1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động Của Các Yếu Tố Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Công Ty Bất Động Sản Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Vai Trò Tương Tác Của Sở Hữu Nhà Nước.pdf

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: VAI TRÒ

TƯƠNG TÁC CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201

MAI HOÀNG PHÚC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: VAI TRÒ

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201

Họ và tên sinh viên: MAI HOÀNG PHÚC Mã số sinh viên: 030136200482

Lớp sinh hoạt: HQ8-GE07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS LÊ HÀ DIỄM CHI

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT

Bài khóa luận được thực hiện với mục đích xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn (CTV) của các công ty ngành bất động sản (BĐS) niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam Đặc biệt, bên cạnh việc xác định các yếu tố tác động đến CTV của công ty ngành BĐS, tác giả chọn biến sở hữu nhà nước (STATE) làm biến tương tác nhằm mục đích xem xét khi có sự tương tác của biến sở hữu nhà nước thì sự tác động của các biến giải thích đến CTV của các công ty ngành BĐS là mạnh hơn hay yếu hơn Dữ liệu nghiên cứu bao gồm số liệu từ báo cáo tài chính (BCTC) của 28 công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2013 đến 2022 Bài khóa luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng với 3 phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), ước lượng với tác động cố định (FEM), ước lượng với tác động ngẫu nhiên (REM) Sau khi so sánh và lựa chọn mô hình, bài khóa luận kiểm tra các khuyết tật có trong mô hình và để khắc phục khuyết tật có trong mô hình, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) Khắc phục hiện tượng nội sinh và sự tương tác bằng mô hình phương pháp tổng quát khoảnh khắc (GMM) Bài khóa luận đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều bao gồm: Sở hữu nhà nước (STATE), quy mô công ty (SIZE) và tốc độ tăng trưởng (GROW) Bên cạnh đó, kết quả của bài khóa luận chỉ ra rằng yếu tố khả năng thanh khoản (LIQ) có tác động ngược chiều đến hệ số nợ tổng thể (TLEV) và 3 yếu gồm khả năng sinh lời (ROA), tài sản hữu hình (TANG) và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) không có ảnh hưởng đến TLEV Ngoài ra, sự ảnh hưởng tương tác của biến STATE làm sự tác động ngược chiều của LIQ tới TLEV bị giảm xuống Tuy nhiên, biến tương tác STATE làm cho sự tác động cùng chiều của SIZE và GROW lên TLEV tăng lên Ngoài ra bài khóa luận đưa ra kết quả rằng biến STATE không có mối quan hệ tương tác tới các sự tác động của ROA, TANG, TAX lên biến phụ thuộc TLEV Từ đó, bài luận cũng thảo luận các kết quả có ý nghĩa thống kê trong bài với kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm, đồng thời tác giả cũng nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giúp các nhà quản trị công ty có thể tham khảo trong việc xây dựng một CTV an toàn và hiệu quả

Trang 4

ABSTRACT

The study was conducted to identify factors affecting the capital structure of real estate companies listed on the Vietnamese stock market In particular, the study not only identified factors affecting the capital structure of real estate companies but also chose State ownership (STATE) as a moderating variable to consider whether there is an interaction of STATE, the effect between independent variables and the capital structure of real estate companies are stronger or weaker Research data includes data from financial statements of 28 real estate companies listed on the Vietnam stock market from 2013 to 2022 The study used quantitative research methods to analyze regression models using panel data with 3 regression models: Pooled Ordinary Least Square (Pooled OLS), Fixed Effects Model (FEM), and Random Effects Model (REM) After comparing and selecting the REM model, and checking defects in the model, to overcome the defects in the model, the author uses the Feasible Generalized Least Squares (FGLS) method Overcoming endogeneity and moderation using the Generalized Method of Moments (GMM) model The study found factors that have a positive influence including State ownership (STATE), company size (SIZE), and growth rate (GROW) Besides, the research results show that the liquidity factor (LIQ) has a negative impact on TLEV and 3 factors include Return On Assets (ROA), Tangible Assets (TANG), Corporate Incomes Tax (TAX) have no effects on the dependent variables In addition, the moderation of the STATE variable reduces the negative impact of LIQ on TLEV However, the moderator variable STATE increases the positive impact of SIZE and GROW on TLEV In addition, the research results show that the STATE variable has no moderating effect with the impacts of ROA, TANG, and TAX on the dependent variable TLEV From there, the essay also discusses the statistically significant results in this article with the results of previous research articles, and the author also researches and proposes a number of solutions to help administrators reference in building a safe and effective capital structure

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Mai Hoàng Phúc

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường Thời gian 4 năm ở giảng đường Đại học Ngân hàng là khoảng thời gian đáng trân trọng và đáng quý trong thời sinh viên của em, chính nơi đây đã giúp em trưởng thành và học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân Từ những kiến thức và kỹ năng ấy, em đã có thể trang bị cho mình một hành trang thật đầy đủ để có thể áp dụng vào việc thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn cô Lê Hà Diễm Chi, là giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp Thời gian chỉ trong 03 tháng, nhưng với sự hướng dẫn nhiệt huyết và tận tâm của cô đã giúp em hoành thành khóa luận tốt nghiệp này

Để đạt được những gì như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh chị và bạn bè, những người đã hỗ trợ em trong suốt thời gian vừa qua Sự hỗ trợ này đã góp phần tạo động lực cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô Lê Hà Diễm Chi luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công

Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Mai Hoàng Phúc

Trang 7

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

ABSTRACT ii

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5.2 Quy trình nghiên cứu 5

1.6 Đóng góp của đề tài 6

1.7 Kết cấu khóa luận 6

Kết luận chương 1 7

Trang 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

8

2.1 Cơ sở lý thuyết 8

2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn 8

2.1.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn 8

2.1.2.1 Lý thuyết về Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống 8

2.1.2.2 Lý thuyết về Cơ cấu nguồn vốn hiện đại 9

2.1.2.3 Lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn 10

2.1.2.4 Lý thuyết Trật tự phân hạng 11

2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm 12

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 12

2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 14

Kết luận chương 2 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 19

3.2 Mô hình nghiên cứu 20

3.3 Giả thuyết nghiên cứu 21

3.3.1 Biến phụ thuộc 21

3.3.2 Biến độc lập 22

3.3.2.1 Sở hữu nhà nước 22

3.3.2.2 Khả năng thanh khoản 23

3.3.2.3 Khả năng sinh lời 23

3.3.2.4 Quy mô công ty 24

3.3.2.5 Tài sản hữu hình 24

Trang 9

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 35

4.3 Kết quả hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp Pooled OLS, FEM, và REM 36

4.4 Lựa chọn mô hình hồi quy giữa Pool OLS, FEM, REM 37

4.4.1 Kiểm định giữa Mô hình Pooled OLS và FEM 37

4.4.2 Kiểm định giữa Mô hình FEM và REM 38

4.5 Kiểm định hiện tượng tương quan trong mô hình REM 38

4.6 Khắc phục các khuyết tật của mô hình lựa chọn 39

4.7 Biến nội sinh và phương pháp GMM 40

4.7.1 Biến nội sinh 40

Trang 10

4.8.2 Kết quả hồi quy tương tác giữa sở hữu nhà nước và khả năng sinh lời bằng phương pháp GMM 46 4.8.3 Kết quả hồi quy tương tác giữa sở hữu nhà nước và quy mô công ty bằng phương pháp GMM 48 4.8.4 Kết quả hồi quy tương tác giữa sở hữu nhà nước và tài sản hữu hình bằng phương pháp GMM 50 4.8.5 Kết quả hồi quy tương tác giữa sở hữu nhà nước và tốc độ tăng trưởng bằng phương pháp GMM 51 4.8.6 Kết quả hồi quy tương tác giữa sở hữu nhà nước và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng phương pháp GMM 53 4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu 55 4.9.1 Tác động của sở hữu nhà nước (STATE) đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 55 4.9.2 Khả năng thanh khoản (LIQ) 56 4.9.2.1 Tác động của khả năng thanh khoản (LIQ) đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 56 4.9.2.2 Vai trò tương tác của yếu tố sở hữu nhà nước (STATE) lên mối quan hệ của khả năng thanh khoản (LIQ) và cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 56 4.9.3 Khả năng sinh lời (ROA) 57 4.9.3.1 Tác động của khả năng sinh lời (ROA) đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 57 4.9.3.2 Vai trò tương tác của yếu tố sở hữu nhà nước (STATE) lên mối quan hệ của khả năng sinh lời (ROA) và cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 57 4.9.4 Quy mô công ty (SIZE) 58

Trang 11

4.9.4.1 Tác động của quy mô công ty (SIZE) đến cấu trúc vốn của các công ty

bất động sản 58

4.9.4.2 Vai trò tương tác của yếu tố sở hữu nhà nước (STATE) lên mối quan hệ của quy mô công ty (SIZE) và cấu trúc vốn của các công ty bất động sản59 4.9.5 Tài sản hữu hình (TANG) 59

4.9.5.1 Tác động của tài sản hữu hình (TANG) đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 59

4.9.5.2 Vai trò tương tác của yếu tố sở hữu nhà nước (STATE) lên mối quan hệ của tài sản hữu hình (TANG) và cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 60

4.9.6 Tốc độ tăng trưởng (GROW) 60

4.9.6.1 Tác động của tốc độ tăng trưởng (GROW) đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 60

4.9.6.2 Vai trò tương tác của yếu tố sở hữu nhà nước (STATE) lên mối quan hệ của tốc độ tăng trưởng (GROW) và cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 61

4.9.7 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) 62

4.9.7.1 Tác động của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 62

4.9.7.2 Vai trò tương tác của yếu tố sở hữu nhà nước (STATE) lên mối quan hệ của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) và cấu trúc vốn của các công ty bất động sản 62

Kết luận chương 4 62

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64

5.1 Kết luận 64

5.2 Một số khuyến nghị 65

Trang 12

5.3 Hạn chế của khóa luận và định hướng các nghiên cứu tiếp theo 67

5.3.1 Hạn chế của khóa luận 67

5.3.2 Định hướng các nghiên cứu tiếp theo 68

Kết luận chương 5 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 13

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FTSE 100 Financial Times Stock Exchange 100 Index

Chỉ số 100 chứng khoán của Financial Times GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội

term debt ratio

Giá trị sổ sách của tỷ lệ nợ dài hạn

ratio

Giá trị sổ sách của tỷ lệ tổng nợ

khoán Hà Nội

Trang 14

BCTC Financial statement Báo cáo tài chính

Investment

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

TAX Corporate Incomes Tax Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 15

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 35

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM, và REM 36

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định giữa Mô hình Pooled OLS và FEM 37

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định giữa Mô hình FEM và REM 38

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan 39

Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình bằng FGLS 39

Bảng 4.9 Kiểm tra hiện tượng biến nội sinh trong mô hình 40

Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy theo GMM 41

Bảng 4.11 Tóm tắt giả thuyết và kết quả nghiên cứu 43

Bảng 4.12 Kết quả hồi quy tương tác giữa STATE*LIQ 45

Bảng 4.13 Kết quả hồi quy tương tác giữa STATE*ROA 47

Bảng 4.14 Kết quả hồi quy tương tác giữa STATE*SIZE 48

Bảng 4.15 Kết quả hồi quy tương tác giữa STATE*TANG 50

Bảng 4.16 Kết quả hồi quy tương tác giữa STATE*GROW 51

Bảng 4.17 Kết quả hồi quy tương tác giữa STATE*TAX 53

Trang 16

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ biểu thị mô hình biến tương tác Z ảnh hưởng đến sự tác động của biến độc lập X lên biến phụ thuộc Y 27

Trang 17

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1 sẽ giới thiệu giới thiệu lý do thực hiện đề tài và tính cấp thiết, thông qua đó trình bày các mục tiêu nghiên cứu, đồng thời đưa ra những câu hỏi nghiên cứu tương ứng, trình bày phạm vi và đối tượng nghiên cứu Ngoài ra trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu, đóng góp của đề tài và kết cấu của bài khóa luận

1.1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu cuối cùng của quản trị tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị công ty, điều này được thể hiện qua việc tối thiểu hóa các loại chi phí vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay Tuy nhiên ngoài việc tối đa hóa giá trị công ty, cần có những chính sách để hoạch định một cấu trúc vốn (CTV) hiệu quả và an toàn để có thể phòng tránh các rủi ro công ty có thể gặp phải khi sử dụng đòn bẩy đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm Hoạch định CTV của công ty là một trong những chủ đề vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị trong hoạt động xây dựng, điều hành và phát triển công ty Trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, CTV luôn được xem là cơ sở nền tảng nhằm thiết lập một hệ thống tài chính ổn định và bền vững cho sự tồn tại và phát triển của công ty

Đối với ngành bất động sản (BĐS), dòng vốn đầu tư vào thị trường này rất đa dạng, thông thường bao gồm vốn FDI, vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu công ty hoặc vay các tổ chức nước ngoài, huy động từ thị trường chứng khoán (TTCK), từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ tổ chức tín dụng Nguồn vốn từ hệ thống tổ chức tín dụng là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, tuy nhiên hiện nay đây là nguồn vốn mang tính chất trọng yếu đối với các công ty ngành BĐS

Dẫu vậy, nguồn vốn tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vì khi tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào thị trường BĐS sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các tổ

Trang 18

chức tín dụng và cả nền kinh tế vì nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực BĐS thường có thời gian vay vốn dài, trong khi nguồn huy động của hệ thống tổ chức tín dụng chủ

yếu là ngắn hạn với lãi suất thay đổi theo thị trường

Theo Phương Hoài/VOV.VN (2022), hàng năm, khoảng 700.000 - 800.000 tỷ đồng sẽ đổ vào thị trường bất động sản và thông thường vốn ngân hàng chiếm 50% trên tổng nguồn vốn huy động của các công ty BĐS Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2019 đến giữa năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, gây ra những khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam và các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề dẫn tới nhu cầu vay vốn giảm đáng kể, nhiều ngân hàng đã chuyển sang cấp vốn vào thị trường BĐS Nguồn vốn tín dụng chảy vào thị trường BĐS quá mức dẫn đến giai đoạn năm 2022, 70% CTV của các công ty BĐS là nguồn vốn tín dụng ngân hàng, chỉ 30% còn lại là nguồn vốn huy động từ những kênh khác và điều này có thể gây bất ổn cho các hệ thống tổ chức tín dụng và cả nền kinh tế

Chính vì vậy, từ tháng 4 năm 2022, nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vào BĐS có dấu hiệu thắt chặt khi một số ngân hàng thương mại đồng loạt thông báo dừng cho vay BĐS sau văn bản chỉ đạo của NHNN hồi tháng 3 về việc kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trong giai đoạn năm 2022, ngoài dòng vốn tín dụng bị thắt chặt, các doanh nghiệp BĐS cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trái phiếu, giai đoạn cuối năm 2022 trái phiếu đến kỳ tất toán, bắt buộc các công ty đã phát hành trái phiếu phải trả cả tiền gốc và lãi cho các nhà đầu tư Trong khi đó, công ty lại không được phát hành thêm trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ, đảo nợ, dẫn đến việc áp lực về dòng tiền rất lớn Nhiều tập đoàn, công ty BĐS ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ Một số công ty BĐS đã phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động Thậm chí có công ty giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình; hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống của nhiều người lao động Từ cuối năm 2022, có thể là thời điểm bắt đầu cho làn sóng bán rẻ

Trang 19

các tài sản bất động sản Thậm chí, những công ty bất động sản không đủ khả năng tài chính để xử lý nợ trái phiếu sẽ đối mặt nguy cơ phá sản và có thể bán tháo tài sản để trả nợ

Có thể thấy rằng, việc tỷ lệ vay nợ trong CTV cao, với dòng vốn vào thị trường BĐS luôn được Chính phủ và NHNN kiểm soát chặt chẽ dẫn đến việc các tổ chức kinh doanh và đầu tư BĐS cần linh hoạt trong việc tìm kiếm dòng tiền và điều chỉnh CTV của công ty khi sự tác động của CTV lên tình hình hoạt động của các công ty BĐS tại Việt Nam là vô cùng đáng kể Đặc biệt đối với ngành BĐS, ngành được xem như một trong những trụ cột của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường này tạo động lực tăng trưởng rất lớn cho các ngành nghề liên quan (thị trường tài chính, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, nội thất,…) Từ những lý do trên, việc xác định các yếu tố tác động đến CTV của công ty ngành BĐS và mức độ tác động của các biến khi có sự tương tác của sở hữu nhà nước là vô cùng cấp thiết Do đó, tác giả chọn đề tài “Tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò tương tác của sở hữu nhà nước” và đồng thời đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp, hy vọng sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra được các chính sách để xây dựng được một CTV vững mạnh

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phát hiện và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến CTV của công ty ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam, đồng thời xem xét sự tác động của các biến độc lập đến CTV khi có sự tương tác của biến sở hữu nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp giúp các công ty bất động sản niêm yết xây dựng một CTV tối ưu nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị của doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Dựa trên mục tiêu tổng quát, tác giả chia thành 3 mục tiêu cụ thể, bao gồm:

Trang 20

- Xác định các yếu tố và mức độ tác động của từng yếu tố đến CTV của các công ty ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022

- Phân tích và đưa ra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CTV của các công ty ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam với sự tương tác của biến sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2013 – 2022

- Đề xuất các giải pháp và đưa ra định hướng nhằm tối ưu hóa CTV của các công ty ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài khóa luận sẽ trả lời các câu hỏi sau:

- Các yếu tố và mức độ tác động đến CTV của các công ty ngành BĐS niêm

yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013 – 2022?

- Sự tác động của từng yếu tố tới CTV của các công ty ngành BĐS niêm yết

trên TTCK Việt Nam khi xem xét dưới sự tương tác của sở hữu nhà nước?

- Các giải pháp nào giúp các công ty BĐS để thiết lập một CTV hiệu quả và an toàn trong giai đoạn hiện nay từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CTV?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành xem xét 7 yếu tố gồm sở hữu nhà nước, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, quy mô công ty, tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng, và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tác động đến CTV của các công ty BĐS niêm yết trên

TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2022

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Bài khóa luận sử dụng dữ liệu của 28 công ty BĐS niêm

yết trên TTCK Việt Nam vì dữ liệu của 28 công ty này đầy đủ, liên tục trong vòng 10

năm từ 2013 đến năm 2022 và phù hợp với nghiên cứu

Trang 21

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2013

đến năm 2022, trong 10 năm là thời gian đủ dài để phản ánh những thay đổi của thị

trường BĐS và sát với thời điểm thực hiện đề tài

1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả lựa chọn sử dụng cho bài khóa luận, cùng với mẫu dữ liệu của 28 công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022

Kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng trong bài khóa luận là hồi quy dữ liệu bảng với 3 phương pháp: Ước lượng bình phương tối thiểu gộp (POOLED OLS), ước lượng với tác động cố định (FEM), và ước lượng với tác động ngẫu nhiên (REM) Sau đó, tác giả đưa ra sự so sánh giữa các kết quả của từng phương pháp hồi quy thông qua các kiểm định như F-test, Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất Ngoài ra tác giả cũng kiểm tra sự tự tương quan thông qua kiểm định Wooldridge và phương sai thay đổi (nếu lựa chọn mô hình FEM), đồng thời để khắc phục 2 vấn đề trên tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) Cuối cùng khắc phục hiện tượng nội sinh và kiểm tra sự tương tác bằng phương pháp tổng quát khoảnh khắc (GMM)

1.5.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định lý do chọn đề tài

Bước 2: Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

Bước 3: Tiến hành tìm kiếm và thu thập thông tin, dữ liệu Bước 4: Lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu cụ thể

Bước 5: Xử lý, diễn giải và phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata 15.1 Bước 6: Đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp

Trang 22

1.6 Đóng góp của đề tài

Bài khóa luận tập trung tìm hiểu sự tác động của các yếu tố tới CTV của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam với sự tương tác của sở hữu nhà nước, đóng góp vào tình hình thực tiễn tại các công ty Từ đó, giúp cho các nhà quản trị của các công ty thiết lập một CTV tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị, lợi nhuận và sự an toàn về tài chính của công ty Ngoài ra, bài khóa luận còn góp phần làm phong phú về cơ sở thực tiễn đối với chủ đề CTV của các công ty BĐS, đồng thời bài khóa luận cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan được thực hiện sau này

1.7 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương chính, cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, thông qua đó trình bày các mục tiêu nghiên cứu, đồng thời đưa ra những câu hỏi nghiên cứu tương ứng, phạm vi và đối tượng nghiên cứu Ngoài ra trình bày phương pháp, bố cục bài nghiên cứu, và đóng góp của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

Chương 2 sẽ trình bày khái quát về khái niệm và các lý thuyết về CTV, đồng thời trình bày các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ở Việt Nam và nước ngoài từ đó tìm ra khoảng trống của các nghiên cứu cũng như đưa ra hướng nghiên cứu chính

của đề tài

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở trong chương 2, chương 3, tác giả sẽ trình bày dữ liệu, mô hình nghiên cứu, và các giả thuyết về biến nghiên cứu trong mô hình Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra các giả thuyết về chiều hướng tác động đối với các biến dựa trên

Trang 23

những nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra trình tự chạy dữ liệu cho bài khóa luận tốt nghiệp

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày và thảo luận về kết quả tác động của các yếu tố đến CTV của công ty ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam dưới sự tương tác của sở hữu nhà nước theo thống kê mô tả, phân tích tương quan, đa cộng tuyến và hồi quy dữ liệu bảng theo 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và REM Bên cạnh đó là các kiểm định về khuyết tật của mô hình nếu có và sẽ được xử lý thông qua phương pháp FGLS và GMM nếu trong mô hình xuất hiện biến nội sinh và cuối cùng trình bày kết quả sự tương tác của yếu tố sở hữu nhà nước

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Chương 5 sẽ tóm tắt lại kết quả của chương 4 đồng thời đưa ra các hàm ý chính sáchvề CTV mang tính chất tham khảo cho các nhà quản trị của các công ty BĐS để xây dựng một CTV tối ưu Sau cùng, chương 5 cũng sẽ trình bày một số hạn chế của bài khóa luận và đưa ra những hướng nghiên cứu mới cho các bài nghiên cứu liên quan tiếp theo

Kết luận chương 1

Tác giả đã thể hiện được lý do và tính cấp thiết cho việc thực hiện khóa luận, cùng với đó là các câu hỏi được đặt ra cùng các mục tiêu cần đạt được trong bài thông qua chương 1 Ngoài ra, với đối tượng nghiên cứu được nêu ở trên cùng với phạm vi thời gian nghiên cứu là 10 năm từ 2013 đến 2022, tác giả sẽ thực hiện theo đúng quy trình đã nêu ở trên để thực hiện bài khóa luận Tiếp nối nội dung của chương 1, chương 2 sẽ bao gồm các nội dung về cơ sở lý thuyết thực hiện bài khóa luận và trình bày các nghiên cứu thực nghiệm

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Chương 2 sẽ trình bày khái quát về khái niệm và các lý thuyết về CTV, đồng thời trình bày các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ở Việt Nam và nước ngoài từ đó tìm ra khoảng trống của các nghiên cứu cũng như đưa ra hướng nghiên cứu chính của đề tài

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn

“Cấu trúc vốn là tỷ trọng của các nguồn vốn (bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất – kinh doanh” (Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung 2017)

Ngoài ra, Yapa Abeywardhana, D (2017) định nghĩa cấu trúc vốn được xem như một quyết định đòn bẩy tài chính liên quan đến sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu, đồng thời sẽ ảnh hưởng tới giá trị thị trường của doanh nghiệp Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2019) cũng cho rằng cấu trúc vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty, được sử dụng cho mục đích hoạt động hàng ngày, mở rộng dự án đầu tư và cung cấp vốn cho tài sản của công ty

Bên cạnh đó, Brounen, de Jong, và Koedijk (2006) cho biết việc tài trợ bằng nợ có lợi thế về lá chắn thuế nhưng lại có nguy cơ kiệt quệ tài chính trong trường hợp mức độ sử dụng nợ vượt quá cơ cấu tối ưu, điều quan trọng là các nhà quản lý tài chính phải kết hợp chiến lược nguồn vốn này với tài trợ vốn cổ phần để tối ưu hóa giá trị của công ty Vì vậy, việc nhận diện các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố tới CTV là một trong những công việc cô cùng cần thiết mà các nhà quản trị công ty cần quan tâm

2.1.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn

2.1.2.1 Lý thuyết về Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống

Durand (1952) là nghiên cứu đầu tiên về CTV doanh nghiệp với các giả định gồm: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thuế thu nhập doanh nghiệp, thị trường tài chính không hoàn hảo và doanh nghiệp có rủi ro gặp phải tình trạng bị kiệt

Trang 25

quệ tài chính do dùng nợ Việc gia tăng vốn vay trong tổng CTV sẽ làm gia tăng rủi ro về tài chính của công ty, từ đó làm tăng chi phí vay dẫn đến giá trị công ty giảm Vì vậy việc gia tăng tỷ suất sinh lời của các công ty là vô cùng cần thiết Lý thuyết Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống cho rằng có sự tồn tại của CTV tối ưu giúp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp

Tuy nhiên, vấn đề chính của lý thuyết này là không có lý thuyết cơ sở thể hiện cho việc mức độ sử dụng chi phí vốn chủ sở hữu và mức độ sử dụng chi phí nợ là bao nhiêu nhằm cân bằng giữa tỷ lệ vốn nợ và vốn chủ sở hữu ở mức ổn định tránh gặp tình trạng kiệt quệ tài chính Vì những lý do đó, lý thuyết M&M ra đời trên cơ sở đưa ra những dẫn chứng cũng như cơ sở bổ sung thêm những khiếm khuyết mà quan điểm này còn thiếu sót (Brigham & Houston 2009)

2.1.2.2 Lý thuyết về Cơ cấu nguồn vốn hiện đại

Modilligani và Miller (1958) đưa ra mối quan hệ giữa giá trị công ty, chi phí

vốn và mức độ sử dụng nợ của công ty M&M dựa trên những giả định quan trọng

gồm: Giả định về thuế, giả định về chi phí giao dịch, giả định về chi phí khánh kiệt tài chính, giả định về thị trường hoàn hảo

Về nội dung, M&M được chia thành 2 mệnh đề quan trọng Mệnh đề (I) Giá trị của công ty và Mệnh đề (II) Chi phí sử dụng vốn Các mệnh đề này lần lượt sẽ được xem xét trong hai trường hợp ứng với hai giả định chính đó là có thuế và không có thuế

Trong trường hợp không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và giá trị công ty không có vay nợ là như nhau Vì vậy, mệnh đề M&M số I cho thấy khi thay đổi CTV của công ty cũng không làm gia tăng giá trị công ty cũng như không mang lại giá trị thêm nào cho các cổ đông của công ty Trong mệnh đề M&M số II, chi phí sử dụng vốn trung bình không đổi trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ

Trang 26

Tuy nhiên, trong trường hợp có thuế, mệnh đề M&M số I cho rằng công thức để tính giá trị công ty có sử dụng nợ vay bằng giá trị công ty khi không có nợ vay cộng với hiện giá của lá chắn thuế khi công ty sử dụng nợ vay Vì vậy trong môi trường có thuế, giá trị của công ty sẽ gia tăng khi sử dụng nợ vay Trong mệnh đề M&M số II khi trong môi trường có thuế, mệnh đề cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình giảm trong khi công ty gia tăng tỷ số nợ thì chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên

Tuy nhiên, lý thuyết M&M vẫn chưa xét đến các chi phí có thể phát sinh làm

giảm đi lợi ích từ lá chắn thuế, trong đó có chi phí khánh kiệt tài chính Khi công ty gia tăng tỷ lệ vay nợ sẽ dẫn tới việc gia tăng rủi ro tài chính cho công ty, lúc đó chi phí khánh kiệt sẽ gia tăng Khi công ty càng gia tăng tỷ lệ vay nợ đến một mức chi phí khánh kiệt sẽ triệt tiêu lợi ích từ lá chắn thuế mang lại

2.1.2.3 Lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn

Dựa trên lý thuyết M&M, lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn (Trade-off Theory) đã xem xét đến tác động của thuế và chi phí khánh kiệt tài chính (Sự tăng của chi phí vốn, …)

Được khởi xướng bởi Kraus và Litzenberger (1973) và được phát triển bởi Myers (1977) Lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn đưa ra quan điểm rằng các công ty nên sử dụng một mức nợ vay nhất định nhằm mục đích tối đa hóa giá trị của công ty CTV mục tiêu đó được xác định bằng việc tại giá trị nợ vay đó, lá chắn thuế có thể triệt tiêu được chi phí khánh kiệt tài chính Tuy nhiên, khi gia tăng nợ vay vượt qua điểm CTV mục tiêu, lợi ích lãi vay từ lá chắn thuế sẽ nhỏ hơn chi phí khánh kiệt tài chính Từ đó, làm giảm giá trị công ty và làm tăng khả năng công ty gặp phá sản

GTCT vay nợ = GTCT không vay nợ + Hiện giá lá chắn thuế - Hiện giá chi phí khánh kiệt tài chính

Trang 27

Theo quan điểm Đánh đổi cấu trúc vốn, các yếu tố tác động đến CTV gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí khánh kiệt tài chính, tài sản cố định hữu hình, quy mô công ty và lợi nhuận

Mặc dù lý thuyết Đánh đổi đã giải quyết được vấn đề chi phí khánh kiệt phát sinh trong quá trình vay nợ theo lý thuyết M&M Tuy nhiên, lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn vẫn còn một vài điều chưa giải thích, như việc tại sao một số công ty vẫn thành công, kết quả kinh doanh tốt khi vay rất ít nợ; hay trong thực tế, khi giá cổ phiếu của công ty đang cao và công ty đang có nhu cầu về tài trợ bên ngoài thì công ty có nhiều khả năng phát hành cổ phiếu (hơn là vay nợ)

2.1.2.4 Lý thuyết Trật tự phân hạng

Bên cạnh các lý thuyết trên, lý thuyết Trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) được phát triển bởi Myers và Majluf (1984) lại đi theo một hướng khác khi cho rằng, không tồn tại một CTV tối ưu, mà chỉ ra một trật tự ưu tiên khi sử dụng các khoản đầu tư Nghiên cứu chia nguồn tài trợ thành: Nguồn vốn bên trong (vốn góp và lợi nhuận giữ lại) và Nguồn vốn bên ngoài (vốn vay và phát hành cổ phiếu mới)

Myers và Majluf (1984) cho rằng chi phí vốn vay từ bên ngoài thường cao hơn so với chi phí vốn chủ sở hữu vì có sự bất cân xứng trong thông tin mà nhà quản lý tài chính trong công ty nắm giữ và thông tin của nhà đầu tư bên ngoài có được Chính vì lý do trên nên các nhà đầu tư bên ngoài thường yêu cầu được chiết khấu cao hơn, dẫn tới việc chi phí vay từ bên ngoài tăng lên Do đó, hình thành nên một trật tự cho việc ưu tiên sử dụng các loại vốn trong công ty

Ngoài ra lý thuyết Trật tự phân hạng còn trình bày khi dòng vốn nội lực của công ty không đảm bảo, các công ty thường có khuynh hướng dùng nợ vay nhiều hơn Ngược lại, các công ty có dòng tiền vào dồi dào hơn so với các khoản tiền cần để đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì công ty thường có tỷ lệ nợ vay ít hơn và CTV mục tiêu sẽ giảm xuống Lý thuyết Trật tự phân hạng đã đưa ra một trình tự trong việc ưu tiên sử dụng từng loại vốn của công ty bao gồm: Đầu tiên là việc ưu tiên sử dụng vốn nội bộ hay lợi nhuận giữ lại, sau khi nguồn vốn nội lực công ty không còn

Trang 28

đủ để đáp ứng như cầu hoạt động thì công ty sẽ vay nợ mới, và phương án cuối cùng của công ty là phát hành cổ phần

2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Mutalib (2011) phân tích các yếu tố có sự tác động tới CTV các doanh nghiệp xi măng ở Nigeria từ năm 2000 đến 2009 Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS cùng với 8 biến ngoại sinh nhằm đo lường tác động của từng yếu tố đến CTV Xem xét kết quả, có bảy biến số có liên quan đáng kể đến tỷ lệ đòn bẩy trong khi biến còn lại thì không Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quy mô, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và độ trễ của đòn bẩy có mối quan hệ ngược chiều với đòn bẩy Ngoài ra, tiềm năng tăng trưởng, tuổi của công ty, tính hữu hình tác động cùng chiều tới tỷ lệ đòn bẩy Kết quả của bài nghiên cứu phù hợp với lý thuyết Trật tự phân hạng trong trường hợp lợi nhuận khi biến động thu nhập không thể xác nhận được lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn

ALmuaither và Marzouk (2019) nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTV của các công ty ở Anh bằng cách sử dụng ước tính bình phương tối thiểu thông thường (OLS) với sáu biến độc lập gồm có quy mô công ty, lợi nhuận, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, thuế và mức biến động cùng với bốn biến giả phân loại ngành và đòn bẩy tài chính là biến phụ thuộc Phạm vi nghiên cứu của bài gồm các công ty FTSE 100 năm 2016 Các phát hiện cho thấy (I) mối quan hệ cùng chiều nhưng không đáng kể giữa quy mô công ty và đòn bẩy; (ii) mối quan hệ ngược chiều nhưng không đáng kể giữa lợi nhuận và đòn bẩy; (iii) mức độ tài sản hữu hình và đòn bẩy có mối quan hệ ngược chiều nhưng mối quan hệ này không đáng kể; (iv) cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy có mối tương quan nghịch và mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê cao; (v) thuế và đòn bẩy có mối quan hệ cùng chiều nhưng mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê; và (vi) biến động có tác động ngược chiều đến đòn bẩy nhưng mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê

Trang 29

Đối với các công ty niêm yết ở Trung Quốc, Huang (2006) đã nghiên cứu 1200 công ty trong giai đoạn từ 1994 đến 2003 với cơ sở dữ liệu mới, gồm dữ liệu thị trường và kế toán Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy ở các công ty Trung Quốc tăng theo quy mô doanh nghiệp và tài sản cố định, đồng thời giảm theo lợi nhuận, lá chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng, cổ phần quản lý và mối tương quan với các ngành Bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự tác động của sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tổ chức đến CTV là không đáng kể Không như nhiều quốc gia khác, các công ty Trung Quốc có xu hướng nợ dài hạn thấp hơn nhiều

Harc (2015) đo lường mối tương quan giữa tài sản hữu hình và CTV của các công ty vừa và nhỏ ở Croatia Mẫu nghiên cứu bao gồm 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Croatia từ năm 2005 đến năm 2010 Dữ liệu được sử dụng để phân tích thực nghiệm được lấy từ báo cáo hàng năm của các công ty Bài nghiên phân tích sự tác động của tài sản hữu hình đến thước đo đòn bẩy thông qua hệ số tương quan Pearson Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động của yếu tố tài sản hữu hình đến đòn bẩy ngắn hạn khác với sự tác động đến đòn bẩy dài hạn Tài sản hữu hình có tác động ngược chiều đến đòn bẩy ngắn hạn và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các năm quan sát Trong khi đó tài sản hữu hình có mối quan hệ cùng chiều tới đòn bẩy dài hạn và có ý nghĩa thống kê Những phát hiện này phù hợp với lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn khi cho rằng tài sản hữu hình có tác động cừng chiều đến đòn bẩy, cũng như với lý thuyết Trật tự phân hạng, thường được hiểu là dự đoán sự tác động ngược chiều của tài sản hữu hình đến đòn bẩy

Dựa trên 169 quan sát từ mẫu nghiên cứu bao gồm 13 Công ty liên kết với Chính phủ Malaysia (GLC) được niêm yết, Ramli và Wahab (2014) sử dụng phương pháp Pooled OLS và bốn mô hình để kiểm tra các yếu tố tác động đến CTV đồng thời xây dựng các biến giải thích nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản cố định hữu hình và quy mô doanh nghiệp là 2 yếu tố quan trọng nhất để xác định nguồn tài chính doanh nghiệp của GLC, với mối quan hệ cùng chiều của tài sản cố định và CTV cùng với mối quan hệ ngược chiều của quy mô doanh nghiệp

Trang 30

và CTV của doanh nghiệp GLC Yếu tố lãi suất và thanh khoản lần lượt có tác động ngược chiều đối với BVTDR và BVLTDR Nghiên cứu kết luận rằng khả năng sinh lời không có ý nghĩa trong việc xác định tài chính doanh nghiệp; không phù hợp với những kết quả của các nghiên cứu thực nhiệm ở Malaysia Với thiết kế CTV phù hợp và sự tác động của chính phủ, nghiên cứu cũng kết luận rằng các GLC ít phụ thuộc hơn vào đòn bẩy để hỗ trợ hoạt động đầu tư của mình

2.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân và Lê Hoàng Vinh (2020) nghiên cứu xác định sự tác động của các yếu tố đến CTV, với mẫu dữ liệu bao gồm 148 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại sàn HOSE từ năm 2011 đến năm 2018 Bằng phương pháp hồi quy FGLS, bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố gồm cấu trúc tài sản, quy mô, cơ hội tăng trưởng, và thanh khoản có tác động cùng chiều tới đòn bẩy tài chính dài hạn; yếu tố lợi nhuận và đòn bẩy tài chính dài hạn có tác động ngược chiều Ngoài ra, các yếu tố như quy mô, lợi nhuận, cấu trúc tài sản và thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều đến đòn bẩy tài chính trong ngắn hạn Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy thuế không tác động đến đòn bẩy tài chính

Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTV của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Kết quả các yếu tố có quan hệ cùng chiều với CTV của doanh nhiệp, gồm quy mô, mối quan hệ với ngân hàng, rủi ro kinh doanh, và tốc độ tăng trưởng doanh thu, trong khi đó cấu trúc tài sản hữu hình có mối quan hệ ngược chiều với CTV Ngoài ra, biến khả năng sinh lời dường như không tác động đáng kể đến CTV của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Tác động mạnh mẽ của các yếu tố quyết định như quyền sở hữu doanh nghiệp, mối quan hệ với ngân hàng, quy mô, và mạng lưới phản ánh đặc điểm bất cân xứng của quá trình huy động vốn trong nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam

Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) nghiên cứu sự tác động của một số yếu tố đến CTV của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng FEM với

Trang 31

các biến độc lập bao gồm quy mô, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản, tài sản hữu hình, khả năng thanh khoản, điều kiện của TTCK, thuế, điều kiện thị trường nợ Bài nghiên cứu dựa trên 180 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với phạm vi nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2013 Theo bài nghiên cứu, yếu tố quy mô và khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều tới CTV Ngoài ra, bài nghiên cứu kết luận yếu tố thuế có tác động ngược chiều tới CTV

Lê Đạt Chí (2013) nghiên cứu và xác định các yêu tố tác động đến CTV của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010 Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn (Lý thuyết Đánh đổi, lý thuyết Trật tự phân hạng và lý thuyết Thời điểm thị trường), đồng thời xem xét vấn đề trong khuôn khổ lý thuyết tài chính chính hành vi Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố thuế, hành vi nhà quản trị và đòn bẩy ngành có mối quan hệ cùng chiều với CTV của công ty Mặt khác, yếu tố lạm phát, tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách, và tỷ suất sinh lời có mối quan hệ ngược chiều với CTV Cuối cùng, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định bổ sung hai lý thuyết là lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết Trật tự phân hạng trong điều kiện thị trường Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc hoạch định CTV của các công ty trong giai đoạn này có tương quan mạnh với lý thuyết Trật tự phân hạng

Đặng Văn Dân và Nguyên Hoàng Chung (2017) xem xét sự tác động của các yếu tố bao gồm quy mô, tỷ lệ tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, tỷ suất sinh lời đến tỷ số nợ của 285 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam với phạm vi nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 Bài nghiên cứu thu thập số liệu từ BCTC đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, bài nghiên cứu đồng thời dựa trên các cơ sở như lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại và những nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình hồi qui ước lượng cơ bản Pooled OLS, FEM, và REM Bài nghiên cứu kết luận biến quy mô, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có tác động cùng chiều tới CTV và biến tỷ suất sinh lời tác động ngược chiều tới CTV

Trang 32

Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2021) nghiên cứu 203 doanh nghiệp phi tài chính trên 2 sàn niêm yết HOSE và HNX với 2166 quan sát trong 11 năm từ 2008 đến 2018 Với các phương pháp hồi quy gồm Pooled OLS, FEM, REM và FGLS cùng với các kiểm định Sau khi trình bày thống kê mô tả các yếu tố liên quan đến CTV, để xác định các yếu tố tác động đến CTV, bài nghiên cứu tiếp thục thực hiện hồi quy các mô hình Theo đó, phương pháp được lựa chọn có mô hình phù hợp với bài nghiên cứu là mô hình hồi quy theo phương pháp FGLS Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản và số năm hoạt động có ảnh hưởng nghịch chiều đến CTV Ngược lại, quy mô và tốc độ tăng trưởng là hai nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến CTV Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và hình thức sở hữu không tác động đến CTV của các doanh nghiệp

Trần Thị Thùy Linh (2015) xem xét sự tác động của các yếu tố đến CTV của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại TP.HCM Dữ liệu nghiên cứu trong bài là dữ liệu bảng với 165 công ty cổ phần nhà nước được chia ra thành 3 nhóm cùng với phạm vi nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2012 Bằng 3 phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, và REM, bài nghiên cứu kết luận tài sản hữu hình, tỉ suất sinh lời, tính thanh khoản của cả 3 nhóm doanh nghiệp đều có tác động ngược chiều tới tỉ số nợ, tỉ số nợ ngắn hạn Tuy nhiên, bài nghiên cứu cho ra kết quả yếu tố quy mô có mối tương quan cùng chiều với tỉ số nợ, tỉ số nợ ngắn hạn ở nhóm 1, nhóm 2 nhưng đối với yếu tố quy mô ở nhóm 3 thì có sự tác động ngược chiều tới tỉ số nợ ngắn hạn

Thông qua mô hình GMM, Phan Thanh Hiệp (2016) đã xác định sự tác động của các yếu tố đến CTV của 95 doanh nghiệp công nghiệp niêm yết tại Việt Nam với giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2013 Kết quả cho thấy yếu tố quy mô và yếu tố sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều tới CTV của doanh nghiệp Tuy nhiên, CTV của các doanh nghiệp với các yếu tố như khả năng sinh lời, tài sản cố định hữu hình và tính thanh khoản lại có mối quan hệ ngược chiều nhau Đồng thời kết quả của nghiên cứu cho rằng các yếu tố còn lại bao gồm cơ hội tăng trưởng, tốc độ tăng

Trang 33

trưởng, mức độ rủi ro trong kinh doanh và thuế suất hiệu lực thuế thu nhập không có tác động đến CTV

Lê Thị Minh Nguyên (2016) sử dụng dữ liệu của 17 công ty xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu từ năm 2007 đến 2013, bài nghiên cứu lựa chọn giai đoạn này vì đây là thời điểm ngành xi măng đối mặt với nhiều khó khăn trong dòng tiền vốn, với lý do chính xuất phát từ sự đóng băng của thị trường BĐS Cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đều được sử dụng trong bài nghiên cứu, từ đó cho ra kết quả yếu tố quy mô và cấu trúc tài sản đều có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản Kết quả này chứng minh rắng khả năng tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp xi măng có quy mô lớn rất thuận lợi Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn cho thấy khả năng sinh lời, tuổi doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước, khả năng thanh toán ngắn hạn và lá chắn thuế khấu hao đều có mối quan hệ ngược chiều với CTV của các doanh nghiệp

Cũng nghiên cứu về các doanh nghiệp ngành xi măng, Lê Thị Nhung (2020) đã thực hiện nghiên cứu dựa trên 77 quan sát cùng các số liệu được lấy từ các BCTC của các công ty xi măng được niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX với phạm vi nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2019 Sử dụng phương pháp hồi quy ước lượng dạng bảng, theo đó là việc xây dựng mô hình cùng với các kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp, mô hình FEM được lựa chọn để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến hệ số nợ của các công ty xi măng niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong phạm vi nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2019 Kết quả cho thấy có yếu tố quy mô, cơ cấu tài sản, khả năng tăng trưởng, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời có tác động đến CTV của các doanh nghiệp Trong đó, yếu tố quy mô có mối quan hệ cùng chiều và mạnh nhất với CTV Kết quả nghiên cứu cũng đồng quan điểm với những nghiên cứu trước đây đồng thời cho thấy sự phù hợp với các lý thuyết Trật tự phân hạng và lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn dạng tĩnh

Trang 34

Bằng phương pháp dữ liệu bảng với tác động cố định cùng số liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp từ BCTC hằng năm, Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2019) nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTV của 38 công ty sản xuất thương mại ở 2 sàn HOSE và HNX tại Việt Nam với phạm vi nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2016 Bài nghiên cứu kết luận yếu tố qui mô và tài sản cố định tác động cùng chiều tới CTV Tuy nhiên, yếu tố sở hữu nhà nước và thanh khoản có tác động ngược chiều đến CTV

Dựa vào lược khảo những bài nghiên cứu thực nghiệm ở trên, tác giả nhận thấy nhiều nghiên cứu trước đây phân tích toàn bộ các công ty niêm yết trong khi đặc điểm ngành nghề, chính sách phát triển của các công ty là khác nhau và mẫu nghiên cứu các các nghiên cứu trước đây cũng chưa đủ lớn nếu phân tích trên tất cả công ty niêm yết Ngoài ra, đa số những bài nghiên cứu trước đây đều được thực hiện dưới góc độ các biến độc lập tác động đến CTV nhưng chưa xem xét tới sự tương tác của yếu tố thứ ba Cùng với những biến động của thị trường BĐS trong giai đoạn vừa qua và dựa vào các bài nghiên cứu trước, tác giả thực hiện xem xét tác động của các yếu tố đến CTV của công ty ngành BĐS dưới góc độ khi có thêm sự tương tác của biến sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2013 – 2022

Kết luận chương 2

Thông qua chương 2, tác giả đã khái quát được khái niệm về CTV và lược khảo được một số nghiên cứu nước ngoài và trong nước về mối quan hệ của các yếu tố và CTV của các công ty Từ những nghiên cứu trước, tác giả đã tìm thấy một vài điểm các nghiên cứu trước chưa thực hiện như việc mẫu quan sát quá nhỏ so với tổng thể, không nhiều bài nghiên cứu về ngành BĐS, hay phương pháp nghiên cứu chưa có sự mới lạ Vì vậy, bài khóa luận sẽ xem xét và đánh giá mức độ tác động đến CTV của các yếu tố dưới góc độ có thêm sự tương tác của biến sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2013 đến 2022 đối với các công ty ngành BĐS Tiếp đến, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của bài khóa luận thông qua chương 3

Trang 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở trong chương 2, chương 3, tác giả sẽ trình bày dữ liệu, mô hình nghiên cứu, và các giả thuyết về biến nghiên cứu trong mô hình Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra các giả thuyết về chiều hướng tác động đối với các biến dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra trình tự chạy dữ liệu cho bài khóa luận tốt nghiệp

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Tác giả tổng hợp dữ liệu từ BCTC, báo cáo thường niên đã được kiểm toán trên trang web của 28 công ty và từ các nguồn tham khảo Vietstock và CafeF Đây là những trang thông tin điện tử cập nhất nhiều tin tức về thị trường, tình hình kinh tế vi mô – vĩ mô, thường xuyên cập nhật và tổng hợp chính xác BCTC của các công ty

Bảng 3.1 Danh sách 28 công ty BĐS được đo lường trong mô hình trong giai đoạn 2013 – 2022

1 API Công ty cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương

2 BCE Công ty cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương 3 CDC Công ty cổ phần Chương Dương

4 D11 Công ty cổ phần Địa ốc 11

5 D2D Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 6 DIG Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 7 DTA Công ty cổ phần Đệ Tam

8 DXG Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

9 HDC Công ty cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu 10 HDG Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô

11 HQC Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân

12 HU1 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1

Trang 36

13 HUT Công ty cổ phần Tasco

14 IJC Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật 15 ITC Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà

16 KDH Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền 17 NBB Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy

18 NDN Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng

19 NHA Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội 20 NLG Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long

21 NTL Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm

22 PDR Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt 23 QCG Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai

24 RCL Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn

25 SCR Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín

26 SJS Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà

27 VCR Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex 28 VIC Tập đoàn VINGROUP - Công ty cổ phần

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của các công ty BĐS niêm yết tại Việt Nam)

3.2 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Mutalib (2011), Đoàn Vinh Thăng (2017), và Sunitha Vijayakumaran (2018), tác giả đưa ra hai mô hình cho bài luận như sau:

Mô hình 1: Phân tích tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc:

TLEVix = α + β1STATEix + β2LIQix + β3ROAix + β4SIZEix + β5TANGix + β6GROWix

+ β7TAXix + ɛix

Mô hình 2: Phân tích tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc với sự

tương tác của biến sở hữu nhà nước:

Trang 37

TLEVix = α + β1STATEix + β2LIQix + β3ROAix + β4SIZEix + β5TANGix + β6GROWix

+ β7TAXix + β8STATE*LIQix + β9STATE*ROAix + β10STATE*SIZEix + β11STATE*TANGix + β12STATE*GROWix + β13STATE*TAXix + ɛix

▪ LIQix : Khả năng thanh khoản của công ty (i) trong khoảng thời gian (x)

▪ ROAix : Khả năng sinh lời của công ty (i) trong khoảng thời gian (x)

▪ SIZEix : Quy mô của công ty (i) trong khoảng thời gian (x)

▪ TANGix : Tài sản hữu hình của công ty (i) trong khoảng thời gian (x)

▪ GROWix : Tốc độ tăng trưởng của công ty (i) trong khoảng thời gian (x)

▪ TAXix : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty (i) trong khoảng

3.3 Giả thuyết nghiên cứu 3.3.1 Biến phụ thuộc

TLEV là hệ số nợ tổng thể, đây là chỉ số đại diện cho CTV Hệ số nợ tổng thể được tính bằng tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản, đây được xem là cách đo lường tốt nhất, phản ánh CTV, hoạt động tài trợ của doanh nghiệp (Thies và Klock 1992) Tỷ lệ này thể hiện được trong tổng tài sản của công ty thì có bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả

Trang 38

TLEV = Tổng nợ phải trảTổng tài sản

3.3.2 Biến độc lập

Tác giả sử dụng 7 biến độc lập trong bài luận, bao gồm yếu tố: Sở hữu nhà nước, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, quy mô công ty, tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng, thuế suất thuế thu nhập Các tỷ số được sử dụng làm thang đo cho các biến độc lập được tác giả lựa chọn dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm và thường được sử dụng nhiều ở các nghiên cứu về chủ đề tác động của các yếu tố đến CTV

3.3.2.1 Sở hữu nhà nước

Kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Hiệp (2016) và Lê Thị Mỹ Phương (2014) cho rằng việc sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều tới CTV của công ty Theo Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2019), mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố sở hữu nhà nước và CTV xuất phát từ việc những công ty thuộc sở hữu nhà nước thường sẽ được hỗ trợ các chính sách từ phía Chính phủ như khung pháp lý, thuế, cũng như có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn hơn Dựa trên các nghiên cứu thực nhiệm của Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2019); Phan Thanh Hiệp (2016); Lê Thị Mỹ Phương (2014), yếu tố sở hữu nhà nước trong bài luận này được tác giả đo lường bằng việc sử dụng biến giả với các phép đo sau:

1 = Công ty có tính sở hữu nhà nước

0 = Công ty không có tính sở hữu nhà nước

Các công ty có tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ lớn hơn 50% được xem là có tính sở hữu nhà nước và ngược lại các công ty có tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ nhỏ hơn 50% thì không có tính sở hữu nhà nước (Nguyễn Thị Thúy Hạnh 2019)

Giả thuyết H1: Sở hữu nhà nước tác động cùng chiều tới CTV của công ty

Trang 39

3.3.2.2 Khả năng thanh khoản

Vo (2017) cho rằng thanh khoản là yếu tố quan trọng tác động đến CTV doanh nghiệp Tính khả năng thanh khoản của tài sản doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (Trần Thị Thùy Linh 2015)

LIQ = Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn

Theo lý thuyết Trật tự phân hạng thì khi các công ty có tính thanh khoản cao thường không sử dụng nợ vay hay vốn cổ phần để tài trợ cho các hoạt động của công ty mà sẽ sử dụng chính những tài sản này để tài trợ cho các dự án của công ty Những nghiên cứu thực nghiệm cũng đã kết luận về mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh khoản và CTV, điển hình như nghiên cứu của Vo (2017); Phan Thanh Hiệp (2016); Trần Thị Thùy Linh (2015); Lê Thị Minh Nguyên (2016); Ramli và Wahab (2014) Thông qua các nghiên cứu trước, tác giả kỳ vọng kết quả của bài khóa luận này cũng sẽ cho ra mối quan hệ ngược chiều với CTV

Giả thuyết H2: Khả năng thanh khoản tác động ngược chiều tới CTV của công ty

3.3.2.3 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời có mối tương quan vô cùng mật thiết đối với CTV của doanh

nghiệp Bài luận của tác giả sẽ sử dụng chỉ số ROA (Return on Assets) là chỉ số đại

diện cho khả năng sinh lời, chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản nhằm mục đích tạo lợi nhuận, với công thức tính bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản

ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản

Theo lý thuyết Trật tự phân hạng, các công ty có lợi nhuận cao sẽ có xu hướng ít sử dụng nguồn tại trợ bên ngoài Điều này trùng khớp với kết quả của Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân và Lê Hoàng Vinh (2020); Lê Thị Nhung (2020), Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2021); Phan Thanh Hiệp (2016) Trong bài khóa luận, tác giả đặt kỳ vọng yếu tố khả năng sinh lời có mối quan hệ ngược chiều với CTV

Trang 40

Giả thuyết H3: Khả năng sinh lời tác động ngược chiều tới CTV của công ty

3.3.2.4 Quy mô công ty

Quy mô công ty là kích thước của một công ty, được phân loại và đo lường theo nhiều tiêu chí có sẵn Bài khóa luận sử dụng công thức logarit của tổng tài sản để tính yếu tố quy mô của công ty

SIZE = log(Tổng tài sản)

Theo lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn, các công ty có quy mô càng lớn sẽ sử dụng đòn bẩy nhiều hơn Các công ty có quy mô lớn thường đa dạng ngành nghề kinh doanh, có được dòng tiền ổn định, do đó xác suất phá sản của các doanh nghiệp này thường thấp hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Đồng thời với lợi thế quy mô lớn, các công ty sẽ dễ dàng hơn trong khả năng huy động vốn vì củng cố được niềm tin của các nhà đầu tư và các bên liên quan Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nhung (2020); Lê Thị Minh Nguyên (2016); Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014); ALmuaither và Marzouk (2019); Oino và Ukaegbu (2014); Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung (2017); Huang (2006) Dựa trên lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm, tác giả kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô công ty và CTV của công ty

Giả thuyết H4: Quy mô công ty tác động cùng chiều tới CTV của công ty

3.3.2.5 Tài sản hữu hình

Yếu tố tài sản cố định hữu hình được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu trong bài luận vì theo lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng các công ty có lượng tài sản cố định hữu hình càng lớn thì càng dễ trong việc tiếp cận các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài vì có tài sản thế chấp đảm bảo cho những khoản vay của công ty Trong bài luận này, tác giả sử dụng tỷ lệ giá trị tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản để đo lường lượng tài sản cố định của công ty trên tổng tài sản của công ty

TANG = Giá trị tài sản cố định hữu hìnhTổng tài sản

Ngày đăng: 10/07/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w