Thành phần:- Website thương mại điện tử dưới đây gọi tắt là website: Đây là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng h
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TMĐT QUA ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
Khái niệm và vai trò
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về khái niệm hoạt động thương mại điện tử như sau:
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động thương mại đối với hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet;
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ mọi hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan được thực hiện một phần hay hoàn toàn thông qua các phương tiện điện tử và Internet.
Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện thông qua phương tiện điện tử.
- Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website): Đây là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử: Đây là một dạng website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên đó.
- Website khuyến mại trực tuyến: Đây cũng là một dạng website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
- Website đấu giá trực tuyến: Đây là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hoá của mình trên đó.
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu thương mại điện tử qua ứng dụng di động là một mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm – dịch vụ và hoàn thành các giao dịch với người tiêu dùng thông qua các thiết bị công nghệ hiện đại không dây Hầu như các giao dịch trong Mobile Commerce từ quá trình mua bán hàng hóa, thanh toán đến việc truyền thông quảng bá và vận chuyển đều được thực hiện trên thiết bị di động không dây có kết nối Internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng
1.1.2 Hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động
Số lượng người sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử ngày càng lớn
Về thời gian sử dụng Internet mỗi ngày, báo cáo của We Are Social cho thấy người dùng tại Việt Nam dành khoảng 6 giờ 23 phút để lướt Internet, trong đó 55.4% thời gian sử dụng Internet thông qua các thiết bị di động.
Theo khảo sát, mục đích sử dụng Internet của người dùng tại Việt Nam trong năm
2023 được thống kê có khoảng 50.2% dùng để tìm kiếm sản phẩm hoặc thương hiệu.
Trong năm 2023: 57.62 triệu người đã từng mua sắm online trong năm 2023, tăng 11.3% so với năm trước; 49.7% giao dịch mua sắm online được thực hiện thông qua các thiết bị di động, tăng 2.3% so với 2022.
Thương mại điện tử không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy: tất cả các văn bản đều có thể thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm, hay các phương tiện điện tử khác;
Người bán và người mua không cần gặp nhau trực tiếp nhưng vẫn có thể giao dịch thành công Đó chính là hình thức hoạt động của thương mại điện tử.
Về chủ thể: Thương mại điện tử sẽ bao gồm 3 chủ thế chính là: Người mua, người bán và đơn vị trung gian là cơ quan cung cấp mạng internet và cơ quan chứng thực. Những cơ quan này sẽ đóng vai trò lưu giữ mọi thông tin mua bán giữa hai bên và đảm bảo độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch, và cũng có thể là bên cung cấp dịch vụ thanh toán, vv
Về phạm vi hoạt động: Trên toàn cầu, không có biên giới trong giao dịch thương mại Chỉ cần có thiết bị kết nối internet thì dù ở bất cứ đâu cũng có thể tham gia giao dịch dựa trên một địa chỉ mua bán tin cậy như: Website, mạng xã hội…
Thời gian không giới hạn: Các bên có thể giao dịch thương mại điện tử vào bất cứ khoảng thời gian nào chỉ cần có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này.
Vai trò
Việc phát triển và ứng dụng các giải pháp TMĐT trên nền tảng công nghệ di động để hỗ trợ hoạt động kinh doanh đang trở thành một xu hướng mới của TMĐT Việt Nam và thế giới.
Giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong hoạt động tìm kiếm, so sánh và mua hàng từ các website trực tuyến, các chợ thương mại điện tử, những ứng dụng trên các thiết bị di động, các cửa hàng thực tế cùng nhiều trang mạng xã hội,… thay vì chỉ phụ thuộc vào các mô hình thương mại truyền thống.
Tính thuận tiện, linh hoạt,cho phép người tiêu dùng mua sắm mọi lúc, mọi nơi chỉ với vài thao tác trên điện thoại, tạo sự tiện lợi và nhanh chóng, kết nối dễ dàng cùng sự hỗ trợ của hệ thống định vị…
Mua sắm trên các ứng dụng di động đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích chi tiêu : vào các ngày hội sale lớn như black friday, ngày giữa tháng, đầu tháng,
Nhu cầu mua sắm ngày càng tăng, ngành công nghiệp phần mềm được quan tâm hơn và đang tập trung mạnh vào phát triển các ứng dụng di động phục vụ thương mại điện tử
Với các ứng dụng di động sẵn có, các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể cạnh tranh với những “người chơi” lâu năm trong lĩnh vực này, thay vì “chật vật” bán sản phẩm trên thị trường bán lẻ rộng lớn theo cách truyền thống. Ở một số quốc gia phát triển có ứng dụng cao về công nghệ, doanh thu từ TMĐT trên nền tảng di động có những nước chiếm gần 50%, ví dụ như Hàn Quốc, Nhật Bản.
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TMĐT QUA ỨNG DỤNG TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG
Khung pháp lý
Hiện nay, hoạt động TMĐT qua ứng dụng di động tại Việt Nam được quản lý bởi hệ thống văn bản pháp luật bao gồm:
Luật Thương mại điện tử số 52/2013/QH13: Đây là văn bản pháp luật cấp cao nhất, quy định các nguyên tắc cơ bản về hoạt động TMĐT, bao gồm cả hoạt động qua ứng dụng di động.
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật TMĐT, bao gồm các quy định về điều kiện kinh doanh, nghĩa vụ của chủ sở hữu ứng dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của người mua, người bán, v.v.
Thông tư số 59/2015/TT-BCT: Thông tư này quy định chi tiết về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng di động, bao gồm các yêu cầu về nội dung thông tin, chức năng, bảo mật, v.v của ứng dụng.
Ngoài ra, còn có một số văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động TMĐT như:
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Luật này quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT.
Luật Dân sự: Luật này quy định các quy định chung về hợp đồng, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT.
Một số nội dung chính
2.2.1 Các loại ứng dụng trong hoạt động Thương mại điện tử
Theo thông tư 59/2015/BCT “Quy định về quản lý hoạt động thương mại điện qua ứng dụng trên thiết bị di động”, ứng dụng Thương mại điện tử được chia thành các loại sau đây:
Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.
Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là ứng dụng di động cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Ứng dụng khuyến mại trực tuyến là ứng dụng di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại
Ứng dụng đấu giá trực tuyến là ứng dụng di động cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Chủ sở hữu ứng dụng TMĐT phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương về việc cung cấp ứng dụng TMĐT.
2.2.3 Trách nhiệm của chủ sở hữu ứng dụng bán hàng
Thông báo với Bộ Công thương nếu ứng dụng có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về ứng dụng, chủ sở hữu, hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trên ứng dụng.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động tmđt trên ứng dụng di động.
Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác.
Giải quyết khiếu nại, tranh chấp của người sử dụng ứng dụng.
2.2.4 Trách nhiệm của chủ sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP),thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có các trách nhiệm sau:
Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP và công bố các thông tin về người sở hữu website theo quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-
CP trên trang chủ website.
Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi đăng ký sử dụng dịch vụ Với người bán nước ngoài, các tên riêng được phiên âm tiếng Việt hoặc thể hiện bằng ký tự La tinh.
Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.
Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.
Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Vai trò của quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động
Thứ nhất, quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị điện tử nhằm thực hiện, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển thương mại điện tử, hạ tầng thương mại
Thứ hai, quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại điện tử trên thiết bị di động, nhằm đưa ra các đối tượng áp dụng từ đó các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hay ứng dụng bán hàng, ngoài ra còn cung cấp thủ tục thông báo, đăng ký ứng dụng di động cho các chủ thể ; đồng thời là căn cứ để tiếp nhận báo cáo, phát hiện, xử lý cũng như công bố các ứng dụng di động có hành vi vi phạm quy định
Thứ ba, quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động góp phần thúc đẩy, bổ sung cùng các quy định khác nhằm hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử
Thứ tư, các quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký, sử dụng, sở hữu các ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Quá trình xây dựng pháp luật trong thương mại điện tử, ban hành và thực hiện phải lấy ý kiến nhân dân rộng rãi, lắng nghe ý kiến phản hồi để chỉnh sửa, hoàn thiện pháp luật.
Từ đó đề ra các quy định để thực hiện hóa pháp luật Không chỉ riêng quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động mà các quy định khác về thương mại điện tử được tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao ý thức thường xuyên, liên tục Đưa các quy định vào cuộc sống, trở lại cũng nhân dân để các tổ chức, cá nhân hiểu một cách rõ ràng về các hoạt động, quy định về thương mại điện tử trên thiết bị di động, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Từ đó, hoạt động của các chủ thể phù hợp với quy định pháp luật, góp phần xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, phát triển.
Đánh giá hiệu quả và hạn chế của các quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động
tử trên thiết bị di động.
2.4.1 Đánh giá mặt tích cực
Các quy định pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động dựa trên cơ sở của pháp luật về thương mại điện tử hiện hành nhằm đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ, đầy đủ của luật thương mại điện tử và luật thương mại truyền thống.
Các quy định của pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động đang bám sát quá trình thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về thương mại điện tử nói riêng.
2.4.2 Đánh giá mặt hạn chế
Các quy định của pháp luật về thương mại điện tử trên thiết bị di động có độ trễ nhất định thường sẽ bị lạc hậu Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tốc độ đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ, đào thảo công nghệ cũ diễn ra nhanh chóng Điều này khiến cho xã hội luôn có những hành vi sử dụng, ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới vào mục đích thương mại trong khi pháp luật, các chính sách vẫn ở trong trạng thái chưa được chỉnh sửa, đặc biệt những hành vi, sự việc “chưa chịu sự điều chỉnh của pháp luật”
Mặc dù các quy định đã được xem xét, chỉnh sửa kỹ lưỡng trước khi ban hành tuy nhiên các quy định vẫn chưa đảm bảo điều chỉnh, bao quát hết được các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử Pháp luật vẫn chưa có quy định rõ rang đối với danh sách website TMĐT khuyến cáo người tiêu dụng thận trọng, thiếu hướng dẫn chi tiết.
Hiện nay, pháp luật chưa chế tài tương ứng với hành vi vi phạm, cần bổ sung chế tài đủ mạnh để trừng trị những hành vi tiêu cực, quy định chưa rõ ràng đối với danh sách các website Thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng Các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện, thu hồi tên miền “.vn” được sử để thực hiện hành vi vi phạm về thương mại điện tử Đây là mức xử phạt hành chính đối với một trong những hành vi sai phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử Tuy nhiên, chế tài xử lý vi phạm chỉ mới dùng lại ở mức xử pphạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền so với khoản lợi nhuận từ hành vi bất chính gây ra không quá lớn Do vậy, ít có tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm, phạm tội, sẵn sàng tiếp tục thực hiện các hoạt động vi phạm phát luật để chạy theo lợi nhuận
Các quy định pháp luật về thương mại điện tử chưa gắn chặt trách nhiệm của người sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT với các bên sử dụng Quy định vhưa thực sự làm rõ các đặc tính, trách nhiệm; vẫn mang tính chung, chưa phân cấp cụ thể; đang thả lỏng việc xét duyệt hồ sơ đăng ký ứng dụng Từ đó, một số đối tượng lợi dụng kẽ hở để bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây khó khăn cho lực lượng quản lý thị trường, ảnh hưởng lợi ích người tiêu dùng, môi trường kinh doanh không còn công bằng, minh bạch.
Chưa có quy định về việc bắt buộc doanh nghiệp áp dụng phương pháp bảo mật bằng cách mua tên miền gần gũi với thương hiệu Ví dụ như việc hacker tạo website giả mạo như vietcom-bank.com.vn, vvietcombank.com.vn,… trong khi trang chủ của
Vietcombank là vietcombank.com.vn Việc tạo lập website giả mạo này, hacker có thể
“rút túi” tài khoản ngân hàng của hàng loạt khách hàng trong khoảng thời gian ngắn, chỉ cần người dùng đăng nhập tài khoản và mật khẩu.
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG TRONG TMĐT TẠI VIỆT NAM
Tổng quan về việc sử dụng ứng dụng di động trong TMĐT tại VN
Ứng dụng mua sắm và thanh toán: Shopee, Lazada, Tiki và Sendo là các ứng dụng mua sắm trực tuyến Chúng cung cấp các dịch vụ đa dạng từ mặt hàng tiêu dùng đến thời trang, đồ điện tử và nhiều hơn nữa Người dùng có thể tìm kiếm, so sánh giá và mua hàng trực tuyến qua ứng dụng này. Ứng dụng thanh toán di động: MoMo, ZaloPay, và ViettelPay hay các e-banking app của các ngân hàng đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán trực tuyến Những ứng dụng này cho phép người dùng thanh toán các hóa đơn, mua hàng trực tuyến, chuyển tiền và thậm chí gửi tiền mặt mà không cần sử dụng tiền mặt thực tế. Ứng dụng giao diện thương mại điện tử (E-commerce): Nhiều doanh nghiệp đang tạo ra các ứng dụng di động riêng để cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng của họ Các ứng dụng này thường tích hợp tính năng như đặt hàng dễ dàng, theo dõi đơn hàng, thông báo khuyến mãi và chăm sóc khách hàng. Ứng dụng về dịch vụ: các ứng dụng di động cung cấp dịch vụ đặt vé, đặt bàn ăn, đặt phòng khách sạn và nhiều dịch vụ khác Ví dụ, các ứng dụng như Grab và Gojek không chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển mà còn mở rộng ra các lĩnh vực như đặt món ăn, đặt vé xe buýt, và thậm chí là mua sắm hàng hóa.
Chính sách khuyến mãi và giảm giá: Ứng dụng di động thường cung cấp các ưu đãi đặc biệt, mã giảm giá và chính sách khuyến mãi để thu hút người dùng Điều này thường bao gồm giảm giá trên các sản phẩm, vận chuyển miễn phí và ưu đãi đặc biệt cho người dùng mới.
Tóm lại, việc sử dụng ứng dụng di động trong TMĐT tại Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của người dân, với sự tiện lợi và tính năng đa dạng mà chúng mang lại Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của ngành TMĐT trong nước.
Thực tiễn áp dụng
Theo Cục Thương mại điện và Kinh tế số - Bộ Công Thương, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm
Năm 2020, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%.
Năm 2022, tiềm năng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam được nhìn nhận sẽ tiếp tục mở rộng Số lượng sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam mua trực tuyến năm 2022 đã tăng hơn 50% so với năm 2021; số lượng nhà bán lẻ trực tuyến cũng tăng 57%; tổng doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2022 tăng gần 3 tỷ USD so với năm 2021. Năm 2022, Việt Nam có đến 75% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị đạt 260-285 USD/người Các mặt hàng được mua sắm online nhiều nhất là: quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị, đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử… (Bộ Công thương, 2022).
Theo Sách trắng Thương điện tử Việt Nam (2022), hiện nay, Việt Nam có khoảng
100 sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, 139 đơn vị sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; trong đó, có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ, 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch Thị trường thương mại điện tử cũng đang có sự chạy đua và chi phối của 4 nhà cung cấp sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo Tổng doanh thu của 4 sàn thương mại điện tử này đang đạt mức 135 nghìn tỷ đồng với tổng số 566 nghìn gian hàng đã phát sinh 1,3 tỷ đơn vị sản phẩm đơn hàng Trong đó, Shopee là sàn thương mại điện tử lớn nhất, chiếm gần 73% tổng doanh số thị phần; Lazada đạt khoảng 21%; Tiki chiếm 5%; Sendo chiếm khoảng 1% thị phần.
Có thể thấy, thương mại điện tử Việt Nam đang có nhiều lực đẩy hỗ trợ tăng trưởng, như: Làn sóng chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ, kết nối internet phổ cập, vốn, thanh toán online, logistics và nguồn nhân lực… Ðặc biệt, Việt Nam hiện có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số và thương mại điện tử Song, bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực, thương mại điện tử còn phải đối mặt với những hệ lụy khi tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp; sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý.
Thứ nhất, giá trị và quy mô thị trường thanh toán Việt Nam.
Theo Vietnam Mobile Wallet and Payment Market Opportunities của PayNXT360,ngành thanh toán di động tại Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) là 22,8%, đạt 27,6935 tỷ USD vào năm 2025 Phân khúc thanh toán bằng ví di động tính theo giá trị tăng với tốc độ CAGR là 23% trong giai đoạn 2018 – 2025.
Báo cáo Digital Payments Report 2021 của Statista cho thấy, tổng giá trị giao dịch trong phân khúc Thanh toán kỹ thuật số dự kiến đạt 20,8 tỷ USD vào năm 2022 Tổng giá trị giao dịch dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2022 - 2026) là 15,19%, dẫn đến tổng số tiền dự kiến là 36,62 USD vào năm 2026 [6].
Thứ hai, sự gia tăng của số lượng và chất lượng người sử dụng thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, số lượng và chất lượng người sử dụng thanh toán điện tử Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, được thể hiện ở các mặt sau đây:
Một mặt, báo cáo Digital payment users in Vietnam 2017 - 2025, cập nhật năm
2022 của Statista cho thấy, có 51,8 triệu người dùng thương mại kỹ thuật số tại Việt Nam vào năm 2021 Đến năm 2025, Statista ước tính số lượng người dùng trong phân khúc này sẽ tăng lên 70,9 triệu Số lượng người dùng thanh toán qua POS di động cùng lúc sẽ tăng từ 28,6 triệu lên khoảng 34,6 triệu [5].
Mặt khác, theo thống kê dân số thế giới, dự báo đến năm 2025, tổng dân số Việt Nam sẽ tăng lên 102.092.604 người Các số liệu thống kê và dự báo này cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trung bình dao động từ 33 - 35 tuổi Đây là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ trực tuyến đầy tiềm năng.
Thứ ba, thanh toán di động sẽ trở thành phương thức thanh toán chủ đạo tại Việt Nam.
Báo cáo thống kê Visa consumer payment attitudes study 2021 của Visa cho thấy, hiện Việt Nam đang sử dụng một số phương tiện thanh toán điện tử, như: thẻ phi tiếp xúc khoảng 7%; thanh toán bằng thẻ tiếp xúc chiếm 8%; thanh toán bằng mã QR chiếm 7%; thanh toán di động không tiếp xúc chiếm 5%; thanh toán thẻ trực tuyến chiếm 7%; thanh toán bằng ví điện tử trực tuyến chiếm 15% [18]
Theo Bộ Công thương, với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay,thị trường gọi xe trực tuyến (ride-hailing) hay “gọi xe công nghệ” tại Việt Nam có tiềm năng lớn, được ví như một “chiếc bánh hấp dẫn”, khiến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đứng ngồi không yên
Theo số liệu từ Vụ Vận tải (Bộ GTVT), sau nhiều năm phát triển, thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam đã có sự tham gia của khoảng 20 nền tảng khác nhau Hiện có khoảng 67.000 xe taxi, 90.000 xe hợp đồng đã đăng ký kinh doanh và được cấp phù hiệu.
Theo số liệu của Statista năm 2020, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam gồm Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99% Như vậy, có khoảng 17 ứng dụng gọi xe “made in Vietnam” còn lại chia nhau hơn 1% thị phần
Một khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6/2021 dựa trên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ gọi xe 2 bánh tại Việt Nam thì Grab chiếm khoảng 60% thị phần, Gojek chiếm 19%, Be chiếm 18% Đối với ô tô, thị phần của Grab áp đảo với 66%, Be chiếm22% và phần còn lại chia cho các ứng dụng khác.
Đánh giá thực trạng
Những năm gần đây, việc phát triển và ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử trên nền tảng công nghệ di động để hỗ trợ hoạt động kinh doanh đang trở thành một xu hướng mới của thương mại điện tử Việt Nam và thế giới Ưu điểm lớn của thương mại điện tử trên nền tảng di động đó chính là tính thuận tiện, linh hoạt, kết nối dễ dàng cùng sự hỗ trợ của hệ thống định
Trong bối cảnh kinh tế ngày nay, thương mại điện tử với cuộc cách mạng công nghệ di động – được dẫn đầu bởi điện thoại thông minh và các phần mềm ứng dụng – đang góp phần thúc đẩy hoạt động bán lẻ, tạo ra sự chuyển hướng căn bản trong mối quan hệ tương tác giữa người tiêu dùng, nhà bán lẻ và thương hiệu hàng hóa Khi người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động với phần mềm ứng dụng trên thiết bị để tìm kiếm, truy cập, so sánh và mua sắm hàng hóa thì giải pháp di động đang trở thành một kênh kinh doanh quan trọng cho ngành bán lẻ Thống kê từ các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam đều cho thấy các nhà bán lẻ đang cố gắng thích nghi với khuynh hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động Không chỉ tích cực giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, các chương trình khuyến mại trên môi trường mua sắm di động, các doanh nghiệp bán lẻ còn đầu tư thiết kế các ứng dụng di động riêng cho thương hiệu của mình.
Từ năm 2015, xu hướng thương mại di động bắt đầu có sự phát triển mang tính bùng nổ Sự phát triển của hạ tầng di động, sự gia tăng về số lượng thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh làm phương tiện kết nối đã khiến các doanh nghiệp chú ý và đầu tư thêm vào mảng thương mại di động Năm 2022, Việt Nam có hơn 156 triệu thuê bao di động và có 97,6% người dùng internet ở độ tuổi 16-64 hiện đang sở hữu điện thoại di động thông minh Trong tổng trung bình 6 giờ 38 phút sử dụng internet mỗi ngày của người dùng ở Việt Nam, thì có 3 giờ 32 phút (hơn 50% thời gian) được thực hiện trên thiết bị di động (Báo cáo Digital Vietnam 2022).
Bên cạnh đó, theo TopDev (một nền tảng chuyên về thị trường và nhân lực trong ngành công nghệ), Việt Nam đang thích nghi rất nhanh trong mảng ứng dụng di động. Năm 2022, tổng doanh thu trên thị trường ứng dụng di động ở trong nước đạt khoảng 914,30 triệu USD Không những vậy, số lượt tải xuống trong “chợ” ứng dụng năm 2023 dự kiến đạt hơn 3 tỷ lượt và duy trì tốc độ tăng trưởng 21%/năm.
Với hơn 97% người dùng internet ở độ tuổi 16-64 sở hữu điện thoại di động thông minh, việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động trong thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng Thêm vào đó, việc sử dụng điện thoại di động để truy cập vào các ứng dụng thương mại điện tử cho phép người dùng mua sắm mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải dựa vào máy tính để bàn hoặc laptop Điều này tạo ra sự linh hoạt và tiện lợi đặc biệt cho những người có lịch trình bận rộn Ngoài ra, các ứng dụng thương mại điện tử được thiết kế riêng cho điện thoại di động thường có giao diện người dùng thân thiện và tối ưu hóa cho màn hình nhỏ, cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện và dễ dàng.
Việc phát triển ứng dụng trên di động đã trở thành ưu tiên hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp Cùng với đó, sự phát triển về công nghệ, được hỗ trợ bởi mạng 5G sẽ mở rộng hệ sinh thái di động sang các ngành công nghiệp mới Phần lớn sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu sẽ được thúc đẩy bởi kết nối 5G và sự phát triển tại thị trường công nghệ di động Việt Nam cũng sẽ không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Mặc dù thương mại điện tử trên ứng dụng di động đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, nền tảng thương mại điện tử trên ứng dụng di động, thậm chí là website phiên bản di động mới chỉ cho thấy hiệu quả rõ rệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, còn nếu xét trên tình hình chung của cả nước, sự phát triển của thương mại điện tử trên ứng dụng di động vẫn chưa thực sự đồng bộ ở tất cả các vùng miền Nguyên nhân là do, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng sử dụng riêng cho thiết bị di động hiện nay vẫn đang dừng lại ở mức 15%, trong đó 71% ứng dụng được phát triển cho nền tảng Android, 43% cho nền tảng iOS và 40% cho nền tảng Windows và không có nhiều thay đổi so với các năm trước.
Cùng với đó, tỷ lệ đầu tư xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi việc đầu tư vào thương mại điện tử trên ứng dụng di động là yêu cầu tất yếu, sống còn Điều này không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn xảy ra cả trong các doanh nghiệp lớn, khi có đến xấp xỉ 60% các doanh nghiệp chỉ đầu tư ở mức dưới 20% tổng số vốn phân bổ cho phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp vào việc xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động.
Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư trên 50% tổng số vốn chưa đạt tới ngưỡng 10% Một trong số các lý do có thể kể đến chính là các doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả cao của việc bán hàng trực tuyến thông qua ứng dụng di động thấp hơn gần 1,8 lần so với bán hàng thông qua mạng xã hội và thấp hơn gần 1,6 lần so với bán hàng thông qua website của chính doanh nghiệp đó.
Sự phát triển của thương mại điện tử trên ứng dụng di động tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có thể gây ra sự chênh lệch về cơ hội kinh doanh giữa các khu vực Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng sử dụng riêng cho thiết bị di động chỉ ở mức 15%, đồng nghĩa với việc một số lượng lớn các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được sự quan trọng của việc có mặt trên nền tảng di động Phần lớn ứng dụng được phát triển cho nền tảng Android, trong khi iOS và Windows được hỗ trợ ít hơn, nó có thể tạo ra sự bất lợi cho một số đối tượng người dùng, giảm đi tiềm năng tiếp cận và tương tác với khách hàng Tỷ lệ các doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên điện thoại di động không có nhiều thay đổi so với các năm trước, cho thấy sự chậm trễ trong việc chấp nhận và áp dụng các xu hướng mới trong thương mại điện tử Những hạn chế này có thể gây ra sự hạn chế trong việc tối ưu hóa tiềm năng của thương mại điện tử trên điện thoại di động, đồng thời làm giảm khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng trên quy mô toàn quốc.
Bên cạnh đó, phương thức thanh toán cũng là một trong những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đặt mục tiêu phát triển thương mại điện tử trên ứng dụng di động Tuy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua thẻ ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ) hay ví điện tử đều đã cho thấy mức độ tiện dụng cao, song đa phần khách hàng tại Việt Nam vẫn chọn hình thức thanh toán COD (thanh toán khi nhận hàng).
Hình thức thanh toán COD khiến doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro cao, nhất là trong khâu vận chuyển, vì trong trường hợp khách từ chối nhận hàng, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán 2 lần phí vận chuyển chiều đi và chiều về, cộng thêm phí thu hộ tiền phải trả cho bên vận chuyển.
GIẢI PHÁP
Để đẩy mạnh phát triển của thương mại điện tử trên ứng dụng di động tại Việt Nam, trong thời gian tới, pháp luật Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo đó, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử, thương mại điện tử trên ứng dung di động và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số, ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp với tình hình phát triển trong nước và trên thế giới, chính sách về thương mại điện tử trong nước so với các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới.
Thứ hai ,quy định rõ ràng và hướng dẫn chi tiết: Cơ quan chức năng cần có quy định rõ ràng đối với danh sách các website TMĐT khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng; hướng dẫn chi tiết về quy trình giao kết hợp đồng mua hàng trực tuyến cũng như những cảnh báo cần thiết đối với người tham gia loại hình dịch vụ này, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch TMĐT.
Thứ ba, công bố công khai và giới hạn website: quy định hiện hành cho phép Bộ
Công thương công bố công khai trên cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT danh sách các website TMĐT cần giới hạn những người có quyền phản ánh website có dấu hiệu vi phạm pháp luật, quy định chi tiết quy chế xác thực
Thứ tư, đăng ký và quản lý thông tin: Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định, các công ty có trang web bán hàng, các trang mạng xã hội phải đăng ký trên sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội phải có trách nhiệm quản lý thông tin, hoạt động của người đăng ký trên trang mạng xã hội của mình Mọi hoạt động kinh doanh TMĐT phải đăng ký với Cục Thương mại điện tử thuộc Bộ Công thương Cơ quan thuế phối hợp, lấy thông tin trên Cục Thương mại điện tử để theo dõi các doanh nghiệp, các tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, từ đó rà soát các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác để thu thuế
Thứ năm, thu thập chứng cứ điện tử: tiến hành thu thập chứng cứ điện tử theo quyết định của Tòa án được thuận lợi, cụ thể pháp luật cần có quy định:
Quyền yêu cầu cung cấp dữ liệu máy tính; quyền và thủ tục thu giữ và lưu giữ chứng cứ điện tử đối với các nhà cung cấp dịch vụ internet, chủ sở hữu máy tính;
Quy định cụ thể quyền yêu cầu cung cấp thông tin trên máy tính dưới dạng có thể mang đi, hữu hình và đọc được Điều này rất quan trọng vì với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông, đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên phải đầu tư rất lớn về công nghệ Cơ quan chức năng vì lý do nào đó không thể tự đầu tư thiết bị để tìm, thu thập, chặn bắt thông tin và đặc biệt là chuyển thông tin ở dạng kỹ thuật số, như giao thức IP sang dạng thông tin có thể đọc, nghe, nhìn được.
Qui định quyền truy cập và lấy dữ liệu phục vụ việc thu thập.
Qui định bảo quản dữ liệu điện tử đã được truyền tải qua mạng máy tính, đặc biệt là dữ liệu có nguy cơ bị mất hoặc sửa đổi, để bắt buộc người quản lý máy tính giữ bí mật, bảo quản và lưu giữ sự toàn vẹn của dữ liệu máy tính trong một khoảng thời gian cần thiết, tối đa là 90 ngày, để cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm và thu giữ những thông tin có liên quan đến vụ việc.
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao, thông tin truy cập, thông tin các cuộc gọi và những thông tin khác có liên quan đến vụ việc đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, internet.
Thứ sáu, quy định nhãn tín nhiệm: Cần xem xét quy định nhãn tín nhiệm như một điều kiện kinh doanh trong TMĐT nhằm hạn chế tối đa nhiều website kinh doanh TMĐT không an toàn và có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng
Thứ sáu, mua domain vệ tinh: Mua những domain vệ tinh, gần liên quan đến domain chính để tránh việc người dùng có thể gõ nhầm, hoặc nhìn nhầm domain của họ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quy định buộc các Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm vấn đề này hơn.
Thứ bảy, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin.
Việc thực hiện hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên, các bộ ngành và địa phương mới có thể tạo nên một hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử trong tương lai Việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ nói chung sẽ giúp bảo mật thông tin trên mạng được an toàn, bí mật và thuận lợi cho khách hàng Hạ tầng công nghệ chính là những con đường cao tốc kết nối để cho các yếu tố phát triển của các loại hình thương mại điện tử lưu thông trong đó.
Thứ tám, hoàn thiện hạ tầng logistics. Để đảm bảo cho thương mại điện tử và thương mại điện tử trên ứng dụng di động phát triển thì hạ tầng logistics nói chung cũng như hạ tầng logistics cho thương mại điện tử cần được đầu tư hoàn thiện Sự liên kết giữa thị trường và hạ tầng logistics sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ chín, quan tâm đến phương thức thanh toán điện tử.
Phương thức thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển với hàng loạt các ứng dụng thanh toán của các ngân hàng Tuy nhiên, hiện nay người tiêu dùng còn đang e ngại về tính tiện dụng và độ bảo mật của phương thức thanh toán này Bên cạnh đó, việc quản lý trên phương diện tài chính tiền tệ còn chưa thực sự đầy đủ, chưa nhất quán, đặc biệt là trong giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới còn nhiều bất cập chưa giải quyết được Để thương mại điện tử cũng như thương mại điện tử trên ứng dụng di động phát triển một bước cao hơn, việc thanh toán trực tuyến là yêu cầu tất yếu Để làm được việc này, ngoài việc các ngân hàng, các trung gian thanh toán hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, cần có những tác nhân, biện pháp cụ thể để từng bước thay đổi nhận thức và thói quen người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt