BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --- *** --- ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CÔNG TY TNHH TC SERVICES VI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- *** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CÔNG TY TNHH TC SERVICES VIỆT NAM
NGÀNH : KINH DOANH THƯƠNG MẠI
NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ
HÀ NỘI - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- *** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CÔNG TY TNHH TC SERVICES VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bích Thuỷ Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Bình
Hà Nội - Năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC I DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IV DANH MỤC HÌNH V DANH MỤC SƠ ĐỒ V DANH MỤC BẢNG V
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài 2
2.1 Nghiên cứu nước ngoài 2
2.2 Nghiên cứu trong nước 4
2.3 Khoảng trống nghiên cứu 6
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
3.1 Mục tiêu tổng thể 7
3.2 Mục tiêu cụ thể 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
5.1 Nghiên cứu định tính 8
5.2 Nghiên cứu định lượng 9
6 Kết cấu của đề tài 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 12
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 12
1.1.1 Chuỗi cung ứng 12
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 13
1.2 Hợp tác trong chuỗi cung ứng 14
1.2.1 Khái niệm về hợp tác trong chuỗi cung ứng 14
1.2.2 Sự cần thiết phải hợp tác trong chuỗi cung ứng 16
1.2.3 Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng 17
1.3 Các hình thức hợp tác trong chuỗi cung ứng 18
1.4 Nội dung các hoạt động hợp tác trong chuỗi cung ứng 20
Trang 41.5 Các yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng 20
1.5.1 Các yếu tố bên ngoài 20
1.5.2 Các yếu tố bên trong 23
1.5 Nội dung và các tiêu chí đánh giá mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng 27
1.5.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 27
1.5.2 Thang đo nghiên cứu 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH TC SERVICES VIỆT NAM 33
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH TC Services Việt Nam 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 36
2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn 2020-2022 36
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng và hợp tác trong chuỗi cung ứng của công ty 38
2.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TC Services Việt Nam 38
2.2.2 Quy trình vận hành chuỗi cung ứng 40
2.2.2 Thực trạng hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TC Services Việt Nam 42
2.3 Phân tích các yếu tố tác động mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng của Công ty 44
2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài chuỗi cung ứng 44
2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong chuỗi cung ứng 48
2.4 Đánh giá mức độ hợp tác và các yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TC Services Việt Nam 55
2.4.1 Đánh giá mức độ hợp tác trong cung ứng của Công ty TNHH TC Services Việt Nam 55
2.4.2 Đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TC Services Việt Nam 56
Trang 5CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HỢP TÁC SC CỦA CÔNG TY TNHH
TC SERVICES VIỆT NAM 61
3.1 Định hướng và yêu cầu về mức độ hợp tác chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TC Services Việt Nam 61
3.1.1 Định hướng tăng cường mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng của công ty 61
3.1.2 Yêu cầu về mức độ hợp tác với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng của Công ty 62
3.2 Bối cảnh hiện tại 64
3.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò của yếu tố tác động đến mức độ hợp tác chuỗi cung ứng của Công ty TNHH TC Services Việt Nam 66
3.3.1 Đề xuất nhằm tăng cường mức độ tín nhiệm giữa các đối tác 66
3.3.2 Đề xuất nhằm tăng cường mức độ thuần thục trong giao dịch 67
3.3.3 Đề xuất nhằm tăng cường văn hóa hợp tác 69
3.3.4 Đề xuất nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo 70
3.3.5 Đề xuất xây dựng chính sách giả 71
3.3.6 Đề xuất xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới 72
3.3.7 Đề xuất tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 73
3.3.8 Đề xuất tăng cường sự chia sẻ thông tin 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI CHUYÊN GIA 82
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT 85
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẠY SPSS 88
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của TCSV 34
Hình 2.2 Sơ đồ SC TCSV 38
Hình 2.3 Quy trình vận hành SC TCSV 40
Hình 2.4 Số lượng xe nhập, xuất và tồn kho năm 2022 43
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng 29
DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp một số định nghĩa về hợp tác trong SC 15
Bảng 1.2 Tổng hợp một số yếu tố có tác động đến mức độ hợp tác của SC 28
Bảng 1.3 Thang đo của nghiên cứu 30
Bảng 2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 36
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2022 37
Bảng 2.3 Phân bố đại lý của Công ty 42
Bảng 2.4 Số lượng xe nhập khẩu của TC Services Việt Nam giai đoạn 2020-2022 44
Bảng 2.5 Chi phí vận chuyển của Công ty giai đoạn 2020-2022 45
Bảng 2.6 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo 50
Bảng 2.7 Phân tích yếu tố khám phá biến độc lập 52
Bảng 2.8 Phân tích yếu tố khám phá biến phụ thuộc 53
Bảng 2.9 Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là động lực bên trong 54
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp đều coi trọng việc phát triển chuỗi cung ứng (SC) hoạt động hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bởi SC vận hành ổn định, hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp
sử dụng chi phí tối ưu, mở rộng được mạng lưới hoạt động cũng như nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên làm sao để SC hoạt động hiệu quả không phải một bài toán dễ dàng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Muốn SC có
sự vận hành ổn định, thông suốt thì việc hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi là một yếu tố không thể thiếu Bởi mỗi một mắt xích trong chuỗi sẽ có những chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh khác nhau, hướng đến những mục tiêu chung cũng có nhiều mục tiêu riêng do đó nếu giữa các thành viên không có sự hợp tác thì SC sẽ nhanh chóng bị phá vỡ Chỉ khi giữa các thành viên có sự hợp tác chặt chẽ thì mới có thể tối ưu thời gian, chi phí và tăng hiệu suất cho toàn bộ chuỗi Trong giai đoạn 2020-2021, ngành công nghiệp ô tô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội Một trong những thách thức chính là tác động của đại dịch COVID-19, khiến nhu cầu mua ô tô giảm sút và làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu Đến năm 2022, thị trường ô tô Việt Nam có bước phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 Sức mua từng bước hồi phục cùng với nhiều mẫu mã mới xuất hiện giúp doanh số bán ô tô của toàn thị trường tăng trưởng Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), chỉ sau 11 tháng tổng doanh số bán ô tô của các thành viên thuộc VAMA đạt tới 369.334 xe các loại, tăng 43% so với năm 2021 Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2023 thị trường ô tô đang chứng kiến sự giảm sút đáng
kể trong nhu cầu mua ô tô của người dân
Công ty TNHH TC Services Việt Nam được thành lập từ năm 2015 và hoạt động chính trong lĩnh vực phân phối ô tô Hiện nay công ty phân phối độc quyền ô tô
MG thương hiệu Anh Quốc tại Việt Nam và có mạng lưới đại lý rộng khắp toàn quốc Sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, SC của TC Services Việt Nam ngày càng hoạt động ổn định và hiệu quả, mức độ hợp tác của các thành viên trong chuỗi cũng ngày càng vững mạnh Tuy nhiên giai đoạn 2020-2021 do tác động của dịch bệnh SC
Trang 9của công ty bị tác động đáng kể và trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi và môi trường kinh doanh cạnh tranh cùng với đó là nhu cầu mua ô tô của người dân đang
có sự giảm sút đáng kể công ty gặp nhiều khó khăn trong gia tăng doanh số Thực tế công ty đang gặp phải vấn đề về tồn kho lớn do hiện tượng bullwhip trong SC Hay nói cách khác mức độ hợp tác giữa các thành viên trong SC không đạt được mức độ tối ưu Do đó Công ty TNHH TC Services Việt Nam cần tiếp tục tăng cường hoạt động hợp tác trong SC nhằm phục hồi SC hoạt động hiệu quả hơn nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường Với những lý do trên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong SC Trường hợp nghiên cứu: Công ty TNHH TC Services Việt Nam” làm đề án nghiên cứu
2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài
2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Mentzer và cộng sự (2000) đã rất sáng tạo khi ví những thành viên trong SC cùng hợp tác với nhau sẽ như một cuộc hôn nhân bởi các thành viên sẽ cùng nhau triển khai các công việc trong một khoảng thời gian nhất định và hướng đến một mục tiêu chung Tương tự như trong hôn nhân, việc hợp tác trong chuỗi sẽ có những lúc thuận lợi cũng có thể phát sinh nhiều xung đột do đó muốn cuộc hôn nhân hay mối quan hệ hợp tác bền vững thì cần có sự cam kết và thực hiện theo cam kết từ cả hai phía Muốn xây dựng một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các thành viên trong chuỗi đòi hỏi doanh nghiệp phải rất kiên nhẫn và bỏ nhiều công sức, thời gian Theo Mentzer và cộng sự (2000) ba nhóm đối tượng đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong hợp tác SC là con người, doanh nghiệp và công nghệ còn sự tín nhiệm, thời gian hợp tác, sự trao đổi thông tin, lãnh đạo và lợi ích các bên
là các yếu tố tác động đến mức độ hợp tác của các thành viên trong SC
Prajogo and Olhager (2012) điều tra sự tích hợp của cả luồng thông tin và nguyên liệu giữa các đối tác trong SC và tác động của chúng đối với hiệu suất hoạt động Cụ thể, các nhà nghiên cứu này xem xét vai trò của mối quan hệ NCC lâu dài với tư cách là động lực của sự hội nhập Sử dụng dữ liệu từ 232 công ty Úc, nghiên cứu này thấy rằng khả năng hợp tác trong SC có tác động đáng kể đến hiệu suất hoạt động Khả năng công nghệ thông tin (CNTT) và chia sẻ thông tin đều có tác động
Trang 10đáng kể đến khả năng hợp tác trong SC Hơn nữa, các mối quan hệ lâu dài với NCC
có cả tác động đáng kể trực tiếp và gián tiếp đến hiệu suất; tác động gián tiếp thông qua tác động đến khả năng chia sẻ thông tin và mức độ hợp tác trong SC
Chen và cộng sự (2011) điều tra vai trò của việc cởi mở trong chia sẻ thông tin, tính chính xác và kịp thời của thông tin trong việc phát triển niềm tin và cam kết trong các mối quan hệ SC Các mẫu được thu thập ở Đài Loan và Canada bằng bảng câu hỏi thực địa Hồi quy bội và ANOVA được sử dụng để phân tích dữ liệu Người ta thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa mức độ chất lượng, tính sẵn có và mức
độ tin cậy; chia sẻ thông tin và cam kết Ngoài ra, kết quả tiết lộ rằng quốc gia cũng tạo ra sự khác biệt trong mối quan hệ giữa chia sẻ thông tin và tin tưởng
Cao and Zhang (2011) nghiên cứu nhằm khám phá bản chất của sự hợp tác trong
SC và khám phá tác động của nó đối với hoạt động của công ty dựa trên mô hình lợi thế hợp tác Dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trên Web về các công
ty sản xuất của Hoa Kỳ trong các ngành công nghiệp khác nhau Các phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm phân tích yếu tố khẳng định và mô hình phương trình cấu trúc (tức là LISREL) Kết quả chỉ ra rằng sự hợp tác trong SC cải thiện lợi thế hợp tác và thực sự có tác động cốt lõi đến hiệu suất của công ty và lợi thế hợp tác là một biến số trung gian cho phép các đối tác trong SC đạt được sự phối hợp và tạo ra hiệu suất vượt trội Một phân tích sâu hơn về tác động điều tiết của quy mô công ty cho thấy rằng lợi thế hợp tác hoàn toàn làm trung gian cho mối quan hệ giữa sự hợp tác trong SC và hiệu quả hoạt động của công ty đối với các công ty nhỏ trong khi nó làm trung gian một phần cho mối quan hệ đối với các công ty vừa và lớn
Hudnurkar và cộng sự (2014) đã tổng hợp và xem xét 69 tài liệu được xuất bản trên các tạp chí được giới thiệu trong lĩnh vực hợp tác SC được chọn một cách ngẫu nhiên Các bài báo được phân loại dựa trên năm chúng xuất bản, dựa trên các quốc gia cụ thể, tạp chí mà chúng xuất bản, loại ngành cụ thể và cuối cùng dựa trên phương pháp nghiên cứu Dựa trên phân tích của các bài báo được xem xét, tổng số 28 yếu tố tác động đến sự hợp tác trong SC đã được xác định Chia sẻ thông tin SC được coi là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất trong mối quan hệ tác động đến sự hợp tác trong SC
Trang 11Lemma và cộng sự (2015) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của các thành viên trong SC của các doanh nghiệp trong ngành sữa tại Ethiopia Các tác giả này sử dụng dữ liệu khảo sát từ 330 doanh nghiệp cung ứng, chế biến và phân phối sữa ở miền trung của Ethiopia Mô hình phương trình cấu trúc đã được sử dụng
để phát triển mối quan hệ cấu trúc giữa các cấu trúc chính và các biến được đo lường Tổng cộng, 15 biến quan sát được sử dụng để đo lường sự kết hợp trong chuỗi đã được xác định Những yếu tố này được nhóm lại thành bốn yếu tố cụ thể là sự phối hợp phi giá cả, sự phối hợp giá cả, các mối quan hệ và quyết định phát triển sản phẩm Người ta nhận thấy rằng việc thực hiện các yếu tố này có thể tối đa hóa mối liên kết phối hợp giữa các thành viên trong SC Do đó, các ngành sữa nên tính đến các yếu tố phối hợp đã xác định trong từng giao dịch kinh doanh của mình Các học giả này cũng kết luận rằng, khả năng chia sẻ thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi trong suốt quá trình sản xuất đến khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng và nó đóng vai trò là nền tảng cho sự hợp tác thành công của SC
2.2 Nghiên cứu trong nước
SC không còn là một thuật ngữ mới mẻ tại Việt Nam trong 1 thập kỷ trở lại đây Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề hợp tác trong SC thì chủ đề này còn khá xa lạ và chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện liên quan đến vấn đề này Dưới đây là một
số ít nghiên cứu tại Việt Nam đã nỗ lực trong việc nghiên cứu và thúc đẩy hợp tác SC
để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và cải thiện hiệu suất trong một số doanh nghiệp, ngành hàng
Huỳnh Thị Thu Sương (2012) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến mức độ hợp tác của các doanh nghiệp trong SC của ngành gỗ tại Việt Nam Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát 276 doanh nghiệp sản xuất gỗ Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra các giả thuyết đặt ra Kết quả, tác giả tìm thấy có
6 yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong SC của ngành gỗ bao gồm sự tín nhiệm, quyền lực giữa các bên, sự thành thục, chiến lược, văn hoá hợp tác và tần suất hợp tác Điều này hàm ý các nhà quản trị của các doanh nghiệp gỗ có thể tác động đến các yếu tố này để nâng cao mức độ hợp tác của SC Hạn chế của nghiên cứu này là