tiểu luận hãy chia sẻ những chiêm nghiệm những suy nghĩ phản chiếu về những hoạt động đã thực hiện những điều đã học hỏi được trong khóa học tư duy thiết kế

24 32 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận hãy chia sẻ những chiêm nghiệm những suy nghĩ phản chiếu về những hoạt động đã thực hiện những điều đã học hỏi được trong khóa học tư duy thiết kế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chúng tôi thấu cảm và xác định được vấn đề rằng các bạn sinh viên ở Hà Nội vừa muốn đi chơi vừa muốn học hỏi được điều gì đó vậy là chúng tôi quyết định chọn Làng văn hóa du lịch các dân

Trang 1

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGHÀNH

-*** -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: Tư duy thiết kế

GIẢNG VIÊN: Nguyễn Thị Thanh Huyền

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Lê Đức Bình An

MÃ SINH VIÊN: 23090149

LỚP HỌC PHẦN: 23GT1

Trang 2

Nhận xét của giảng viên

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Huyền

Giảng viên môn Tư duy thiết kế - Khoa các Khoa học liên ngành ĐHQGHN đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian học môn học Nhờ vào

Trang 3

những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của cô, em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài luận của mình.

Tiếp đến, em xin gửi lời chi ân tới các các thầy cô Khoa các Khoa học liên ngành- ĐHQGHN – Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Ngoài ra, không thể không nhắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của em trong thời gian qua Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công sức của mọi người

Nhưng sau tất cả, em nhận thức được rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân chắc chắn bài luận sẽ khó trành khỏi thiếu sót Kính mong quý thầy cô thông cảm và góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn.

Câu 1 Hãy chia sẻ những chiêm nghiệm, những suy nghĩ phản chiếu về nhữnghoạt động đã thực hiện, những điều đã học hỏi được trong khóa học Tư duythiết kế

Bài làm

Trang 4

a) Cảm nhận tổng quan về khóa học

Trước khi bước vào học môn học này tôi cữ nghĩ rằng Tư duy thiết kế (Design

thinking) là một môn học dạy tôi trở thành nhà thiết kế ( designer ) Nhưng tôi đã nhầm Tư duy thiết kế hoàn toàn không phải thế ! Môn học này giúp tôi giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo và tối ưu bằng cách lấy con người làm trung

tâm Thông qua 5 bước của quá trình: “Empathy”-> Xác định vấn đề“Define”-> Lên ý tưởng “Ideate”-> Tạo mẫu “Prototype”-> Kiểm chứng“Test”

Trong quá trình học học phần Tư duy thiết kế, một điều đặc biệt là Giảng viên của chúng tôi cô Nguyễn Thị Thanh Huyền thay vì chỉ nói lý thuyết với rất

nhiều chữ thì cô đã đưa ra các hoạt động cho chúng tôi như: làm tháp từ mỳống, thử thách chiếc mũ, chuyến du lịch văn hóa Hà Nội…điều này làm tôi

vô cùng thích thú và hào hứng với môn học bởi chính bản thân tôi được trực tiếp thực hiện, trực tiếp cảm nhận sau đó lĩnh hội quá trình Tư duy thiết kế 5 bước của Tư duy thiết kế tôi sẽ luôn luôn áp dụng trước bất cứ mục tiêu nào trong cuộc đời của mình Môn học đã cho tôi nhiều hơn là cách giải quyết một vấn đề !

b) Cụ thể về quá trình học tập Tư duy thiết kế và những điều đã học được

* Tư duy sáng tạo, sự sáng tạo, việc đạt các kết quả sáng tạo

Trang 5

- Hoạt động: Hoạt động sáng tạo đầu tiên mà tôi được trải qua đó là “vẽ vào 30

vòng tròn” cụ thể cô Huyền phát cho mỗi thành viên của lớp 23GT1 01 tờ giấy A4 và trên đó là 30 ô tròn và nhiệm vụ của mọi người là trong 5 phút phải vẽ để lấp đầy ô tròn đó bằng tất cả những gì có thể nghĩ ra Và thật bất ngờ, sau khi hết thời gian mỗi tờ giấy đều tràn ngập sắc màu và trên đó là câu chuyện riêng của mỗi thành viên.

- Bài học: Tôi nhận ra sức mạnh vô hạn của sự sáng tạo khi đứng trước một thử

thách, sự sáng tạo là một trong những điều không thể thiếu của quá trình tư duy thiết kế, đừng ngần ngại thử nhiều giải pháp, từng bước một và đừng sợ sai Hãy cứ thử đi rồi bạn sẽ tìm ra cách tốt nhất và biết mình sáng tạo đến mức nào !

- Tôi sẽ: Tôi sẽ luôn sáng tạo trong quá trình áp dụnh tư duy thiết kế, trong tất

cả các bước của quá trình, chẳng hạn sau này công ty của tôi đứng trước việc bán sản phẩm như thế nào cho phù hợp với khách hàng, tôi sẽ không ngần ngại mà thử nghiệm nhiều sản phẩm, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới cho đến khi tìm ra cái phù hợp nhất và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

20 circle challenge temple

*Tư duy thiết kế

Trang 6

- Hoạt động: Như đã đề cập, giảng viên của chúng tôi cô Nguyễn Thị Thanh

Huyền đã đưa ra rất nhiều hoạt động để giúp chúng tôi hiểu quá trình Tư duy thiết kế là như thế nào.Tôi được học kiến thức quan trọng nhất là cách tiến hành 5 bước của quá trình tư duy thiết kế: Thấu cảm “Empathy”-> Xác định vấnđề “Define”-> Lên ý tưởng “Ideate”-> Tạo mẫu “Prototype”-> Kiểm chứng“Test” Tiêu biểu ở đây tôi có thể kể 01 một hoạt động mà tôi đã từng trải qua

mà theo tôi là áp dụng tổng thể 5 bước đó chính là thử thách Mid-term: “Thiếtkế một tour du lịch trải nhiệm văn hóa Hà Nội” Đó quả thực là một thử thách

lớn khi chúng tôi không biết nên bắt đầu từ đâu, quá khó để thấu cảm, quá khó để xác định vấn đề và lên ý tưởng, nhóm chúng tôi thậm chí không đủ kinh phí để làm tour Nhưng rồi cuối cùng bằng sự quyết tâm của cá nhóm thì thử thách đã được giải quyết Chúng tôi thấu cảm và xác định được vấn đề rằng các bạn sinh viên ở Hà Nội vừa muốn đi chơi vừa muốn học hỏi được điều gì đó vậy là chúng tôi quyết định chọn Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam cho Tour du lịch của mình (tất nhiên chúng tôi có bổ sung thêm nhiều hoạt động thú vị mang đậm nét riêng vào tour đó nữa) – sau khi thử rất nhiều lần chúng tôi đã pitching trước lớp và cực kỳ thành công, nhận được những nhận xét, phản hồi tích cực từ giảng viên và các bạn khác pitching tại lớp và đã nhận được những nhận xét, phản hồi tích cực từ giảng viên và các bạn khác.

- Bài học: Bài học lớn nhất mà tôi rút ra ở đây là cách mà tôi sẽ ứng dụng quá

trình Tư duy thiết kế vào giải quyết vấn đề, tôi hiểu được tầm quan trọng cực kỳ to lớn của bước thấu cảm Bên cạnh đó trong thử thách lần này chúng tôi đã phải đi rất nhiều lần tới Làng văn hóa, trải qua không biết bao nhiêu hoạt động thì mới có thể hoàn thiện được Tour vì thế tôi còn nhận ra rằng trong Tư duy thiết kế hãy cứ thử đi thử lại nhiều lần, luôn đặt vấn đề của con người làm trung tâm bạn sẽ tìm ra chiếc chìa khoá tốt nhất để phá giải vấn đề !

Trang 7

- Tôi sẽ: Bản thân tôi có mục tiêu cho mình rằng trong 5 năm tới sẽ bước chân

vào làm việc trong ngành du lịch-sự kiện Thử thách này không chỉ là bài tập để chúng tôi thực hành tư duy thiết kế mà đó là cơ sở để tôi có thể lên kế hoạch và triển khai những chuyến đi tuyệt vời cho khách hàng, cho công ty, cho gia đình và những người bạn của mình sau này.

Chuyến đi đến Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

* Khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm và hợp tác, kỹ năng giao tiếp và các khía cạnh khác

- Hoạt động: Có rất nhiều hoạt động trong quá trình học giảng viên yêu cầu chúng

tôi làm việc nhóm.Cô Huyền chia 7 người chúng tôi vào nhóm có tên “MÂYLANG THANG” Hoạt động đầu tiên mà chúng tôi làm việc với nhau đó là thử

thách làm tháp từ mỳ ý và kẹo dẻo, hoạt động này tuy chưa hoàn thành nhưng đã đánh dấu lần đầu chúng tôi làm việc ăn ý với nhau Lần thứ 2 làm việc nhóm là lần nhiều cảm xúc nhất: “Làm chiếc mũ theo sở thích người dùng” Cứ tháo ra rồi lắp lại không biết bao giờ xong để rồi trước lớp nhóm chúng tôi đã vỡ òa trước bài thuyết trình của bạn Trần Sơn trong nhóm cùng chiếc mũ đã hoàn thành đội trên đầu Lần cuối chúng tôi làm việc là thử thách tour du lịch, cũng là lần chúng tôi

Trang 8

thành công nhất và tất cả các thành viên đều có những kỷ niệm khó quên: cùng đi, cùng làm việc, cùng ăn, cùng chơi… Không chỉ là đối tác, chúng tôi gắn bó với nhau như những người bạn thân từ lâu.

- Bài học: Tôi học được bài học về cách lãnh đạo nhóm: Tôi là trưởng nhóm tôi đã biết giao nhiệm vụ cho các thành viên để đưa nhóm mình xuất sắc vượt qua tất cả thử thách của môn học Qua những hoạt động đã thành công và thất bại của nhóm tôi học được cách làm việc với từng thành viên sao cho hiệu quả nhất, tôi cũng biết cách giao tiếp để biến những thành viên trong nhóm thành những người bạn thân của mình Tôi trân trọng những gì tư duy thiết kế đã đem lại !

- Tôi sẽ: Không chỉ trong môn tư duy thiết kế mà trong tất cả những môn học khác

tôi sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, tôi sẽ phát huy tôí đa sức mạnh của làm việc nhóm Tôi tin rằng 7 thành viên của MÂY LANG THANG không chỉ cùng nhau học tập trong 4 năm ĐH mà mai sau chúng tôi vẫn sẽ hợp tác để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống.

My team: MÂY LANG THANG <3

Câu 2: Dự án thay đổi, tạo tác động xã hội áp dụng quy trình tư duy thiết kếBài làm

Trang 9

A.TỔNG QUAN DỰ ÁN1.Họ và tên: Lê Đức Bình An-23GT1

2.Tên dự án: “BỮA ĂN NHANH GỌN CỦA SINH VIÊN HOLA 2”3.Lý do lựa chọn dự án:

- Giới thiệu chung về khu KTX Hola 2: Ký túc xã Hola 2 hay tên đầy đủ là ký

túc xá do Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh ĐHQGHN quản lý là một trong hai khu KTX thuộc phạm vi của ĐHQGHN tại Hòa Lạc có địa chỉ tại Thôn 3, xã Thạch Hòa, Huyện Thạch Thất, Hà Nội Về cơ sở vật chất KTX Hola 2 gồm 02 là D1 và D5 trên tổng số 5 tòa nhà của Trung tâm với mỗi tòa có 5 tầng, mỗi tầng 12 phòng và số lượng là 8 sinh viên/phòng Tổng số phòng của của 2 tòa KTX là 108 phòng với quy mô tối đa 864 sinh viên Trong khuôn viên KTX có nhà ăn, sân bóng, căn tin…

Toàn cảnh khu TT GDQPAN và khu KTX Hola 2

- Lý do chọn đề tài “ BỮA ĂN NHANH GỌN CỦA SINH VIÊN HOLA 2”

Trang 10

Vì không được nấu ăn trong phòng nên hầu hết các sinh viên của khu KTX Hola 2 đều chọn ăn bữa trưa và bữa tối dưới nhà ăn trong khuôn viên của KTX hơn nữa ăn tại nhà ăn thì mức giá mỗi bữa ăn khá rẻ chỉ 22.000đ/xuất.

Vấn đề nảy sinh khi mỗi ngày khi đến bữa ăn sinh viên đều phải di chuyển từ phòng ở của mình xuống nhà ăn để ăn cơm Điều này theo tôi và các bạn mình thấy là vô cùng bất tiện vì phải chạy cầu thang(nhiều nhất phải chạy 100 bước-5 nhịp cầu thang) từ phòng xuống sau đó phải băng qua một khoản sân dài( khoảng 200m) như trong ảnh mới có thể tới được nhà ăn, ăn xong các bạn lại phải đi một quãng đường tương tự để lên lại phòng ở của mình Quãng đường di chuyển đã vậy chưa kể tới thời tiết những hôm nắng, mưa, rét buốt…

Quả thực để có được bữa ăn sinh viên Hola 2 rất tốn công sức, rất mệt mỏi Các bạn sinh viên chỉ ước mỗi khi đi học về được ăn cơm luôn tại phòng, ăn xong có người dọn dẹp không phải đi lại nhiều Dự án” BỮA ĂN NHANH GỌN CỦA SINH VIÊN HOLA 2” đã ra đời để giải quyết vấn đề như vậy của các bạn sinh viên !

4.Mục tiêu chung của dự án

- Mục tiêu cho đối tượng: Đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề về việc di chuyển

và ăn uống cho các bạn sinh viên Hola 2 Giúp các bạn sinh viên không phải di chuyển nhiều khi đi ăn cơm, về phòng là được ăn cơm => tiết kiệm thời gian và công sức cho các bạn từ đó các bạn sẽ ăn uống đầy đủ hơn, đủ sức khỏe để yên tâm học tập.

- Mục tiêu cho người sáng lập dự án: Vừa giải quyết được vấn đề cho các bạn

sinh viên vừa thu lại được lợi nhuận cho bản thân nhà sáng và thành viên dự án.

Trang 11

5.Tính sáng tạo

- Dự án có sự tiên phong là dự án đầu tiên hướng tới giải quyết việc di chuyển khi

đi ăn cơm cho các bạn sinh viên khu KTX Hola 2

- Mặc dù việc khó khăn khi đi ăn cơm có thể được giải quyết bằng việc nhờ người mua hộ đựng vào hộp cơm mang lên phòng cho mình nhưng điều này vẫn có sự bất tiện vì không phải lúc nào cũng nhờ được người mua hộ và ăn xong thì hộp cơm và thức ăn thừa bỏ đi rất khó Dự án mặc dù không sử dụng hộp cơm, không làm theo cách trên nhưng vẫn có cách mới để giải quyết tối ưu các vấn đề.

=> Điều này chứng minh cho tính sáng tạo của dự án !

6.Tính khả thi

Tính khả thi của dự án thể hiện ở việc dự án dễ dàng được triển khai vì trực tiếp hướng tới đối tượng là các bạn sinh viên trong khu KTX tôi tin rằng nhiều bạn sin sẽ hưởng ứng Mặt khác bản thân người làm dự án cũng chính là người đang gặp vấn đề như các bạn sinh viên Hơn nữa về số vốn để thực hiện dự án là rất thấp,

Trang 12

Bắt đầu khởi tạo dự án, tôi tiến hành nghiên cứu sâu vấn đề gặp phải của các bạn sinh viên để có được sự hiểu biết và thấu cảm họ tốt hơn nhằm đưa ra giải pháp và hành động phù hợp và hiệu quả nhất.

*Miêu tả đối tượng thấu cảm

-Đối tượng: Các bạn sinh viên năm nhất(18-20 tuổi) đến từ các trường Đại học

Giáo dục, Đại học Y dược, Đại học Công nghệ, Khoa các Khoa học liên ngành… đang ở nội trú tại khu ký túc xá Hola 2

2 Khảo sát

- Hình thức: khảo sát trực tuyến thông qua Google Form - Thời gian thực hiện khảo sát: 3 tuần

- Tiến hành khảo sát:

Khảo sát sẽ bao gồm 2 form để có thể xác định được vấn đề tiêu biểu sau đó hiểu rõ khó khăn của vấn đề đó là như thế nào

Form 1: Khảo sát để tìm những vấn đề thường gặp phải nhất của sinh viênHola2 https://forms.gle/aBckyawEYGfFMnw29

=> Hình thức: Là các lựa chọn để các bạn sinh viên chọn ra vấn đề của bản thân mình gặp phải nhằm xác định vấn đề các bạn sinh viên gặp phải nhiều nhất

Form 2: Hiểu sâu hơn về khó khăn trong vấn đề đó của các bạn sinh viên

=> Hình thức: Là các câu trả lời ngắn để mọi người mô tả cụ thể khó khăn trong vấn đề của mình nhằm hiểu rõ khó khăn của vấn đề phổ biến nhất đó.

II.Bước 2 – Xác định vấn đề

Trang 13

1.Thiết lập hệ thống các vấn đề thường gặp nhất

=> Sử dụng kết quả của form 1 tôi đã lập được hệ thống các vấn đề thường gặp nhất của các bạn sinh viên trong khu KTX Hola 2 như sau:

2.Xác định vấn đề phổ biến nhất

=> Căn cứ vào kết quả khảo sát có thể thấy các bạn sinh viên ở Ký túc xã Hola 2

thường gặp nhiều khó khăn nhất trong vấn đề ăn uống với 30 bạn trong tổng số 100 bạn làm khảo sát

3.Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề phố biến đó

=> Để hiểu rõ hơn khó khăn của vấn đề phổ biến là ăn uống là như thế nào tôi tiếp tục cho 30 bạn sinh viên gặp phải vấn đề đó làm khảo sát form 2.

=> Câu trả lời của các bạn được tôi trình bày lại từ nội dung viết thành biểu đồ trực quan như sau:

Trang 14

=>RÚT RA KHÓ KHĂN MẤU CHỐT: Sau quá trình khảo sát để thấu cảm tôi

xác định được khó khăn mấu chốt và phổ biến nhất mà các bạn sinh viên khu KTX

Hola 2 gặp phải đó chính là khó khăn trong việc di chuyển từ phòng ở xuốngdưới nhà ăn để ăn do quá bất tiện bởi quãng đường dài đi lại mệt mỏi, bất tiện bởi

thời tiết mỗi khi mưa gió, giá rét, nắng nóng… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn uống của các bạn sinh viên !

=> TÁC HẠI CỦA KHÓ KHĂN ĐÓ:

- Tôi đã tiếp tục khảo sát các bạn sinh viên về tác hại của việc bỏ bữa, không đi ăn cơm do ngại đi vì quãng đường xa và dưới đây là những tác hại mà các bạn thường gặp:

Trang 15

- Dưới đây là tôi tường thuật lại chia sẻ trực tiếp về ảnh hưởng tới sức khỏe trong việc ăn uống của một số bạn sinh viên:

Bạn Trịnh Văn Hiếu – sinh viên nội trú tầng 5 – Khoa các khoa học liênngành:

“Nói thật là mệt lắm bạn ạ, trưa về tôi chẳng ăn cơm đi ngủ luôn, tối có khi lười

cũng chẳng thèm ăn, biết là hại dạ dày nhưng mà lười xuống lắm”

Bạn Yến Nhi- sinh viên nội trú tầng 3 – Trường ĐH Y Dược:

“ Dù tao không phải leo lên leo xuống 5 tầng để đi ăn nhưng tao vẫn lười đi lắm

mày ạ, nhất là hôm nào mưa tao toàn nhịn vì không nhờ được bạn mua cơm hộ”

III.Bước 3-Lên ý tưởng

Trang 16

1.Đề xuất ý tưởng:

=> Việc các bạn không muốn xuống nhà ăn để ăn cơm do phải đi xa có thể được

giải quyết bằng cách nhờ người khác mua hộ nhưng phải dùng hộp nhựa đựng cơm với giá 2000đ/hộp và tổng suất cơm sẽ là 22.000đ + 2.000đ = 24.000đ/xuất.

Nhưng cách này cũng gặp phải bất cập là không phải lúc nào cũng nhờ được người và ăn xong thì cũng không biết phải vứt hộp cơm đi đâu, xử lý thức ăn thừa thế nào.

=> Tôi đề xuất ý tưởng “ BỮA ĂN NHANH GỌN CỦA SINH VIÊN HOLA 2”

của mình là sẽ có dịch vụ mua cơm tại nhà ăn và ship cơm lên tận phòng ở cho các bạn sinh viên ở hai tòa KTX Hola 2 Việc đựng cơm sẽ dùng bát inox và đũa inox có thể dùng lại nhiều lần Khi các bạn ăn xong sẽ thu lại bát đũa và mang lại xuống

nhà ăn để xử lý Chi phí sẽ cũng bằng một lần mua cơm bằng hộp là 24000đ/suất

nhưng đổi lại các bạn sẽ chỉ việc ở yên trên phòng chờ ship cơm lên và không phải quan tâm đến việc dọn dẹp sau khi ăn.

=> Tôi đã đề xuất ý tưởng của mình với các bạn sinh viên và đây là suy nghĩ của các bạn về ý tưởng:

2 Mô tả chi tiết ý tưởng

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan