường có xu hướng rút vốn khỏi thị trường chứng khoán và tìm kiếm các tài sản khác mang tính bảo vệ giá trị Hành động này làm giảm thanh khoản trên thị trường chứng khoán, tạo ra khó khăn trong việc mua bán và gia tăng rủi ro cho các nhà đầu tư

Tóm lại, lạm phát tác động xấu đến thị trường chứng khoán thông qua sự suy giảm giá trị tiền tệ, tác động lên chi phí doanh nghiệp, sự không chắc chắn và rủi ro

Trang 23

tài chính, và sự rút vốn và suy giảm thanh khoản Những yếu tố này đều góp phần làm tăng biến động và rủi ro trên thị trường chứng khoán, gây khó khăn cho nhà đầu

tư và doanh nghiệp Do đó, tác giả cũng kỳ vọng lạm phát có tác động nghịch chiều đếnchỉ số giá chứng khoán Việt Nam

1.1.3 Cung tiền M2

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cung tiền tệ là tổng số tiền tệ thực tế đang lưu thông trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian cụ thể Khái niệm này bao gồm không chỉ tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, mà còn bao gồm nhiều tài sản khác có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và được chấp nhận rộng rãi trong các giao dịch thanh toán Trong đó, cung tiền M2 cung cấp một cái nhìn tổng quan về khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế và có thể ảnh hưởng đến tình hình lạm phát và hoạt động tài chính của quốc gia Có ba thành phần chính trong cung tiền M2, bao gồm M0, M1 và chuẩn tệ Đầu tiên, M0 đại diện cho tổng lượng tiền mặt đang được lưu thông trong nền kinh tế, bao gồm tiền cơ sở, tiền hẹp và tiền mặt có thể chi tiêu ngay lập tức Thứ hai, M1 là tổng hợp của M0 và số tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương, đại diện cho đồng tiền mạnh trong hệ thống Cuối cùng, M2 được tính bằng cách cộng thêm chuẩn tệ, bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác tại các tổ chức tín dụng M2 được coi là tiền rộng, bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm không thể tiêu ngay được

Về mối tương quan giữa cung tiền và thị trường chứng khoán, nghiên cứu của Andreas & Peter (2009) cho rằng đây là mối tương quan nghịch chiều trong ngắn hạn Điều này giống với thực tế tại Việt Nam, lượng tiền M2 được ngân hàng nhà nước tung ra thị trường đã tăng dần qua các năm Tuy nhiên, tình trạng này đã góp phần làm cho nền kinh tế bị lạm phát tăng cao, gây ra những tác động tiêu cực đến giá chứng khoán, được thể hiện rõ qua chỉ số VNindex đi theo hướng ngược lại

Song song với đó, cũng có nhiều quan điểm trái ngược lại là khi cung tiền tăng lên sẽ giúp thị trường chứng khoán đi lên Trong đó có các nghiên cứu của Bilson và cộng sự (2001); Tunah (2010), Liu & Shrestha (2008), Naik & Padhi (2012), Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013), Bùi Kim Yến & Nguyễn Thái Sơn (2014), Thân Thị Thu Thuỷ & Võ Thị Thuỳ Dương (2015), Phan Ngọc Trung

Trang 24

(2016), Hà Phú Anh (2019) Khi Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền M2 thông qua chính sách tiền tệ, lượng tiền trong nền kinh tế tăng Điều này cung cấp nhiều nguồn vốn hơn cho nhà đầu tư và tạo ra sự dư thừa tiền mặt Những nguồn vốn này

có thể được chuyển hướng vào thị trường chứng khoán, góp phần tăng giá trị các cổ phiếu và tăng sự thanh khoản trên thị trường Khi chính sách tiền tệ mở rộng nhằm giảm lãi suất, nhà đầu tư có xu hướng chuyển hướng đầu tư từ các công cụ tài chính

có lãi suất thấp như tiền gửi ngân hàng sang thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn Điều này tạo đà tăng giá trị các cổ phiếu và tăng hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư cũng bị ác động Chính sách tiền tệ có thể tạo ra tác động tâm lý tích cực đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Khi Ngân hàng Trung ương thể hiện sự linh hoạt và sẵn lòng hỗ trợ thị trường, nhà đầu tư có xu hướng có niềm tin và tăng sự quan tâm đến việc đầu tư vào

cổ phiếu và công cụ tài chính khác trên thị trường chứng khoán Do nhiều kết quả nghiêng về tương quan cùng chiều hơn, ở bước đầu, tác giả kỳ vọng rằng có mối quan

hệ cùng chiều giữa cung tiền M2 và thị trường chứng khoán

1.1.4 Tỷ giá hối đoái VND/USD

Theo Cecchetti, Schoenholtz và Fackler (2006), tỷ giá hối đoái đề cập đến tỷ

lệ trao đổi giữa tiền tệ của một quốc gia với đồng tiền của một quốc gia khác Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng, có tác động đến sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến sản lượng, việc làm và sự cân bằng của nền kinh tế tổng thể Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nền kinh tế

Tác động giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều Một số nghiên cứu như Liu & Shrestha (2008), Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013), Phan Ngọc Trung (2016), Hà Phú Anh (2019) cho rằng đây là mối quan hệ ngược chiều Tuy nhiên, kết quả lại là tương quan dương trong nghiên cứu của Aman Srivastava (2010), Bùi Kim Yến & Nguyễn Thái Sơn (2014), Thân Thị Thu Thuỷ & Võ Thị Thuỳ Dương (2015) và Đỗ Thu Huyền (2020)

Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền trong nước mạnh hơn so với đồng tiền nước ngoài, thường xảy ra những tác động cùng chiều đến thị trường chứng

Trang 25

khoán Trong trường hợp này, lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu có thể giảm

do giá trị tiền tệ nước ngoài giảm so với đồng tiền trong nước, dẫn đến giảm giá trị

cổ phiếu của các công ty xuất khẩu Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng hàng hóa ngoại nhập trong nước có thể tăng, mang lại lợi ích cho các công ty nhập khẩu và tăng giá trị cổ phiếu của chúng

Trong khi đó, khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng tiền trong nước yếu hơn so với đồng tiền nước ngoài, có thể xảy ra các tác động ngược chiều đến thị trường chứng khoán Trong trường hợp này, lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tăng

do giá trị tiền tệ nước ngoài tăng so với đồng tiền trong nước, dẫn đến tăng giá trị cổ phiếu của các công ty xuất khẩu Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng hàng hóa ngoại nhập trong nước có thể giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty nhập khẩu và giảm giá trị cổ phiếu của chúng

1.1.5 Giá dầu thô

Theo Nguyễn Thị Như Quỳnh (2019), dầu là nguồn năng lượng quan trọng, là nhiên liệu vận chuyển thiết yếu không thể thay thế trong nhiều ngành công nghiệp Ngoài ra yếu tố này còn là mặt hàng kinh doanh quan trọng của thế giới Giá dầu tăng ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô như chi phí sản xuất, quyết định của nhà đầu

tư, các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, thu nhập quốc dân, … Vì vậy, sự thay đổi giá dầu được kỳ vọng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến TTCK

Mối quan hệ cùng chiều giữa giá dầu và giá chứng khoán được ủng hộ bởi nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo (2013), Phan Ngọc Trung (2016) và Đỗ Thu Huyền (2020) Giá dầu có thể có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán theo một số cách như sau:

Thứ nhất, nhóm các công ty dầu khí: Giá dầu cao hỗ trợ tăng trưởng và lợi nhuận

của các công ty dầu khí Khi giá dầu tăng, doanh thu và lợi nhuận của các công ty khai thác dầu khí và dịch vụ liên quan có thể tăng lên, làm tăng giá trị cổ phiếu của họ

Thứ hai, các ngành công nghiệp liên quan: Giá dầu cao có thể có tác động đến

các ngành công nghiệp sử dụng dầu như ngành vận tải, hàng không, hóa chất và sản

Trang 26

xuất Nếu giá dầu tăng, chi phí vận hành của các công ty trong các ngành này cũng tăng, làm giảm lợi nhuận và giá trị cổ phiếu của họ

Thứ ba, tình hình kinh tế toàn cầu: Giá dầu thường được xem là một chỉ số

kinh tế toàn cầu Khi giá dầu tăng, nhiều quốc gia sản xuất dầu hưởng lợi và có thể

có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị cổ phiếu của các công ty trong các quốc gia này Tuy nhiên, khi giá dầu tăng quá mức, có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến sự giảm giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Thứ tư, tâm lý nhà đầu tư: Giá dầu có thể tạo ra tác động tâm lý lên nhà đầu

tư Sự biến động mạnh trong giá dầu có thể gây ra sự lo ngại và không chắc chắn về triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có thể thay đổi quyết định đầu tư của họ dựa trên sự biến động của giá dầu, làm tăng sự bất ổn định trên thị trường chứng khoán

Do đó, tác giả cũng kỳ vọng giá dầu có tác động cùng chiều đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam

1.1.6 Chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu

Chỉ số chứng khoán MSCI World (MSCI World Index) được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn chung đo lường hoạt động của các công ty có vốn hóa lớn và trung bình trên 23 quốc gia phát triển trên toàn cầu Chỉ số này được duy trì bởi công

ty MSCI, chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến chỉ số chứng khoán, phân tích đầu tư và nghiên cứu thị trường tài chính Chỉ số này bao gồm tập hợp cổ phiếu của tất cả các thị trường phát triển trên thế giới, bao gồm các nước như Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản,

Hà Lan, Tây Ban Nha, Na Uy, Bồ Đào Nha, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ Chỉ số MSCI World được sử dụng như một tiêu chuẩn để đại diện cho bộ phận lớn các thị trường toàn cầu

Trong bài luận này, ta sẽ tiến hành kiểm tra các tác động từ thị trường tài chính ngoài Việt Nam đến thị trường chứng khoán Việt Nam và đánh giá mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới Theo bài nghiên cứu của Le, L.N (2009), Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền thị trường thế giới Điều này cũng tương đồng với nhận

Trang 27

định của các tác giả Kandir, S (2008) và Husainey, K và Le, K N (2009), sử dụng chỉ số S&P 500 cho thấy giá chứng khoán đồng hướng với chỉ số S&P 500 Những kết quả này cho thấy Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn thế giới Tuy nhiên, cũng có những kết quả trái ngược như của Aman Srivastava (2010), Phan Ngọc Trung (2016) cho rằng đây là mối quan hệ ngược chiều

1.3 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Andreas & Peter (2009) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cung tiền, chỉ số sản xuất công nghiệp và lãi suất dài hạn với giá

cổ phiếu trên thị trường Mĩ và Nhật Bản Sử dụng mô hình VECM và mô hình kiểm định Johansenn (1991), các tác giả đã có những kết quả thú vị Ở Mỹ, họ đã phát hiện

ra rằng chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động tích cực đến giá cổ phiếu Trong khi

đó, lạm phát và chỉ số lãi suất lại có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu Mặc dù cung tiền cũng có tác động tích cực đến giá cổ phiếu, tuy nhiên, ảnh hưởng là rất nhỏ Đối với thị trường Nhật Bản, nghiên cứu của Andreas & Peter (2009) cho thấy có hai vector kết hợp Một mặt, chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động tích cực đến giá cổ phiếu Mặt khác, cung tiền, lãi suất và lạm phát lại có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu Nhật Bản Những kết quả này có thể giải thích được bởi sự suy thoái của thị trường Nhật Bản trong suốt những năm 1990, khi mà bong bóng bất động sản vỡ vào những năm 1990-1991 dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và thất nghiệp gia tăng Theo Paul Krugman và một số học giả kinh tế khác, suy thoái này chính là do cái bẫy thanh khoản Để đưa kinh tế Nhật Bản trở lại đường phát triển, Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện nhiều lần hạ lãi suất và chưa thực hiện đủ chính sách để kích thích tăng trưởng kinh tế Sau đó, kinh tế Nhật Bản cuối cùng đã thoát khỏi suy thoái

từ năm 2002 nhờ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài chính

Nghiên cứu của Liu và Shrestha (2008) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc với các yếu tố vĩ mô như giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung tiền và lãi suất Dữ liệu thứ cấp được

sử dụng trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 12 năm 2001 và kiểm

Trang 28

định đồng liên kết được áp dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến Kết quả cho thấy giá cổ phiếu có mối quan hệ đồng biến với giá trị sản xuất công nghiệp và cung tiền, và mối quan hệ ngược chiều với lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái Từ các kết quả thực nghiệm này, nhóm tác giả đã khuyến nghị các nhà đầu tư nên đầu tư dài hạn trong thị trường chứng khoán Trung Quốc, do sự biến động mạnh mẽ của thị trường trong ngắn hạn gây rủi ro

Nghiên cứu của Aisyah Abdul Rahman và đồng nghiệp (2009) là một trong những nghiên cứu về TTCK ở khu vực Đông Nam Á, tập trung vào TTCK Malaysia - KLCI index và tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số này trong giai đoạn từ năm

1986 đến 2008 Tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp kiểm định khác nhau để đánh giá mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và TTCK Malaysia Kết quả của nghiên cứu cho thấy chính sách tiền tệ (bao gồm cung tiền, lãi suất, tỷ giá và dự trữ) cùng với chỉ số sản xuất công nghiệp là những yếu tố quan trọng tác động trong dài hạn đến TTCK Malaysia Trong đó, dự trữ và chỉ số sản xuất công nghiệp là hai biến độc lập có tác động mạnh nhất đến TTCK Malaysia Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp kiểm định đáng tin cậy như Augmented Dickey Fuller (ADF), Phillips Perron (PP) test và Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-Shin (KPSS) test để đảm bảo tính chính xác của kết quả Từ những kết quả này, Aisyah Abdul Rahman và đồng nghiệp đưa ra những khuyến nghị cho chính phủ Malaysia về việc tăng cường chính sách tiền tệ và sản xuất công nghiệp để đảm bảo sự ổn định và phát triển của TTCK Malaysia trong tương lai

Trong nghiên cứu của mình, Aman Srivastava (2010) đã sử dụng mô hình Vector Error Correction Model (VECM) để phân tích sự tương quan giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số chứng khoán BSE Sensex trên thị trường Ấn Độ Để lựa chọn các biến kinh tế vĩ mô có sự tương quan với BSE Sensex, tác giả đã sử dụng kiểm định Johansenn Sau đó, ông đã sử dụng các phương pháp kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF) và Philips-Perron (PP) để kiểm tra tính dừng của các biến chuỗi thời gian Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số sản xuất công nghiệp, lạm phát và lãi suất là những yếu tố có tương quan mạnh đến TTCK trong dài hạn Trong khi đó, tương quan giữa sản xuất công nghiệp và tỷ giá là dương, tương quan giữa lạm phát, lãi suất và chỉ số MSCI là âm

Trang 29

Trong nghiên cứu của Mulan Wang và đồng nghiệp (2010), tác giả đã đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá, giá dầu và thị trường chứng khoán trên toàn thế giới Để đạt được điều này, tác giả đã sử dụng các số liệu từ các quốc gia hàng đầu như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2009 Tác giả đã

sử dụng phương pháp nghiên cứu Johansenn (đồng tích hợp) để phân tích mức độ quan hệ giữa các biến, đồng thời sử dụng mô hình VAR để kiểm tra độ trễ của chúng Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ dài hạn giữa giá dầu, giá vàng,

tỷ giá ngoại tệ và chỉ số chứng khoán tại các quốc gia như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, mối quan hệ này không có tác động đáng

kể Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ở thị trường chứng khoán Thái Lan, giá dầu và giá vàng có tác động 2 chiều tới giá chứng khoán Điều này cho thấy rằng các yếu tố

vĩ mô có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu trên toàn thế giới và cần được quan tâm đến trong quá trình đầu tư chứng khoán

Nghiên cứu của Naik và Padhi (2012) đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán BSE Sensex Ấn Độ và 5 biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá bán buôn, cung tiền, lãi suất trái phiếu kho bạc và tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ tháng 4/1994 đến tháng 6/2011 Sử dụng phương pháp kết hợp kiểm định Johansenn và mô hình VECM, nghiên cứu đã chứng minh tồn tại một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến số kinh tế vĩ mô và chỉ số thị trường chứng khoán Nghiên cứu cho thấy rằng giá cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với cung tiền và sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, giá cổ phiếu lại có quan hệ ngược chiều với lạm phát Đối với lãi suất trái phiếu và tỷ giá hối đoái, nghiên cứu kết luận rằng chúng không có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn Nhóm tác giả cũng kết luận rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến giá cổ phiếu trong dài hạn chứ không phải là trong ngắn hạn Một mối quan hệ 2 chiều giữa sản xuất công nghiệp và giá cổ phiếu cũng được xác định, và mối quan hệ này đến từ giá cổ phiếu

Naveed và đồng nghiệp (2016) đã nghiên cứu về tác động không đối xứng của giá vàng và giá dầu đến thị trường chứng khoán trên các nền kinh tế mới nổi trong khoảng thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2015 Phương pháp tiếp cận ARDL phi tuyến tính đã được áp dụng để phân tích những tác động ngắn hạn và dài hạn Kết quả cho thấy rằng giá vàng có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán trên các

Trang 30

nền kinh tế mới nổi BRICS, nhưng lại có tác động tiêu cực đến các thị trường chứng khoán của các quốc gia như Mexico, Malaysia, Thái Lan, Chile và Indonesia Trong khi đó, giá dầu lại ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán của tất cả các nền kinh tế mới nổi, trong cả ngắn hạn và dài hạn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thị trường chứng khoán ở các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với các thông tin tiêu cực và các biến động kinh tế dẫn đến sự không chắc chắn

Nghiên cứu của Pooja Misra (2018) đã phân tích tác động của các yếu tố trong dài hạn và ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2017 Tác giả sử dụng chỉ số BSE Sensex để đo lường hiệu quả của thị trường chứng khoán Ấn Độ Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, các yếu tố sản xuất công nghiệp (IPI), lạm phát, lãi suất, giá vàng, tỷ giá hối đoái, đầu tư nước ngoài và cung tiền đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Ấn Độ Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chỉ có các yếu tố lạm phát và cung tiền có tác động đáng kể đến BSE Sensex Điều này cho thấy rằng, trong ngắn hạn, việc kiểm soát lạm phát và tăng trưởng cung tiền sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả của thị trường chứng khoán

Ấn Độ Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán

Ấn Độ trong dài hạn, cần phải quản lý tốt các yếu tố kinh tế khác như IPI, lãi suất, giá vàng và đầu tư nước ngoài

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyệt & Thảo (2013) đã phân tích sự ảnh hưởng của sáu nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ từ tháng 7/2000 đến tháng 9/2011, sử dụng chỉ số VN-Index theo tháng làm đại diện cho thị trường chứng khoán Sáu nhân tố này gồm cung tiền, lạm phát, sản lượng công nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá dầu Từ kết quả của nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng cung tiền, lạm phát, sản lượng công nghiệp và giá dầu có mối tương quan dương với thị trường chứng khoán, khi các yếu tố khác được giữ nguyên Điều này cho thấy rằng tăng trưởng của những yếu tố này có thể góp phần tăng giá trị của thị trường chứng khoán Ngược lại, lãi suất và tỷ giá hối đoái lại có tương quan âm với thị trường chứng khoán, cho thấy rằng tăng lãi suất và giá trị của đồng tiền địa phương có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán

Trang 31

Trong lĩnh vực xác định mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán, nghiên cứu của Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014) đã sử dụng

mô hình véctơ hiệu chỉnh sai số VECM để kiểm định mối quan hệ này trong dài hạn với chỉ số giá chứng khoán VNINDEX Các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm lạm phát, lãi suất, tỷ giá và cung tiền Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lãi suất có tương quan khá mạnh với chỉ số giá chứng khoán VNINDEX, tuy nhiên biến này lại tương quan ngược chiều Điều này có nghĩa là khi lãi suất tăng lên, giá chứng khoán VNINDEX thường sẽ giảm và ngược lại Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cung tiền và tỷ giá có tương quan cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán VNINDEX Điều này có thể hiểu là khi cung tiền hoặc tỷ giá tăng lên, thị giá chứng khoán VNINDEX cũng sẽ tăng lên

Trong bài nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thủy Dương (2015), các tác giả đã sử dụng sáu yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm: lạm phát (được đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng), lãi suất, cung tiền M2, tỷ giá hối đoái VND/USD, giá trị sản lượng công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài để đo lường tác động của chúng đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, lạm phát có tác động tiêu cực đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE, trong khi đó, cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá trị sản lượng công nghiệp lại có tác động tích cực đến hầu hết các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE trong dài hạn

Phan Ngọc Trung (2016) đã tiến hành nghiên cứu về yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng mô hình tự hồi quy vector (VAR) Điểm mạnh của mô hình VAR là đơn giản và sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, trong

đó các giá trị quan sát trước đó được sử dụng để dự báo chính xác nhất có thể Ngoài

ra, tác giả đã thêm một yếu tố mới để đánh giá mức độ hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số MSCI EM Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá dầu, chỉ số sản xuất công nghiệp, cung tiền và lãi suất có tương quan dương đến thị trường chứng khoán Tuy nhiên, lạm phát, chỉ số MSCI và tỷ giá lại có tác động ngược chiều đến thị trường chứng khoán Từ đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị

và đề xuất cho nhà đầu tư và các chính sách kinh tế liên quan đến việc định hướng và quản lý đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 32

Trong nghiên cứu của Hà Phú Anh (2019), tác giả tập trung khảo sát các yếu

tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng chỉ số VN30 để

đo lường thị trường chứng khoán Việt Nam và các biến độc lập là giá vàng, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất và cung tiền Tác giả đã sử dụng các kiểm định để kiểm tra tính dừng của các biến, đồng thời kiểm tra sự phù hợp của mô hình và xác định độ trễ tối ưu của mô hình Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, trong ngắn hạn, các biến sản lượng công nghiệp (IIP) và cung tiền (M2) tác động cùng chiều đến chỉ số VN30 Trong khi đó, các biến lạm phát (CPI), lãi suất (IR), tỷ giá hối đoái (EX) và giá vàng (GP) tác động ngược chiều đến chỉ số VN30 Tuy nhiên, trong dài hạn, giá vàng (GP) lại tác động ngược chiều đến chỉ số VN30,

tỷ giá hối đoái (EX) không có ý nghĩa thống kê, trong khi tỷ lệ lạm phát (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), lãi suất (IR) và cung tiền (M2) tác động cùng chiều đến chỉ số VN30 Từ đó, tác giả nhận định rằng nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và cân nhắc thời điểm đầu tư để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất trên thị trường chứng khoán

Đỗ Thu Huyền (2020) đã tiến hành nghiên cứu bằng việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) để phân tích mối quan hệ giữa chỉ số VNINDEX và các nhân

tố vĩ mô như tỷ giá, giá vàng, giá dầu, lạm phát, lãi suất và chỉ số sản xuất công nghiệp trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2019 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, giá vàng, lãi suất và lạm phát có tương quan ngược chiều với chỉ số VNINDEX Tức là, khi giá vàng, lãi suất và lạm phát tăng lên, thì giá cổ phiếu sẽ giảm xuống Trong khi đó, USD và giá dầu lại có tác động cùng chiều với chỉ số VNINDEX, tức là khi USD và giá dầu tăng lên, thì giá cổ phiếu cũng sẽ tăng theo

Trang 33

1.3.3 Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của yếu tố vĩ

mô đến thị trường chứng khoán

Tác giả/

Nhóm tác giả

Thị trường nghiên cứu

Các biến tác động đến thị trường chứng

khoán

Chiều tác động đến thị trường chứng khoán

Liu và Shrestha

(2008)

Trung Quốc (giai đoạn 1/1992 – 12/2001)

- Chỉ số sản xuất công nghiệp

- Phản ứng ngược chiều (-) với Tỷ giá, Lạm phát, Lãi suất

Andreas &

Peter (2009)

Mỹ và Nhật Bản

- Chỉ số sản xuất công nghiệp

- Phản ứng ngược chiều (-) với CPI, Lãi suất dài hạn

Ở Nhật:

- Phản ứng cùng chiều (+) với Chỉ số sản xuất công nghiệp

- Phản ứng ngược chiều (-) với Cung tiền, CPI, Lãi suất

- Lạm phát

- Lãi suất

- Phản ứng cùng chiều (+) với Chỉ số sản xuất công nghiệp, Tỷ giá hối đoái

Trang 34

- Chỉ số MSCI

- Tỷ giá hối đoái

- Phản ứng ngược chiều (-) với Lạm phát, Lãi suất, Chỉ số MSCI

Naik và Padhi

(2012)

Ấn Độ (giai đoạn 4/1994 – 6/2011)

- Cung tiền

- Chỉ số sản xuất công nghiệp

- Lạm phát

- Phản ứng cùng chiều (+) với Cung tiền, Chỉ

số sản xuất công nghiệp

- Phản ứng ngược chiều (-) với Lạm phát

- Phản ứng ngược chiều (-) với Lãi suất,

Tỷ giá hối đoái

Bùi Kim Yến

- Phản ứng ngược chiều (-) với Lãi suất

- FDI

- Phản ứng cùng chiều (+) với Cung tiền M2,

Tỷ giá hối đoái, Lãi suất, Giá trị sản lượng công nghiệp

- Phản ứng ngược chiều (-) với Lạm phát

Trang 35

Phan Ngọc

Trung (2016) Việt Nam

- Chỉ số sản xuất công nghiệp

- Phản ứng ngược chiều (-) với Lạm phát,

Tỷ giá hối đoái, Chỉ số MSCI

- Lãi suất

- Cung tiền

Về ngắn hạn:

- Phản ứng cùng chiều (+) với Chỉ số sản xuất công nghiệp, Cung tiền

- Phản ứng ngược chiều (-) với Lạm phát, Lãi suất, Tỷ giá hối đoái, Giá vàng

Về dài hạn:

- Phản ứng cùng chiều (+) với Lạm phát, Chỉ

số sản xuất công nghiệp, Lãi suất, Cung tiền

- Phản ứng ngược chiều (-) với Giá vàng

- Tỷ giá hối đoái không

- Phản ứng ngược chiều (-) với Giá vàng, Lãi suất, Lạm phát

Trang 36

- Chỉ số sản xuất công nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bằng việc đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô lên thị trường chứng khoán , có thể rút ra một kết luận rằng các yếu tố vĩ mô đó có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và chiều hướng của từng yếu tố phụ thuộc vào đặc thù kinh tế và thời gian nghiên cứu của từng quốc gia Vì vậy, mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán sẽ biểu hiện khác nhau ở từng quốc gia và thị trường khác nhau Có những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ở một thị trường nhưng không ảnh hưởng ở thị trường khác, hoặc ảnh hưởng cùng chiều ở một thị trường nhưng ngược chiều ở thị trường khác Thậm chí, một yếu tố có thể có ảnh hưởng ngắn hạn

ở một thị trường nhưng lại có ảnh hưởng dài hạn đến thị trường chứng khoán ở thị trường khác Từ đó, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô lên thị trường chứng khoán luôn là một chủ đề mới mẻ và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thị trường chứng khoán là một phần quan trọng của hệ thống tài chính và kinh

tế, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tăng

trưởng kinh tế và phát triển bền vững của một quốc gia Từ lâu, thị trường chứng

khoán đã được nghiên cứu và phát hiện ra có mối liên hệ đến các yếu tố vĩ mô trong

nền kinh tế Dựa vào cơ sở lý luận đã trình bày, tác giả đã lựa chọn một số biến vĩ mô

phù hợp bao gồm: các nhân tố về sản xuất công nghiệp, lạm phát, cung tiền, tỷ giá

hối đoái, giá dầu và chứng khoán thế giới Bên cạnh đó, nhằm thấy rõ được sự tác

động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán

được thể hiện như thế nào ở các quốc gia và các giai đoạn khác nhau, tác giả đã tổng

hợp một vài nghiên cứu cùng chủ đề trên thế giới và trong Việt Nam

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2012 - 2022 2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Hình 2.1: Giá lịch sử chỉ số VN-index giai đoạn 1/2012 – 12/2022

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng của VN-Index, từ 350 điểm tăng lên 413.7 điểm, tương đương với mức tăng 18% Đáng chú ý, phiên giao dịch vào ngày 08/05/2012 đã chứng kiến sự cao điểm của VN-Index với mức đóng cửa là 488.07 điểm Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán đã được hỗ trợ tích cực từ thông tin vĩ mô Ví dụ như chỉ số CPI của hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh trong tháng 5 tăng rất nhẹ so với tháng trước, lần lượt là 0.16% và 0.06%, nhờ việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 14 áp trần lãi vay 15%/năm với 4 lĩnh vực ưu tiên Điều này giúp tạo ra một bầu không khí tích cực cho thị trường và giúp cho các nhà đầu tư cảm thấy tự tin hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán

Năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm đầy biến động với sự tăng trưởng ấn tượng của VN-Index từ mức 413 điểm lên 504.63 điểm, tương đương với tăng trưởng 22.2% Tuy nhiên, khác với những năm trước đó, năm

2013 đã được đánh giá là một năm khá yên ả, không đối mặt với những vụ bê bối, bắt

bớ Thị trường đã được hỗ trợ tích cực từ các yếu tố vĩ mô, bao gồm gói cứu trợ bất

Trang 39

động sản trị giá 30,000 tỷ đồng và phương án xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản

lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), giúp thị trường khởi sắc trong nửa đầu năm Trong nửa cuối năm, thị trường tiếp tục được hỗ trợ từ việc lãi suất tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn giảm, dòng tiền đầu cơ đổ vào chứng khoán cùng với sự trở lại của khối ngoại trước thông tin nới room đã trình lên Chính phủ Ngoài ra, các kênh đầu

tư khác như gửi tiết kiệm, vàng và bất động sản trở nên kém hấp dẫn so với chứng khoán, đóng góp vào việc thu hút dòng tiền đổ vào thị trường trong năm qua Tuy nhiên, thị trường cũng chứng kiến sự sụt giảm kéo dài đến hết tháng 6 sau khi VN-Index đạt đỉnh 527.95 điểm tại phiên ngày 07/06, đánh dấu sự kết thúc của xu hướng tăng điểm trước đó Mặc dù vậy, thị trường cũng đối mặt với thách thức khi hàng loạt doanh nghiệp rời sàn và số lượng doanh nghiệp niêm yết mới là quá ít

Năm 2014 là một năm đầy biến động với VN-Index trải qua 4 giai đoạn chính, gồm hai giai đoạn tăng và hai giai đoạn giảm Ban đầu, VN-Index mở cửa năm 2014

ở mức 505.6 điểm và đạt kỷ lục mới với hơn 640 điểm trước khi quay trở lại điểm xuất phát vào quý cuối năm Kết thúc năm, VN-Index đóng cửa ở mức 545.63 điểm, tăng 7.9% so với đầu năm Giai đoạn đầu tiên kéo dài trong quý 1, đưa VN-Index từ mức xuất phát lên tới 606 điểm, tăng 20% và đánh dấu một sự đột phá về thanh khoản Những yếu tố vĩ mô tích cực cùng với sự mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài được xem là các yếu tố chính giúp thúc đẩy thị trường tăng điểm Giai đoạn hai kéo dài từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5, thị trường chứng khoán diễn biến lưỡng nan và thanh khoản giảm dần Sự kiện liên quan đến Biển Đông đã khiến nhà đầu tư trở nên

lo sợ và thị trường lao dốc mạnh VN-Index đã trở lại mức 510 điểm, xóa bỏ gần hết

sự tăng điểm ở quý trước Giai đoạn tăng điểm tiếp theo kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 5 đến tháng 9, VN-Index phục hồi từ mức đáy 510 điểm lên vùng 640 điểm, đạt đỉnh cao nhất kể từ năm 2009 Giai đoạn này chứng kiến sự ổn định tâm lý của nhà đầu tư và loại bỏ nỗi lo sợ từ sự kiện Biển Đông Sau một tháng dao động quanh mốc 600 điểm (giữa tháng 7 đến giữa tháng 8), nhóm dầu khí đã đưa thị trường tăng điểm mạnh mẽ Tuy nhiên, VN-Index không thể duy trì được đà tăng trong quý cuối năm khi giá dầu thế giới lao dốc kéo theo giá cổ phiếu dầu khí giảm sút Chính

cổ phiếu này đã giúp thị trường tăng điểm trước đó nhưng lại là động lực chính khiến VN-Index giảm sút về mức 545.63 điểm

Trang 40

Năm 2015 là một năm đầy sóng gió trên thị trường chứng khoán Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến tháng 8, thị trường đã chứng kiến sự tăng và giảm mạnh, trong biên độ dao động từ 530 đến 640 điểm Trong vòng chưa đầy hai tuần sau khi Trung Quốc thả nổi đồng Nhân dân tệ, VN-Index đã chịu sức ép và giảm tự do từ mức trên 600 điểm xuống 530 điểm Trong phiên giao dịch ngày 24/08, VN-Index đã giảm hơn 5%, tương ứng với hơn 30 điểm xuống mức thấp nhất trong năm là 526.93 điểm Đáng chú ý, đây cũng là mức giảm điểm mạnh nhất của chỉ số này trong năm Trước đó, khi Trung Quốc đưa giàn khoan thứ hai đến khu vực Biển Đông, thị trường chứng khoán đã đối mặt với những phản ứng tiêu cực và VN-Index giảm tới 17.32 điểm, tương đương với 3.1% trong phiên giao dịch ngày 04/05 Ngược lại, vào ngày 26/08, VN-Index đã lập kỷ lục tăng điểm khi tăng 16 điểm (+3%)

Năm 2016 là năm được đánh giá là của các doanh nghiệp lớn chi phối Index Với mức giá đóng cửa cuối năm 2016 là 664.87 điểm, VN-Index đã tăng 14.82% so với mức giá đóng cửa cuối năm trước Từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 5, VN-Index đã tăng khoảng 18% đến 19% nhờ sự dẫn dắt của nhóm dầu khí Sau giai đoạn này, nhóm cổ phiếu lớn như VNM, VCB, MWG, CTD đã đóng góp tích cực vào đà tăng của thị trường khiến VN-Index tăng khoảng 8% từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7 Tuy nhiên, giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, VN-Index đã giảm khoảng 7% khi nhà đầu tư lo sợ trước đà điều chỉnh giảm của nhóm đầu cơ như TTF, DRH, KSB Cuối cùng, từ giữa tháng 8 đến hết năm, VN-Index đã phục hồi nhẹ nhờ sự dịch chuyển khả quan của nhóm vốn hóa lớn, trong khi số đông các mã còn lại tiếp tục điều chỉnh giảm

VN-Trong năm 2017, chỉ số VN-Index đã trải qua một sự tăng trưởng đáng kể Khởi đầu với mức 672 điểm, VN-Index đã tăng lên 984.24 điểm vào cuối năm, với mức tăng hơn 312 điểm, tương đương 48.03% Điểm cao nhất của VN-Index trong năm đã được ghi nhận tại phiên giao dịch cuối cùng của năm, với mức 990.1 điểm Theo thống kê, những phiên tăng và giảm mạnh nhất của thị trường chứng khoán năm

2017 đều tập trung vào 2 tháng cuối năm Phiên giao dịch vào ngày 18/12/2017 đã được ghi nhận là phiên tăng mạnh nhất trong năm, khi chỉ số VN-Index tăng tới 2.45%

từ mức 945.9 điểm lên 958.06 điểm Trong khi đó, ngày 11/12/2017 trở thành phiên giao dịch đen tối nhất của năm, khi VN-Index giảm mạnh 2.42% Thời điểm mà thị

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w