Tổng quan về môn học: Đầu tiên em xin được cảm ơn nhà trường và thầy cô đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có cơ hội để được trải nghiệm một học phần hết sức bổ ích và thú vị này..
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: TƯ DUY THIẾT KẾ
CHIÊM NGHIỆM VỀ MÔN HỌC VÀ DỰ ÁN PHIM HOẠT HÌNH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Trần Trâm Anh
(MSSV: 23090567)
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Thu Phương
Trang 2Phần 1: Chiêm nghiệm và phản chiếu về những hoạt động đã thực hiện và những điều đã học hỏi được trong khóa học Tư duy thiết kế.
I Đánh giá cá nhân về khóa học:
1 Tổng quan về môn học:
Đầu tiên em xin được cảm ơn nhà trường và thầy cô đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có
cơ hội để được trải nghiệm một học phần hết sức bổ ích và thú vị này Sau khi kết thúc khóa học
“Tư duy thiết kế” ở Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật – ĐHQGHN, em đã có nhữngchiêm nghiệm về khóa học như sau:
Mới đầu khi nghe tên học phần em đã nghĩ “Tư duy thiết kế” cũng giống với những môn họckhác: sẽ thiên về thiết kế, nặng lý thuyết nhưng sau những buổi học thú vị, đầy những trải nghiệmmới thì em nhân thấy “Tư duy thiết kế” là một môn học mới và là một trong những bộ môn đặcbiệt khơi dậy sự sáng tạo của sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội nói chung và Trường Khoa họcLiên ngành và Nghệ thuật nói riêng “Tư duy thiết kế” không chỉ mới vì cái tên mà nó còn mới vềphương pháp giảng dạy Những tiết học trôi qua không bị nhàm chán hay đặt nặng lượng kiếnthức sinh viên tiếp thu được trên lớp mà nó chú trọng đến những giá trị, kĩ năng mềm mà sinhviên có được qua những hoạt động vui nhộn đầy tính sáng tạo Môn học đã truyền cho em mộtnguồn cảm hứng để có thể bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình, giúp em nhận ra điểmmạnh và điểm yếu của chính mình
2 Những hoạt động trong khóa học:
Tuần 1: Ở tuần đầu tiên của khóa học chúng em được cô giới thiệu về
môn học và em nhận ra rằng môn học này rất thú vị và hoàn toàn khác
với những gì em tưởng tượng Và cũng chính tuần đầu tiên chúng em
được tham gia thử thách sáng tạo với 30 hình tròn Đây là một hoạt động
đầy tính sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của
mình Qua hoạt động này em nhận thấy được khả năng sáng tạo và sự
tập trung, kiên trì của bản thân
(hình ảnh dụng cụ trước khi tham
gia thử thách “Vẽ 30 vòng tròn”)
Trang 3Tuần 2: Tuần thứ hai có hai hoạt động là vẽ tranh theo cặp không lời và hoạt động kết hợp cáchình vẽ để tạo ra một sản phẩm mới Với hoạt động vẽ tranh không lời sinh viên sẽ được ghépcặp rồi cùng vẽ nối tiếp nhau để thành một bức tranh Theo em, đây là một hoạt động mà mìnhcần phải thấu cảm người bạn đồng hành của mình để cùng nhau xây dựng nên một câu chuyệnqua bức tranh mà cả hai cùng nhau vẽ Hoạt động thứ hai là kết hợp các hình vẽ về các đồ vậtngẫu nhiên để tạo thành một sản phẩm mới Đây là một hoạt động mang tính sáng tạo cao và vôcùng thú vị
Bên canh đó chúng em được tìm hiểu về 6 chiếc mũ tư duy (Six thinking hats)
- Mũ trắng (Facts) – Tập trung vào việc thu thập thông tin khách quan và sự thật
- Mũ đỏ (Feelings) – Tập trung cảm xúc, trực giác
- Mũ đen (Cautions) – Phân tích và đánh giá các khía cạnh tiêu cực và rủi ro
- Mũ vàng (Benefits) – Phân tích, đánh giá các khía cạnh tích cực và những cơ hội
- Mũ xanh lá (Creativity) – Tập trung vào việc tạo ra ý tưởng mới và sáng tạo
- Mũ xanh dương (Process) – Đánh giá các giải pháp và đưa ra quyết định
Tuần 3: Vào tuần thứ ba chúng em được tham gia thử thách xây tháp mỳ ý với Marshmalow.Đây là một hoạt động tập thể đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp và giao tiếp hiệu quả giữa các thànhviên trong nhóm Mỗi thành viên cần đóng góp ý tưởng, kỹ năng và sự sáng tạo của mình để xâydựng một tháp mì ý cao nhất và vững chắc nhất Trong quá trình thực hiện thử thách, các thànhviên trong nhóm em đã cùng thảo luận, tranh luận và cùng nhau giải quyết vấn đề khiến chúng
em hiểu hơn về nhau, gắn kết nhau hơn Qua thử thách em được rèn luyện tính kiên nhẫn, kiên trìkhông bỏ cuộc, tinh thần teamwork, sự tỉ mỉ, khéo léo
Chúng em được tìm hiểu 5 quy trình tư duy thiết kế
- Bước 1: Đồng cảm (Empathize) – Thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của người dung, đặtmình vào vị trí của họ để hiểu rõ bối cảnh, hành vi và suy nghĩ của hoc từ đó xác địnhđược vấn đề
- Bước 2: Xác định (Define) – Bước này bao gồm việc phân tích dữ liệu, tổng hợp thông tin
và xác định những vấn đề chính mà người dùng gặp phải, từ đó chọn ra những ý tưởngtốt
Trang 4- Bước 4: Tạo mẫu (Prototype) – Bước này biến những ý tưởng thành những mô hình hoặcbản thử nghiệm thực tế Thử nghiệm các ý tưởng, nhận phản hồi từ người dùng và cảithiện giải pháp trước khi hoàn thiện.
- Bước 5: Kiểm tra (Test) – Trong bước này cần liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồicủa người dung để cải thiện sản phẩm, giải quyết các vấn đề phát sinh
Chúng em còn được tham gia một hoạt động vô cùng thú vị và hài hước khi bọn em đượcgiao cho nhiệm vụ thiết kế khẩu trang cho những vị khách hàng khó tính Trong hoạt động nàybọn em được vận dụng đủ 5 quy trình tư duy thiết kế Từ thấu cảm với những yêu cầu của vịkhách khó tính, xác định những công dụng mà vị khách mong muốn từ chiếc khẩu trang, lên ýtưởng để giải quyết thiết kế ra chiếc khẩu trang đúng như yêu cầu của khách, tạo ra mô hình khẩu
trang và cuối cùng là cho khách hàng dùng thử và nhận xét những ưu, khuyết điểm của chiếc
Trang 5(hình ảnh “vị khách khó tính” trải nghiệm sản phẩm khẩu trang do nhóm em cải tiến)
Tuần 4 : Thử thách của tuần này là chúng em phải tìm một điều bất tiện ở Campus Hòa Lạc vàphải đi phỏng vấn sinh viên hiện đang học tập tại đó để có thể nghiên cứu rõ hơn vấn đề, từ đó đềxuất giải pháp khắc phục vấn đề Hoạt động này cần tổng hợp nhiều kĩ năng như là kĩ năngteamwork khi phải cùng tìm và thống nhất vấn đề mà nhóm chọn nghiên cứu, kĩ năng giao tiếpkhi phỏng vấn các bạn sinh viên, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian khi mỗi bướcđều có một khoảng thời gian nhất định hay khả năng sáng tạo để lên ý tưởng cho giải pháp Quabuổi học ấy em đã học được rất nhiều điều mới mẻ và phần nào vượt qua chính mình vì trước đây
em là một cô bé khá nhút nhát, không dám bắt chuyện với người lạ Nhưng nhờ hoạt động này
mà em thấy được rằng việc phỏng vẫn người lạ, hay làm quen với bạn mới cũng không đáng sợcho lắm
Tuần 5: Đây là tuần mà chúng em được giao nhiệm vụ cải tiến một sản phẩm văn hóa của ViệtNam Một hoạt động rất thú vị với những ý tưởng sáng tạo, hài hước và không kém phần hay ho.Nhóm chúng em đã lên ý tưởng về thực phẩm nào là mắm chay, canh chua đóng hộp,… Vàchúng em đã chọn một món ăn truyền thống của Việt Nam mà cứ hễ nhắc tới ẩm thực Việt là aicũng sẽ nghĩ đến đầu tiên: Phở Chúng em đã lên ý tưởng cho một món phở mà có thể giữ nguyên
vị như ngoài hàng mà có thể đem đi bất cứ đâu và còn có thể ăn như một món snack Và từ đó
“Phở sấy ra đời” Trong suốt quá trình làm mô hình cho sản phẩm của nhóm em đã có nhữngtranh cãi – thứ mà không thể tránh khỏi khi làm việc nhóm Nhưng từ những mâu thuẫn, những ýkiến khác nhau mà chúng em có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều và từ những mâu thuẫnchũng em hiểu nhau hơn, học được cách giải quyết mâu thuẫn trong khi làm việc cùng nhau Đâycũng là hoạt động em thích nhất bởi lẽ từ hoạt động này mà em có thêm những bài học về việcteamwork, sự kiên nhẫn và tiếp thu ý kiến từ người khác
Trang 6Tuần 6 – 7: Hai tuần này là hai tuần mà cõ lẽ em lạc lối nhất, bởi đây là thời gian chúng emlên ý tưởng cho bài thuyết trình giữa kì Mặc dù đây không phải lần đầu em làm bài thuyết trìnhtheo nhóm nhưng đối với em môn học này đặc biệt hơn cả Mặc dù em đã nghĩ khi làm bài thuyếttrình mình sẽ nghĩ những ý tưởng thật sáng tạo nhưng em vẫn không dám vượt ra khỏi vòng tròn
an toàn của mình, không dám nói ra ý tưởng của mình vì sợ sẽ không được công nhận mà thay
vào đó em chỉ đưa ra ý tưởng theo lối mòn cũ mà em nghĩ đó là “an toàn” Nhưng nhờ câu nóicủa cô từng nói: “Không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi.” cùng với sự động viên khích lệ củanhững người bạn đông hành mới mà đã khiến em can đảm để nói lên quan điểm, ý tưởng củamình Khi chúng em lên trình bày phần demo cho dự án của chúng em cô đã chỉ ra rất nhiều điểmchưa được ổn và lần này không phải một mình em lạc lối mà là cả nhóm em cùng nhau “lạc”.Chúng em đã nghĩ không biết mình có nên thay đổi một dự án khác hay không Nhưng cuối cùngchúng em chọn kiên trì với ý tưởng mình đã chọn và cố gắng động viên nhau làm đến cùng Suốtquá trình làm bài thuyết trình chúng em đã gặp rất nhiều khó khăn từ nội dung, slide đến môhình Nhưng chúng em đã cùng nhau vượt qua tất cả, mỗi người một nhiệm vụ và cùng nhau làmviệc rất năng suất Nhờ môn học này mà em có cơ hội được làm việc với những người bạn mới,
có được những kỉ niệm đẹp cùng với nhóm bạn mới thật sự rất thú vị
Trang 7(hình ảnh nhóm em làm mô hình cho dự án thùng rác và app tích điểm “Rác ơi, về đúng nhà nào”)
Tuần 8: Đây là tuần cuối cùng của khóa học “Tư duy thiết kế” Chúng em được viết kế hoạch
5 năm tới, một việc vô cùng quan trọng và cần thiết cho một sinh viên năm nhất như em Nó giúp
em đặt ra mục tiêu để có thể có động lực để nổ lực đạt được mục tiêu đề ra Việc lập kế hoạchcũng sẽ giúp em tập trung vào phát triển bản thân, nâng cao kiến thức từ đó đạt được những thànhcông Ngoài ra cô còn đưa ra một số câu hỏi để chúng em có thể thấu hiểu bản thân Những câuhỏi về sở thích, ước mơ, dự định, điều mình tự hào về bản thân nhất,… Tham gia hoạt động này
là một cơ hội để em có thể nhìn nhận lại bản thân mình cũng như xác định được những tố chấtcủa bản thân để từ đó hiểu chính mình hơn
II Kế hoạch ứng dụng:
1 Thay đổi tư duy và trở nên sáng tạo hơn:
Trong cuộc sống của chúng ta đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì sựsáng tạo trong tư duy là vô cùng quan trọng và cần thiết Trong suốt quá trình học môn này, emđược tham gia rất nhiều hoạt động rèn luyện khả năng sáng tạo của bản thân Qua đó em nhận rarằng sáng tạo không chỉ là sáng tạo ra cái mới hoàn toàn mà nó còn là cải tiến từ cái cũ, khắcphục nhược điểm của cái cũ để có được một cái mới hoàn thiện hơn
Kế hoạch ứng dụng: Em sẽ vẫn dụng tư duy sáng tạo học được từ môn học này đưa vào đờisống hàng ngày, suy nghĩ, phương pháp học và cách làm việc của mình Đồng thời chấp nhậnnhững cái mới, tôn trọng sự khác biệt và tôn trọng ý kiến của gười khác dù có điên rồ như thếnào
2 Teamwork và sự hợp tác trong nhóm:
Teamwork là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong công việc và học tập, nó đống vai trò gầnnhư quyết định sự thành công của cả một tập thể Để teamwork thành công ta cần phải tôn trọng,tin tưởng lẫn nhau, hỗ trợ, động viên khi bất cứ thành viên nào gặp khó khăn Qua các hoạt đọngnhóm trong khóa học, em đã biết cách làm việc nhóm hơn, có được những người bạn mới đángtrân trọng
Trang 8Kế hoạch ứng dụng: Em sẽ tham gia các câu lạc bộ, các sự kiện để có thể gặp gỡ nhiều ngườihơn và làm việc cùng nhiều người mới hơn Em sẽ áp dụng vào những bài tập nhóm trên lớp haytrong chính những công việc cuộc sống đời thường.
3 Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng giúp tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, giảiquyết vấn đề dễ dàng hơn và còn giúp ta tự tin hơn, thể hiện tốt hơn, có thể tạo ấn tượng tốt vớinhững người xung quanh Với một người nhút nhát và rụt rè như em thì em nhận thấy đây là kỹnăng mà mình cần khắc phục nhất
Kế hoạch ứng dụng: Em sẽ cố gắng làm quen thêm nhiều bạn mới hơn, đồng thời duy trìnhững mối quan hệ tốt đẹp đã có Trong công việc hay học tập em sẽ tích cực hơn trong việc nêulên ý kiến của bản thân, không ngại đặt ra các câu hỏi và trở nên hòa đồng hơn với mọi ngườixung quanh
4 Khả năng lãnh đạo:
Theo em, một người lãnh đạo không phải sinh ra đã là nhà lãnh đạo vậy nên ai cũng có thể trởthành một nhà lãnh đạo nếu có đủ tư duy và kinh nghiệm Lãnh đạo thì chưa bao giờ là dễ dàng
vì nó đòi hỏi rất nhiều kĩ năng và trách nhiệm cũng vô cùng lớn lao
Kế hoạch ứng dụng: Trong học tập em sẽ chủ động ứng cử vị trí trưởng nhóm trong các hoạtđộng nhóm trên lớp để có cơ hội rèn luyện, cọ sát Ngoài ra có thể tham gia các buổi tọa đàm vềlãnh đạo và quản trị
5 Khả năng tự phát triển bản thân:
Môn học này đã truyền cho em một cảm hứng to lớn để có thể phát triển bản thân Với thờiđại VUCA như hiện tại mọi thứ đều thay đổi một cách chóng mặt thì việc phát triển bản thân đểphù hợp, thích nghi với môi trường là một việc vô cùng quan trọng đặc biệt với ngành học quảntrị thương hiệu em đang theo học hiện tại
Kế hoach ứng dụng: Thử học thêm một ngôn ngữ mới hoặc một kỹ năng mới Tìm kiếm, thấuhiểu chính bản thân, biết mình mạnh điểm gì, yếu điểm gì và quan trọng là xác định được mụctiêu, con đường mình muốn hướng đến
III Tổng kết:
Trang 9“Tư duy thiết kế” là một môn học đã mang đến cho em những bài học bổ ích với những trải nghiệm thú vị Sau khi học môn này em đã thay đổi ít nhiều từ suy nghĩ, tư duy đồng thời đây cũng là nơi ghi dấu những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ giữa cô Phương cùng với các bạn trong lớp
Em xin cảm ơn cô đã luôn nhiệt tình và tận tâm giúp đỡ chúng em trong suốt một kì học vừa qua,đồng thời em cũng muốn cảm ơn các bạn trong lớp đã cùng đồng hành cùng em trong học phần này
Em mong bộ môn này sẽ luôn phát triển, gặt hái được nhiều thành công và sẽ đem đến cho những thế hệ sau nữa những bài học bổ ích và những kỉ niệm đáng nhớ như vậy
Phần 2: Dự án về Giáo dục giới tính cho học sinh tại Việt Nam
I Phần mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết từ ngày trước đến ngày nay, vấn đề giới tính vẫn luôn là vấn đề tế nhị ítngười nói đến ngay cả trong gia đình, trường học,… Trong những năm gần đây, với sự phát triểncủa khoa học công nghệ một cách chóng mặt, giới trẻ ngày càng tiếp xúc với các vấn đề về giớitính sớm hơn một cách bị động thông qua mạng xã hội gây nên các hậu quả khôn lường
Theo nghiên cứu được trình bày bởi Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội tạiHội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp 2023 tổ chức từ ngày 14-15/8, tổng số ca đình chỉ thai tựnguyện được ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 4.717, trong đó trẻ vị thành niên ghinhận 51 trường hợp, chiếm hơn 1% tổng số ca phá thai của bệnh viện vào năm 2022 Độ tuổitrung bình của nhóm này là 15,7 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 18 tuổi Phầnlớn trẻ em vẫn còn đi học (hơn 96%), 2 trường hợp không đi học và 1 trường hợp đã từng pháthai
Điều đáng báo động là trong số trẻ em này chỉ có 3 trẻ vị thành niên (5,8%) sử dụng biện pháptránh thai Điều này phản ánh sự thiếu hiểu biết về các biện pháp tránh thai và sức khỏe sinh sản
ở trẻ em Một số em thậm chí không biết mình đang mang thai khi phát hiện ra thì thai nhi đã lớn,điều đó có nghĩa là nguy cơ phá thai thất bại và biến chứng ở giai đoạn này sẽ tăng lên Ngoài ra
tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở trẻ vị thành niên ngày càng giatăng, đặc biệt là các thành phố lớn
Trang 10Những hậu quả trên có lẽ một một phần lớn nguyên nhân là do trẻ chưa được trang bị đủ kiếnthức về giới tính, sức khỏe sinh sản hay tình dục an toàn Giáo dục giới tính dường như vẫn còn
là khái niệm khá mới trong xã hội Việt Nam và chủ đề này mặc dù đã được cởi mở hơn khi nhắcđến, song các giải pháp về giáo dục giới tính vẫn chưa được triển khai một cách triệt để Hiểuđược điều đó nên em đã quyết định chọn “Giáo dục giới tính cho học sinh tại Việt Nam” làm đềtài để nghiên cứu và đề xuất giải pháp
2 Thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay:
Một nhóm đáp viên trực tuyến đã tham gia có một cuộc khảo sát trực tuyến về vấn đề “Giáodục giới tính cho trẻ” trên trang vinaresearch.net Ở đây khảo sát đã tiếp cận được với các bậc cha
mẹ độ tuổi từ 20 với 862 mẫu hợp lệ gồm các câu hỏi và số liệu cụ thể Theo khảo sát, cả bố và
mẹ đều được các con thỉnh thoảng hỏi về các vấn dề liên quan đến giới tính, chiếm lần lượt là 55,7% và 55,3% Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% các ông bố bà mẹ có con không bao giờ hỏi
về vấn đề này
Mức độ thường xuyên con hỏi về giới tính – Theo Bố & Mẹ