Trên cơ sở những kiến thức tích lũy trong môn học và nhận thức được về tầm quan trọng của sức khoẻ thể chất trong cuộc sống hiện đại, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “Khảo Sát Tình Hì
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH
DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn học: Thống kê ứng dụng trong KINH TẾ VÀ KINH DOANH Tên dự án: Khảo Sát Tình Hình Rèn Luyện Sức Khỏe Trong Đời Sống Sinh Viên Đại Học Kinh Tế
Trang 2DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN
(%)
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI 5
I Lý do chọn đề tài: 5
II Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 6
III Mục tiêu nghiên cứu: 6
IV Ý nghĩa: 6
PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
I Một số khái niệm cơ bản: 7
II Thực trạng hiện nay và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện sức khỏe của sinh viên: 7
III Lợi ích của việc rèn luyện sức khỏe: 7
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 9
I THÔNG TIN CÁ NHÂN: 9
II KHẢO SÁT TÌNH HÌNH RÈN LUYỆN SỨC KHỎE 12
III KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ VIỆC RÈN LUYỆN SỨC KHỎE 30
PHẦN E: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 36
I Một số phương pháp cải thiện việc tập luyện thể dục hiệu quả đối với sinh viên và nhà trường 36
1 Phương pháp đối với sinh viên: 36
2 Phương pháp đối với nhà trường: 36
II Kết Luận: 37
LỜI CẢM ƠN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại xã hội phát triển và gắn liền với các yếu tố công nghệ, thống kê đóng vai trò quan trọngtrong việc phân tích, xem xét các thông tin và giúp ích trong việc đưa ra các quyết định Đặc biệt là đốivới lĩnh vực kinh tế, việc sử dụng số liệu thống kê giúp ta phân tích rõ về thị trường và đo lường trước
được hiệu quả trong việc kinh doanh Môn học “Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh”
mang đến cho sinh viên những cách thức xử lý và phân tích dữ liệu thực tiễn và trở thành môn họcquan trọng không thể thiếu ở các chương trình đào tạo về kinh tế
Trên cơ sở những kiến thức tích lũy trong môn học và nhận thức được về tầm quan trọng của sức khoẻ
thể chất trong cuộc sống hiện đại, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “Khảo Sát Tình Hình Rèn Luyện Sức Khỏe Trong Đời Sống Sinh Viên Đại Học Kinh Tế TPHCM” Thông qua khảo sát và
phân tích, dự án này nhằm mục đích mang đến cái nhìn sâu sắc về thói quen rèn luyện thể chất, cũngnhư các khía cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng rèn luyện sứckhỏe trong cộng đồng sinh viên
Sức khỏe là nền tảng quan trọng của cuộc sống, đặc biệt là đối với giới trẻ trong giai đoạn học tập, pháttriển và chuẩn bị cho tương lai Tuy nhiên, trong môi trường học tập căng thẳng và lối sống bận rộn,việc duy trì thói quen tập thể dục là rất khó Để đánh giá thực trạng này và tìm hiểu trong việc rèn luyện
thể chất của sinh viên, nhóm đã triển khai dự án “Khảo sát việc rèn luyện thể chất trong đời sống sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM” Thông qua nghiên cứu này, nhóm chúng tôi hy vọng không chỉ
mô tả được tổng thể về rèn luyện sức khỏe của sinh viên mà còn xác định được các yếu tố ảnh hưởngđến vấn đề rèn luyện sức khỏe như thời gian học, áp lực thi cử hay sự bận rộn ở trường học Từ đó,chúng tôi hy vọng có thể đưa ra một số gợi ý nhằm khuyến khích sinh viên chú ý hơn đến sức khỏe củamình, góp phần xây dựng môi trường học tập tích cực, lành mạnh
Nhóm chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS Chu Nguyễn Mộng Ngọc, người
đã tận tâm hướng dẫn và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành dự án này Trong suốt quá trình nghiên cứu, côkhông chỉ truyền đạt kiến thức về môn học Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, mà cònkiên nhẫn định hướng, giúp nhóm hình thành cách tiếp cận khoa học, phương pháp nghiên cứu hiệuquả và cách trình bày kết quả rõ ràng Những đóng góp quý báu của cô là động lực giúp chúng tôi hoànthành dự án một cách tốt nhất
Dù đã nỗ lực hết mình nhưng nhóm nhận thức được rằng kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn hạn chế,khó tránh thiếu sót trong quá trình thực hiện Nhóm hy vọng nhận được những lời góp ý chân thành từquý thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu sau này
Trang 5PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI
I Lý do chọn đề tài:
Độ tuổi thanh niên là thời điểm sức khỏe thể lực và tinh thần đạt được thể trạng tốt nhất, sẵn sàng đốimặt với các thử thách trong học tập, công việc và cuộc sống Tuy nhiên, tại Việt Nam, vào những nămgần đây, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo tình trạng trẻ hóa bệnh tật ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lênđang ở mức báo động, điển hình là các bệnh lý thường gặp ở người già lại có thể dễ dàng bắt gặp ởngười trẻ
Theo thống kê của các Tổ chức y tế nước ta, 25% ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ và có chiều hướng giatăng lên đến gần 50% trong suốt 20 năm qua Bệnh nhân nhỏ nhất là 12 tuổi và cứ 4 người từ 25 - 49tuổi thì có 1 người tăng huyết áp Tình trạng ung thư cũng đang có dấu hiệu trẻ hóa hơn so với thế giới.Điển hình là ung thư vú được ghi nhận là trẻ hơn từ 5 đến 10 tuổi Trường hợp bệnh nhân ở Hà Nộiphát hiện bị sỏi mật từ năm lên lớp 9 hay bệnh nhi 13 tuổi nhập viện Bạch Mai được chẩn đoán mắctiểu đường type 2… Đó là những “con số biết nói” đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tỉ lệ gia tăngnhanh chóng các bệnh hiểm nghèo ở thanh thiếu niên Từ nghiên cứu trên, nguyên nhân khiến đa phầnngười trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, ung thư chính là do lối sống và thói quensinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc, lạm dụng chất kích thích và chế độ ăn uống không khoahọc Song song với việc mất cân bằng dinh dưỡng, việc thiếu vận động thể lực chính là lý do quantrọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của người dân nói chung và giới trẻnói riêng Tại Việt Nam, giới trẻ nhìn chung có thói quen ít vận động, chủ yếu ở nhóm người đi học, đilàm, thanh niên và cả trẻ em Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA, Việt Nam là một trong 10nước mà người dân lười vận động nhất thế giới. Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có tới30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niênViệt Nam được xếp vào mức kém so với chuẩn Ngoài ra, nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng, trung bìnhngười Việt Nam đi bộ 3.600 bước một ngày, giới văn phòng chỉ 600 bước trong khi khuyến nghị của
Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 bước Nguyên nhân hàng đầu có thể do cách quản lý thời gian chưahợp lý Mọi người đang dành quá nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè và công việc khiến họ khôngcòn thời gian tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe Cùng với đó, sự phát triển của xã hộicùng với sự ra đời của nhiều phương tiện công cộng hiện đại đã dẫn đến lối sống thụ động và hìnhthành tư tưởng “ngại di chuyển”
Nhận thức được vấn đề này, nhóm chúng tôi tiến hành dự án để cùng nhau khảo sát về đề tài “Tình hình rèn luyện sức khỏe trong đời sống sinh viên đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh” Từ đó,
nghiên cứu và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định tham gia rèn luyện sức khỏe củasinh viên hiện nay
Trang 6II Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Phạm vi nghiên cứu: 150 sinh viên đang học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian khảo sát: 4/11/2024 - 15/11/2024
+ Thời gian nghiên cứu: 4/11/2024 - 24/11/2024
III Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát thói quen, mức độ tham gia và nhân thức về tầm quan trọng của việc tham gia rèn luyện thểchất của sinh viên UEH
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tham gia rèn luyện sức khỏe của sinh viên
- Đề xuất giải pháp để nâng cao ý thức và khuyến khích sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt độngthể chất
Trang 7PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Một số khái niệm cơ bản:
- Theo WHO, sức khỏe thể chất là trạng thái mà cơ thể con người đạt được sự thoải mái, có sức bền, sựdẻo dai, không có bệnh tật, có khả năng chống chịu tốt với các yếu tố nguy hiểm từ môi trường
- Rèn luện sức khỏe là quá trình tham gia các hoạt động thể chất như tập thể dục, thể thao, chạy bộ, nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe lên trạng thái tốt nhất
II Thực trạng hiện nay và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện sức khỏe của sinh viên:
Hiện nay, tình trạng rèn luyện sức khỏe của sinh viên nhìn chung còn nhiều hạn chế và chưa được quantâm nhiều Mặc dù có khoảng 68% sinh viên tham gia các hoạt động thể lực, nhưng nhiều người vẫnchưa đạt mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Phần lớn sinh viên không chú ý đến việcduy trì tập thể dục thường xuyên nên dẫn đến lối sống ít vận động và không lành mạnh Điều này đãảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên, bằng chứng là các vấn đề như tăng cân, giảm sức mạnh và dễmắc các vấn đề sức khỏe như căng thẳng, mệt mỏi và kém tập trung Hơn nữa, việc không tập thể dụcthường xuyên cũng làm suy yếu trí óc và làm giảm sự háo hức học tập với việc quản lý thời gian; do
đó, nó có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của sinh viên
Có nhiều lý do giải thích cho tình trạng này Đầu tiên, nhiều trường cao đẳng và đại học chưa đượctrang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất và sân bãi thuận lợi cho việc học thể dục Thứ hai, một
số sinh viên có thể lực yếu, thiếu tinh thần thể thao và không chịu được sự khắc nghiệt của việc luyệntập Họ thường chỉ chú trọng vào các môn chuyên ngành mà chưa nhận thức được lợi ích mà thể dụcthể thao mang lại Vì vậy, thay vì tham gia các hoạt động thể thao, sinh viên thường ưu tiên dành thờigian cho các hoạt động giải trí như xem phim, đi café, chơi game hoặc đọc sách Ngoài ra, một số sinhviên còn thiếu kiến thức về lợi ích của việc rèn luyện sức khỏe, dẫn đến việc không chú trọng đến hoạtđộng thể chất
Tình trạng này thực sự đáng báo động Việc rèn luyện thể chất cần được nói đến nhiều hơn để đánh vàotâm lí của các sinh viên của cả nước nói chung và sinh viên UEH nói riêng
III Lợi ích của việc rèn luyện sức khỏe:
Bộ trưởng Bộ GD&DT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người vàcủa toàn xã hội Đối với học sinh, sinh viên (HSSV), sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếpđến khả năng học tập, nghiên cứu, sáng tạo và tương lai cuộc sống của chính các em.” Việc tham giacác hoạt động thể chất có lợi ích rất nhiều đối với bản thân mỗi sinh viên
Theo thông tin tìm hiểu từ Blog nhịp sống khỏe, việc tập luyện thường xuyên giúp cải thiện sức bền,tăng cường sức mạnh cơ bắp và nâng cao khả năng linh hoạt, từ đó giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơntrong các hoạt động hàng ngày Thứ hai, rèn luyện sức khỏe còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãntính như béo phì, tiểu đường, và bệnh tim mạch, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lạibệnh tật tốt hơn Ngoài ra, việc tập thể dục cũng có tác động tích cực đến tâm trạng và tinh thần, giúp tayêu đời hơn ,giúp giảm căng thẳng, lo âu, và trầm cảm thông qua việc giải phóng endorphin - hormonehạnh phúc Cuối cùng, rèn luyện sức khỏe còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường sự tậptrung và năng suất làm việc, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống
Trang 8PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế bảng câu hỏi trên Google Biểu Mẫu
- Đăng form khảo sát lên nhóm học tập của các trường đại học, cao đẳng trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Threads, Khảo sát bao gồm các câu hỏi về thói quen tập luyện thể dục, chế độ dinhdưỡng, thời gian nghỉ ngơi, nhận thức về sức khỏe và những khó khăn trong việc rèn luyện của sinhviên Mục đích là để đánh giá tình hình rèn luyện sức khỏe của sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM,
từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện sức khỏe cho họ
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập và phân tích, xử lí số liệu
Trang 9PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
I THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Câu 1: Giới tính của bạn? Bạn đang là sinh viên năm mấy?
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính và năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
Biến Phân phối tần số (người) Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Trang 10Nhận xét: Sau quá trình thực hiện khảo sát, kết quả nhóm khảo sát đã nhận được 150 mẫu đơn khảo
sát từ các sinh viên trên Địa bàn TP.HCM Theo biểu đồ 1.1, biểu đồ 1.2 và bảng tần số trên, ta thấyngười tham gia khảo sát đa phần là nam, chiếm khoảng 62,7%, còn lại là nữ, chiếm khoảng 37,3% Vềnăm học, ta thấy sinh viên năm 1 chiếm tỉ lệ cao nhất với 47 người, chiếm tỉ lệ 31% Kế tiếp là sinhviên năm 2 với 38 người, chiếm 25% Sinh viên năm 3 có 34 người, chiếm 23% Cuối cùng là sinh viênnăm 4 với 31 người, chiếm tỉ lệ thấp nhất 21%
Câu 2: Số đo chiều cao, cân nặng của bạn là gì?
Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index), được tính theo công thức sau:BMI = cân nặng / chiều cao²
Trong đó: Chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg
Bảng 2.1: Bảng phân loại dựa vào chỉ số BMI theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Bảng 2.2: Bảng tần số thể hiện chỉ số BMI của sinh viên tham gia khảo sát.
Trang 11Nhận xét: Từ dữ liệu trên, ta thấy rằng đa số sinh viên có chỉ số BMI trong khoảng 18,5 - 24,9, tức là
có cân nặng hợp lí so với chiều cao của họ Nhóm sinh viên với số lượng lớn thứ 2 là nhóm thiếu cân,
có 50 sinh viên chiếm 33,2% Bên cạnh đó, chỉ có 11 sinh viên thuộc nhóm thừa cân và duy nhất 1 sinhviên rơi vào nhóm béo phì cấp độ I Một điều đáng mừng là trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát,không có bất kì ai thuộc nhóm béo phì độ II và độ III Nhìn chung, kết quả khảo sát cho ta thấy phầnlớn sinh viên đang có thân hình vừa vặn và thiếu cân trong khi chỉ số ít sinh viên thừa cân và béo phì
Câu 3: Bạn có thói quen tập thể dục không?
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện thói quen của sinh viên UEH tham gia khảo sát.
Trang 12Nhận xét: Từ dữ liệu trên, ta có thể thấy phần lớn số sinh viên tham gia khảo sát (48%) duy trì thói
quen tập thể dục Ta có thể thấy được ý thức về sức khỏe của sinh viên ngày càng nâng cao Tuy vậy,vẫn có đến 34,7% sinh viên UEH đã từng tập thể dục nhưng hiện tại không Điều đó chứng rằng việckiên trì để duy trì việc tập thể dục là khá khó, rào cản đối với nhiều người Vẫn còn tận 17,3% sinh viênkhông tập thể dục Chúng ta cần khuyến khích, tuyên truyền họ về lợi ích của việc tập thể dục Nhìnchung, kết quả khảo sát vẫn đi theo hướng tích cực, khá nhiều sinh viên nhận thức được tầm quantrọng của việc tập thể dục đối với sức khỏe của bản thân Bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều sinh viênchưa hình thành được thói quen cũng như không duy trì được thói quen tốt này Nguyên nhân có thểđến từ việc họ không có điều kiện kinh tế, không có thời gian hoặc không có động lực
Giải pháp: UEH đã vô cùng mạnh mẽ có những chính sách khuyến khích sinh viên tập thể dục như
xây dựng sân thể thao, không gian xanh Ngoài ra, việc tham gia các cuộc thi về thể dục thao, chia sẻhoạt động trên mạng xã hội còn giúp sinh viên có điểm rèn luyện
Để khuyến khích, thúc đẩy sinh viên UEH tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn nữa, UEH nên đầu
tư thêm về cơ sở vật chất như hồ bơi, phòng tập gym để đa dạng hóa các môn thể thao cho sinh viên.Thứ hai, UEH nên tổ chức nhiều ngày hội thể thao cấp khoa, cấp trường, tuyên truyền qua email cánhân hoặc đăng bài trên trang trường Thứ ba, UEH mở rộng kết nối, hợp tác với các tổ chức ngoàitrường để tổ chức các buổi workshop, giao lưu, tư vấn về dinh dưỡng Cuối cùng và quan trọng nhất,trường cần lắng nghe ý kiến của sinh viên để điều chỉnh cho phù hợp
II KHẢO SÁT TÌNH HÌNH RÈN LUYỆN SỨC KHỎE
Câu 4: Bạn đã tập được bao lâu rồi?
Bảng 4.1: Bảng tần số thể hiện thời gian đã tập của sinh viên UEH dành cho những người đang tập tham gia khảo sát
Trang 13Thời gian Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Nhận xét: Nhóm sinh viên tập luyện trên 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 27 sinh viên trong tổng 72
sinh viên đang tập tham gia khảo sát (37,5%) thể hiện sự kiên trì và một thói quen luyện tập của cácsinh viên
Nhóm sinh viên tập luyện dưới 6 tháng cũng chiếm tỷ lệ cao với 20 sinh viên (27,8%) cho thấy vẫn cònnhiều sinh viên đang tiếp cận với việc tập luyện
Các nhóm sinh viên từ 6 tháng - 1 năm, 1 năm - 2 năm, 2 năm - 3 năm có tần số tương đối thấp lần lượt
là 7 (9,7%), 8 (11,1%), 10 (13,9%) cho thấy các sinh viên này bắt đầu hình thành thói quen và duy trìđược trong thời gian lâu hơn
Bảng 4.2: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện mối quan hệ giữa BMI và thời gian tập
Trang 14BMI
Đối tượng Không tập
Đã từng tập nhưng hiện tại không
Hiện tại đang tập
Tổng Dưới 1 năm Trên 1 năm
*Sinh viên UEH có BMI dưới 18.5:
- Hiện tại đang tập: 21 sinh viên có thời gian luyện tập thể thao lành mạnh nhưng họ lại có cơ thể gầy
- Đã tập nhưng hiện tại không: Nhóm này có 12 sinh viên (8%) đã tập nhưng sau 1 thời gian họ ngừngtập
- Không tập: Nhóm này có 17 sinh viên(11,3%), khá cao bởi không có chế độ tập nên cơ thể bị gầy
Trang 15* Sinh viên UEH có BMI từ 18.5 đến 24.9:
- Hiện tại đang tập: Nhóm sinh viên này có xu hướng tập luyện nhiều nhất là 44 sinh viên và nhóm sinhviên này tập luyện cao hơn so với các nhóm sinh viên khác với tỉ lệ 29,3% Các sinh viên này đều cóthân hình cân đối
- Đã tập nhưng hiện tại không: Nhóm sinh viên này nhiều thứ 2 là 37 sinh viên (24,7%) Khi đạt được
cơ thể mong muốn thì họ ngừng tập thể thao
- Không tập: Nhóm sinh viên này có số sinh viên thấp nhất chỉ có 7 sinh viên (4,7%) Nhóm sinh viênnày mặc dù không tập thể dục nhưng vẫn có một cơ thể tốt
*Sinh viên UEH có BMI từ 25 đến 34.9:
- Hiện tại đang tập: Có 7 sinh viên chiếm tỉ lệ 4,7% Mặc dù nhóm sinh viên này có thời gian luyện tậpthể thao lành mạnh nhưng họ lại có cơ thể béo phì
- Đã tập nhưng hiện tại không: Không có ai thuộc nhóm này
- Không tập: Có 1 sinh viên thuộc nhóm béo phì cấp I
Giải pháp:
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa BMI và thời gian tập luyện của các sinhviên tham gia khảo sát Để khuyến khích mọi người duy trì thói quen tập luyện hiệu quả, cần có nhữnggiải pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể:
Thứ nhất, thường xuyên tập thể dục giúp duy trì thể trạng Có thể thấy từ kết quả khảo sát, những
người tập luyện đều đặn có xu hướng duy trì chỉ số BMI ở mức bình thường
Đối với người bị thiếu cân, thừa cân, béo phì: Người có chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp thường
gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bắt đầu và duy trì thói quen tập luyện Bên cạnh đó họ cũng nhưphải kết hợp các yếu tố khác trong đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ ngoài tập thể dục để không bịnhững tình trạng trên
Nhiều người đã từng tập luyện nhưng sau đó đã bỏ cuộc, cho thấy việc duy trì động lực tập luyện là
không hề dễ Đây là một yếu tố quan trọng để thành công trong việc tập luyện lâu dài Do đó bên cạnhviệc tập luyện thể chất thì cũng cần phải rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì để có thể đạt kết quả mongmuốn trong quãng đường dài sau này
Thứ tư, cần tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc tập luyện: Xã hội nói chung cần nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc tập luyện đối với sức khoẻ con người, điều này không chỉ giúp chúng ta giữgìn vóc dáng mà còn cải thiện sức khoẻ tâm lý, tâm trạng và tăng cường sức đề kháng
Cuối cùng là xây dựng các chương trình tập luyện phù hợp với mỗi cá nhân và tham gia vào các
sự kiện liên quan rèn luyện thể chất: Lên kế hoạch ra các chương trình tập luyện đa dạng, phù hợp
với bản thân, đặc biệt là những người mới bắt đầu hoặc có vấn đề về sức khỏe Tích cực chủ động thamgia nhiều cuộc thi, sự kiện về chủ đề này
Trang 16phòng ngừa các bệnh liên quan đến thể chất Đặc biệt, vì BMI được tính bằng số đo chiều cao và cânnặng nên đây là yếu tố bị tác động bởi gen và chế độ ăn uống do đó cần phải cân nhắc chế độ tập luyệnphù hợp với cơ thể mỗi cá nhân.
Câu 5: Bạn chơi môn thể thao nào?
Bảng 5: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện các môn tập mà các sinh viên UEH đã từng tập thể thao và đang tập thể thao lựa chọn thông qua khảo sát.
Trang 17Hình 5.1 Hình
5.2
Nhận xét:
- Đầu tiên, bàn đến mức độ phổ biến của các môn thể thao: Bóng chuyền (21.43%) và bóng đá(20.68%) là hai môn thể thao được tham gia nhiều nhất Lý do chính giải thích cho điều này là bởi vì 2môn thể thao này phản ánh sự phổ biến và tính tập thể trong môi trường sinh viên Điển hình có thể kểđến các hội thao, giải bóng đá đầu năm do Ban tổ chức của trường Đại học Kinh tế TPHCM tổ chứchàng năm Cầu lông (18.04%) có tỷ lệ khá cao, nhờ tính linh động và phổ biến của môn này Gym(13.16%) và chạy bộ (8.27%) là các môn thể thao liên quan đến rèn luyện thể chất cá nhân, vì vậy chỉ
có một con số tham gia tương đối dành cho 2 môn này Bóng bàn, bơi lội và bóng rổ có tỷ lệ thấp hơn,cho thấy rằng mức độ tiếp cận hoặc hứng thú của sinh viên UEH với những môn này không cao
- Có sự khác biệt giữa "người đã từng tập" và "người đang tập" Ta thấy môn Chạy bộ chỉ có ngườitừng tập (8.27%) nhưng không có người đang tập, điều này phần lớn là do thiếu môi trường tập luyệnphù hợp hoặc động lực duy trì Ngược lại, các môn như Bóng chuyền và Bóng đá có số lượng ngườiđang tập vượt trội, cho thấy khả năng duy trì tập luyện tốt hơn nhờ tính hấp dẫn của các môn thể thaotập thể Theo một bài viết của Vinmec, có các nguyên nhân khiến nhiều người, bao gồm sinh viên, dễ
từ bỏ việc tập luyện thể thao Các yếu tố như thiếu động lực, không có bạn đồng hành, hoặc không thấykết quả nhanh chóng có thể dẫn đến việc ngừng tập luyện
Giải pháp:
Nhà trường hay các cơ quan chính quyền các cấp cần tổ chức các hội thảo và sự kiện làm về chủ đề lợiích của việc luyện tập thể dục thể thao, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sức khỏe và hiệu suất học tậplâu dài của sinh viên Ngoài ra, các trường Đại học có thể khuyến khích sinh viên tham gia hoạt độngngoài trời bằng cách triển khai các hoạt động ngoại khóa để nhận điểm rèn luyện
Các cơ quan, trường học cũng thường xuyên tiến hành nghiên cứu để tăng cường tổ chức các hoạtđộng thi đấu thể thao trong và ngoài trường, đồng thời xây dựng đội tuyển về các môn thể thao chosinh viên nhằm nâng cao hiệu quả về mặt thể chất
Câu 6: Thời gian bạn dành ra cho mỗi lần tập?
Bảng 6.1: Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình tập trong vòng 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát.
Thời gian tập luyện
Tần suất phần trăm
(%)
Trang 18Nhận xét: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa thời gian tập thể dục trong vòng 1 tuần và số lượng bộ
môn tập của sinh viên thông qua các điểm trên đồ thị; trong đó thời gian tập là biến phụ thuộc trục tung
và số môn tập là biến độc lập trên trục hoành Tổng quan, biểu đồ cho thấy sự tương quan giữa hai biếnvới xu hướng rõ ràng là sinh viên tập nhiều bộ môn sẽ dành thời gian tập thể dục nhiều hơn
Để làm rõ giả định này, nhóm chúng tôi đã quyết định vẽ thêm đường xu hướng lên biểu đồ phân tán.Biểu đồ thể hiện rõ ràng đường xu hướng đang đi lên, chứng tỏ mối quan hệ giữa hai biến có xu hướng
Trang 19đồng biến nhẹ Điều này có thể được hiểu là nếu số lượng môn tập tăng lên thì thời gian sinh viên dành
ra cho việc tập luyện cũng tăng lên, và ngược lại Bên cạnh đó, biểu đồ cũng xuất hiện một số điểm bấtthường Cụ thể là một số sinh viên có thời gian tập thể dục rất cao (từ 800 đến 1200 phút) Những điểmbất thường này có thể xuất phát từ lý do cá nhân, nhiều sinh viên có lối sống năng động hoặc có sự yêuthích đặc biệt với việc luyện tập thể dục thể thao, dẫn đến cường độ tập luyện cao vượt trội Tuy nhiên,
để xác nhận mối tương quan này một cách khách quan hơn, chúng ta cần thực hiện một phân tích thống
kê bằng cách sử dụng hệ số tương quan giữa hai biến
- Gọi x là biến số môn tập của sinh viên, y là thời gian mà sinh viên tập thể dục trong 1 tuần, ta có:
Bảng 6.2:
Hiệp phương sai mẫu:
Hệ số tương quan mẫu:
- Hệ số tương quan mẫu khá nhỏ ( ), chỉ ra rằng mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến không quá mạnh,nói cách khác số môn tập ít ảnh hưởng đến thời gian tập thể dục Thời gian tập luyện có thể bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố khác ngoài số môn tập, chẳng hạn như sở thích cá nhân, động lực tập luyện vàmột số yếu tố ngoại cảnh khác (lịch học, môi trường sống, thu nhập cá nhân,…)
Câu 7: Tần suất bạn tập thể dục thể thao trong 1 tuần? (đơn vị: lần)
Bảng 7.1: Bảng tần số thể hiện số lần tập thể dục trong 1 tuần của sinh viên tham gia khảo sát c