MỤC LỤCMỤC LỤC...1PHẦN 1: CHIÊM NGHIỆM VÀ PHẢN CHIẾU VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰCHIỆN VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC HỎI ĐƯỢC TRONG KHÓA HỌC TƯ DUY THIẾT KẾ...21.1: Hiểu về tư duy thiết kế...21.2: T
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
BÀI THI CUỐI KÌ MÔN HỌC: TƯ DUY THIẾT KẾ
ĐỀ TÀI:
1 Chiêm nghiệm và phản chiếu về những hoạt động đã thực hiện và những điều đã học hỏi được trong khóa học Tư duy thiết kế.
2 Hãy đưa ra một giải pháp giải quyết một cách sáng tạo một vấn đề kinh
tế, văn hóa, xã hội, khởi nghiệp ở Việt Nam áp dụng quy trình Tư duy thiết kế
Giáo viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Hồng Nhung
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Trà My
HÀ NỘI – 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: CHIÊM NGHIỆM VÀ PHẢN CHIẾU VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC HỎI ĐƯỢC TRONG KHÓA HỌC TƯ DUY THIẾT KẾ 2
1.1: Hiểu về tư duy thiết kế 2
1.2: Thực hành brainstorming và brainwriting với thử thách kẹp giấy 3
1.3: Fixed mindset (Tư duy cố định) và Growth mindset (Tư duy phát triển) 5
1.4: Phát triển hoặc cải tiến một sản phẩm gắn với văn hóa truyền thống Việt Nam sao cho sản phẩm này đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của người dùng hiện nay áp dụng quy trình tư duy thiết kế (Design thinking) 6
1.5: Áp dụng phương pháp sáu chiếc mũ tư duy để giải quyết một vấn đề 6
1.6: Bài tập nhóm giữa kì - thiết kế một tour du lịch trải nghiệm văn hóa Việt Nam tại Hà Nội 6
PHẦN 2: HÃY ĐƯA RA MỘT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỘT CÁCH SÁNG TẠO MỘT VẤN ĐỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM ÁP DỤNG QUY TRÌNH TƯ DUY THIẾT KẾ 7
2.1: Khái quát về ý tưởng khởi nghiệp 7
2.2: Ý nghĩa của việc áp dụng Tư duy thiết kế 7
2.3: Áp dụng các bước Tư duy thiết kế cho ý tưởng khởi nghiệp 8
Bước 1: Empathize (Thấu hiểu, đồng cảm) 8
Bước 2: Define (xác định vấn đề) 11
Bước 3: Ideate (Sáng tạo, lên ý tưởng) 11
Bước 5: Prototype (Xây dựng mẫu gốc) 13
Bước 6: Test (Kiểm tra, thử nghiệp) 15
PHẦN 3 KẾT LUẬN 16
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận này là kết quả của quá trình học tập tại trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, cùng những trải nghiệm và sự cố gắng của bản thân em
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên TS Nguyễn Hồng Nhung - trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật, Đại học Quốc Gia Hà Nội Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn tư duy thiết kế chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của cô
Tuy nhiên, nhận thức được bài viết vẫn còn những hạn chế và nghiên cứu cũng có thể chưa hoàn toàn đầy đủ Em nhận thức được điều đó và mong muốn nhận được sự góp ý tận tình từ
cô để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn ở những bài sau
Với tinh thần cầu tiến, em tin rằng những sự góp ý từ cô sẽ giúp em trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng cũng như hoàn thiện và nâng cao chất lượng bài tiểu luận của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: CHIÊM NGHIỆM VÀ PHẢN CHIẾU VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC HỎI ĐƯỢC TRONG KHÓA HỌC TƯ DUY THIẾT KẾ
1.1: Hiểu về tư duy thiết kế
Ở buổi học đầu tiên này cô đã giúp chúng em hiểu được khái niệm cơ bản của tư duy thiết kế
là gì? Tư duy thiết kế là quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm để giải quyết các vấn
đề một cách sáng tạo và đổi mới Đồng thời qua buổi học này em mới hiểu đúng một điều mà dường như trước đây em hay nhầm tưởng: em đã từng nghĩ tư duy thiết kế có lẽ chỉ dành cho những người chuyên ngành thiết kế mà không phải những ngành nghề khác Em luôn nghĩ như vậy cho đến khi được học môn học này và em đã hiểu được rằng tư duy thiết là dành cho tất cả mọi người, mọi ngành Tất cả đều có thể áp dụng tư duy thiết kế vào để giải quyết các vấn đề trong đời sống một cách có tư duy Trong buổi học này em được học thêm về quá trình tư duy thiết kế gồm 5 bước:
Bước 1: Empathize (Đồng cảm, thấu hiểu)
Đồng cảm hay thấu hiểu là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu cuộc sống của
họ và bắt đầu giải quyết vấn đề từ chính quan điểm của họ Thiết kế lấy con người làm trung tâm dựa trên sự đồng cảm, người mà bạn đang thiết kế giải pháp chính là người chỉ đường cho bạn Tất cả những gì bạn phải làm là cảm thông, thấu hiểu và mang họ đồng hành cùng bạn trong quá trình thiết kế giải pháp
Bước 2 : Define (Xác định vấn đề)
Sau khi đã hiểu các vấn đề, bước tiếp theo là bạn phải biết cách trình bày rõ ràng, tư duy ưu tiên lựa chọn các vấn đề nào nên được giải quyết, kỳ vọng nào nên được đáp ứng
Bước 3: Ideate (Sáng tạo, lên ý tưởng)
Trang 4Ở bước này chúng ta lên học cách tự tin sáng tạo bởi không ý tưởng nào là tồi, là bỏ đi, theo David Kelley Founder của công ty thiết kế hàng đầu thế giới IDEO, “Tự tin sáng tạo có nghĩa
là bạn có những ý tưởng lớn và có khả năng thực hiện ý tưởng của mình” Sáng tạo hoàn toàn
là bản năng của con người, bất kì ai cũng có thể sáng tạo Với quy trình này em nghĩ chúng ta
có thể bắt đầu từ những thành công nhỏ và sau đó xây dựng lên những thành công lớn hơn từ
đó ta sẽ thấy sự tự tin sáng tạo của mình tăng lên và chẳng bao lâu ta sẽ trở thành một người cực kỳ sáng tạo
Bước 4: Prototype (Xây dựng mẫu gốc)
Những ý tưởng cần được hữu hình hóa bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, mục tiêu ở giai đoạn này là ta cần phải truyền tải được ý tưởng Qua hoạt động sáng tạo là một hoạt động Bước 5: Test ( Kiểm tra, thử nghiệm)
Đây là bước cuối cùng thực hiện ý tưởng và là một bước quan trọng trong quá trình và trong bất kỳ kế hoạch nào
Không đơn thuần chỉ là học những lý thuyết khô khan mà ở môn học này chúng em được
“Học đi đôi với hành” khi trên lớp chúng em được thực hiện nhiều hoạt động nhóm,các bài học, thử thách kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo Bắt đầu chuỗi các trò chơi là thử thách sáng tạo Brainstorm: Đề bài là với 30 hình tròn bất kì các nhóm hãy sáng tạo những câu chuyện theo cách thức riêng của mình Vì khi học tiết học này đang là thời điểm của những ngày giáp tết lên nhóm em đã lên ý tưởng sử dụng các hình vẽ liên quan đến ngày tết cổ truyền Việt Nam để truyền tải một câu chuyện về quê đoàn viên đón tết của các bạn sinh viên
xa nhà, và các hoạt động truyền thống ngày tết đó như bánh chưng, mặt nạ truyền thống, bao
lì xì đỏ, pháo hoa, mâm ngũ quả, chơi bài vui ngày tết, rồi thêm những câu đối chúc mừng mong một năm mới may mắn, hình
ảnh ô tô, mặt cười, ngôi nhà thể
hiện cho sự háo hức, niềm vui của
các bạn sinh viên đang mong đợi
ngày trở về với tết với sự đầm ấm
với mái nhà thân thương Ý tưởng
trên của nhóm như muốn nói
“Xuân đang đến bên ta, ngay trước
mắt chứ không xa” “Tết vẫn luôn
quen thuộc mà đặc biệt như vậy”
Qua hoạt động này em thấy được
sự sáng tạo là phong phú, không
có bất kỳ khuôn mẫu nào cả Mỗi
người đều có ý tưởng sáng tạo
khác nhau, đem đến những suy nghĩ câu chuyện riêng, khó có ý tưởng nào trùng lặp, sự sáng tạo của bộ não là tuyệt vời khi chỉ với 30 hình tròn mà ta có thể thể hiện được biết bao góc nhìn hay, mới lạ
1.2: Thực hành brainstorming và brainwriting với thử thách kẹp giấy
Hoạt động 1: Kẹp giấy ngoài công dụng kẹp giấy thì có thể dùng làm gì?
Yêu cầu:
3 phút cho brainwriting độc lập
Hãy viết nhiều nhất các câu trả lời (hướng đến số lượng)
Trang 5 Nghĩ đến cả những ý tưởng đột phá
Mọi ý tưởng đều được chào mừng không có ý tưởng nào tồi
Nhóm em đã hoàn thành bài tập này với
một số cách sử dụng mới của chiếc kẹp
giấy, nhóm đã cố gắng phát huy tối đa
sự sáng tạo để tìm ra những cách sử
dụng khác nhau Với bài tập này em
nhận thấy được sự phát huy tối đa của
bộ não, sự tư duy để tìm ra những điều
mới mẻ, tự do sáng tạo mà không lo bị
loại bỏ Em nhận thấy được những đồ
vật hàng ngày đều có thể có thể sử
dụng vào những việc khác ngoài công
dụng chính của chúng như chiếc kẹp
giấy Cũng như ở các ý tưởng trong đời
sống ta hãy cố gắng tìm những điểm
khác, những khía cạnh tiềm ẩn của một vấn đề, chứ không phải chỉ dựa vào những biểu hiện
mà ta thường vẫn thấy
Hoạt động 2: Marshmallow challenge (Thử thách kẹo dẻo làm việc nhóm tạo nên thành quả sáng tạo) Đây là một bài tập thiết kế đơn giản, cung cấp bài tập xây dựng nhóm
Luật chơi: Các nhóm sẽ có nhiệm vụ xây 1 cấu trúc cao nhất có thể từ mỳ ý, băng dính, dây
và marshmallow ở đỉnh Yêu cầu làm thật nhanh trong thời gian 18 phút Cấu trúc tạo ra phải
có sự bền vững, không đổ, gãy
Mọi thành viên trong nhóm cũng như
cá nhân em thấy rất ấn tượng ở thử
thách này bởi để có thể thành công ở
bài tập này mọi người cần phải phát
huy được khả năng teamwork, đưa ra
ý kiến và lắng nghe ý kiến từ mọi
người, các thành viên phải thảo luận
và cùng tư duy để tìm được kết cấu
sao cho tòa tháp có thể đứng vững
với mức độ cao nhất, phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên cũng
rất quan trọng để có thể hoàn thành
kịp thời gian Và chắc chắn để làm
được những điều trên cần một người
nhóm trưởng tiềm năng để có thể
lãnh đạo phân công nhiệm vụ hoàn
chỉnh cho mỗi thành viên Không chỉ
là bài học về sự kết hợp trong teamwork và tầm quan trọng của người lãnh đạo mà ở thử thách này em còn nhận thấy khi ta thực hiện bất kỳ kế hoạch hay ý tưởng nào đều cần phải cân nhắc mọi yếu tố xoanh quanh của vấn đề có thể ảnh hưởng đến kế hoạch, giả dụ như ở thử thách này ta nhận thấy có hai yếu tố kết hợp để có thể hoàn thành thử thách và chiến thắng là thanh mì và kẹo dẻo, nếu ta chỉ chăm chăm xếp những thanh mì sao cho cao mà
Trang 6quên đi việc phải đặt viên kẹo ở trên đỉnh cao nhất thì đến bước cuối khi kết thúc quá trình có
lẽ ta sẽ gặp phải rắc rối, khó khăn với cấu trúc tháp, ý tưởng sẽ bị phá hỏng và khi đó thời gian cũng điểm đến lúc kết thúc Vậy là cuối cùng ý tưởng đã thất bại ở những bước cuối cùng chỉ vì ta không cân nhắc kĩ mọi yếu tố của vấn đề, điều đó gây lãng phí thời gian, công sức và không đem lại kết quả tốt
1.3: Fixed mindset (Tư duy cố định) và Growth mindset (Tư duy phát triển)
1 Tư duy cố định cho rằng trí thông minh, phẩm chất hay tư duy đều là những thứ bất biến “Bạn sẽ mãi là bạn dù cho thế nào” và thành công hay thất bại của bản thân phụ thuộc vào chính khả năng né tránh thử thách của họ
2 Khác với tư duy cố định, tư duy phát triển lại cho chúng ta một góc nhìn khác Luôn coi mọi thứ là các biến số khó lường và coi sự cố gắng là nền tảng, Những người có tư duy phát triển họ sẽ không dễ dàng chấp nhận những điều đang xảy ra là bất biến họ
sẽ rút ra kinh nghiệm bài học từ những thất bại để tạo ra một kết quả mới tốt hơn, một
số phận khác
Trên thực tế đã có rất nhiều tấm gương về lối tư duy phát triển đem lại cho ta bài học lên hình thành cho bản thân lối tư duy phát triển: J.K.Rowling bà đã bị 12 nhà xuất bản từ chối bản thảo của cuốn Harry Potter, nhưng bà đã không nản chí mà từ bỏ bà vẫn tiếp tục tìm các nhà xuất bản khác và cuối cùng cuốn tiểu thuyết Harry Potter đã được xuất bản, lọt top những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại và còn được chuyển thể thành chuỗi seri phim đắt khách Nhà vật lý học Albert Einstein 4 tuổi mới biết nói, 7 tuổi mới biết đọc, bị giáo viên nhận xét là chậm phát triển trí tuệ nhưng sau cùng ông đã trở thành nhà vật lý học ảnh hưởng nhất mọi thời đại Cả 2 nhân vật vĩ đại trên là một minh chứng sâu sắc cho lối tư duy phát triển, không đứng im mà chấp nhận những thất bại, luôn cố gắng phát triển Từ đó em nhận thấy suy nghĩ của bản thân mỗi người ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta dẫn dắt cuộc sống, người mà chúng ta sẽ trở thành, nó sẽ quyết định liệu ta có thể trở thành người mà ta luôn mong muốn hay không?
Cô đã cho lớp viết những suy
nghĩ của bản thân lên giấy để cá
nhân từng người có thể hiểu bản
thân mình hơn, từ việc viết ra
những suy nghĩ của bản thân
theo các mục “Thay đổi cách suy
nghĩ để nuôi dưỡng tư duy phát
triển” qua việc thấu hiểu chính
bản thân, nhìn lại những điều
bản thân đã bỏ lỡ để có thể rút
kinh nghiệm, hình thành một lối
tư duy đổi mới tích cực hơn,
thấu hiểu cảm xúc của chính bản
thân mình khi đặt vào bất cứ tình
huống, hoàn cảnh nào
Trang 71.4: Phát triển hoặc cải tiến một sản phẩm gắn với văn hóa truyền thống Việt Nam sao cho sản phẩm này đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của người dùng hiện nay áp dụng quy trình tư duy thiết kế (Design thinking)
Với đề bài này sau khi áp dụng 5 bước tư duy thiết kế nhóm chúng em đã quyết định sẽ cải tiến sản phẩm “Mây tre đan” - một sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Ở đề tài này nhóm thấu cảm được rằng: Mây tre đan là một trong những nét đẹp tinh hoa của văn hóa truyền thống Việt Nam Nghề
này đã hình thành và phát triển từ lâu
đời là một sản phẩm mang trong mình
những nét đẹp tỉ mỉ, mộc mạc, gần gũi
của người dân Việt Từ đó nhóm nhận
thấy đây là một sản phẩm cần được
truyền thông và cải tiến để có thể đến
gần hơn với nhiều người đặc biệt là
những bạn trẻ và du khách nước
ngoài, vì dường như ngày nay với
nhịp sống hiện đại nhiều bạn trẻ
không còn quá chú ý đến những sản
phẩm truyền thống, bên cạnh đó hiện
nay Việt Nam là một đất nước, một
điểm đến được rất nhiều du khách lựa
chọn thăm quan, nghỉ dưỡng Vì
những lí do trên mà nhóm đã quyết định lên ý tưởng với dự án mang tên “Vân Vân Mây Mây” - “Gọt nứa đan mây / Dựng xây tổ quốc” Sau đó nhóm chúng em đã xác định được vấn đề lên ý tưởng cải tiến sản phẩm và xây dựng chiến lược truyền thông với logo và slogan riêng Sau khi hoàn thành bài tập ngắn này em càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của 5 bước tư duy thiết kế trong lối suy nghĩ tư duy sáng tạo khi muốn thực hiện một kế hoạch
1.5: Áp dụng phương pháp sáu chiếc mũ tư duy để giải quyết một vấn đề
Nhóm đã áp dụng 6 chiếc mũ tư duy để tìm kiếm giải quyết một vấn đề, lên một dự án dịch
vụ chăm sóc người già tại nhà Nhận thấy ngày nay nhiều gia đình có người lớn tuổi tuy nhiên vì quá bận công việc lên không đủ thời gian chăm sóc khi gia đình có người già ốm yếu, thêm một vấn đề nữa là việc chăm sóc những người lớn tuổi là một điều vất vả và khó khăn hơn khi chăm sóc trẻ em vậy nên việc tìm đúng người để chăm sóc sẽ khá tốn thời gian
và có thể gặp một số khó khăn Chính vì những lý do trên mà nhóm chúng em đã muốn thực hiện một dịch vụ chăm sóc người cao tuổi để mọi gia đình có thể dễ dàng tìm kiếm người chăm sóc và nhóm cũng mong muốn giải quyết một phần vấn đề việc làm Nhóm đã lên ý tưởng cho việc thiết lập website, ứng dụng dễ thao tác, Vì đây là ý tưởng được nhóm đưa
ra trong một thời ngắn ở buổi học lên không tránh khỏi những sai sót và những điều chưa sát thực tế đồng thời ý tưởng cả nhóm cũng mới chỉ dừng ở bước tạo mẫu gốc, chưa được thử nghiệm và đưa vào thực tế
1.6: Bài tập nhóm giữa kì - thiết kế một tour du lịch trải nghiệm văn hóa Việt Nam tại Hà Nội
Trang 8Đây là một bài tập lớn của nhóm, nhóm chúng em nhận thấy Hà Nội nơi thủ đô hội tụ mọi vẻ đẹp của Việt Nam và đã có nhiều tour du lịch được thiết kế để trải nghiệm Hà Nội Tuy nhiên chúng em nhận thấy phần lớn các tour còn chưa thể hiện được hết những nét đẹp của Hà Nội, cũng như một số tour còn có vẻ nhàm chán cùng với có nhiều người chưa có cơ hội được trải nghiệm Hà Nội lúc về đêm Bởi vậy nhóm đã quyết định thiết kế một tour mang tên “Kinh
Kỳ - Nơi dòng chảy thời gian gặp gỡ” tour được lấy ý tưởng từ cuốn “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam Hà Nội một mảnh đất nghìn năm văn hiến, một vẻ đẹp nằm ngoài dòng chảy thời gian, Hà Nội ở đó mang trong mình vẻ cổ kính thi vị một nét Hà Nội xưa làm xao xuyến bao tâm hồn đan xen ẩn hiện trong sự nhộn nhịp, tấp nập, hiện đại của thủ đô ngày nay, sự biến chuyển của Hà Nội ngày và đêm thú vị đến nhường nào Đến với tour du khách sẽ thấy được Hà Nội trong hai nét đẹp để thấy Hà Nội đặc biệt và gây thương nhớ ra sao
Qua hoạt động này em nhận
thấy bản thân đã có nhiều trải
nghiệm thú vị, quý giá về việc
phát hiện vấn đề dựa trên
những thực tiễn của đời sống từ
đó áp dụng quy trình của tư duy
thiết kế để giải quyết các vấn đề
bằng việc thấu cảm, xác định
vấn đề, xây dựng ý tưởng,và
biết cách để thực hiện những ý
tưởng đó Và sau khi đã hoàn
thành bài giữa kì cá nhân em
cũng như các thành viên đã ghi
nhận những hiệu quả mà 5
bước tư duy thiết kế mang lại
Lấy “Kinh Kỳ” là bước đi đầu
tiên của nhóm, chúng em sẽ lấy những bài học và trải nghiệm này để có thể hoàn thiện và phát triển hơn cho những dự án mới trong tương lai
PHẦN 2: HÃY ĐƯA RA MỘT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỘT CÁCH SÁNG TẠO MỘT VẤN ĐỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM ÁP DỤNG QUY TRÌNH TƯ DUY THIẾT KẾ
2.1: Khái quát về ý tưởng khởi nghiệp
Ở chủ đề này em lựa chọn xây dựng một dự án khởi nghiệp về ẩm thực với tên gọi “Cơm nắm nhà MOS” Ý tưởng được đưa ra khi em có mong muốn làm một điều gì đó để trải nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và cũng như kiếm thêm một khoản thu nhỏ cho bản thân, cùng việc nắm bắt được điều kiện và nhu cầu của thị trường nên em đã nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện ý tưởng khởi nghiệp này dựa trên quy trình 5 bước của
Tư duy thiết kế
2.2: Ý nghĩa của việc áp dụng Tư duy thiết kế
Trang 9Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một phương pháp tiếp cận sáng tạo tập trung vào con người, giúp giải quyết vấn đề và tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng Việc áp dụng Tư duy thiết kế vào dự án khởi nghiệp “Cơm nắm nhà MOS” mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng:
Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Áp dụng Tư duy thiết kế giúp em hiểu được nhu cầu, mong muốn, những điều mà các bạn sinh viên thích và không thích ở món ăn Từ đó đưa ra công thức làm cơm phù hợp với sở thích của khách hàng mục tiêu
Có thể đem đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng từ mùi vị món ăn đến các dịch
vụ khác Nhờ đó mà tạo được ấn tượng với khách hàng và giữ chân được khách hàng quen thuộc
Nâng cao chất lượng của món ăn, những điều cần cải thiện
Tăng khả năng thu hút khách hàng và cạnh tranh với các quán ăn khác
2.3: Áp dụng các bước Tư duy thiết kế cho ý tưởng khởi nghiệp
Bước 1: Empathize (Thấu hiểu, đồng cảm)
1.1: Khảo sát nhu cầu, thị hiếu cơm nắm của sinh viên Đại học Quốc Gia tại Hòa Lạc
Mục đích: Lắng nghe những chia sẻ cũng như mong muốn của các bạn sinh viên về cơm nắm để thực hiện và cải thiện sao cho phù hợp
Cách thức: Khảo sát từng cá nhân thông qua điền google form online
Thời gian khảo sát: Một tuần
Số lượng phiếu thu được: 70 phiếu
Câu hỏi thấu cảm:
1 Bạn là sinh viên trường nào?
Từ biểu đồ có thể thấy sinh viên trường đai học luật, trường khoa học liên ngành và nghệ thuật, trường đại học y dược và trường đại học luật chiếm phần lớn Từ đó em nhận thấy đây
là những thị trường tiềm năng nhu cầu đối với cơm nắm chiếm phần nhiều hơn các trường khác, điều đó có nghĩa em sẽ phải tìm ra giải pháp làm thế nào để ship đồ ăn nhanh nhất cho các bạn sinh viên ở khu Việt Nhật và tìm phương pháp giữ cơm nóng khi đi ship khá xa, đối với những đối tượng là sinh viên liên ngành em nhận thấy các lớp học đã ở gần hơn, từ đó phải tận dụng khoảng cách gần để phát huy tối đa các dịch vụ cũng như chất lượng cơm nhằm tìm kiếm và giữ chân khách hàng quen Đồng thời nhận thấy có tín hiệu tốt từ nhu cầu của các bạn sinh viên em sẽ xây dựng một chiến lược truyền thông, seeding hiệu quả để mở rộng phạm vi khách hàng
Trang 100 Bạn có hay mua đồ ăn ngoài hay không?
Có thể thấy số câu trả lời có cho việc mua đồ ăn ở ngoài lên đến 82,9%, điều này cho thấy rằng đây chính là một những cơ hội thuận lợi để phát triển cơm nắm - một loại đồ ăn ngoài, nhanh, tiện lợi, no bụng
0 Bạn thường bỏ ra bao nhiêu tiền cho một bữa ăn?
Từ số liệu trên có thể thấy phần lớn câu trả lời nằm trong khoảng giá từ 20 - 30 nghìn đồng
Từ điều này em có thể đưa ra quyết định về giá để phù hợp với ý tưởng của bản thân và chi tiêu của các bạn sinh viên, trách được sự chênh lệch về giá so với nhu cầu, khả năng của sinh viên
0 Bạn có sẵn sàng trả ship khi ở xa trên 3km không?